26 tháng 2, 2025

Chùa Kiến Phước

Huyện Châu Thành: Lịch Sử Chùa Kiến Phước

Chùa Kiến Phước tọa lạc tại ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Lệ Chánh đương nhiệm trụ trì.

Chùa Kiến Phước được thành lập vào năm 1707, do Hòa thượng Thích Tánh Lương tự Chánh Phó, thế danh Lê Hữu Truyện tạo dựng trên phần đất khai khẩn để làm nơi tu hành.

Chùa Phước Ân

 Huyện Châu Thành: Lịch Sử Chùa Phước Ân

Chùa Phước Ân tọa lạc tại ấp Thạnh Hòa, xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Thầy Thích Phước An trông coi và điều hành Phật sự.

Năm 1945 bà Lê Thị Lan, Pháp danh Diệu Tịnh, tục quen gọi là Bà Chín đã cất lên một cái am nhỏ bằng cây lá trên phần đất nhà để tu tập và làm phương tiện hoạt động Cách mạng. Sau khi bà Diệu Tịnh mãn phần vào ngày 20 tháng 4 năm 1962, ngôi am nhỏ này được người em ruột là thầy Thích Đức Lưu tiếp nối gìn giữ.

Chùa Phước Khánh (Chùa Ông Hiếu)

 Huyện Châu Thành: Lịch Sử Chùa Phước Khánh (Chùa Ông Hiếu)

Chùa Phước Khánh tọa lạc tại ấp Long Thuận, xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Sư cô Thích Nữ Đức Nguyện đảm nhiệm điều hành Phật sự.

Ngôi chùa này được Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang xếp hạng di tích Lịch sử - Văn hóa vào năm 2009.

Chùa Phước Khánh do Hòa thượng Thích Tâm Nghĩa, thành lập vào năm 1898 trên phần đất nhà hơn 4000 m² để làm nơi tu hành. Hòa thượng Thích Tâm Nghĩa thế danh Nguyễn Trung Hiếu (Tư Hiếu), vì vậy ngôi chùa này được người dân quanh vùng quen gọi với cái tên thân thương là “Chùa Ông Hiếu”. Ngôi chùa lúc này được làm bằng cột gỗ, vách tường, mái lợp ngói âm dương.

Chùa Phước Long (xã Kim Sơn)

Huyện Châu Thành: Lịch Sử Chùa Phước Long (xã Kim Sơn)

Chùa Phước Long tọa lạc tại ấp Hội, xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Sư cô Thích Nữ Huệ Hương đảm nhiệm điều hành Phật sự.

Chùa Phước Long được thành lập vào năm 1888, do ông Lê Công Tính và các hương chức địa phương xây cất làm nơi chiêm ngưỡng, cầu nguyện cho dân làng. Sau khi ông Lê Công Tính mãn phần, chùa Phước Long được chư Hòa thượng tiếp nối trụ trì và hoằng dương Phật pháp. Theo các tư liệu còn lại ở Chùa cho biết chùa Phước Long đã trải qua các đời trụ trì sau:

Chùa Thiên Đức

Huyện Châu Thành: Lịch Sử Chùa Thiên Đức

Chùa Thiên Đức tọa lạc tại ấp Lộ Ngang, xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Sư cô Thích Nữ Trung Nguyên đương nhiệm trụ trì.

Chùa Thiên Đức được Hòa thượng Thích Lệ Giác húy Huệ Tịnh thành lập vào năm 1953 trên phần đất hơn 6.000 m² của người bạn là ông Lê Văn Túy (1887 – 1957) phát tâm hiến cúng.

25 tháng 2, 2025

Tịnh Thất Phước Viên

 Huyện Châu Thành: Lịch Sử Tịnh Thất Phước Viên

Tịnh thất Phước Viên tọa lạc tại ấp Thạnh Hưng, xã Thạnh Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Phước Viên thế danh Phạm Văn Vinh đương nhiệm trụ trì và điều hành Phật sự.

Vào những năm thập niên 70 của thế kỷ XX, Thầy Thích Phước Viên bấy giờ còn là Cư sĩ, vì mến mộ Phật pháp nên đã cất lên ngôi thất nhỏ trên phần đất nhà 3.000 m² để làm nơi an tịnh tu tập. Đến khi nước nhà độc lập, Giáo hội Phật giáo Việt Nam hình thành; đặc biệt khi Trường trung cấp Phật học Tiền Giang được khai mở vào năm 1990, Thầy Thích Phước Viên tới lui công quả với Trường và theo Hòa thượng Thích Hoằng Từ để tham học Phật pháp.

Chùa Linh Cổ

Huyện Châu Thành: Lịch Sử Chùa Linh Cổ

Chùa Linh Cổ tọa lạc tại ấp Thân Hòa, xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Thượng tọa Thích Pháp Giới đương nhiệm trụ trì. 


Ngôi chùa Linh Cổ đã có từ lâu đời và được xếp vào khu quần thể di chỉ Văn hóa Óc Eo. Hiện không còn tư liệu ghi chép lại quá trình hình thành buổi ban đầu của ngôi Chùa này. Xưa kia, bà con quanh vùng quen gọi là Chùa Tháp và không có Sư trụ trì, theo thời gian biến đổi, ngôi Chùa dần đã bị đổ nát. Đến năm 1943, ngôi chùa được người dân địa phương cho sửa chữa lại để có nơi cúng bái, cầu nguyện. Năm 1949, chùa được đổi tên là “Chùa Linh Cổ”.

Chùa Tân An

Huyện Châu Thành: Lịch Sử Chùa Tân An

Chùa Tân An tọa lạc tại ấp 4, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Lệ Thế đương nhiệm trụ trì. 


Chùa Tân An được thành lập khoảng năm 1887, nhưng do ai tạo dựng thì không rõ. Các tư liệu thuở ban đầu của ngôi chùa này không còn ghi chép lại. Vì nơi đây là vùng căn cứ kháng chiến, nên vào những năm 1961 đến năm 1975, Hòa thượng Thích Huệ Thông đã đến trụ trì chùa Tân An để tiện việc tham gia hoạt động Cách mạng. Lúc nầy chùa chỉ được làm bằng cây lá đơn sơ.


Sau ngày giải phóng, đất nước được độc lập, Hòa thượng Thích Huệ Thông về chùa Linh Phong hành đạo, đồng thời tham gia công tác tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Châu Thành. Đến năm 1985, Hòa thượng về tiếp nhận Trụ trì chùa Bửu Lâm (TP.Mỹ Tho) và tham gia các công tác của Phật giáo tỉnh. Vì vậy năm 1990 Hòa thượng đã giao chùa Tân An lại cho đệ tử là Đại đức Thích Lệ Thế, tự Xương Đức trụ trì và điều hành Phật sự cho đến ngày nay.


Đại đức Thích Lệ Thế tục danh là Nguyễn Văn Sanh, sinh năm 1954 tại xã Thạnh Phú. Thầy phát tâm xuất gia tu học với Hòa thượng Thích Huệ Thông vào năm 1985, đến năm 1990 Thầy được Hòa thượng Bổn sư cho về tập sự hành đạo tại chùa Tân An.


Năm 1993, vì thấy ngôi chùa đã có nhiều phần xuống cấp bởi ảnh hưởng của chiến tranh, nên Hòa thượng Thích Huệ Thông đã về cho xây dựng lại bằng chất liệu bê tông cốt thép bán kiên cố, mái lợp tol, vách tường, cửa gỗ, nền lát gạch bông.


Năm 2004, Đại đức Thích Lệ Thế trùng tu chùa Tân An lại lần thứ hai, thay mái ngói âm dương, nền lát gạch men. Đại đức Trụ trì cũng cho xây lại Tổ đường, kiến tạo các Phật cảnh trong khuôn viên chùa để làm nơi chiêm ngưỡng cho bá tánh và một số công trình phụ để phục vụ cho sinh hoạt tu học tại bổn tự.

Ngày nay chùa Tân An tuy không phải là ngôi đại tự, nhưng vẫn là nơi quy ngưỡng tu tập của hàng Phật tử và nơi gửi gấm niềm tin của những người yêu mến Phật pháp tại địa phương. Chuông mõ sớm hôm vẫn trỗi đều từng nhịp, làm thức tỉnh bao tâm hồn quay về với tại an vui.

Một số ảnh tư liệu:









Ban Biên Tập Lịch Sử Tự Viện Tỉnh Tiền Giang

Chùa Thành Phước

 Huyện Châu Thành: Lịch Sử Chùa Thành Phước

Chùa Thành Phước tọa lạc tại ấp 2, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Thượng tọa Thích Nhuận Đức đương nhiệm trụ trì.

Ngôi Tam bảo này được dân làng thành lập vào năm 1871, tính đến nay đã được 154 năm và đã trải qua bảy đời chư Tôn đức trụ trì, hoằng truyền Phật pháp.

Ban đầu ngôi chùa chỉ là cái am tranh nhỏ, được dân làng cất lên để làm nơi thờ cúng Phật và cầu nguyện. Bấy giờ nơi đây được Ni sư Thích Nữ Diệu Độ chịu trách nhiệm chăm lo hương khói tụng niệm. Về sau được ông Nguyễn Văn Dưỡng (là một điền chủ trong vùng) cùng với đồng bào Phật tử, kẻ công người của cùng nhau tu bổ lại ngôi chùa khang trang hơn; am tranh thuở nào được thay thế bằng ngôi Tự với cột gỗ quý, vách tường, mái lợp ngói âm dương. Thế nhưng vì vùng đất này là căn cứ kháng chiến của các cuộc cách mạng vệ quốc nên ngôi Chùa vì thế cũng bị hư hoại rất nhiều.

Chùa Bửu Long (xã Thân Cửu Nghĩa)

 Huyện Châu Thành: Lịch Sử chùa Bửu Long (xã Thân Cửu Nghĩa)

Chùa Bửu Long tọa lạc tại ấp Cửu Hòa, xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Nguyên Pháp đương nhiệm trụ trì.

15 tháng 2, 2025

Chùa Kim Quang

 Huyện Châu Thành: Lịch Sử Chùa Kim Quang

Chùa Kim Quang tọa lạc tại ấp Ngãi Lợi, xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Lệ Nhẫn đương nhiệm trụ trì.

Chùa Kim Quang do Hòa thượng Cao Thy tạo dựng cách nay hơn 100 năm, trên phần đất rộng hơn 5.000 m². Lúc này chùa được làm bằng cây lá đơn sơ. Hòa thượng tu tập và hành đạo tại đây đến ngày 22 tháng Giêng năm Ất Dậu (1945) thì viên tịch. Nhục thân của Hòa thượng được bổn đạo nhập Bảo tháp tôn thờ tại chùa.

Chùa Kim Long

Huyện Châu Thành: Lịch Sử Chùa Kim Long

Chùa Kim Long tọa lạc tại ấp Long Thạnh, xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Tắc Chơn đương nhiệm trụ trì.

Vào những năm đầu của thế kỷ XIX có một nhà Sư đã đến vùng đất ven kênh thuộc ấp Long Thạnh, xã Long An, huyện Châu Thành cất lên một cái am nhỏ bằng cây lá đơn sơ để chuyên tâm tu tập; người dân địa phương không rõ danh tánh của Ngài. Đến năm 1823 nhà sư này viên tịch, bấy giờ có Phật tử phát tâm hiến cúng 3.000 m² đất để lập Tháp thờ nhà Sư và cất lên một ngôi Chùa cho bá tánh quanh vùng cùng tu tập; sau đó đến thỉnh Hòa thượng Thích Trí Tựu hiệu Bổn Viên về trụ trì và hướng dẫn Phật tử tu học Phật pháp.