24 tháng 10, 2022

Chùa Bà Già

Chùa Bà Già

Ở làng Phú Gia, phường Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội, chùa Bà Già là một công trình kiến trúc Phật giáo, có niên đại hơn 1.000 năm.

Chùa nằm trong thôn Bà Già nên được gọi là chùa Bà Già. Tên gọi “Bà Già” có nghĩa là gì, huyền tích về “Bà Già” như thế nào thì có rất ít tài liệu giải thích, đề cập đến.

Năm 1985, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc thông qua quyển “Bản xã thần ký” ghi chép về thần phả của làng Phú Gia nên đã giải mã một số thông tin về địa danh “thôn Bà Già”.

Theo các bậc cao niên, từ những năm 1980, một cố lão làng Phú Gia dịch cuốn “Bản xã thần ký”. Nội dung thần tích có nói thuở xa xưa, làng quê này có tên là Bà Già hương (hương Bà Già). Đến thời kỳ nước ta bị nhà Đường đô hộ (thế kỷ VIII), hương Bà Già được đổi là An Dưỡng phường.

Chùa Bà Già. Ảnh: St

Chùa Đại Từ Ân

Đại Từ Ân – ngôi chùa giữa khu đô thị sinh thái

Tọa lạc đắc địa tại thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng và nằm trên cửa ngõ phía Tây Nam Hà Nội, chùa Đại Từ Ân như một điểm nhấn nổi bật trong Khu đô thị sinh thái cao cấp The Phoenix Garden.


Không quá khó để tìm đến chùa Đại Từ Ân đối với những người đến lần đầu, bởi nơi đây có hệ thống kết nối giao thông vô cùng thuận tiện và tiếp giáp với những trục đường chính: đường 32, đường Tây Thăng Long, đường Hoàng Quốc Việt kéo dài, giáp đường vành đai 04 đều có thể đi tới chùa.


Chùa Đại Từ Ân được khởi công xây dựng vào ngày 9/5/2010, với diện tích 19.275 m² mang phong cách kiến trúc thiết kế Bắc bộ được quy hoạch trọng điểm và tượng Phật A Di Đà cao 25 m đặt giữa trung tâm tạo ra sự kết nối linh thiêng cho toàn khu đô thị.

Chùa được xây dựng 2 tầng với các hạng mục: Tam bảo, nhà Tổ, nhà Tăng, giảng đường, khu ký túc xá, khu phụ…sau khi các hạng mục hoàn thành, nơi đây hiện tại là Trung tâm đào tạo tăng tài của Thành hội Phật giáo Hà Nội (Trường TCPH Hà Nội).

Tên chùa Đại Từ Ân được đức Pháp chủ GHPGVN Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đặt năm 2008.

Những năm qua, chùa Đại Từ Ân đã tổ chức các khóa tu Tịnh độ hàng tháng của hàng phật tử tại gia cũng như tổ chức các Pháp hội lớn và các lễ trọng của Phật giáo: Phật đản, Vu Lan, Khánh đản Phật A Di Đà, Phật thành đạo….

Ngày 20/5/Ất Mùi (5/7/2015) hạ trường Đại Từ Ân đã tổ chức khóa An cư Kiết hạ lần đầu tiên, với 262 hành giả an cư, 34 vị Tỳ khiêu, 44 Tỳ khiêu ni, 55 vị Thức xoa, 49 vị Sa di, 60 vị Sa di ni, 6 Hình đồng, 14 Hình đồng ni. Được biết 100% tăng, ni sinh đều ở nội trú.


Toàn bộ chi phí xây dựng chùa do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển DIA – Hà Tây cũ, (nay là Công ty Cổ phần Đầu tư DIA) công đức với số tiền khoảng 120 tỷ đồng.

Đây sẽ là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tinh thần của cộng đồng dân cư sinh sống trong khu nhà vườn, đặc biệt phù hợp cho người cao tuổi, thích hợp với giới trẻ. Đây cũng là dự án duy nhất trong các Khu đô thị có sự phục vụ tâm linh cho cư dân.


TT.Thích Tiến Đạt, Ủy viên Thường trực HĐTS, Phó Trưởng ban TT Ban Pháp chế T.Ư GHPGVN, trụ trì chùa cho biết thêm đây là Khu đô thị mới đầu tiên tại miền Bắc rộng 45 hecta có nét độc đáo vì nơi đây có chùa Đại Từ Ân đáp ứng đời sống tâm linh cho người dân sống trong khu dự án cũng như du khách thập phương.

Khu đô thị sinh thái cao cấp The Phoenix Garden toạ lạc tại Thị trấn Phùng, Đan Phượng quy mô 45 hecta; bốn phía đều tiếp giáp với trục đường chính có hệ thống giao thông thuận tiện giáp đường Tây Thăng Long, Hoàng Quốc Việt kéo dài và giáp đường Vành đai 4, The Phoenix Garden chỉ cách Mỹ Đình 20 phút đi xe và di chuyển vào trung tâm Hà Nội.

The Phoenix Garden có “kiến trúc thiết kế độc đáo”, ẩn hiện dưới các đồi thông với diện tích phân lô lớn từ 400 – 600 – 800 m²/căn biệt thự, mật độ xây dựng thấp, cây xanh nhiều, hồ điều hòa trải dài, các tiểu cảnh nội khu hài hoà thoáng đãng, không gian trong lành.

Anh Minh

23 tháng 10, 2022

Chùa Phật Quang



Thiền Tôn Phật Quang tọa lạc tại thung lũng núi Dinh, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nơi đây là tổ ấm tâm linh của biết bao Phật tử gần xa tìm về nương tựa. Ngôi chùa có hơn 200 vị Tăng Ni tu hành nhưng rất đỗi đơn sơ bình dị mà ấm áp.











Thiền Tôn Phật Quang có khung cảnh thiên nhiên đẹp bình yên, nên thơ hữu tình như chốn thần tiên. Từ trên cao, mái chùa thấp thoáng giữa bạt ngàn núi rừng. Vào chùa ta bắt gặp một dòng suối vắt ngang, những khối đá còn vương nét hoang sơ, những hàng cây và luống hoa xanh mát làm lòng người cũng dần trầm lắng thanh thản. Ảnh: Chùa Phật Quang.





Mỗi đại lễ, khoảng ba đến bốn vạn người về Thiền Tôn Phật Quang tham dự, trong đó có rất đông các bạn thanh niên, sinh viên về công quả (Ảnh chụp vào thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát ở các tỉnh phía Nam). Ảnh: Chùa Phật Quang.

Du khách cũng không khỏi ngạc nhiên khi chiêm ngưỡng bức tượng Đức Phật đẹp thanh thoát, uy nghiêm lạ thường với thần thái vô cùng sống động. Đây được mệnh danh là “pho tượng tuyệt tác của thế kỷ”.

Đại tượng Phật Thích Ca bắt đầu xây dựng từ đầu năm 2016 và hoàn thành vào tháng 1 năm 2018. Ảnh: Chùa Phật Quang.

Việc tôn tạo đại tượng khởi nguồn từ nguyện ước cao đẹp của Thượng tọa trụ trì. Bởi mỗi đại lễ, khoảng ba đến bốn vạn người về tham dự nhưng chánh điện và tượng Phật của chùa tương đối nhỏ, không phải ai cũng có cơ hội được chiêm bái. Do vậy, Thượng tọa quyết định sẽ làm nên một tượng Phật lộ thiên thật lớn.





Sáng ngày 01/10/2017, Thiền Tôn Phật Quang thực hiện công đoạn nâng lắp khối đá tạc đầu tượng Phật có trọng lượng 78 tấn lên thân tượng Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni cùng với hai bên thớt vai, mỗi thớt vai nặng khoảng 12 tấn. Ảnh: Chùa Phật Quang.

Một số người cho rằng, trong quá trình tôn tạo đại tượng đã xảy ra những điều vi diệu nhiệm màu. Họ tin rằng khi hoàn thành, tượng Phật sẽ rất thiêng.

Sáng ngày 01/10/2017, công trình xây dựng tượng Phật Thích Ca Mâu Ni tại Thiền Tôn Phật Quang bắt đầu thực hiện công đoạn nâng lắp khối đầu lên thân tượng Phật.

Buổi lễ diễn ra trong không khí vô cùng linh thiêng và trang nghiêm với sự tham dự của hơn 2500 Tăng Ni Phật tử từ khắp mọi nơi cùng hội tụ về.






Hình ảnh khóa tụng kinh cầu cho công trình xây dựng tượng Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni được thành tựu viên mãn. Khóa tụng kinh bắt đầu từ 12h00 đêm đến 7h00 sáng. Chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử chia thành 6 nhóm thay phiên nhau tụng kinh suốt đêm trong sự thành kính trang nghiêm. Ảnh: Chùa Phật Quang.

Đúng 7h30 sáng, Thượng tọa Trụ trì phát lệnh cho nâng khối đầu lên. Theo lời kể lại, lúc này những người có mặt đã ngỡ ngàng chứng kiến điều nhiệm màu hiếm thấy trong đời.

Dù mấy ngày trước trời mưa tầm tã nhưng khi xe cần cẩu về tới chùa để chuẩn bị cho việc đưa khối đầu lên thì mưa ngưng. Buổi sáng hôm đó, trời có mây đen nhưng đến lúc đưa khối đầu tượng lên thì trong khoảnh khắc trời tan sạch mây, bầu trời trở nên trong xanh.

Cả bầu trời quang đãng chỉ riêng vị trí tượng Phật xuất hiện đám mây ngũ sắc hình rồng bay lên. Khi khối đá đầu tôn tượng được đặt lên thì vầng mây ngũ sắc càng lúc càng ửng màu rõ nét. Dần dần vầng mây tan đi tạo thành vầng hào quang ngũ sắc rực rỡ trên đầu tôn tượng. Những đốm sáng đủ màu sắc xuất hiện ngày càng nhiều, lấp lánh dưới những tán cây.

Giữa quang cảnh ấy, tất cả những người tham dự đều hết sức ngạc nhiên, sửng sốt ngỡ ngàng. Thượng tọa Thích Chân Quang rơi nước mắt, quỳ xuống trước tượng chỗ đất ướt đẫm cơn mưa hôm qua lạy ba lạy. Mọi người quỳ xuống lạy theo, không giấu nổi nước mắt vui mừng cảm động.








Tất cả Chư Tăng Ni, Phật tử có mặt trong buổi lễ hôm ấy đều hết sức ngỡ ngàng và xúc động trước hiện tượng tâm linh vi diệu. Ảnh: Chùa Phật Quang.



Toàn bộ công trình được điêu khắc từ đá Granite, có tổng chiều cao hơn 14m, riêng đại tượng cao 12,5m. Bệ Phật dài 14m, rộng 9m, cao 1,6m. Cả bức tượng nặng 700 tấn, được tạo nên từ 44 khối đá ghép lại với nhau vô cùng kín kẽ, mềm mại, hài hòa trong từng đường nét. Ảnh: Chùa Phật Quang.

Tượng Phật điêu khắc theo phong cách tả thực nên đường nét rất mềm mại, dáng dấp vô cùng gần gũi.

Bàn tay khéo léo của người thợ cộng với niềm tin của chư tăng, phật tử khiến khối đá được thổi hồn đầy sống động. Nhiều người cảm giác nhìn như Phật đang thở, mắt nhắm khẽ, khóe miệng như đang mỉm cười nhè nhẹ, từ ái, mang lại cảm giác an lạc cho người chiêm ngưỡng.

Đức Phật đang trong tư thế tọa thiền kiết già hoa sen. Những đường nét của Thánh tượng tự nhiên nhưng lại xuất trần thoát tục.




Từng chi tiết nhỏ như xoáy tóc trên đỉnh đầu, nếp gấp trên tà áo, đường vân ngón tay, ngón chân đều vô cùng tỷ mỷ, tinh xảo, tái hiện lại chân thực vẻ đẹp của Đức Phật khi còn tại thế. Ảnh: Chùa Phật Quang.

Theo kinh sử truyền ghi, Đức Phật Thích Ca có dung nghi tuyệt diệu với 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp. Dáng Người cao lớn trang nghiêm, bước đi trầm hùng như một con voi chúa. Làn da sáng óng ánh.

Bao quanh Người lúc nào cũng có một vầng hào quang khi thì dịu nhẹ ấm áp khi thì sáng chói huy hoàng. Lông mày Phật như trăng non, trái tai dài và dày. Đường pháp lệnh đậm nét biểu tượng cho hình ảnh bậc Thầy của cả trời và người, bậc lãnh đạo của Thánh chúng.


Chùm lông trắng ở giữa trán Đức Phật đại diện cho trí tuệ thấu suốt cả Tam Giới, trên đại tượng được cách điệu bằng viên pha lê cỡ lớn, sáng lấp lánh kỳ ảo khi có ánh đèn chiếu vào. Ảnh: Chùa Phật Quang.

Đây là bức tượng Phật tuyệt tác được nhiều nhà điêu khắc tán thán. Nét đẹp rực rỡ của Thánh tượng sẽ góp phần làm tăng trưởng đạo tâm của mọi người, tìm về nương tựa nơi giáo lý từ bi của Đức Phật để tìm thấy hạnh phúc an lạc.

Đại chúng chùa Phật Quang tụng kinh trước Đại tượng. Ảnh: Chùa Phật Quang.

Thực hiện: DUY HẢI - HIỀN AN