Chùa tọa lạc tại xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. ĐT: 070.720574. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Mặt tiền chùa
Chùa Phước Hậu
Chùa được dựng vào hậu bán thế kỷ XVIII. Thiền sư Hoằng Chỉnh ở Quảng Ngãi vào tu đã trùng tu chùa vào năm 1895 và 1910. Chùa được tiếp tục trùng tu và mở rộng dưới thời Hòa thượng Khánh Anh từ năm 1939 và Hòa thượng Thiện Hoa từ năm 1961 đến năm 1972.
Chùa được trùng tu năm 1995.
Chùa có hai ngôi tháp đẹp nổi tiếng, là tháp Thiện Hoa và tháp Đa Bảo.
Năm 1972, Hòa thượng Thích Thiện Hoa viên tịch, Thượng tọa trụ trì Thích Hoàn Phú đã cho xây tháp Thiện Hoa, thờ linh cốt của Ngài.
Điện thờ Phật. Bồ Tát, La Hán
Tháp Đa Bảo được kiến tạo vào năm 1966, gồm ba tầng. Tầng trên thờ tượng đức Phật nhập niết bàn và Xá lợi Phật. Tầng giữa thờ Pháp Bảo (một bộ kinh Pháp Hoa). Tầng dưới: Phía Đông thờ linh cốt Tổ Khánh Anh, phía Nam thờ linh cốt HT Thích Quảng Đức, phía Tây thờ linh cốt Tổ Khánh Hòa, phía Bắc thờ linh cốt Tổ Huệ Quang, trung tâm thờ đất Phật tại tám Phật tích ở Ấn Độ.
Lễ giỗ tổ Khánh Anh hàng năm vào ngày 29 và 30 tháng giêng Âm lịch trở thành ngày hội của đông đảo Tăng Ni, Phật tử và dân chúng địa phương.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Tháp Đa Bảo
Tháp Thiện Hoa
Đòan sinh gia đình Phật tử
Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Vườn kinh đá có một không hai ở chùa Phước Hậu
Nằm bên dòng sông Trà Ôn, chùa Phước Hậu tọa lạc trong khu vườn rộng gần 2 ha ở ấp Đông Hậu, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
Đây là ngôi cổ tự tổ đình Phật giáo dòng Lâm Tế, phái Chúc Thánh, đồng thời nổi tiếng với công trình vườn kinh đá độc đáo, có một không hai ở Nam bộ.
Công đức của người xưa
Cổng trước chùa Phước Hậu. Ảnh: Hoàng Phương
Đây là ngôi cổ tự tổ đình Phật giáo dòng Lâm Tế, phái Chúc Thánh, đồng thời nổi tiếng với công trình vườn kinh đá độc đáo, có một không hai ở Nam bộ.
Công đức của người xưa
Nhìn từ cổng chính, mặt tiền chùa xây theo kiểu cổ lầu, giữa đặt mô hình ngôi tháp 7 tầng. Nội điện khá rộng, bàn thờ giữa đặt tượng đức Phật Thích Ca dạng tọa thiền cùng với tượng Thái tử Tất Đạt Đa sơ sinh và bộ Tam tôn (Quan Âm, Di Đà, Thế Chí). Hai bên tả hữu ban có hai bàn thờ. Ở đây có nhóm tượng rất quý của ngôi chùa Đông Hậu xưa còn giữ được như tượng Tiêu Diện đại sĩ, Hộ Pháp, Địa Tạng, Chuẩn Đề và bộ tượng La Hán đều bằng gỗ hoặc bằng gốm Cây Mai.
Cổng sau chùa Phước Hậu
Theo lịch sử chùa chép lại, nguyên thủy chùa Phước Hậu là một am tranh. Khoảng năm 1894, Hương cả làng Đông Hậu tên là Lê Văn Gồng đã vận động người dân xây dựng một ngôi chùa gỗ, vách ván, mái lợp ngói âm dương và lấy tên làng đặt cho chùa. Năm 1910 ông Hương cả mất, con gái ông tên là Lê Thị Huỳnh cùng phật tử địa phương thỉnh Hòa thượng Hoằng Chỉnh từ chùa Thiên Ấn (Quảng Ngãi) về trụ trì và đổi hiệu chùa Đông Hậu thành Phước Hậu, tăng ni tín đồ đến quy y thọ giới ngày thêm đông.
