28 tháng 1, 2023

Chùa Đồng Niên

Đặc sắc hệ thống tượng Phật cổ ở đình, chùa Đồng Niên

Những bức tượng Phật có từ hàng trăm năm tại di tích đình, chùa Đồng Niên (ở phường Việt Hòa, TP Hải Dương) trải qua bao thăng trầm, biến cố, được chính quyền và người dân nơi đây gìn giữ, bảo vệ như báu vật.

Những pho tượng hầu như còn nguyên vẹn, có thần thái đẹp, sắc nét

Đình Đồng Niên có kiến trúc thời Lê. Đầu thế kỷ 20, công trình xuống cấp nên đã được trùng tu, tôn tạo lại. Trải qua bao biến cố lịch sử, đình Đồng Niên vẫn giữ được nét cổ kính hiếm có. Ngôi đình thờ 3 vị Thành hoàng là những anh hùng cứu quốc thời tiền Lý (544-602) và rất linh thiêng.

Chùa Mui (Viên Quang tự)

Chùa Mui lưu giữ nhiều hiện vật giá trị

Nằm ở phía bắc huyện Thanh Miện, chùa Mui ở làng Cụ Trì, Ngũ Hùng hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật phong phú, giá trị.

Chùa Mui vẫn giữ được nét đẹp cổ kính

Lưu giữ nhiều giá trị

Làng Cụ Trì xưa thuộc tổng La Ngoại, huyện Thanh Miện, phủ Ninh Giang, trấn Hải Dương. Ngày nay, Cụ Trì là một trong năm thôn của xã Ngũ Hùng, huyện Thanh Miện.

Chùa Long Cảm

 Khánh đá cổ ở ngôi chùa nghìn năm tuổi

Chùa Long Cảm ở huyện Hà Trung (Thanh Hóa) được xây dựng từ thời nhà Lý hiện lưu giữ đôi khánh đá có tiếng như chuông đồng.



Ngôi chùa cổ Long Cảm nằm bên bờ bắc của sông Mã xưa, nay là nhánh sông Lèn, tọa lạc trên sườn ngọn Cô Sơn ở thôn Trang Các (thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung). Long Cảm tự có cảnh trí đẹp với lối kiến trúc cổ, được bao bọc bởi đồng ruộng và thôn quê yên bình.

Theo sư thầy trụ trì Thích Đàm Quang, Long Cảm là một trong những ngôi chùa cổ nhất xứ Thanh. Vào năm 1.020, trên đường từ Thăng Long tuần du qua xứ Thanh, vua Lý Thái Tổ dừng xa giá tại vùng núi này, nơi xưa kia Triệu Đà đã dựng thành lũy, Triệu Quang Phục từng đóng quân. Đêm nằm mộng, vua linh cảm thấy thần thiêng sông núi của xứ sở này phù trợ, ban thêm sức mạnh cho mình. Cảm tạ ơn đức ấy, Lý Thái Tổ sai dựng ngôi chùa, lấy tên là Long Cảm.

15 tháng 1, 2023

Chùa Bắc Nga

Chùa Bắc Nga thuộc thôn Bắc Nga, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, nằm trên trục đường 4B (Lạng Sơn – Lộc Bình) và bên dòng sông Kỳ Cùng (đoạn xã Gia Cát), cách thành phố Lạng Sơn 12 km về hướng đông nam.


Qua tích chuyện lưu truyền trong dân gian, rằng nơi đây cảnh đẹp, thường có bầy tiên nữ bay về hái hoa, bắt bướm và tắm ở khúc sông Kỳ Cùng này. Sau đó, nhân dân trong vùng đã góp công, góp của xây dựng Miếu thờ Tiên tại đây với mong muốn các tiên nữ phù hộ cho dân làng một cuộc sống bình an hạnh phúc và lấy ngày 15 tháng Giêng hàng năm để làm Lễ hội Chùa, mời Tiên, mời Phật về phù hộ cho dân làng được bình an, hạnh phúc. Sau này cũng có nhiều tiền nhân, công thần văn sĩ ngưỡng mộ cảnh đẹp đã phát tâm, bỏ tiền trùng tu, tôn tạo miếu thờ Tiên, sau thành chùa thờ Tiên, rồi thờ Phật, gọi là Chùa Bắc Nga (Tiên Nga Tự).

Chùa Thanh Hương

Chùa Tà Lài

Chùa Tà Lài (chùa Thanh Hương) nằm ở lưng chừng núi Phia Chàu thuộc thôn Tà Lài, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, cách thành phố Lạng Sơn 20 km.



Chùa Tà Lài do một nữ đô đốc thuộc dòng họ Nguyễn Đình hưng công xây dựng từ thế kỷ XVIII (thờ Phật) khi bà theo quận công Nguyễn Đình Lộc lên trấn ải Lạng Sơn. Chùa gồm có cung Tiền Đường (ở ngoài), cung Tam Bảo ở trong hang núi (Chùa Hang). Trải qua một thời gian dài tồn tại, Chùa bị hư hỏng và xuống cấp. Từ đó đến nay, Chùa đã được trùng tu nhiều lần, gần đây nhất vào năm 2006 Chùa được tu bổ, tôn tạo với quy mô lớn, hệ thống cung thờ và tượng thờ được bổ sung phong phú hơn (cung Mẫu, cung Sơn Trang, các tượng Mẫu…) thể hiện sự phối thờ: “Tiền Thánh – Hậu Phật” tại chùa Tà Lài.