Chùa thường gọi là chùa Tháp, tọa lạc ở thôn Tức Mạc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định, tỉnh Nam Định. Chùa cách thành phố Nam Định khoảng 5km về phía Bắc. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Tam quan chùa
Mặt tiền chùa
Chùa được vua Trần Thánh Tông cho dựng vào năm 1262 ở phía Tây cung Trùng Quang, phủ Thiên Trường. Các bản văn khắc trên bia cho biết chùa có từ thời Lý, được mở rộng với quy mô lớn vào thời Trần.
Cụm kiến trúc chính của chùa bao gồm 9 gian tiền đường gắn với thiêu hương 3 gian, thượng điện 3 gian. Qua sân hẹp, dãy ngang 11 gian kết hợp với hành lang mỗi bên 11 gian tạo thành quần thể “Nội Công ngoại Quốc”.
Chùa Phổ Minh mở đầu kiến trúc Phật giáo thời Trần. Các công trình kiến trúc và chạm khắc ở đây còn giữ được dấu ấn của thời Trần, thời Mạc như: bộ cánh cửa bằng gỗ lim (mỗi tấm cao 1,92m, rộng 0,79m) ở nhà bái đường, tháp Phổ Minh, đôi sấu ở tam quan, rồng ở thành bậc tiền đường, tháp và tượng Bà chúa Mạc v.v... Chùa vốn có một vạc lớn bằng đồng được xếp vào “Thiên Nam tứ đại pháp khí” (vạc Phổ Minh, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng Quỳnh Lâm) nay không còn.
Điện Phật
Tượng Hộ Pháp
Tượng Bà Chúa Mạc (tượng đá)
Tháp Bà Chúa Mạc
Tháp Phổ Minh được xây vào năm 1305, gồm 14 tầng, cao 21,2m, mặt quay hướng Nam, mặt bằng được bố cục vuông, cạnh đáy của đế dài 5,21m, cửa các tầng ở 4 phía được trổ theo lối cuốn tò vò. Sách Mỹ thuật của người Việt (Hà Nội, 1989) cho biết, ban đầu 13 tầng trên được xây bằng gạch trần hòn sắc đỏ au trên nền cây xanh mướt. Một thương gia giàu có đã bỏ tiền trát vữa lên 13 tầng đó. Dạng kiến trúc của tháp là dạng trung gian giữa loại tháp hoa sen (phần trên) và tháp tu-di-tọa (phần đế). Tháp được trùng tu năm 1987.
Chùa thờ chư Phật, Bồ tát và thờ tượng Tổ Trần Nhân Tông nhập niết bàn, tượng Tổ Pháp Loa, tượng Tổ Huyền Quang
Chùa đã được trùng tu nhiều lần, lần đại tu mới nhất là vào các năm 1994 – 1995. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Tháp Phổ Minh (thời Trần)
Trụ đèn nhang đăng trước tháp Phổ Minh
Chạm đá trên tháp Phổ Minh
Cửa chùa (thời Trần)
Chạm rồng ở cửa chùa (thời Trần)
Chạm khắc trên tháp Bà Chúa Mạc
Bia chùa
Khánh chùa
Đại hồng chung
Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Ngoạn cảnh chùa Tháp
Nằm trong cụm di tích “đền Trần - chùa Tháp”, chùa Phổ Minh (cách đền Trần khoảng 1km) còn gọi là chùa Tháp, thuộc thành phố Nam Định, cách Hà Nội khoảng 94km, cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 4km về phía Tây Bắc, thuộc phường Lộc Vựng.
Chùa Tháp là ngôi chùa có quy mô bề thế, còn lưu giữ những dấu tích còn lại của thời Trần. Theo tài liệu, chùa Tháp được xây dựng dưới triều Trần, niên hiệu Thiệu Long thứ 5 (1262), về phía Tây cung điện Trùng Quang (trong di tích đền Trần). Tuy nhiên, cũng có giả thuyết cho rằng, từ các minh văn trên bia, chuông, thì chùa có từ thời nhà Lý, có lẽ được xây dựng với quy mô rộng hơn từ năm 1262. Chùa Tháp là nơi tụng niệm của quan lại, giới quý tộc nhà Trần.