Vườn kinh Pháp Cú
Đến năm 1939, Hòa thượng Hoằng Chỉnh viên tịch, bổn đạo thỉnh Hòa thượng Khánh Anh từ chùa Long An (Trà Ôn) về trụ trì. Hòa thượng Khánh Anh hiệu Chơn Húy (1895 - 1961) xuất gia thọ giới tại chùa Cảnh Tiên (Quảng Ngãi). Năm 1927 ông vào vùng Bạc Liêu, Trà Vinh, Trà Ôn hành đạo. Ông tham gia thành lập Hội Phật học Lưỡng Xuyên, là một nhà Hán học uyên bác, tác giả tập Khánh Anh văn sao, đào tạo nhiều danh tăng như Hoàn Tâm (Chủ tịch hội Phật giáo cứu Quốc tỉnh Trà Vinh), Hoàn Tuyên (tức hòa thượng Thích Thiện Hoa, Viện trưởng Viện Hóa đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất).
Vườn kinh Pháp Cú
Khi chùa Phước Hậu bị xuống cấp, năm 1961 Hòa thượng Khánh Anh chuẩn bị trùng tu thì viên tịch. Hòa thượng Thiện Hoa kế thế trụ trì chùa Phước Hậu, nối tiếp tâm nguyện của thầy tiến hành xây dựng lại ngôi chùa và mọi công việc trùng tu ông giao cho Hòa thượng Hoàn Phú đảm nhiệm.
Theo ông Phạm Văn Cảnh, 78 tuổi, là cháu Hòa thượng Thiện Hoa, đồng thời là Thư ký thường trực, Phó ban Bảo vệ di tích lịch sử chùa Phước Hậu, thì chùa Đông Hậu xưa được xây bằng vôi vữa, hẹp và thấp. Thầy Thiện Hoa trùng tu xây lại chánh điện, trung điện bằng vật liệu xi măng, gạch ngói… theo mô hình kiến trúc Đông Tây kết hợp.
Ngọn núi có tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Các công trình khác như hậu tổ, tàng kinh các là các bộ phận của ngôi chùa xưa có từ 1894, chỉ sửa chữa tu bổ thêm. Riêng tháp Đa Bảo thờ các vị tổ sư tiền bối là công trình tạo dấu ấn của hòa thượng Hoàn Phú. Tháp được xây dựng vào năm 1966, gồm ba tầng. Tầng trên thờ tượng đức Phật nhập niết bàn, tầng giữa thờ Pháp bảo. Tầng dưới bố trí bốn phía: Thờ di ảnh và tiểu sử Tổ Khánh Anh, Hòa thượng Thích Quảng Đức, Hòa thượng Khánh Hòa, Tổ Huệ Quang.
Độc đáo vườn kinh đá
Theo lời kể của ông Phạm Văn Cảnh, công trình vườn kinh đá được thực hiện đầu tiên là vườn kinh Pháp Cú khởi công ngày 25.3.2014, bố trí phía hậu bên phải từ cổng vào. Năm đó thầy trụ trì Thích Phước Cẩn được phật tử mời sang Miến Điện du lịch, được dịp ngắm nhiều ngôi chùa đẹp có những phiến đá khắc kinh bằng tiếng Phạn rất độc đáo mà các chùa ở nước ta không có. Trên chuyến bay trở về Việt Nam, thầy có duyên trò chuyện với một doanh nhân ở Sài Gòn. Vị doanh nhân này đã phát tâm đề nghị cúng dường cho chùa xây dựng mô hình vườn kinh đá.
Hòn giả sơn biểu tượng núi Thất Sơn
Về đến chùa, thầy đã bỏ công tìm cách khắc những bài kinh bằng tiếng Việt lên phiến đá rồi quyết định làm vườn kinh Pháp Cú. Vườn kinh Pháp cú gồm 213 phiến đá hoa cương, khắc 423 câu kinh trên hai mặt do cố Hòa thượng Thích Minh Châu, Viện trưởng Viện Đại học Phật giáo VN, dịch từ tiếng Pali sang tiếng Việt. Các phiến đá được sắp xếp bố cục mô phỏng lá bồ đề xòe ra theo tám hướng, tượng trưng Bát chánh đạo. Trung tâm vườn là ngọn núi có bốn tượng Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngoài ra còn có một số phiến đá khắc thêm tiếng Anh cạnh tiếng Việt để khách du lịch nước ngoài hiểu được khi đến tham quan và nhiều phiến đá khắc chữ tâm, nhẫn, những lời răn dạy của đạo Phật rất độc đáo…
Hòn giả sơn biểu tượng núi Yên Tử
Sau thành công của vườn kinh Pháp Cú, thầy Phước Cẩn thực hiện các công trình kế tiếp là vườn kinh A Di Đà và vườn kinh Bắc Truyền trích diễm. Vườn kinh A Di Đà có 31 phiến đá được bố cục theo một dãy hồ nhỏ trồng sen hình chữ S, tượng trưng nước Việt. Mỗi miền Bắc, Trung, Nam có một phiến đá đặt giữa hồ ghi ngôi chùa biểu trưng, thêm những hòn giả sơn biểu tượng như núi Yên Tử, Thất Sơn… Các bài kinh ở vườn kinh này được dịch theo thể thơ lục bát.
Hang đá Phật tu khổ hạnh
Riêng ở khu vực cạnh bờ sông đặt những phiến đá cao. Đây là vườn kinh Bắc Truyền trích diễm được xây dựng từ tháng 9 đến tháng 12.2016 gồm 15 phiến đá. Các khối đá, cột đá lớn khắc chữ to những câu triết lý Phật giáo đều do thầy Phước Cẩn trích dịch. Ở đây ngoài một số tượng dạng phù điêu như Thích Ca thành đạo, Phật nhập niết bàn… còn có những tác phẩm điêu khắc độc đáo khác, như phiến đá khắc hình ảnh tổ Thiện Hoa và Hòa thượng Hoàn Phú, hay những tác phẩm ghi lại sự kiện quan trọng của chùa như hòn non bộ “Bà Cháu” có tấm bia ghi kỷ niệm đứa trẻ Nguyễn Văn Đẹp (tức sư Phước Cẩn) được bà Cao Thị Phố dẫn đến chùa hành lễ xin xuất gia. Hay bức chạm hình chú tiểu Phước Cẩn chèo xuồng đưa tổ Thiện Hoa về thăm chùa Phật Quang vào ngày 15.8.1966. Những bức tranh đá có bố cục giản dị nhưng nét chạm khá tinh xảo.
Hồ sen hình chữ S
Theo ông Phạm Văn Cảnh thì nghệ nhân trực tiếp vẽ, khắc các bia đá trong vườn có ông Thế Đệ, còn gọi là Hai Lúa, ở Vĩnh Long. Nghệ nhân này làm theo ý tưởng của thầy trụ trì Phước Cẩn.
“Thầy là người rất giỏi Hán văn, từng dịch thuật một số tác phẩm kinh kệ. Để làm được vườn kinh đá này thầy rất tâm huyết, phải đi Long Thành, Vũng Tàu, Trị An hoặc Châu Đốc mua đá chở về. Mỗi ngày có vài ba chục phật tử lo việc khuân vác, vận chuyển đá, đặt bia, làm chân đế… Chưa thống kê, nhưng công trình vườn kinh đá cũng phải bạc tỉ. Đây là công trình có một không hai ở Nam bộ”, ông Cảnh nói.
“Thầy là người rất giỏi Hán văn, từng dịch thuật một số tác phẩm kinh kệ. Để làm được vườn kinh đá này thầy rất tâm huyết, phải đi Long Thành, Vũng Tàu, Trị An hoặc Châu Đốc mua đá chở về. Mỗi ngày có vài ba chục phật tử lo việc khuân vác, vận chuyển đá, đặt bia, làm chân đế… Chưa thống kê, nhưng công trình vườn kinh đá cũng phải bạc tỉ. Đây là công trình có một không hai ở Nam bộ”, ông Cảnh nói.
Chú tiểu Phước Cẩn chèo xuồng đưa tổ Thiện Hoa về thăm chùa Phật Quang
Ngọc Phan - Hoàng Phương
Độc đáo vườn kinh đá
Ở xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, Vĩnh Long có một “vườn kinh đá” được nhiều du khách xem là độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Đó là vườn kinh đá tọa lạc ở chùa Phước Hậu.
Ý tưởng xây dựng vườn kinh đá xuất phát từ sư thầy Thích Phước Cẩn - trụ trì chùa Phước Hậu. Cách đây 4 năm, thầy Phước Cẩn sang Myanmar du lịch, vào các chùa tham quan và thấy kinh pháp cú được khắc trên đá bằng tiếng Pali.
Đây là bộ kinh cốt yếu của Phật giáo Nam truyền nên sư thầy khởi niệm khi về nước sẽ xây vườn kinh đá với những phiến đá khắc những điều hay lẽ phải khuyên con người bớt sân si, làm lành lánh dữ để cuộc sống được an lành và hạnh phúc.
Ý tưởng của sư thầy được chính quyền địa phương và bà con đồng tình ủng hộ bởi thấy đây là cách làm hay, định hướng người dân theo nẻo thiện, tương trợ lẫn nhau.
Tháng 3-2014 công trình được khởi công xây dựng, đến tháng 3-2016 hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Vườn kinh đá có diện tích 10.000 m² gồm 3 khu chính: vườn kinh pháp cú, vườn kinh bát truyền trích diễn, vườn kinh A Di Đà. Trong đó vườn kinh pháp cú được xây dựng quy mô nhất với diện tích khoảng 4.000 m².
Có tổng 432 bài kinh khắc trên hai mặt của 216 phiến đá, mỗi phiến đá có bề dày từ 8cm, ngang 90cm, cao 120cm. Mỗi mặt khắc một bài những lời răn dạy của Phật tập hợp những câu nói ngắn gọn, đơn giản dễ hiểu nhưng đầy ý nghĩa của đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi ngài còn tại thế.
Vườn kinh pháp cú được thiết kế theo kiểu 8 lá bồ đề bung xòe ra, tượng trưng bát chánh đạo của Phật giáo. Ở trung tâm vườn kinh pháp cú có ngọn núi Bốn Phật.
Ngoài ra, các góc vườn kinh pháp cú có mô hình núi Yên Tử ở Quảng Ninh và núi Non nước ở Đà Nẵng, cụm bảy núi Thất Sơn ở An Giang và 3 địa danh tượng trưng 3 miền Bắc, Trung, Nam…
Vườn kinh A Di Đà với 31 phiến đá được xếp theo hình thể đất nước Việt Nam. Các bài kinh ở vườn mang nhiều thâm trầm, triết lý.
Vườn kinh bát truyền với 15 phiến đá được dịch theo thể văn xuôi. Mỗi phiến đá của hai vườn kinh đều có chiều ngang 150cm, cao 90cm, dày 8cm cũng được khắc ở hai mặt.
Ngoài 3 khu vườn kinh chính này, xung quanh khuôn viên chùa còn 10 phiến đá khắc chữ tâm, nhẫn, xả, những câu triết lý Phật giáo…
Đi dạo dưới vườn kinh rợp bóng cây sao, lắng nghe tiếng chuông gió, gió sông thổi mát rượi, ngẫm nghĩ những câu triết lý Phật giáo, tâm hồn du khách tham quan dần tĩnh lặng, vơi bớt những não phiền từ cuộc sống sinh lợi, bon chen…
Vườn kinh đá được thiết kế dưới cây sao tạo không khí mát mẻ và tĩnh lặng, khiến du khách cảm thấy thanh tâm bình yên và an lạc - Ảnh: MINH TÂM
Công trình có ý nghĩa về mặt tâm linh được thiết kế dưới vườn cây sao tạo không khí mát mẻ và tĩnh lặng, nên thu hút rất đông khách thập phương đến tham quan, chiêm ngưỡng... tìm chút bình yên và an lạc.
Ý tưởng xây dựng vườn kinh đá xuất phát từ sư thầy Thích Phước Cẩn - trụ trì chùa Phước Hậu. Cách đây 4 năm, thầy Phước Cẩn sang Myanmar du lịch, vào các chùa tham quan và thấy kinh pháp cú được khắc trên đá bằng tiếng Pali.
Đây là bộ kinh cốt yếu của Phật giáo Nam truyền nên sư thầy khởi niệm khi về nước sẽ xây vườn kinh đá với những phiến đá khắc những điều hay lẽ phải khuyên con người bớt sân si, làm lành lánh dữ để cuộc sống được an lành và hạnh phúc.
Ý tưởng của sư thầy được chính quyền địa phương và bà con đồng tình ủng hộ bởi thấy đây là cách làm hay, định hướng người dân theo nẻo thiện, tương trợ lẫn nhau.
Tháng 3-2014 công trình được khởi công xây dựng, đến tháng 3-2016 hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Vườn kinh đá có diện tích 10.000 m² gồm 3 khu chính: vườn kinh pháp cú, vườn kinh bát truyền trích diễn, vườn kinh A Di Đà. Trong đó vườn kinh pháp cú được xây dựng quy mô nhất với diện tích khoảng 4.000 m².
Có tổng 432 bài kinh khắc trên hai mặt của 216 phiến đá, mỗi phiến đá có bề dày từ 8cm, ngang 90cm, cao 120cm. Mỗi mặt khắc một bài những lời răn dạy của Phật tập hợp những câu nói ngắn gọn, đơn giản dễ hiểu nhưng đầy ý nghĩa của đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi ngài còn tại thế.
Vườn kinh pháp cú được thiết kế theo kiểu 8 lá bồ đề bung xòe ra, tượng trưng bát chánh đạo của Phật giáo. Ở trung tâm vườn kinh pháp cú có ngọn núi Bốn Phật.
Ngoài ra, các góc vườn kinh pháp cú có mô hình núi Yên Tử ở Quảng Ninh và núi Non nước ở Đà Nẵng, cụm bảy núi Thất Sơn ở An Giang và 3 địa danh tượng trưng 3 miền Bắc, Trung, Nam…
Vườn kinh A Di Đà với 31 phiến đá được xếp theo hình thể đất nước Việt Nam. Các bài kinh ở vườn mang nhiều thâm trầm, triết lý.
Vườn kinh bát truyền với 15 phiến đá được dịch theo thể văn xuôi. Mỗi phiến đá của hai vườn kinh đều có chiều ngang 150cm, cao 90cm, dày 8cm cũng được khắc ở hai mặt.
Ngoài 3 khu vườn kinh chính này, xung quanh khuôn viên chùa còn 10 phiến đá khắc chữ tâm, nhẫn, xả, những câu triết lý Phật giáo…
Đi dạo dưới vườn kinh rợp bóng cây sao, lắng nghe tiếng chuông gió, gió sông thổi mát rượi, ngẫm nghĩ những câu triết lý Phật giáo, tâm hồn du khách tham quan dần tĩnh lặng, vơi bớt những não phiền từ cuộc sống sinh lợi, bon chen…
Lối vào vườn kinh A Di Đà - Ảnh: MINH TÂM
Khách tham quan chiêm ngưỡng cảnh đẹp trong hồ sen của vườn kinh A Di Đà - Ảnh: MINH TÂM
Du khách dạo chơi trong vườn kinh đá - Ảnh: MINH TÂM
Những điều hay lẽ phải khuyên con người làm lành lánh dữ, sống tốt - Ảnh: MINH TÂM
Kinh khắc trên các phiến đá với nhiều điều răn, dạy - Ảnh: MINH TÂM
Những lời răn dạy của Phật trên phiến đá kinh được du khách chụp lại để lấy đó sống tốt - Ảnh: MINH TÂM
MINH TÂM
Độc đáo chùa Phước Hậu ở Vĩnh Long
Chùa Phước Hậu tọa lạc tại xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long chính thức được xây dựng năm 1894, do ông Hương cả làng Đông Hậu tên Lê Ngọc Đán (thường gọi là Cả Gồng) xây.
Chùa Phước Hậu rất thuận tiện cho việc đi lại, tham quan bằng cả hai phương tiện thủy, bộ. Nơi đây có được phong cảnh nên thơ, hữu tình với nhiều cây cổ thụ quý hiếm lâu năm những vẫn xanh tốt và luồn tạo cảm giác khá uy thiêng pha lẫn nét nho nhã của một chốn tôn nghiêm. Năm cạnh sông Trà Ôn nên du khách luôn bắt gặp và cảm nhận bầu không khí nhẹ nhàng, thư thái rất lạ thường.
Năm 2012, thể theo nguyện vọng của nhiều khách tham quan và nhiều phật tử, hòa thượng trụ trì chùa đã cho khởi công xây dựng vườn kinh Phật được tạc trên những tảng đã xanh rất to lớn và nặng nề. Ngoài những tảng đã có trọng lượng hàng tấn trên đó khắc nhiều lời dạy của Phật với mong muốn chúng sanh tìm được sự an lành, hạnh phúc, tránh được điều không may bằng việc tu thân, làm lành, lánh dữ; Chùa Phước Hậu còn đang hoàn thành công trình kiệt tác độc đáo của cả nước nói chung, đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.
Nói về ý tưởng xây vườn kinh pháp cú bằng đá, thầy trụ trì Thích Phước Cẩn kể "…Năm 2014, thấy ở xứ Myanmata có nhiều chùa khắc những bài kinh tiếng Ba li lên đá rất lạ, tôi nẩy sinh ý tưởng làm theo để lưu lại cho đời những bài thơ hay vĩnh cửu….”, Từ đó bộ kinh cốt loại của Phật Giáo Nam truyền, 473 bài kinh được khắc trên hai mặt đá tổng cộng là 237 phiến đá có diện tích 40 cm x 60cm. Hòa thượng Phước Cẩn còn cho biết song song với bộ kinh Pháp cú, ông còn tiếp tục khắc trên các phiến đá bộ kinh Bắc truyền bằng thủ công với những phiến đá lớn hơn có diện tích 90 cm x 120cm, bề dày 8cm. Để có được công trình nầy, một doanh nghiệp tư nhân đã trang bị một máy khắc chữ rất khổng lồ trị giá hàng tỷ đồng để thực hiện công việc khắc chữ. Giá khắc hiện nay trên 1. 3 triệu đồng/tãng. Hôm chúng tôi đến tham quan, vườn tượng trên đã hoàn thành.
Anh Út cho biết thêm: Nếu như các chùa khác có những nét văn hóa đặc trưng thì chùa Phước Hậu tạo được nét độc đáo riêng của mình thông qua các tãng đá có khắc kinh Phật đang trở thành ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam có được công trình qui mô và tâm linh đang thu hút du khách gần xa.
Vị sư đầu tiên là Hòa thượng Hoằng Chỉnh, quê ở Quảng Ngãi. Ðây là một di tích có tầm quan trọng đặc biệt đối với lịch sử Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX cũng như lịch sử Cách mạng của tỉnh Vĩnh Long và khu Tây Nam Bộ thời chống Mỹ. Trong kháng chiến chống Mỹ chùa Phước Hậu đã trở thành cơ sở hoạt động của các tổ chức Cách mạng khu Tây Nam Bộ. Năm 1941 và năm 1961, riêng năm 1994 được xây mới với qui mô lớn. Chùa Phước Hậu là nơi có nhiều vị Tăng ni tài đức, có nhiều cống hiến cho tỉnh đất nước. Năm 1994 chùa Phước Hậu được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá xếp vào hạng danh lam trên đất nước Việt Nam.
Chùa Phước Hậu rất thuận tiện cho việc đi lại, tham quan bằng cả hai phương tiện thủy, bộ. Nơi đây có được phong cảnh nên thơ, hữu tình với nhiều cây cổ thụ quý hiếm lâu năm những vẫn xanh tốt và luồn tạo cảm giác khá uy thiêng pha lẫn nét nho nhã của một chốn tôn nghiêm. Năm cạnh sông Trà Ôn nên du khách luôn bắt gặp và cảm nhận bầu không khí nhẹ nhàng, thư thái rất lạ thường.
Chị Lê Thị Kiều Oanh, ngụ quận Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ cho biết suy nghĩ “…tuy có cơ may đi tham quan nhiều chùa trên phạm vi cả nước nhưng rất hiếm thấy ngôi chùa nào là cổ kính, thoáng đãng và luôn ẩn chứa một sức mạnh kỳ bí từ đức Phật bao la…”.
Năm 2012, thể theo nguyện vọng của nhiều khách tham quan và nhiều phật tử, hòa thượng trụ trì chùa đã cho khởi công xây dựng vườn kinh Phật được tạc trên những tảng đã xanh rất to lớn và nặng nề. Ngoài những tảng đã có trọng lượng hàng tấn trên đó khắc nhiều lời dạy của Phật với mong muốn chúng sanh tìm được sự an lành, hạnh phúc, tránh được điều không may bằng việc tu thân, làm lành, lánh dữ; Chùa Phước Hậu còn đang hoàn thành công trình kiệt tác độc đáo của cả nước nói chung, đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.
Nói về ý tưởng xây vườn kinh pháp cú bằng đá, thầy trụ trì Thích Phước Cẩn kể "…Năm 2014, thấy ở xứ Myanmata có nhiều chùa khắc những bài kinh tiếng Ba li lên đá rất lạ, tôi nẩy sinh ý tưởng làm theo để lưu lại cho đời những bài thơ hay vĩnh cửu….”, Từ đó bộ kinh cốt loại của Phật Giáo Nam truyền, 473 bài kinh được khắc trên hai mặt đá tổng cộng là 237 phiến đá có diện tích 40 cm x 60cm. Hòa thượng Phước Cẩn còn cho biết song song với bộ kinh Pháp cú, ông còn tiếp tục khắc trên các phiến đá bộ kinh Bắc truyền bằng thủ công với những phiến đá lớn hơn có diện tích 90 cm x 120cm, bề dày 8cm. Để có được công trình nầy, một doanh nghiệp tư nhân đã trang bị một máy khắc chữ rất khổng lồ trị giá hàng tỷ đồng để thực hiện công việc khắc chữ. Giá khắc hiện nay trên 1. 3 triệu đồng/tãng. Hôm chúng tôi đến tham quan, vườn tượng trên đã hoàn thành.
Anh Nguyễn Văn Út, người đang chịu trách nhiệm chính việc tô màu vườn tượng cho biết “…Chúng tôi đều làm công việc nầy một cách tự nguyện, không nhận bất kỳ khoản thù lao nào với cái tâm công trình hoàn thành để phục vụ cộng đồng…”.
Anh Út cho biết thêm: Nếu như các chùa khác có những nét văn hóa đặc trưng thì chùa Phước Hậu tạo được nét độc đáo riêng của mình thông qua các tãng đá có khắc kinh Phật đang trở thành ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam có được công trình qui mô và tâm linh đang thu hút du khách gần xa.
Trương Thanh Liêm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét