Chùa thường được gọi là chùa Dạm hoặc chùa Tấm Cám, tọa lạc ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa được khởi dựng vào năm 1086, đời Vua Lý Nhân Tông, do tích bà Linh Nhân Hoàng thái hậu (tức Ỷ Lan Nguyên phi) hối hận việc đã bức tử Hoàng thái hậu họ Dương và 76 cung nữ, nên đã cho xây nhiều chùa tháp lúc về già. Chùa được xây dựng trong suốt 8 năm với quy mô to lớn, dạng kiến trúc bốn lớp trên núi Dạm (Đại Lãm). Ngôi chùa hiện nay được xây dựng sơ sài trên nền cũ.
Trước chùa còn có một tấm bia đặt trên lưng rùa và một cột đá cao khoảng 5m, bề ngang một cạnh khoảng 1,6m, có chạm nổi đôi rồng ngoắc đuôi nhau, đầu vươn cao, chầu một viên ngọc. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Tượng bà Linh Nhân Hoàng thái hậu
Cột đá
Cột đá chạm rồng thời Lý
Chạm rồng trên cột đá
Bia chùa
Các lớp nền của ngôi chùa xưa
Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Chùa cổ vùi trong cỏ
Chùa Dạm tọa ở núi Tự, xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, Bắc Ninh là một công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu thời Lý ở mảnh đất Kinh Bắc. Trải qua hơn 9 thế kỷ, do sự tàn phá của thiên nhiên và chiến tranh, lại không được tu bổ nên giờ đây ngôi chùa đã bị hoang phế vùi trong cỏ dại.
Hoành tráng dấu tích xưa
Căn cứ vào những thư tịch cổ ghi lại: “chùa Dạm được vua Lý Nhân Tông (1072-1127) cho xây dựng vào năm Quảng Hựu thứ 2 (tức năm Kỷ Tị 1086). Chùa xây trong 9 năm, đến năm 1095 mới xong. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông lại tiếp tục cho xây thêm ba tòa tháp bằng đá nữa ở chùa”. Trải qua hơn 9 thế kỷ, chùa được gọi với nhiều tên khác nhau như: chùa Đại Lãm, chùa Tấm Cám (vì ở đây có giếng Tấm Cám)... Tuy nhiên, tên chùa Dạm vẫn là cách gọi phổ thông nhất.
Theo sử sách ghi lại, chùa Dạm xưa có 99 gian vô cùng nguy nga, bề thế được xây tứ cấp dựa hẳn vào sườn núi. Chiều dài nền chùa là 120m, rộng 70m (hơn hẳn chùa Phật Tích dài 100 và rộng 60m).Tổng cộng diện tích ngôi chùa lên đến 8.400 m². Bốn lớp nền (tứ cấp) được bó ghép bằng đá tảng (mỗi viên có kích thước 50x60cm), được đặt choãi chân, chếch khoảng 70 độ và cao 5-6m. Đường xuống mỗi nền cấp của chùa là 25 bậc đá.
Chính sự bề thế của hình hài ngôi chùa lúc ban đầu mà dân gian lưu truyền một câu ca: Mười năm trăng náu, mười sáu trăng treo, mười bảy phẩy giường chiếu, mười tám đóng cửa chùa Dạm. Có nghĩa cứ sau ngày rằm người ta đóng cửa chùa, bắt đầu từ xẩm tối đến lúc trăng lên cao mới đóng hết tất cả các cửa.
Chùa được đặt ở một vị trí có sự hội tụ đầy đủ huyết mạch linh khí theo thuyết phong - thủy của phương Đông. Chùa Dạm cũng là nơi bắt nguồn của truyền thuyết Tấm Cám, và cuối đời Nguyên Phi Ỷ Lan đã về ở ẩn tu hành tại đây.
Hoang tàn trong cỏ ngày nay
Chùa Dạm ngày nay đang phải chịu cảnh hoang tàn, đổ nát. Những bức tường đá, bậc đá cổ kính, nguy nga xưa đã bị vùi trong đám cỏ dại xanh tốt. Theo chúng tôi được biết, vào những năm 1946-1947 thực dân Pháp đã hành quân về đây và đóng bốt trên ngọn núi này. Nhằm làm giặc Pháp không đạt được ý đồ, chính nhân dân địa phương đã trực tiếp đốt phá chùa.
Đất nước hòa bình bao năm qua, vậy mà chùa Dạm chưa một lần được tu bổ, sửa sang. Điều xót xa nhất ở ngôi chùa Dạm hôm nay là hình ảnh một chiếc cột biểu bằng đá nhám cao 5m không kể phần ngọn đã bị gãy nát.
Cột biểu gồm hai phần, khối hộp vuông ở dưới gắn với lớp đá mạ và khối trụ tròn ở trên có đường kính 1,5m. Tròn và vuông là biểu trưng cho trời và đất theo quan niệm xưa. Còn xét tổng thể, cột đá này là biểu tượng của Linga (sinh thực khí)... Đó được xem là công trình kiến trúc-điều khắc kỳ vĩ với nghệ thuật chạm khắc đôi rồng đuôi giao nhau, thân uốn lượn mềm mại quanh cột, đầu rồng nghểnh cao chầu vào viên ngọc tỏa sáng đạt đến mức độ tinh xảo...
Nhưng nay cột biển đá đã bị bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm, rêu xanh bám quanh cột. Trẻ con địa phương chăn dắt trâu, bò thường lên nghịch ngợm, đập phá... Căn nhà để người dân chỉnh trang lại quần áo trước khi vào điện lễ bái Phật thì trông như một cái lán dựng tạm. Giếng Tấm Cám như một cái ao nhỏ để trẻ con đùa nghịch, tắm rửa.
Nhiều người cho biết dưới lòng đất chùa Dạm có rất nhiều báu vật quý như: bia, tượng cổ… nhưng hiện vẫn chưa có một công trình khảo cổ nào được tiến hành để tìm lại dấu tích xưa của ngôi chùa. Chùa Dạm đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử-văn hóa từ ngày 13-1-1964, và đến tận 25-4-1994 mới được nhận bằng di tích nhưng hiện mọi người cũng không biết đến bao giờ ngôi chùa mới được trùng tu, tôn tạo lại để lấy lại dù chỉ là một phần hình hài xưa.
Dù chùa hôm nay bị vùi trong màu xanh của cỏ cây, nhưng vẫn toát ra vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính, làm xót xa thêm cho những ai đã trót một lần đến tham quan, vãn cảnh nơi này.
Hoành tráng dấu tích xưa
Căn cứ vào những thư tịch cổ ghi lại: “chùa Dạm được vua Lý Nhân Tông (1072-1127) cho xây dựng vào năm Quảng Hựu thứ 2 (tức năm Kỷ Tị 1086). Chùa xây trong 9 năm, đến năm 1095 mới xong. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông lại tiếp tục cho xây thêm ba tòa tháp bằng đá nữa ở chùa”. Trải qua hơn 9 thế kỷ, chùa được gọi với nhiều tên khác nhau như: chùa Đại Lãm, chùa Tấm Cám (vì ở đây có giếng Tấm Cám)... Tuy nhiên, tên chùa Dạm vẫn là cách gọi phổ thông nhất.
Theo sử sách ghi lại, chùa Dạm xưa có 99 gian vô cùng nguy nga, bề thế được xây tứ cấp dựa hẳn vào sườn núi. Chiều dài nền chùa là 120m, rộng 70m (hơn hẳn chùa Phật Tích dài 100 và rộng 60m).Tổng cộng diện tích ngôi chùa lên đến 8.400 m². Bốn lớp nền (tứ cấp) được bó ghép bằng đá tảng (mỗi viên có kích thước 50x60cm), được đặt choãi chân, chếch khoảng 70 độ và cao 5-6m. Đường xuống mỗi nền cấp của chùa là 25 bậc đá.
Chính sự bề thế của hình hài ngôi chùa lúc ban đầu mà dân gian lưu truyền một câu ca: Mười năm trăng náu, mười sáu trăng treo, mười bảy phẩy giường chiếu, mười tám đóng cửa chùa Dạm. Có nghĩa cứ sau ngày rằm người ta đóng cửa chùa, bắt đầu từ xẩm tối đến lúc trăng lên cao mới đóng hết tất cả các cửa.