Đây cũng là nơi tu hành của vua Trần Nhân Tông (1279-1293). Cùng với sư Pháp Loa và Huyền Quang, vua Trần Nhân Tông đã sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm, thường gọi là “Trúc Lâm Tam Tổ”, một dòng Phật giáo Việt Nam thế kỷ XVIII, XIX. Sau khi vua Trần Nhân Tông viên tịch, vua nối ngôi là Trần Anh Tông đã cho làm cỗ kiệu Bát cổng bằng đá, đặt 7 trong 21 viên xá lỵ của vua cha và xây tòa tháp lên trên.
Các tài liệu còn cho rằng, ngày xưa ba tầng trên cùng của tháp bằng đồng. Có một chum đồng và nhiều di vật cổ, nổi tiếng là vạc Phổ Minh, nặng ngàn cân đặt trước Tháp cổ, những di vật này ngày nay không còn.
Chùa bao gồm: Tam quan, hai hồ sen, hai nhà bia và nhiều cây cổ thụ. Cụm kiến trúc chính của chùa gồm 9 gian tiền đường, 3 gian thiêu hương, toà thượng điện cũng 3 gian nhưng rộng hơn, xếp theo hình chữ "công". Bộ cửa gian giữa nhà tiền đường gồm 4 cánh bằng gỗ lim, to dày, chạm rồng, sóng nước, hoa lá và văn hoa hình học. Hai cánh ở giữa chạm đôi rồng lớn chầu mặt trời trong khuôn hình lá đề, được coi là một tác phẩm điêu khắc khá hoàn mỹ. Bộ cánh cửa còn giữ được những dấu ấn của nghệ thuật chạm khắc đời Trần.
Không chỉ những ngày lễ hội, cụm di tích “đền Trần – chùa Tháp” hầu như có khách đến thăm viếng quanh năm, là điểm tham quan của các bạn trẻ vào ngày nghỉ cuối tuần. Nhiều du khách đến viếng đền Trần lại bỏ qua việc tham quan chùa Tháp có thể do không biết hay không chú ý hay không còn thời gian. Do đó, nếu đến đền Trần bạn nên tham quan chùa Tháp trước. Để tường tận hết cụm di tích này phải mất một buổi.
Chùa Tháp là ngôi chùa có quy mô bề thế, còn lưu giữ những dấu tích còn lại của thời Trần. Theo tài liệu, chùa Tháp được xây dựng dưới triều Trần, niên hiệu Thiệu Long thứ 5 (1262), về phía Tây cung điện Trùng Quang (trong di tích đền Trần). Tuy nhiên, cũng có giả thuyết cho rằng, từ các minh văn trên bia, chuông, thì chùa có từ thời nhà Lý, có lẽ được xây dựng với quy mô rộng hơn từ năm 1262. Chùa Tháp là nơi tụng niệm của quan lại, giới quý tộc nhà Trần.
Đây cũng là nơi tu hành của vua Trần Nhân Tông (1279-1293). Cùng với sư Pháp Loa và Huyền Quang, vua Trần Nhân Tông đã sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm, thường gọi là “Trúc Lâm Tam Tổ”, một dòng Phật giáo Việt Nam thế kỷ XVIII, XIX. Sau khi vua Trần Nhân Tông viên tịch, vua nối ngôi là Trần Anh Tông đã cho làm cỗ kiệu Bát cổng bằng đá, đặt 7 trong 21 viên xá lỵ của vua cha và xây tòa tháp lên trên.
Lối vào chùa Tháp - Ảnh: Phạm Hoài Nhân
Tháp Phổ Minh có 14 tầng, cao 19,5m, hai tầng dưới bằng đá, được chạm khắc hoa lá tinh xảo, 12 tầng trên xây bằng gạch. Mỗi đầu viên gạch có dòng chữ “Hưng – Long Thập Tam Niên” (1305) và khắc họa con rồng nổi thời Trần. Các tầng tháp đều có mái cong ở bốn phía. Trọng lượng tháp nặng khoảng 700 tấn trên một diện tích nhỏ 30m2, tọa lạc tại vùng chiêm trũng nhưng vẫn đứng vững suốt 7 thế kỷ qua. Đây là một kiến trúc thời Trần còn được giữ lại khá nguyên vẹn.
Tháp Phổ Minh - Ảnh: Phạm Hoài Nhân
Các tài liệu còn cho rằng, ngày xưa ba tầng trên cùng của tháp bằng đồng. Có một chum đồng và nhiều di vật cổ, nổi tiếng là vạc Phổ Minh, nặng ngàn cân đặt trước Tháp cổ, những di vật này ngày nay không còn.
Chùa bao gồm: Tam quan, hai hồ sen, hai nhà bia và nhiều cây cổ thụ. Cụm kiến trúc chính của chùa gồm 9 gian tiền đường, 3 gian thiêu hương, toà thượng điện cũng 3 gian nhưng rộng hơn, xếp theo hình chữ "công". Bộ cửa gian giữa nhà tiền đường gồm 4 cánh bằng gỗ lim, to dày, chạm rồng, sóng nước, hoa lá và văn hoa hình học. Hai cánh ở giữa chạm đôi rồng lớn chầu mặt trời trong khuôn hình lá đề, được coi là một tác phẩm điêu khắc khá hoàn mỹ. Bộ cánh cửa còn giữ được những dấu ấn của nghệ thuật chạm khắc đời Trần.
Cành muỗm tán rộng - Ảnh: Phạm Hoài Nhân
Từ cổng vào, bước qua tam quan, nhìn thấy hai hàng cau thẳng tắp hai bên lối đi dẫn đến tháp Phổ Minh. Hai bên có hai hồ nước và hai nhà bia đối xứng. Cảnh chùa đẹp, yên bình. Hôm chúng tôi đến vào ngày mùng một, sân chùa có nhiều hoa tươi chuẩn bị cắm vào bình, không đông khách tham quan, chỉ có một số học sinh nam nữ tha thẩn ngắm cảnh chùa. Tháp Phổ Minh nằm phía trước tòa Tiền Đường. Cây hoa sứ phía trước tạo cho Tháp vẻ cổ kính trầm mặc. Hai cây muỗm hai bên Tiền Đường tỏa bóng mát bao trùm mái ngói rêu phong tạo cho Tiền Đường vẻ đẹp thật thanh bình. Qua giám định, hai cây muỗm có niên đại 316 năm và được công nhận là cây di sản Việt Nam. Bên trong Thượng điện có tượng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (tượng nằm), tượng Trúc Lâm Tam tổ và nhiều tượng Phật đẹp về hình thể, cân đối với tỉ lệ, mang tính nghệ thuật cao.
Tam Quan
Hai bên Tam Quan
Sau khi thắp hương, chúng tôi đi ra phía sau chùa. Một ngôi nhà dài 11 gian. Giữa là 5 gian nhà tổ, nên trái là 3 gian nhà tăng và bên phải là 3 gian điện thờ. Hai dãy hành lang nối tiền đường ở phía trước với ngôi nhà 11 gian ở phía sau làm thành một khung vuông bao quanh kiến trúc chùa. Vài người phụ nữ trẻ lặng lẽ làm công việc cắm hoa vào bình. Một bà cụ đầu vấn khăn đen, tóc bạc lòa xòa, gương mặt bà thật đẹp, một vẻ đẹp hiếm thấy của phụ nữ xưa đang đi thơ thẩn trong sân chùa tạo thêm cho quang cảnh chùa vẻ đẹp cổ kính.
Lối đi xuống hồ sen
Nhà bia
Cảnh chùa đẹp, yên bình
Phía sau vườn chùa
Tầng dưới tháp Phổ Minh
Không chỉ những ngày lễ hội, cụm di tích “đền Trần – chùa Tháp” hầu như có khách đến thăm viếng quanh năm, là điểm tham quan của các bạn trẻ vào ngày nghỉ cuối tuần. Nhiều du khách đến viếng đền Trần lại bỏ qua việc tham quan chùa Tháp có thể do không biết hay không chú ý hay không còn thời gian. Do đó, nếu đến đền Trần bạn nên tham quan chùa Tháp trước. Để tường tận hết cụm di tích này phải mất một buổi.
Cây muỗm cổ thụ chùa Phổ Minh. Ảnh: Phạm Hoài Nhân
KIM DUY
Phụ nữ TPHCM online - 08/07/2014
Chiêm ngưỡng Bộ tượng Trúc Lâm tam tổ hơn 300 năm tuổi tại chùa Phổ Minh
Bộ tượng Trúc Lâm tam tổ tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Phổ Minh (phường Lộc Vượng, TP. Nam Định, tỉnh Nam Định) được Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia ngày 30/1/2023. Ngôi chùa cổ xây thời Lý, mở rộng thời Trần, sau đó được trùng tu nhiều lần, nhất là thời Mạc thế kỷ 16.
Bộ tượng Trúc Lâm tam tổ gồm Phật hoàng Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang được làm bằng gỗ, sơn son, thếp vàng, nguyên vẹn sau 300 năm.
Bộ tượng tạc ba vị tổ của thiền phái Trúc Lâm. Đệ nhất tổ Phật hoàng Trần Nhân Tông sinh năm 1258, từ nhỏ đam mê Phật giáo, có lúc tự rời kinh thành vào núi Yên Tử tu. Năm 20 tuổi, Trần Nhân Tông lên ngôi vua, thi hành nhiều chính sách khoan hòa, thân dân, giảm thuế.
Sau hai cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thắng lợi, năm 1293, Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, lên làm thái thượng hoàng. Cuối năm 1299, ông đến núi Yên Tử tu, lấy pháp hiệu là Trúc Lâm đại sĩ, xưng Hương Vân đại đầu đà (tu theo 12 hạnh đầu đà, tức phạm hạnh dùng để trị thân tâm, trừ phiền não). Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mang bản sắc riêng của Đại Việt ra đời.
Để truyền bá Phật giáo, thượng hoàng Trần Nhân Tông và vua Trần Anh Tông khắc in bộ Kinh Đại tạng vào cuối thế kỷ 13, góp phần quan trọng phát triển Phật học các thế kỷ sau. Trần Nhân Tông đi khắp nơi, sang nước láng giềng như Chiêm Thành giảng Phật pháp. Ông dạy dân thực hành 10 điều thiện.
Thiền phái Trúc Lâm phát triển mạnh, mọi người đều có thể tu học, không phân biệt xuất gia hay tại nhà. "Con người có Nam có Bắc, còn Phật không phân biệt Nam Bắc", Trần Nhân Tông thường nói. Cuối năm 1308, Trần Nhân Tông viên tịch theo thế sư tử tại đỉnh Ngọa Vân, núi Yên Tử.
Vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm là Pháp Loa (Đồng Kiên Cương), được Trần Nhân Tông truyền thừa tổ vị tại chùa Báo Ân đầu năm 1308. Trước đó mấy năm, Trần Nhân Tông đi phát thuốc cho người nghèo, lần đầu thấy Đồng Kiên Cương liền nói "người này có đạo nhãn, sau này hẳn là bậc pháp khí".
Đồng Kiên Cương thấy Trần Nhân Tông thì xin xuất gia. Ông bắt đầu tu theo mười hai hạnh đầu đà như Trần Nhân Tông. Pháp Loa có nhiều công thuyết pháp, giảng kinh, xây dựng, tu bổ chùa, độ tăng, đúc tượng Phật.
Vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm là Huyền Quang (Lý Đạo Tái), có tài văn chương, học vấn uyên bác. Năm 1305, Lý Đạo Tái dâng biểu từ chức để xuất gia học đạo tu hành. Ông học tại chùa Vũ Ninh, do Bảo Phúc - học trò xuất sắc của Pháp Loa chỉ dẫn. "Phàm sách đã qua tay Huyền Quang hiệu khảo thì không thể thêm hay bớt một chữ nào nữa", Trần Nhân Tông viết.
Làm theo lời dặn của Trần Nhân Tông trước khi qua đời, Lý Đạo Tái theo học Pháp Loa, sau đó làm trụ trì chùa Vân Yên, trung tâm phật giáo lớn đương thời trên núi Yên Tử. Năm 1317, Lý Đạo Tái được Pháp Loa truyền ngôi vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm, đặt pháp hiệu Huyền Quang.
Bộ tượng Trúc Lâm tam tổ được làm từ thế kỷ 17, bằng gỗ, sơn son, thếp vàng, đến nay còn nguyên vẹn. Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông dài 1,6 m, tạc liền khối, tư thế nhập niết bàn, đặt trong khám thờ chính giữa thượng điện chùa Phổ Minh. Mặt tượng vuông, sống mũi thẳng, mắt nhắm, miệng mỉm cười, tai to dài, tóc xoắn ốc tròn. Tay trái chống đầu, tay phải duỗi thẳng. Thân tượng mặc áo Phật, chùm sát chân. Hai cánh tay, một phần vai và thân để trần.
Bên phải tượng Trần Nhân Tông là tượng Pháp Loa ngồi thiền, tóc cạo, mặt cân đối, mắt hơi nhìn xuống, mũi cao, tay dài, thần thái từ bi, phúc hậu. Thân tượng khoác áo cà sa. Chân áo xếp cánh hoa sen.
Bên trái là tượng Huyền Quang ngồi, chân đi hài, tóc cạo, mặt vuông, mũi cao, lông mày lưỡi mác, mắt nhìn thẳng, miệng mỉm cười, tai to nhưng không chảy.
Văn bia chùa Phổ Minh ghi, năm 1668, đại hòa thượng Chân Tĩnh khắc tượng sư tử vàng trang nghiêm và tượng tòa sen. TS Nguyễn Xuân Năm dẫn sách Tam tổ thực lục đã chứng minh tượng sư tử vàng trong văn bia là Phật hoàng Trần Nhân Tông. Cục Di sản văn hóa đồng tình với nhận định này.
Tượng Pháp Loa và Huyền Quang không được nhắc trong văn bia, nhưng căn cứ phong cách, đặc điểm, Cục Di sản văn hóa cho rằng cùng được tạc thế kỷ 17.
Tượng Phật nhập niết bàn thường quay đầu về hướng Bắc, mặt ngoảnh hướng Tây. Riêng tượng Trần Nhân Tông chùa Phổ Minh đầu quay hướng Đông, nơi có đền Trần thờ thủy tổ và 14 vị hoàng đế triều Trần với ý nghĩa hướng về cội nguồn. "Đây là điểm độc đáo nhất của tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông chùa Phổ Minh", hồ sơ Cục Di sản văn hóa nêu.
Bộ tượng cho thấy vai trò quan trọng của Phật giáo trong đời sống chính trị, văn hóa và dân gian dưới triều Trần. Thiền phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập đã chứng minh Đại Việt có hệ tư tưởng tôn giáo độc lập, đỉnh cao của tư tưởng Việt Nam suốt hai thế kỷ 13-14. Điều này cũng khẳng định địa vị quốc gia Đại Việt với các nước xung quanh, đặc biệt là thế lực thống trị phương Bắc cách đây hơn 700 năm, Cục Di sản văn hóa nhận định.
Bộ tượng Trúc Lâm tam tổ gồm Phật hoàng Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang được làm bằng gỗ, sơn son, thếp vàng, nguyên vẹn sau 300 năm.
Bộ tượng tạc ba vị tổ của thiền phái Trúc Lâm. Đệ nhất tổ Phật hoàng Trần Nhân Tông sinh năm 1258, từ nhỏ đam mê Phật giáo, có lúc tự rời kinh thành vào núi Yên Tử tu. Năm 20 tuổi, Trần Nhân Tông lên ngôi vua, thi hành nhiều chính sách khoan hòa, thân dân, giảm thuế.
Sau hai cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thắng lợi, năm 1293, Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, lên làm thái thượng hoàng. Cuối năm 1299, ông đến núi Yên Tử tu, lấy pháp hiệu là Trúc Lâm đại sĩ, xưng Hương Vân đại đầu đà (tu theo 12 hạnh đầu đà, tức phạm hạnh dùng để trị thân tâm, trừ phiền não). Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mang bản sắc riêng của Đại Việt ra đời.
Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông tại chùa Phổ Minh.
Để truyền bá Phật giáo, thượng hoàng Trần Nhân Tông và vua Trần Anh Tông khắc in bộ Kinh Đại tạng vào cuối thế kỷ 13, góp phần quan trọng phát triển Phật học các thế kỷ sau. Trần Nhân Tông đi khắp nơi, sang nước láng giềng như Chiêm Thành giảng Phật pháp. Ông dạy dân thực hành 10 điều thiện.
Thiền phái Trúc Lâm phát triển mạnh, mọi người đều có thể tu học, không phân biệt xuất gia hay tại nhà. "Con người có Nam có Bắc, còn Phật không phân biệt Nam Bắc", Trần Nhân Tông thường nói. Cuối năm 1308, Trần Nhân Tông viên tịch theo thế sư tử tại đỉnh Ngọa Vân, núi Yên Tử.
Vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm là Pháp Loa (Đồng Kiên Cương), được Trần Nhân Tông truyền thừa tổ vị tại chùa Báo Ân đầu năm 1308. Trước đó mấy năm, Trần Nhân Tông đi phát thuốc cho người nghèo, lần đầu thấy Đồng Kiên Cương liền nói "người này có đạo nhãn, sau này hẳn là bậc pháp khí".
Đồng Kiên Cương thấy Trần Nhân Tông thì xin xuất gia. Ông bắt đầu tu theo mười hai hạnh đầu đà như Trần Nhân Tông. Pháp Loa có nhiều công thuyết pháp, giảng kinh, xây dựng, tu bổ chùa, độ tăng, đúc tượng Phật.
Tượng Pháp Loa thiền sư.
Vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm là Huyền Quang (Lý Đạo Tái), có tài văn chương, học vấn uyên bác. Năm 1305, Lý Đạo Tái dâng biểu từ chức để xuất gia học đạo tu hành. Ông học tại chùa Vũ Ninh, do Bảo Phúc - học trò xuất sắc của Pháp Loa chỉ dẫn. "Phàm sách đã qua tay Huyền Quang hiệu khảo thì không thể thêm hay bớt một chữ nào nữa", Trần Nhân Tông viết.
Làm theo lời dặn của Trần Nhân Tông trước khi qua đời, Lý Đạo Tái theo học Pháp Loa, sau đó làm trụ trì chùa Vân Yên, trung tâm phật giáo lớn đương thời trên núi Yên Tử. Năm 1317, Lý Đạo Tái được Pháp Loa truyền ngôi vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm, đặt pháp hiệu Huyền Quang.
Bộ tượng Trúc Lâm tam tổ được làm từ thế kỷ 17, bằng gỗ, sơn son, thếp vàng, đến nay còn nguyên vẹn. Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông dài 1,6 m, tạc liền khối, tư thế nhập niết bàn, đặt trong khám thờ chính giữa thượng điện chùa Phổ Minh. Mặt tượng vuông, sống mũi thẳng, mắt nhắm, miệng mỉm cười, tai to dài, tóc xoắn ốc tròn. Tay trái chống đầu, tay phải duỗi thẳng. Thân tượng mặc áo Phật, chùm sát chân. Hai cánh tay, một phần vai và thân để trần.
Bên phải tượng Trần Nhân Tông là tượng Pháp Loa ngồi thiền, tóc cạo, mặt cân đối, mắt hơi nhìn xuống, mũi cao, tay dài, thần thái từ bi, phúc hậu. Thân tượng khoác áo cà sa. Chân áo xếp cánh hoa sen.
Bên trái là tượng Huyền Quang ngồi, chân đi hài, tóc cạo, mặt vuông, mũi cao, lông mày lưỡi mác, mắt nhìn thẳng, miệng mỉm cười, tai to nhưng không chảy.
Tượng Huyền Quang thiền sư.
Văn bia chùa Phổ Minh ghi, năm 1668, đại hòa thượng Chân Tĩnh khắc tượng sư tử vàng trang nghiêm và tượng tòa sen. TS Nguyễn Xuân Năm dẫn sách Tam tổ thực lục đã chứng minh tượng sư tử vàng trong văn bia là Phật hoàng Trần Nhân Tông. Cục Di sản văn hóa đồng tình với nhận định này.
Tượng Pháp Loa và Huyền Quang không được nhắc trong văn bia, nhưng căn cứ phong cách, đặc điểm, Cục Di sản văn hóa cho rằng cùng được tạc thế kỷ 17.
Tượng Phật nhập niết bàn thường quay đầu về hướng Bắc, mặt ngoảnh hướng Tây. Riêng tượng Trần Nhân Tông chùa Phổ Minh đầu quay hướng Đông, nơi có đền Trần thờ thủy tổ và 14 vị hoàng đế triều Trần với ý nghĩa hướng về cội nguồn. "Đây là điểm độc đáo nhất của tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông chùa Phổ Minh", hồ sơ Cục Di sản văn hóa nêu.
Bộ tượng cho thấy vai trò quan trọng của Phật giáo trong đời sống chính trị, văn hóa và dân gian dưới triều Trần. Thiền phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập đã chứng minh Đại Việt có hệ tư tưởng tôn giáo độc lập, đỉnh cao của tư tưởng Việt Nam suốt hai thế kỷ 13-14. Điều này cũng khẳng định địa vị quốc gia Đại Việt với các nước xung quanh, đặc biệt là thế lực thống trị phương Bắc cách đây hơn 700 năm, Cục Di sản văn hóa nhận định.
PV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét