26 tháng 4, 2022

Chùa Linh Phước

H. Tân Phước: Lịch Sử Chùa Phật Đá (Linh Phước Tự)

CHÙA LINH PHƯỚC (PHẬT ĐÁ)
Khu I , Thị Trấn Mỹ Phước , Huyện Tân Phước, Tỉnh Tiền Giang

Vào thời vua Cảnh Tông niên hiệu Cảnh Hưng (1772), vùng đất Bà Bèo còn hoang vu sình lầy, người dân sống bằng nghề trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc, trâu bò để phục vụ việc đồng áng. Bấy giờ, nơi đây có ông Lương là một mục đồng lớn tuổi. Như thường ngày, ông thã trâu lội ngang qua vùng đất đầm nước (tục gọi nơi đây là Bào Sọ), tình cờ chạm phải một tượng đá, ngạc nhiên, ông về báo cho bà con trong làng biết. Được tin, mọi người cùng nhau đến đưa tượng lên mới biết đó là pho tượng Phật bằng đá có bốn tay đứng trên tòa sen cao khoảng 1,4 m. Hai tay trên cầm nhật nguyệt, hai tay dưới cầm trái châu và tích trượng.

Chùa Phước Ân

H. Cái Bè: Lịch Sử Chùa Phước Ân

CHÙA PHƯỚC ÂN
Ấp An Lợi, Xã Đông Hòa Hiệp, Huyện Cái Bè

Nằm khép mình hiền hòa bên dòng kênh nhỏ, thuộc một trong những chi nhánh của sông Tiền – Dòng sông góp phần tạo nên vùng sông nước Cửu Long cuộn sóng đã đi vào lịch sử, thơ ca của dân tộc. Chùa Phước Ân tọa lạc tại ấp An Lợi, xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Chùa được hình thành cách nay gần 200 năm, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ngôi chùa vẫn tồn tại và phát triển với quê hương Cái Bè thân thương.

Hình ảnh ngôi chùa trước khi trùng tu năm 2010

25 tháng 4, 2022

Chùa Bửu Phước

CHÙA BỬU PHƯỚC
  • Địa điểm: ấp 4, xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu
  • Người trụ trì: Sư cô Thích nữ Như Định
  • Năm trùng tu: 1998
  • Hệ phái: Bắc Tông
  • Điện thoại: 061. 971062
Theo các vị bô lão kể lại, chùa Bửu Phước có cách nay vài trăm năm, di vật còn lại là mảnh vỡ gạch ngói cùng ngôi tháp Tổ được xây dựng bằng chất liệu ô dước, đồng niên đại với tháp Tổ sư Nguyên Thiều. Ban đầu, ngôi chùa với mái ngói âm dương, nền gạch Tàu, cột kèo vách bằng gỗ, quy mô thờ tự tương đối lớn. Năm 1945-1946, theo tinh thần chỉ thị "tiêu thổ kháng chiến", chùa bị thiêu hủy. Sau này được dựng lại tại ấp 5 cách vị trí hiện hữu 500m. Năm 1998, Ban Hộ tự cùng Phật tử bàn bạc thống nhất dời ngôi chùa về vị trí cũ. Chùa Bửu Phước được xây mới hoàn toàn trên nền cũ nhưng mở rộng về quy mô, bao gồm chánh điện và nhà giảng nối tiếp nhau.

Chùa Bửu Phước

Chùa Phổ Quang

CHÙA PHỔ QUANG
  • Địa điểm: ấp Bình Thạnh, xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu
  • Năm xây dựng: thế kỷ XVIII
  • Viện chủ cố vấn hiện nay: Thượng toạ Thích Thiện Hiện (trụ trì chùa Hội Phước)
  • Giám tự thường trực: Đại đức Thích Thiện Thuận
  • Năm trùng tu: 1992 - 1993
  • Hệ phái : Bắc Tông
  • Điện thoại: 061. 971246 - 0918295746
Các vị bô lão kể lại rằng: chùa Phổ Quang do Tổ đạo Tấn Thượng Trí Hạ Kiên Thiền sư phái Lâm Tế đời thứ 36 cùng nhân dân chung sức dựng lên. Chùa được xây dựng trên đỉnh ngọn đồi Núi Đất, phía sau lưng là một dãy đồi làm bức tường thành cho sân bay Biên Hòa. Những tư liệu thành văn viết về chùa còn lại không nhiều, sách "Biên Hòa sử lược" của Lương Văn Lựu có nhắc tới chùa Phổ Quang với tính chất liệt kê về những địa danh cổ tích của tỉnh Đồng Nai. Chùa Phổ Quang gắn liền với nhiều truyền thuyết về: Bàn chân Tiên, Giếng Thiêng... Hiện nay chùa còn lưu giữ 13 bài vị các đời trụ trì cùng 4 ngôi Bảo Tháp được xây bằng hợp chất, mía mật đường và đá xanh, ghi vị sư đời thứ 41, 42, 44 phái Lâm Tế Chánh Tông, cùng hệ thống tượng gỗ tại chùa.

Chùa Phổ Quang

Chùa Bửu Lâm

CHÙA BỬU LÂM
  • Địa điểm: ấp Thới Sơn, xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu
  • Năm xây dựng: 1817
  • Người giám tự: Đại đức Thích Thiện Thông
  • Năm trùng tu: 1954, 1972, 2002
  • Hệ phái : Bắc Tông
  • Điện thoại: 061. 865378
Chùa Bửu Lâm hiện hữu trong khuôn viên 3,8 sào, được bao bọc bởi khu dân cư đông đúc đa phần làm nghề nông. Bao đời nay, Bửu Lâm Tự là cơ sở thờ tự, là niềm tin vĩnh hằng của nhân dân ấp Thới Sơn, xã Bình Hoà, huyện Vĩnh Cửu. Đến với ngôi chùa cổ Bửu Lâm chúng ta có thể theo tỉnh lộ 768, vượt qua UBND xã Bình Hoà 300m rẽ trái khoảng 3km, chùa nằm bên trái đường.

Đại Đức Thích Thiện Thông và Ban hộ tự

Chùa Vĩnh Hưng

CHÙA VĨNH HƯNG
  • Địa điểm: ấp Vĩnh Hiệp , xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu
  • Năm khai sơn: cách nay khoảng 200 năm
  • Người trụ trì: Sư cô Thích nữ Chơn Hướng
  • Năm trùng tu: 1959, 1969, 1989
  • Hệ phái: Bắc Tông
  • Điện thoại: 061. 971129
Chùa Vĩnh Hưng được xây dựng cách nay khoảng 200 năm. Những sử liệu minh chứng sự hình thành của ngôi chùa cổ hầu như không còn bởi những yếu tố tác động như: chiến tranh, lũ lụt, ý thức giữ gìn của con người... Duy nhất còn lại là cấu trúc ngôi chùa mang đậm phong cách kiến trúc nghệ thuật tôn giáo thế kỷ XIX. Đó là cách bày trí tượng thờ, các bức hoành phi, liễn đối bằng gỗ được chế tác công phu, sắc sảo, với nét chữ chân phương thể hiện dấu ấn của người xưa trong ngôi Tam bảo. Hiện nay, chùa còn lưu giữ bài vị bằng gỗ ghi tên người cúng ruộng (cúng đất cho chùa) vào năm Minh Mạng thứ mười bảy (1837) cùng bài vị bằng đá hoa cương khắc chữ Hán với hình tượng rồng mây sống động. Sau chùa có Bửu tháp xây bằng gạch, ô dưới với tấm bia ghi phái Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 39.

Chùa Vĩnh Hưng

Chùa Kim Long

CHÙA KIM LONG
  • Tên cũ: Chùa Thanh Long - Ngày nay là hậu thân của chùa Thanh Long & Kim Cang
  • Địa điểm: ấp Bình Phước, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu
  • Năm khai sơn: khoảng thế kỷ XVIII
  • Người trụ trì: Đại đức Thích Hải Thành
  • Năm trùng tu: 1947, 1968, 1998
  • Hệ phái gốc: Bắc Tông (Thiền Lâm Tế)
  • Điện thoại: 061. 865543
Chùa Kim Long tọa lạc tại ấp Bình Phước, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, ngày nay là hậu thân của hai ngôi chùa Thanh Long và Kim Cang.

Chùa Kim Long

Chùa Hội Phước

CHÙA HỘI PHƯỚC
  • Tên gọi cũ: Chùa Ông Lớn, chùa Tân Xuân
  • Địa điểm: ấp Tân Triều, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu
  • Năm xây dựng: không rõ năm
  • Người trụ trì: Thượng toạ Thích Thiện Hiện
  • Năm trùng tu: 1945, 1990
  • Hệ phái : Bắc Tông
  • Điện thoại: 061. 865378
Các vị bô lão kể lại rằng: Chùa Hội Phước có từ rất lâu đời, nguyên thuỷ cột cây, mái âm dương tường xây đá ong, ô dước. Dân làng Tân Xuân còn truyền tụng sự tích về Ông Lớn: Vào một đêm đẹp trời, có một vị thần hiện ra bảo rằng: trước chùa có ông Voi ngự tại đấy, hãy rước ông đem về chùa thờ phụng, ông sẽ ban phước huệ cho dân làng. Theo điềm báo, nhân dân thỉnh ông Voi vào thờ tại chùa. Thời gian, ông Voi lớn dần, ngà mọc dài, trắng nõn nà đồng nghĩa với việc dân làng làm ăn sung túc, thịnh vượng. Chùa rất linh thiêng nên nhân dân thường gọi là chùa Ông Lớn.

Chùa Hội Phước

Chùa Chơn Như

TỊNH THẤT CHƠN NHƯ
  • Tên gọi khác: Chơn Như Thiền Tự, Thiền Đường Chơn Như
  • Địa điểm: ngã ba Thanh Tùng, xã Phú Ngọc, huyện Định Quán
  • Năm xây dựng: 1978
  • Người khởi công xây dựng và trụ trì hiện nay: Sư cô Thích nữ Diệu Thanh
  • Năm trùng tu: 1991
  • Hệ phái : Phật giáo Bắc Tông
  • Điện thoại: 061. 852268
Theo Quốc lộ 20 (đoạn từ cầu La Ngà tới núi Ba Chồng-Định Quán) đến ngã ba Thanh Tùng (cây số 112) rẽ phải theo con đường đất rộng vào khoảng hơn 400m, ta gặp cổng chùa kiểu tam quan bằng đá xanh rất qui mô, bề thế, bên trong tường rào sum suê cây trái, điểm nhãn một ngôi chùa kiểu cổ Tây Tạng. Đó chính là toàn cảnh của Chùa Chơn Như (hay Chơn Như Thiền Tự).

Chùa Chơn Như

Tịnh xá Bửu Sơn

TỊNH XÁ BỬU SƠN
  • Địa điểm: 91/3 ấp Hòa Thuận, xã Ngọc Định, huyện Định Quán
  • Năm xây dựng: 1976
  • Người khai sơn: Trưởng lão Thích Đức Quang
  • Trụ trì hiện nay: Tỳ kheo Thích Minh Dũng
  • Quản chúng: Sư cô Thích nữ Diệu Xinh
  • Năm trùng tu: 1991, khánh thành: 1997
  • Hệ phái gốc: Tịnh Độ Tông
  • Điện thoại: 061. 851791
Tịnh xá Bửu Sơn nằm sâu trong vườn rẫy thuộc ấp Hòa Thuận, xã Ngọc Định, huyện Định Quán được Phật tử, bá tánh biết nhiều với phòng khám bệnh Tuệ Tĩnh Đường (phòng thuốc Nam khám chữa bệnh từ thiện). Tịnh xã nằm trong khuôn viên rộng gần 5 hecta bao gồm nơi thờ tự và các công trình cơ sở vật chất như: chánh điện, nhà giảng, nhà khách, nhà Cửu huyền, phòng sinh hoạt, phòng khám bệnh từ thiện và nhà nghỉ cho bệnh nhân với diện tích xây dựng khoảng 800m².

Tuệ Tĩnh Đường Tịnh Xá Bửu Sơn

Chùa Thiền Tịnh

CHÙA THIỀN TỊNH
  • Địa điểm: cây số 110, ấp 6, xã Phú Ngọc, huyện Định Quán
  • Năm xây dựng: 1972
  • Người trụ trì đầu tiên: Thượng tọa Thích Thiện Chí
  • Trụ trì hiện nay: Sư cô Thích nữ Như Lý
  • Năm trùng tu: 1994
  • Hệ phái: Bắc Tông
Chùa Thiền Tịnh tọa lạc trên một khu đồi cao ngay cây số 110 bên phải Quốc lộ 20 đường đi Định Quán - Đà Lạt. Trước chùa có cây bồ đề cổ thụ và tượng Quan Âm lộ thiên. Quanh chùa có nhiều cây xanh bóng mát khiến mọi người nhận ra ngay đây là chốn cửa Thiền.

Sư Cô Thích Nữ Như Lý

Chùa Thái Hòa

CHÙA THÁI HÒA
  • Địa điểm: khu 4, ấp Hiệp Nhất, thị trấn Định Quán, huyện Định Quán
  • Năm xây dựng: 1963
  • Người trụ trì đầu tiên: Đại đức Lý Xê (người Khơ me)
  • Trụ trì hiện nay: Đại đức Thích Pháp Tân
  • Năm trùng tu: 1996
  • Hệ phái: Nam Tông
  • Điện thoại: 061. 852810
Chùa Thái Hòa nằm trên sườn đồi Rơ-năng-si ở phía sau cụm Hòn Dĩa thuộc khu vực núi đá Ba Chồng (Định Quán), cách Quốc lộ 20 chừng 400m. Ngôi chùa tọa lạc giữa xóm dân cư (khoảng 50 hộ) dân tộc Khơme của thị trấn Định Quán, do Đại đức Lý Xê (người Khơme) khai sơn vào năm 1963, để những người dân Khơme ở địa phương có nơi bái Phật, cúng dường.

Chùa Thái Hòa

Chùa Tịnh Quảng Xá

CHÙA TỊNH QUẢNG XÁ
  • Địa điểm: ấp Hiệp Thuận, thị trấn Định Quán, huyện Định Quán
  • Năm xây dựng: 1968
  • Người xây dựng: Sư cô Thích nữ Diệu Hồng
  • Quản tự hiện nay: Sư cô Thích nữ Diệu Pháp
  • Năm trùng tu: 1977, 1989, 1992
  • Hệ phái: Bắc Tông
  • Điện thoại: 061. 852269
Chùa Tịnh Quảng Xá tọa lạc ngay cây số 111 Quốc lộ 20 (ngã ba Thanh Tùng-con đường vào Thác Mai), thuộc ấp Hiệp Thuận, thị trấn Định Quán, huyện Định Quán. Chùa do Sư cô Thích nữ Diệu Hồng, thế danh Chế Thị Kiệt xây dựng vào năm 1968 trên khu đất khai hoang rộng 8.000 m².

Chùa Tịnh Quảng Xá

Chùa Thiên Chơn

CHÙA THIÊN CHƠN
  • Địa điểm: tổ 3, ấp Hiệp Nhất, thị trấn Định Quán, huyện Định Quán
  • Năm xây dựng: 1957
  • Người khai sơn: Cư sĩ Hà Văn Thôn và Nguyễn Thị Nhung
  • Trụ trì hiện nay: Ni sư Thích nữ Như Liên
  • Năm đại trùng tu: 2000
  • Hệ phái: Bắc Tông
  • Điện thoại: 061. 851866
Chùa Thiên Chơn tọa lạc tại cây số 113, Quốc lộ 20 con đường từ Dầu Giây (Long Khánh) đi Đà Lạt, bên dưới núi Voi, thuộc khu di tích Đá Chồng (Định Quán) đã được Nhà nước xếp hạng cấp Quốc gia.

Chùa do ông Hà Văn Thôn và bà Nguyễn Thị Nhung (là cư sĩ chủ nhà hàng Hiền Đức ở Định Quán) xây dựng vào năm 1957 trên khu đất tự khai phá rộng 40.000 m² (500m x 80m). Nhưng do chiến tranh, một số hộ gia đình từ nơi khác về cất nhà, làm rẫy sinh sống trên đất chùa nên nay diện tích thu hẹp lại chỉ còn 4.000 m².

Chùa Thiên Chơn

24 tháng 4, 2022

Chùa Pháp Vân

CHÙA PHÁP VÂN
  • Địa điểm: ấp Bến Ngự, xã Phú Đông, huyện Nhơn Trạch
  • Năm xây dựng: 1963
  • Người trực tiếp quản lý chùa: Sư cô Thích nữ Diệu Đạt
  • Năm trùng tu: 1993
  • Hệ phái: Bắc Tông
Sư cô Thích nữ Diệu Đạt, thế danh Lương Thị Sanh, cùng một số Phật tử: ông Thái Văn Cam, Huỳnh Văn Hơn (pháp danh Thiện Lực), Nguyễn Văn Ráng (pháp danh Thiện Tánh)... kiến tạo lên ngôi chùa, đặt tên là "Pháp Vân Tự" vào năm 1963.

Ban đầu, chùa có diện tích nhỏ, cột cây, lợp lá đơn sơ nằm ẩn mình dưới gốc cây bồ đề. Ít năm sau, chùa được tu sửa lại: tường gạch, mái tole.

Chùa Pháp Vân

Chùa Phước Long

CHÙA PHƯỚC LONG
  • Địa điểm: ấp 2, xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch
  • Năm xây dựng: 1926
  • Người trụ trì: Thích Thiên Nguyên
  • Năm trùng tu: 1994, 1995
  • Hệ phái: Bắc Tông
  • Điện thoại: 061. 549215
Khoảng năm 1926, một nhóm cư sĩ nhân tiết Thanh minh tảo mộ đã lập lên một chòi lá nhỏ, đơn sơ, vách ván đặt tên là Thanh Minh, sau đổi thành chùa Phước Long.

Năm 1964, Tỳ kheo Chơn Nguyên trong chuyến viếng mộ qua ngôi chùa lá đã bén duyên nên về trụ trì tại chùa. Bằng trí tuệ và sức lực của mình, Tỳ kheo Chơn Nguyên ngày đêm tu tập và sản xuất cần mẫn tích luỹ với ước nguyện trùng tu lại ngôi chùa. Năm 1994, được sự trợ duyên của Giáo Hội và bá tánh gần xa, cùng với phần kinh phí tích luỹ được, thầy Chơn Nguyên đã đứng ra chủ trì việc trùng tu lại ngôi chùa bằng vật liệu kiên cố: mái ngói, tường gạch. Năm 1995, thầy Thích Thiện Nguyên về kế vị đã cho trùng tu nhà Tổ, ngôi chùa được tồn tại đến ngày nay.

Chùa Phước Thanh

CHÙA PHƯỚC THANH
  • Tên thường gọi: Chùa Long Thọ (nhân dân lấy tên xã đặt tên cho chùa)
  • Địa điểm: ấp 4, xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch
  • Niên đại dựng chùa; thế kỷ XIX
  • Người xây dựng: dân làng
  • Người trụ trì hiện nay: Sư cô Thích nữ Như Hiền
  • Năm trùng tu: 1989, 1996, 1997
  • Hệ phái: Bắc Tông
Trên cây xà ngang gỗ ở chánh điện của ngôi chùa cũ có khắc hàng chữ Hán, tạm dịch: "Sơ Nhi nhật, Thìn thời, thượng lương Đại Việt, Kỷ Mão niên". Đối chiếu với lời kể của các bô lão ở địa phương thì chùa Phước Thanh xây dựng cách ngày nay gần 200 năm, tức năm Kỷ Mão (1819). Trụ trì chùa hiện nay là Sư cô Thích nữ Như Hiền, thế danh Phan Thị Lệ, sinh năm 1942 tại tỉnh Thừa Thiên.

Chùa Phước Thanh

Chùa Quang Mỹ

CHÙA QUANG MỸ
  • Địa điểm: ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch
  • Niên đại dựng chùa: 1925
  • Người xây dựng: ông bà Lê Văn An và Nguyễn Thị Lâu
  • Trụ trì hiện nay: Ni sư Thích nữ Như Thuận
  • Năm trùng tu: 1990-1993
  • Hệ phái: Bắc Tông
  • Điện thoại: 061. 848779
Quang Mỹ Tự do ông bà Phủ tỉnh Sóc Trăng, thế danh Lê Văn An và Nguyễn Thị Lâu tạo dựng vào năm 1925, lễ khánh lạc năm 1926. Ban đầu ngôi chùa chỉ có chánh điện và hậu Tổ cũng là hậu liêu thờ Cửu huyền, Đông lang, Tây lang được xây dựng bằng gạch thẻ tô vôi, ô dước; móng bằng đá xanh, nền lát gạch Tàu; mái lợp ngói âm dương.

Chùa Quang Mỹ

Chùa Linh Bửu

CHÙA LINH BỬU
  • Địa điểm: ấp Thị Cầu, xã Phú Đông, huyện Nhơn Trạch
  • Năm xây dựng: 1956
  • Người trụ trì: Đại đức Thích Thiện Bửu
  • Năm trùng tu: 1983, 1985, 1997, 2002
  • Hệ phái: Bắc Tông
  • Điện thoại: 061. 518802
Năm 1956, Sư Thích Đạt Thông quê ở xã Phú Hữu (Nhơn Trạch) về khai phá khu đất thuở ấy là rừng rậm, dựng một am tranh tịnh tu. Thời gian qua đi cùng với những biến đổi khắc nghiệt của thời tiết, cốc nhỏ bị sập. Với nguyện vọng trùng tu chánh điện, năm 1983 được sự trợ duyên của bà con Phật tử gần xa, chánh điện được cất lại bằng vật liệu bán kiên cố tường gạch, mái ngói, có diện tích khoảng 134 m². Năm 1985, Sư Đạt Thông viên tịch, kế vị là Đại đức Thích Thiện Bửu (xuất gia tu học với Sư Đạt Thông), sinh quán tại Tiền Giang, thọ Tỳ kheo vào năm 1980. Kế tục sự nghiệp dang dở của sư phụ, năm 1985, Đại đức Thiện Bửu đã đứng ra lo việc tu sửa lại nền chánh điện, năm 1997 xây thêm lầu chuông, lầu trống và điện Quan Âm, năm 2002 trùng tu lại nhà Tổ.

Chùa Linh Bửu

Chùa Pháp Thường

CHÙA PHÁP THƯỜNG
  • Địa điểm: ấp Bến Đình, xã Phú Đông, huyện Nhơn Trạch
  • Năm xây dựng: 1950
  • Người trụ trì: Thượng tọa Thích Tắc Trọng
  • Trụ trì hiện nay: Đại đức Thích Thiện Pháp
  • Năm trùng tu: 1992, 1996, 2000
  • Hệ phái gốc: Thiên Thai Giáo Quán Tông
  • Điện thoại: 061. 519512 - 08.8887444
Pháp Thường là ngôi chùa đầu tiên thuộc hệ phái Thiên Thai Giáo Quán Tông được xây dựng tại xã Phú Đông vào năm 1950. Vị khai sơn ngôi chùa là Thượng tọa Thích Tắc Trọng, thế danh Nguyễn Văn Vàng. Ban đầu, ngôi chùa chỉ có một chánh điện, diện tích 64 m², tường gạch, lợp ngói âm dương.

Chùa Pháp Thường

Chùa Phước Hưng

CHÙA PHƯỚC HƯNG
  • Địa điểm: ấp Trầu, xã Phước Thiền, huyện Nhơn Trạch
  • Năm xây dựng: 1891
  • Người trụ trì: Sư cô Thích nữ Thắm Liên
  • Năm trùng tu: 2002
  • Hệ phái gốc: Khất Sĩ
  • Điện thoại: 061. 549215
Phước Hưng Tự là ngôi Già Lam được thành tạo năm 1891, nay tọa lạc tại ấp Trầu, xã Phước Thiền, huyện Nhơn Trạch trên một khuôn viên rợp bóng cây xanh, mặt tiền trông ra huyện lộ đi trung tâm huyện Nhơn Trạch. Nguyên thuỷ, chùa được kiến tạo tại ấp Bến Sắn, xã Phước Thiền do các bộ lão trong làng xây dựng, năm 1930 dời về vị trí hiện tại. Kết cấu chùa dạng Ngũ Giác đài gồm: chánh điện, nhà Tổ, nhà hậu liêu, phòng thuốc Nam và giảng đường. Chánh điện có kiến trúc dạng tứ trụ với bốn cột gỗ tạo thành một gian trung tâm vuông vắn và mở rộng ra các hàng cột xung quanh đỡ lấy hai chái, tiền sảnh và hậu điện. Hệ thống cột, vì kèo, rui mè bằng gỗ tốt là di tích hiện tồn của ngôi Già Lam; riêng mái ngói đã thay đổi nhiều lần. Nội thất chánh điện bày trí theo phong cách cổ truyền: "tiền Phật, hậu Tổ". Ở Bảo điện thờ Tam Thế Phật, tả hữu thờ Thập điện Diêm Vương, Quan Âm Bồ tát và Chuẩn Đề Bồ tát. Phía trước Bảo điện thờ Tiêu Diện, Hộ Pháp. Hậu điện thờ Đạt Ma Tổ sư và long vị của các sư thầy đã tịch. Nhà Tổ và cũng là Trai đường làm theo kiểu nhà ba gian hai chái, hệ thống cột gỗ với đường kính khá lớn, tồn tại từ khi ngôi chùa mới thành lập.

Chùa Phước Hưng

Chùa Khánh Lâm

CHÙA KHÁNH LÂM
  • Địa điểm: ấp I, xã Phú Thạnh, huyện Nhơn Trạch
  • Năm khai sơn: thế kỷ XIX
  • Người trụ trì: Sư cô Thích nữ Tắc Tâm
  • Năm trùng tu: 1904, 1909, 1961, 1983, 1993
  • Hệ phái gốc: Lâm Tế Chánh Tông (nay là Thiên Thai Giáo Quán Tông)
  • Điện thoại: 061. 515275
Chùa Khánh Lâm

Chùa Long Hương

CHÙA LONG HƯƠNG
  • Địa điểm: ấp Long Hiệu, xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch
  • Năm xây dựng: đầu thế kỷ XX
  • Người trụ trì: Đại đức Tuệ Hải
  • Năm trùng tu: 1931, 1956, 1992, 2000
  • Hệ phái : Bắc Tông nay là Thiền Tông
  • Điện thoại: 061. 521404
Cố Hòa thượng Thích Tâm Thường là người khai sơn ngôi chùa Long Hương vào những năm đầu thế kỷ XX. Hòa thượng Tâm Thường sinh năm 1878 (Mậu Dần) tại xã Phước An, huyện Nhơn Trạch. Ngay từ nhỏ, thầy đã mồ côi cha mẹ, năm lên 8 tuổi xuất gia tu học đạo với Hòa thượng Như Chơn huy Thượng Thới Hạ Trực Lâm Tế Chánh Tông đời 39 ở chùa Khánh Lâm và học nho với ông Hội đồng Nhứt ở xã An Phú. Thầy tu hành rất tinh tấn, đạo hạnh rất nghiêm trang, khắp nơi xa gần nghe tiếng thầy đến xin qui y cầu pháp, trong số đó có vị ở cố đô Huế làm ở Bộ hình thuộc đời vua Khải Định. Năm 1930, thầy tham gia vào Hội Nam kỳ nghiên cứu Phật học và là thành viên Tạp chí Bi Ân do Hòa thượng Bút Liên làm chủ bút.

Chùa Long Hương

Thiền Thất Viên Hạnh

THIỀN THẤT VIÊN HẠNH
  • Địa điểm: ấp 2, xã Phước Bình, huyện Long Thành
  • Người trụ trì: Sư cô Thích nữ Hạnh Ngọc
  • Năm trùng tu: 1992, 1994
  • Hệ phái: Thiền Tông
  • Điện thoại: 061. 542432
Năm 1981, Sư cô Hạnh Ngọc, thế danh Phùng Thị Mỹ về khai phá đất hoang được một mẫu và dựng nên một thất nhỏ diện tích 45 m² (9mx5m) bằng tre tranh, vách đất để lập tu niệm và canh tác, duy trì con đường tu hành. Những thăng trầm của thời gian làm cho ngôi thất xuống cấp. Năm 1992, Sư cô Hạnh Ngọc đã trùng tu lại chánh điện: tường xây, mái tole, nền gạch Tàu; đồng thời xây dựng phòng chúng, phòng ăn. Năm 1994, xây dựng hậu Tổ, thay ngói giả tole và lát nền lại chánh điện.

Thiền Thất Viên Hạnh

Tịnh xá Ngọc Thành

TỊNH XÁ NGỌC THÀNH
  • Địa điểm: tổ 11, khu Cầu Xéo, Thị trấn Long Thành
  • Năm xây dựng: 1955
  • Người trụ trì: Sư cô Thích nữ Nguyên Liên
  • Năm trùng tu: 1957, 1987
  • Hệ phái gốc: Khất Sĩ
  • Điện thoại: 061. 845406
Tịnh xá Ngọc Thành được hình thành vào năm 1955, ban đầu chỉ là một dãy nhà ngang dựng lên trên vùng đất khai phá để các Sư bà ở và tụng kinh niệm Phật. Tịnh xá là một nhánh của cố Ni sư trưởng Huỳnh Liên (nguyên trụ trì tại tịnh xá Ngọc Phương, Q.Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh), nên được đích danh Ni sư trưởng đặt tên và chỉ đạo việc xây dựng.

Tịnh xá Ngọc Thành

Tịnh xá Ngọc Phước

TỊNH XÁ NGỌC PHƯỚC
  • Địa điểm: ấp 1, xã An Phước, huyện Long Thành
  • Năm xây dựng: 1972
  • Người trụ trì: Sư cô Thích nữ Tấn Liên
  • Năm trùng tu: 1980, 1993
  • Hệ phái gốc: Khất Sĩ
  • Điện thoại: 061. 844539
Tịnh xá Ngọc Phước nằm ẩn mình dưới bóng của vườn cây ăn trái rộng 5.000 m², quay mặt về hướng đông, cách Quốc lộ 51 khoảng 400m. Tịnh xá được kiến trúc theo kiểu nhà tứ trụ với 4 cột xi măng tròn, đường kính 30cm làm tâm điểm kết nối với hệ thống kèo đúc bê tông vươn dài ra 4 mái, tạo một không gian rộng rãi, tôn nghiêm. Đặc biệt, hành lang 4 phía thể hiện sự sáng tạo về kiến trúc cũng như thiết kế tổng thể của tịnh xá Ngọc Phước. Bốn đầu đao điểm tiếp giáp của 4 mái được uốn cong, trên trang trí các họa tiết dạng dây sen biểu trưng cho sự thanh khiết, thoát trần. Mặt tiền tịnh xá được trang trí Bánh xe Pháp luân hòa lẫn trong các biểu tượng sen dây.

Tịnh Xá Ngọc Phước

Tịnh xá Ngọc Đạt

TỊNH XÁ NGỌC ĐẠT
  • Địa điểm: ấp Đồng, xã Phước Tân, huyện Long Thành
  • Năm xây dựng: 1955
  • Người trụ trì: Đại đức Thích Trí Đức
  • Năm trùng tu: 1965 và 1993
  • Hệ phái gốc: Nam Tông
  • Điện thoại: 061. 930630
Tịnh xá Ngọc Đạt tọa lạc cạnh cầu sông Buông, cách Quốc lộ 51 khoảng 150m về phía tây, nằm ẩn mình dưới những hàng cau thẳng tắp, vươn cao tỏa bóng mát quanh năm.

Đến với tịnh xá Ngọc Đạt, mọi người sẽ được trở về với nhân tâm thánh thiện, chiêm ngưỡng sự thâm nghiêm trầm mặc của cõi Thiền, trải lòng chiêm nghiệm quá khứ vị lai.

Tịnh xá Ngọc Đạt

Tịnh xá Liên Hoa

TỊNH XÁ LIÊN HOA
  • Địa điểm: ấp 1C, xã Phước Thái, huyện Long Thành
  • Năm xây dựng: 1975
  • Người trụ trì: Sư cô Thích nữ Liên Liên
  • Năm trùng tu: 1992, 2001
  • Hệ phái gốc: Khất Sĩ
  • Điện thoại: 061. 841305
Tịnh xá Liên Hoa là một trong những tịnh xá thuộc hệ phái Khất Sĩ tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Tịnh xá tọa lạc trong một khuôn viên rộng 1.985,6 m² gồm có các công trình thờ tự, sinh hoạt và sản xuất như: chánh điện, nhà Cửu huyền Thất Tổ, Ni đường, đài Quan Thế Âm Bồ tát, nhà khách, kho, nhà sản xuất chao, sân vườn.

Tịnh Xá Liên Hoa

Tịnh Xá Ngọc Hạnh

TỊNH XÁ NGỌC HẠNH
  • Địa điểm: ấp 1C, xã Phước Thái, huyện Long Thành
  • Năm xây dựng: 1975
  • Người trụ trì: Ni sư Nhụy Liên
  • Năm trùng tu: 1989
  • Hệ phái gốc: Khất Sĩ
  • Điện thoại: 061. 841472
Ni sư Nhuy Liên trụ trì tịnh xá Ngọc Hạnh, sinh năm 1951, quê ở tỉnh Tiền Giang, xuất gia năm 1966 ở tịnh xá Ngọc Thăng (Thủ Thừa, Tân An), tu học theo hệ phái Khất Sĩ, theo hạnh Khất Sĩ du phương. Từ khi xuất gia cho đến năm 1975 Ni sư đã đi du hóa nhiều nơi trên miền Nam - Việt Nam.

Trụ Trì & Ni chúng Tịnh Xá Ngọc Hạnh

23 tháng 4, 2022

Tịnh xá Ngọc Tuệ

TỊNH XÁ NGỌC TUỆ
  • Địa điểm: ấp 1C, xã Phước Thái, huyện Long Thành
  • Năm xây dựng: 1978
  • Người trụ trì: Sư cô Thích nữ Xuân Liên
  • Năm trùng tu: 2001
  • Hệ phái gốc: Khất Sĩ
  • Điện thoại: 061. 841579
Trong buổi lễ khánh lạc tịnh xá Ngọc Tuệ vào tháng 5 năm 2002, Thượng tọa Thích Phước Trí - Chánh đại diện Phật giáo Q.11, nguyên Ủy viên Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Tp.Hồ Chí Minh ngẫu hứng đề tặng bài thơ:

Tịnh Thâu khẩu ý nghiệp
Xá Trạch đắc an nhiên
Ngọc Phần sắc thường nhuận
Tuệ Giác hiện Xuân Liên

Tịnh Xá Ngọc Tuệ

Bốn chữ đầu của bài thơ ghép lại thành tên của Tịnh xá Ngọc Tuệ. "Ngọc" nghĩa là thanh tịnh, trong sáng; "Tuệ" là trí tuệ, tư duy được bừng sáng lung linh dưới sự dẫn dắt của đức Phật. Sư cô Thích nữ Xuân Liên người khai sơn và trụ trì ngôi tịnh xá, sinh quán ở Bình Dương. Năm 14 tuổi, cô xuất gia tu học ở tịnh xá Ngọc Phương (Q.Gò Vấp Tp.Hồ Chí Minh). Năm 1970, Sư cô về trụ trì tại tịnh xá Ngọc Trung (Thốt Nốt), năm 1971 trụ trì tịnh xá Ô Môn (Cần Thơ), năm 1973 theo học Đại học Vạn Hạnh và Đại học Văn khoa Sài Gòn.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tình hình Phật giáo chưa ổn định, Sư cô Xuân Liên cùng một số Ni chúng khác gác bút nghiên rời thành thị về thôn quê tìm ruộng rẫy làm kinh tế tự túc. Chương trình lao động sản xuất tự lực cánh sinh này do Đệ nhất cố Ni trưởng Huỳnh Liên đề xướng với phương châm "sống đoàn kết, học hạnh xa kỷ lợi tha, thì đá hoa ngọc, đất thành vàng, nhất tâm đoàn kết muôn vàn thạnh hưng". Năm 1978, với sự trợ duyên của huynh đệ và Phật tử gần xa ngôi tịnh xá được tạo dựng, Sư cô được Giáo Hội bổ nhiệm về trụ trì . Thấm nhuần lời dạy của đức Phật "Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi" ngày đêm với sự cần mẫn cùng lòng kiên trì, sự nghiệp tu học của các Ni chúng ngày càng tinh tấn. Từ năm 1985 đến năm 1989, Sư cô tiếp tục chương trình đại học và đã tốt nghiệp cử nhân Văn chương Đại học Tổng hợp và cử nhân Anh văn của Đại học Sư Phạm (Tp.Hồ Chí Minh).

Với hoài bão trùng tu lớn chánh điện, để đáp ứng nhu cầu tu học của hàng Phật tử và Tăng Ni. Năm 2001, được sự trợ duyên của Giáo Hội, các huynh đệ và các Phật tử gần xa, Tịnh xá được đại trùng tu lại bằng vật liệu kiên cố và khánh lạc vào ngày 2/5/2002 (Nhâm Ngọ).

Tịnh xá Ngọc Tuệ nổi bật lên giữa các ngôi tịnh xá ở xã Phước Thái, mang lối kiến trúc truyền thống của hệ phái Khất Sĩ. Chánh điện là một tòa nhà hai tầng (một trệt, một lầu; tầng trệt là giảng đường, tầng lầu là chánh điện) hình bát giác, mái cổ lầu lợp ngói, đầu đao cong vút, sừng sững uy nghi. Trên bờ nóc chánh điện có gắn búp sen và ngọn đèn chân lý (tượng trưng của hệ phái Khất Sĩ) mang ý nghĩa bất cứ chúng sanh nào, con người nào giác ngộ, vượt khỏi vũng bùn ô trược là người có trí tuệ.

Sư Cô Thích Nữ Xuân Liên

Vào những buổi chiều tà, bóng ngôi tịnh xá in đậm trên nền trời xanh thẫm. Chánh điện hình bát giác tượng trưng cho "Bát Chánh đạo", cổ lầu tứ giác biểu trưng cho "Tứ Thánh Quả". Bốn cột cái ở Chánh điện là biểu tượng cho Tứ Chúng (Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Cận sự Nam, Cận sự Nữ); Tam cấp là biểu trưng của Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng). Điện thờ duy nhất tượng đức Bổn sư Thích Ca ở tư thế ngồi thiền trên đài sen. Trên nóc điện thờ đặt một Bảo tháp bằng gỗ giáng hương có 13 tầng được chạm trổ rất nghệ thuật.

Với ý nguyện "lấy ý tưởng giải thoát làm mục tiêu tối hậu" Sư cô (nay được đề nghị tấn phong là Ni sư) Xuân Liên và Ni chúng tịnh xá Ngọc Tuệ nguyện đem hết sức mình cống hiến cho đạo pháp, cho cuộc đời theo hạnh nguyện của thầy Tổ.

"Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn đạo pháp, cho tình quê hương".

Những ngôi chùa Đồng Nai (tập 1, NXB. VHTT, Hà Nội, 2002)

Tu viện Liễu Không

TU VIỆN LIỄU KHÔNG
  • Địa điểm: ấp Hiền Hòa, xã Phước Thái, huyện Long Thành
  • Năm xây dựng: 1975
  • Người trụ trì: Sư cô Thích nữ Như Mỹ
  • Năm trùng tu: 1992
  • Hệ phái: Bắc Tông
  • Điện thoại: 061. 841128
Tu viện Liễu Không do Sư cô Thích nữ Như Mỹ khai sơn vào năm 1975. Sư cô Như Mỹ sinh 1952, quê ở An Giang, xuất gia năm 1966 ở chùa Long An (Sa Đéc), tu học ở Ni trường Dược Sư (Gò Vấp-Tp.Hồ Chí Minh). Năm 1972, tu học ở tu viện Bát Nhã (Vũng Tàu), cầu pháp với Hòa thượng Thích Thanh Từ. Năm 1975, Sư cô về Phước Thái và bắt đầu sự nghiệp hành đạo của mình. Thời gian đầu, Sư cô cất một thất nhỏ, vách đất, mái lợp tole, nền lát gạch Tàu. Thời gian trôi qua, những biến đổi khắc nghiệt của thời tiết, ngôi thất nhỏ bị hư hại nhiều. Được sự hỗ trợ của Phật tử gần xa, tu viện đã được trùng tu vào năm 1992 và tồn tại cho đến hôm nay.

Tu Viện Liễu Không

Tu viện Trạm Viên

TU VIỆN TRẠM VIÊN
  • Địa điểm: ấp Hiền Hòa, xã Phước Thái, huyện Long Thành
  • Năm xây dựng: 1988
  • Người trụ trì: Ni sư Thích nữ Đồng Hi
  • Năm trùng tu: 1991
  • Hệ phái: Bắc Tông
  • Điện thoại: 061. 542023
Sư cô (nay là Ni sư) Thích nữ Đồng Hỉ, tự là Thông Thiện, hiệu là Tịnh Điền, người sáng lập Tu viện Trạm Viên, sinh quán tại Cần Thơ, xuất gia đi tu tại chùa Thiền Quang (Cần Thơ) năm 1956 khi vừa tròn 15 tuổi. Năm 1957, Ni sư rời Cần Thơ lên Sài Gòn tu học ở chùa Dược Sư và chùa Tăng Già (Quận 4). Trải qua 6 năm học Ngoại điển ở chùa Đông Hưng (Quận 9-Sài Gòn). Đến năm 1967, Ni sư học theo học trường Cán sự điều dưỡng và mở trường Tiểu học tại Đông Hưng, đồng thời học đạo trên suốt 10 năm. Năm 1988, Ni sư về xã Phước Thái cầu pháp với Hòa thượng Thích Thanh Từ, được người bạn hiến cho 2.800 m² đất và từ đây Ni sư bắt đầu sự nghiệp hành đạo của mình. Ban đầu, Ni sư cất một ngôi thất nhỏ, vách ván, lợp lá. Trải qua thời gian ngôi thất nhỏ bị sập, Ni sư cất lại ngôi nhà cấp 4, mái lợp tole, nền gạch bông. Năm 1991, Ni chúng trong tu viện ngày một đông, với ước nguyện trùng tu lại chánh điện để đáp ứng nhu cầu tu học, Ni sư khởi công xây dựng chánh điện và tồn tại đến ngày nay.

Tu viện Trạm Viên

Tu viện Phước Lạc

TU VIỆN PHƯỚC LẠC
  • Địa điểm: Ấp 1C, xã Phước Thái, huyện Long Thành
  • Năm xây dựng: 1986
  • Cố vấn chỉ dạy Ni Chúng: Tỳ kheo Thích Thông Quả
  • Trưởng Ni chúng: Sư cô Thích nữ Hương Huệ
  • Năm trùng tu: 1997
  • Hệ phái gốc: Thiền Tông
Năm 1986, thầy Thông Quả và một số Ni chúng là môn sinh của Hòa thượng Thích Thanh Từ đã phát quang cỏ lau, san ủi mặt bằng dựng một ngôi tu viện đặt tên là Phước Lạc, trên khu đất rộng 1.000 m² của Thiền viện Thường Chiếu. Thầy Thông Quả đặt tên tu viện là Phước Lạc với mong muốn đem lại sự phước đức, yên lạc cho tất cả mọi người.

Tu Viện Phước Lạc

Tu viện Phước Hoa

TU VIỆN PHƯỚC HOA
  • Địa điểm: ấp 1C, xã Phước Thái, huyện Long Thành
  • Năm xây dựng: 1984
  • Người trụ trì: Tỳ kheo Thích Thông Quả
  • Năm trùng tu: 1994
  • Hệ phái gốc: Thiền Tông
  • Điện thoại: 061. 841923
Tu viện Phước Hoa thành lập năm 1984 do Tỳ kheo Thích Thông Quả khai sơn. Tỳ kheo Thông Quả sinh năm 1939 tại Đà Nẵng, là đệ tử của Hòa thượng Thích Thanh Từ. Ban đầu, tu viện được xây dựng đơn giản chỉ là một ngôi chùa tranh vách đất, diện tích khoảng 60 m². Thời gian cùng với những biến đổi khắc nghiệt của thời tiết, tu viện đã hư hại đi nhiều. Đến năm 1994, Tu viện được đại trùng tu và tồn tại đến hôm nay.

Tọa lạc trên khuôn viên đất rộng khoảng 5 hécta, tu viện Phước Hoa mang đậm lối kiến trúc truyền thống kết hợp hiện đại với bờ nóc nhô cao, dạng cổ lầu, mái ngói, đầu đao cong vút. Cổng tu viện xây dựng kiểu tam quan, mái cổ lầu, lợp ngói vảy cá. Vào cổng đi qua một khoảng sân rộng rải đầy sỏi xanh để đến chánh điện. Lầu chuông được xây ở phía trước chánh điện, kiến trúc theo kiểu chùa Một cột, tọa lạc giữa hồ sen; cầu thang đúc bằng xi măng, lát gạch men. Đại hồng chung có trọng lượng khoảng 1 tấn, đúc tại cơ sở Trường Sơn (số 78 Bùi Thị Xuân, Tp.Huế), được treo trên giá gỗ chạm hình rồng, hoa lá cách điệu.

Tu viện Phước Hoa

Thiền Tôn Ni Tự

THIỀN TÔN NI TỰ
  • Địa điểm: khu Hương Phước, xã Phước Tân, huyện Long Thành
  • Năm xây dựng: 1973
  • Trụ trì hiện nay: Sư cô Thích nữ Diệu Nhơn
  • Năm trùng tu : 1988
  • Hệ phái: Bắc Tông
  • Môn phái: Tịnh Độ Tông
Thiền Tôn Ni Tự tọa lạc ngay mặt tiền con đường liên xã, trên ngọn đồi thoai thoải nhiều cây cao bóng mát thuộc khu Hương Phước, xã Phước Tân, huyện Long Thành.

Theo Ni cô Thích nữ Diệu Nhơn người khai sơn, trụ trì tại chùa thì: tên Thiền Tôn Ni Tự được ghép bằng hai chữ đầu của Tổ đình "Thuyền Tôn" - nơi Sư cô xuất gia và "Ni Tự Hồng Ân" nơi Sư cô tu tập. Đây là 2 Tổ đình của phái Tăng và Ni ở Huế. Ni cô Diệu Nhơn, sinh 1943 trong một gia đình Phật giáo gốc ở tỉnh Lâm Đồng, năm 15 tuổi Ni cô Diệu Nhơn xuất gia tại chùa Ni Tự Hồng Ân một trong 3 ngôi chùa cổ của giới Ni ở Huế.

Thiền Tôn Ni Tự

Chùa Thiền Lâm

CHÙA THIỀN LÂM
  • Địa điểm: khu 5, ấp 1, xã An Hòa, huyện Long Thành
  • Năm xây dựng: trước năm 1945
  • Người khai sơn: Hòa thượng Thích Thiện Giáo
  • Quản tự hiện nay: Đại đức Thích Nguyên Hạnh
  • Năm trùng tu: 1972
  • Hệ phái: Bắc Tông
  • Điện thoại: 061. 834575
Chùa Thiền Lâm tọa lạc trên một ngọn đồi thoai thoải rộng 5.000 m² có nhiều cây cao bóng mát, cách Quốc lộ 51 khoảng 100m, cách ngã ba Vũng Tàu 3km, thuộc khu 5, ấp 1, xã An Hòa, huyện Long Thành.

Nguyên thủy, chùa Thiền Lâm chỉ là một am tranh nhỏ, cách vị trí chùa hiện tại khoảng 300m, do Hòa thượng Thích Thiện Giáo, thế danh Trần Văn Thuấn khai sơn trụ trì, trước năm 1945. Hòa thượng Thích Thiện Giáo là một bậc chân tu đức độ, sống thanh bạch, giàu lòng yêu nước. Hòa thượng đã dùng ngôi chùa nhỏ của mình hoằng hóa đạo Pháp và làm cơ sở để hoạt động cách mạng. Trên bước đường tu hành, ông được Phật tử gần xa ngưỡng mộ. Trong công cuộc kháng chiến, ông giữ các chức vụ quan trọng: Ủy viên Tài chánh Phật giáo Cứu quốc kiêm Ủy viên Ban Tuyên huấn Nông dân Cứu quốc, Hội trưởng Hội Liên Việt xã An Hòa trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954).

Năm 1946, chùa Thiền Lâm bị Tây đốt phá, Hòa thượng xây dựng ngôi chùa mới bằng vật liệu bán kiên cố, ở ngọn đồi phía nam cách vị trí chùa hiện nay 100m, để có nơi hoằng pháp và tiếp tục giúp đỡ cách mạng.

Năm 1965, để bảo vệ căn cứ quân sự Long Bình, quân Mỹ đã dùng xe tăng ủi phá chùa Thiền Lâm. Một lần nữa, Hòa thượng Thích Thiện Giáo lại phải dời chùa đến vị trí hiện nay. Chùa được xây dựng bằng vật liệu kiên cố. Chánh điện xây theo kiến trúc nhà tứ trụ (nhà mái dạng bánh ít) có diện tích 143m: tường xây, cột kèo gỗ, mái lợp ngói âm dương, nền lát gạch Tàu.

Năm 1972, do tuổi cao sức yếu, Hòa thượng giao chùa Thiền Lâm cho Thượng tọa Thích Huệ Viên, thế danh Trần Văn Phừng quản nhiệm trụ trì. Năm 1994, Thượng tọa Thích Huệ Viên viên tịch, chùa Thiền Lâm được truyền thừa cho Đại đức Thích Nguyên Hạnh, thế danh Trần Tấn Đức trụ trì cho đến nay.

Những ngôi chùa Đồng Nai (tập 1, NXB. VHTT, Hà Nội, 2002)

Chùa Thiền Lâm

Điện Phật

Ảnh: Google Maps

Chùa Lan Nhã

CHÙA LAN NHÃ
  • Địa điểm: ấp Tân Cang, xã Phước Tân, huyện Long Thành
  • Năm xây dựng: 1984
  • Người khai sơn và quản hiện nay: Đại đức Thích Nguyên Phương
  • Năm trùng tu: 1990
  • Hệ phái: Bắc Tông
Chùa Lan Nhã do Đại đức Thích Nguyên Phương, thế danh Trần Văn Phương khai sơn vào năm 1984, có sự trợ duyên, giúp sức của một số anh em huynh đệ. Ban đầu chỉ là một ngôi chùa nhỏ, lợp lá đơn sơ.

Năm 1990, được sự cho phép của các cấp chính quyền, một lần nữa anh em huynh đệ và Phật tử gần xa đóng góp công của đại trùng tu lại ngôi chùa trên nền cũ. Thiết kế bản vẽ và điều hành thi công ngôi chùa do Đại đức Nguyên Phương đảm trách.

Chùa Lan Nhã