Chùa được đặt ở một vị trí có sự hội tụ đầy đủ huyết mạch linh khí theo thuyết phong - thủy của phương Đông. Chùa Dạm cũng là nơi bắt nguồn của truyền thuyết Tấm Cám, và cuối đời Nguyên Phi Ỷ Lan đã về ở ẩn tu hành tại đây.
Hoang tàn trong cỏ ngày nay
Chùa Dạm ngày nay đang phải chịu cảnh hoang tàn, đổ nát. Những bức tường đá, bậc đá cổ kính, nguy nga xưa đã bị vùi trong đám cỏ dại xanh tốt. Theo chúng tôi được biết, vào những năm 1946-1947 thực dân Pháp đã hành quân về đây và đóng bốt trên ngọn núi này. Nhằm làm giặc Pháp không đạt được ý đồ, chính nhân dân địa phương đã trực tiếp đốt phá chùa.
Đất nước hòa bình bao năm qua, vậy mà chùa Dạm chưa một lần được tu bổ, sửa sang. Điều xót xa nhất ở ngôi chùa Dạm hôm nay là hình ảnh một chiếc cột biểu bằng đá nhám cao 5m không kể phần ngọn đã bị gãy nát.
Cột biểu gồm hai phần, khối hộp vuông ở dưới gắn với lớp đá mạ và khối trụ tròn ở trên có đường kính 1,5m. Tròn và vuông là biểu trưng cho trời và đất theo quan niệm xưa. Còn xét tổng thể, cột đá này là biểu tượng của Linga (sinh thực khí)... Đó được xem là công trình kiến trúc-điều khắc kỳ vĩ với nghệ thuật chạm khắc đôi rồng đuôi giao nhau, thân uốn lượn mềm mại quanh cột, đầu rồng nghểnh cao chầu vào viên ngọc tỏa sáng đạt đến mức độ tinh xảo...
Nhưng nay cột biển đá đã bị bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm, rêu xanh bám quanh cột. Trẻ con địa phương chăn dắt trâu, bò thường lên nghịch ngợm, đập phá... Căn nhà để người dân chỉnh trang lại quần áo trước khi vào điện lễ bái Phật thì trông như một cái lán dựng tạm. Giếng Tấm Cám như một cái ao nhỏ để trẻ con đùa nghịch, tắm rửa.
Nhiều người cho biết dưới lòng đất chùa Dạm có rất nhiều báu vật quý như: bia, tượng cổ… nhưng hiện vẫn chưa có một công trình khảo cổ nào được tiến hành để tìm lại dấu tích xưa của ngôi chùa. Chùa Dạm đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử-văn hóa từ ngày 13-1-1964, và đến tận 25-4-1994 mới được nhận bằng di tích nhưng hiện mọi người cũng không biết đến bao giờ ngôi chùa mới được trùng tu, tôn tạo lại để lấy lại dù chỉ là một phần hình hài xưa.
Dù chùa hôm nay bị vùi trong màu xanh của cỏ cây, nhưng vẫn toát ra vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính, làm xót xa thêm cho những ai đã trót một lần đến tham quan, vãn cảnh nơi này.
Bức tường đá cổ của chùa còn sót lại giờ cũng vùi trong cỏ cây
Những bậc đá lên chùa chìm trong cỏ dại
Cột biểu đá tượng trưng cho trời đất, sinh thực khí bị xuống cấp nặng
Những chi tiết chạm khắc trên cột đã bị hoen ố, rêu phong làm biến dạng
Cột chùa xưa được làm bằng đá giờ chỉ còn là vậy
Giếng Tấm Cám cổ giờ thành cái ao nhỏ cho trẻ con tắm
Nhà thay đồ, sửa lễ như một cái lán tạm
Tấm bia cổ còn sót lại thành nơi cho trẻ ngồi chơi, nghịch ngợm
Bài, ảnh: HẢI DƯƠNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét