11 tháng 7, 2025

Chùa Thiên Ân

Huyện Gò Công Đông: Lịch Sử Chùa Thiên Ân

Chùa Thiên Ân tọa lạc tại số 287, ấp Ruộng Cạn, xã Bình Nghị, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Nguyên Lộc đương nhiệm trụ trì.

Chùa Thiên Ân được thành lập vào năm 1927, do Hòa thượng Thích Pháp Thành tạo dựng trên phần đất nhà để làm nơi tu tập và phương tiện hoằng dương Phật pháp. Đến năm 1990, Hòa thượng viên tịch.

Cũng như nhiều tự viện khác, ban đầu ngôi chùa được làm bằng cây lá đơn sơ. Về sau, do nhu cầu sinh hoạt tu học của bổn đạo Phật tử nên Hòa thượng đã trùng tu xây dựng thêm vào những năm 1970 và 1972. Trải qua các lần trùng tu, ngôi chùa dần được khang trang hơn; mái lá được thay bằng ngói, tường gạch.

Chùa Linh Phước

Huyện Gò Công Đông: Lịch Sử Chùa Linh Phước

Chùa Linh Phước tọa lạc tại ấp Cầu Bà Trà, xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Thiện Trí đảm nhiệm điều hành Phật sự.

Chùa Linh Phước được Hòa thượng Thích Thiện Ngọc, thế danh Bùi Văn Chọn thành lập vào năm 1960, với tổng diện tích 996 mét vuông thuộc đất sở hữu của gia tộc. Ban đầu chùa Linh Phước được làm bằng cây lá đơn sơ để Hòa thượng tịnh tu.

Chùa Dương Chơn

Huyện Gò Công Đông: Lịch Sử Chùa Dương Chơn

Chùa Dương Chơn tọa lạc tại ấp Dương Hòa, xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Minh Hiền đương nhiệm trụ trì.

Chùa Dương Chơn do ông Lê Văn Tuấn thành lập vào năm 1890, trên phần đất gia tộc, để làm nơi tu tập. Lúc này chùa được làm bằng cây lá đơn sơ. Sau khi Ông Tuấn qua đời, chùa Dương Chơn lần lượt được những người con và cháu trong gia tộc thay nhau chăm lo nhang khói.

Chùa Phước Thành

Huyện Gò Công Đông: Lịch Sử Chùa Phước Thành

Chùa Phước Thành tọa lạc tại ấp Bà Lẫy 1, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Quảng Tài đảm nhiệm chăm lo Tam bảo.

Chùa Phước Thành được thành lập vào năm 1802, do ông Đỗ Văn Hội phát nguyện thành lập trên phần đất gia tộc để có nơi tu học và cầu nguyện cho thôn ấp được bình an. Sau khi ông Đỗ Văn Hội mất, chùa Phước Thành được Hòa thượng Thích Trí Nhân thế danh Đỗ Văn Liễu kế thừa.

Sau cơn bão năm Giáp Thìn (1904), Chùa Phước Thành bị hư hoại rất nhiều. Bấy giờ Hòa thượng Thích Trí Nhân cùng bà con Phật tử chung tay đóng góp để tôn tạo lại ngôi Chùa và tiếp tục hoằng dương Phật pháp, làm chỗ dựa tinh thần vững chắc cho đồng bào yêu mến Phật pháp tại địa phương.

10 tháng 7, 2025

Chùa Bảo Hải

Huyện Gò Công Đông: Lịch Sử Chùa Bảo Hải

Chùa Bảo Hải tọa lạc tại ấp Bà Canh, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Ni sư Thích Nữ Diệu Thuận đương nhiệm trụ trì.

Chùa Bảo Hải được thành lập vào đầu năm 1893 trong khuôn viên đất có diện tích là 3.033 m² do công đức của các ông: Nguyễn Văn Khuôn, Nguyễn Văn Chí và Nguyễn Văn Giỏi cùng với đồng bào Phật tử ở Tân Thành cùng nhau lập nên để làm nơi thờ Phật và lễ bái.

Chùa Thiên Am

Huyện Gò Công Đông: Lịch Sử Chùa Thiên Am

Chùa Thiên Am tọa lạc tại ấp Giồng Lãnh 2, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang; hiện này do Sư cô Thích Nữ Diệu Chiếu đương nhiệm trụ trì.

Chùa Thiên Am được thành lập vào năm 1937, với tổng diện tích là 1.500 m². Tuy nhiên ngày nay không có tư liệu nói về người thành lập Chùa. Chỉ biết sau khi hình thành thì ngôi chùa được ông Tám Sang thủ tự, chăm lo nhang khói cho ngôi Tam bảo.

Năm 1965, do ảnh hưởng chiến tranh nên chùa Thiên Am bị cháy, ông Tám Sang cũng chết trong trận hoả hoạn đó. Sau trận hỏa hoạn, bà con địa phương đã dựng lại nơi đây một cái am nhỏ để thờ các tôn tượng Phật còn sót lại. Lúc bấy giờ vì nơi đây không ai trong coi nhang khói nên dần bị bỏ hoang phế; và vị vậy mà bà Trần Thị Đỉnh (là người địa phương) mới canh tác trên thửa đất đó.

Chùa Thiên Nguyên

Huyện Gò Công Đông: Lịch Sử Chùa Thiên Nguyên

Chùa Thiên Nguyên tọa lạc tại ấp Dương Phú, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Thầy Thích Thiện Đắc đương nhiệm trụ trì.

Chùa Thiên Nguyên được dân làng có niềm tin với Phật pháp thành lập vào năm 1945, trên phần đất hiến cúng của gia tộc họ Đào, để làm nơi thờ cúng Phật và cầu nguyện. Ban đầu nơi đây chỉ được làm bằng cây lá đơn sơ nên người dân quen gọi là “Chùa Lá”

Năm 1950, Hòa thượng Thích Nhật Tịnh, thế danh Lê Văn Ở, đã phát tâm về trụ trì và hướng dẫn bá tánh tu tập. Bấy giờ Hòa thượng đã cho đổi tên Chùa Lá là “Chùa Thiên Nguyên”.