Chùa tọa lạc tại xã Phú Nhuận, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Từ thành phố Hồ Chí Minh, theo quốc lộ 4 đến Cai Lậy, đi tiếp khoảng 7km đến cầu Phú Nhuận, quẹo phải theo đường vào cầu Rạch Cá Rắn, đi hơn 2km thì đến chùa. ĐT: 073.829223. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Cổng chùa Phước Lâm
Chùa Phước Lâm (năm 1989)
Chùa Phước Lâm (năm 1998)
Mặt tiền chùa (năm 1998)
Tư liệu của chùa cho biết, chùa được thành lập vào hậu bán thế kỷ XVIII. Theo một số nhà nghiên cứu hiện nay, chùa được ngài Trừng Trữ, hiệu Quảng Huệ, khai sơn vào khoảng giữa thế kỷ XIX. Ngài tịch vào ngày 17 tháng 9 năm Đinh Hợi (1887). Về sau, ngài Khánh Huy về trụ trì, đã cho tái thiết ngôi chùa vào năm 1921, khai Trường Hương từ năm 1923. Ngài là vị cao tăng, học rộng đức cao, có nhiều đệ tử ở khắp nơi. Vào năm 1932, ngài dự kiến đại trùng tu ngôi chùa, để có chỗ rộng rãi cho chư tăng các nơi về tu học, nhưng vì nhân duyên đã mãn, ngài viên tịch, nên việc trùng tu phải đình lại. Kế thế trụ trì là ngài Tịnh Biên – Nguyên Đắc (1932 – 1960), ngài Nguyên Trí – Tịnh Trí (1960 – 1974) và Tỳ kheo ni Nguyên Hiền (1974 – 1987) đều có tổ chức trùng tu.
Từ năm 1987, Đại đức Thích Minh Trí về trụ trì ngôi chùa, đã tổ chức sửa chữa dần ngôi cổ tự đã xuống cấp do liên tục bị lũ lụt. Hai năm 1988 – 1989, Đại đức đã cho xây dựng lại ngôi chánh điện, đúc tượng Phật, xây cất nhà tổ và nhà giảng...
Điện Phật (năm 1989)
Điện Phật (năm 1998)
Đại đức trụ trì Thích Minh Trí ở chánh điện (năm 1998)
Bàn thờ Tổ
Đến năm 1996, gia đình phật tử Trần Ngọc Minh – Nguyễn Thị Thu đã phát tâm hỷ cúng việc tái thiết chánh điện ngôi già lam cổ tự Phước Lâm. Lễ khánh thành đã được nhà chùa tổ chức trọng thể vào 3 ngày: 22, 23, 24 – 4 – 1998 (26, 27, 28 tháng 3 năm Mậu Dần).
Ngôi chùa ngày nay tọa lạc trong một khuôn viên rộng 2ha, được xây dựng bằng vật liệu kiên cố.
Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chính giữa thờ đức Phật Thích Ca tọa thiền trên Kim Cang tòa. Tượng đức Phật cao 3,5m, nặng hơn 1 tấn, đúc tại chùa năm 1998. Hai bên điện Phật là phù điêu hai vị Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền, cùng sáu bức phù điêu về lịch sử đức Phật Thích Ca: Đản sanh, xuất gia, cắt tóc, thành đạo, chuyển pháp luân, nhập niết bàn. Chùa còn lưu giữ nhiều tấm biển, câu đối, tượng thờ, long vị cổ.
Phước trạch khánh do tâm hòa hiệp thập phương tâm thành tâm đồng chú nguyện.
Lâm tùng huy tại giác thượng kỳ tứ chúng giác viên giác phổ hương triêm.
(câu đối năm 1923)
Chùa Phước Lâm là ngôi tổ đình của chi phái thiền Liễu Quán ở nhiều tỉnh phía Nam.
Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Huyện Cai Lậy: Lịch Sử Tổ Đình Phước Lâm
Theo những sử tích còn ghi lại, vào năm 1836, cụ Tổ Thanh Lợi trùng kiến ngôi Chùa lần thứ nhất. Đến năm 1873 Tổ Minh Trử (Trừng Trử) trùng kiến Chùa lần thứ hai. Đến năm 1919 Tổ Khánh Huy (Như Huy) trùng kiến lần thứ 3 nguy nga đồ sộ theo kiến trúc chùa xưa Nam bộ, 5 gian 2 chái với hơn 100 cây cột gỗ quý.
Tổ Khánh Huy vốn là con út của gia đình phú nông vùng Cai Lậy bấy giờ, nên khi Ngài phát tâm xuất gia, gia đình của Ngài đã hiến cúng hơn 100 mẫu đất ruộng để làm kinh tế lo cho Tăng chúng tu tập tại chùa lúc ấy. Có thể nói, chùa Phước Lâm là một trong những ngôi già lam nguy nga đồ sộ của vùng sông nước miền Tây Nam bộ thời bấy giờ. Thế nhưng trải qua hai cuộc chiến tranh, chùa đã bị hư hại hoàn toàn, Theo lời các cụ lớn tuổi trong vùng kể lại, lúc ấy, khi giặc Pháp ném bom, chùa bị cháy lớn hơn nữa tháng mới hết. Hiện tại chùa còn lưu giữ nhiều tảng đá tán dùng kê chân cột và nhiều câu đối, hoành phi thời kì đó nhưng không còn nguyên vẹn.
Hòa Thượng Khánh Huy còn mở Trường Hương ở Phước Lâm vào tháng 09 năm 1923 để Tăng chúng khắp nơi trở về An cư tu tập. Ngài viên tịch ngày 12 tháng 10 năm Giáp Tuất (1934)
Tháng 5 năm 1984 Thượng tọa Thích Minh Trí chính thức về Trụ trì Tổ đình Phước Lâm cho đến năm 2010.
Cố Thượng tọa Thích Minh Trí là một vị Thầy tài ba, thân thiện và năng động. Khi tiếp nhận Tổ đình, với thực trạng ngôi chùa xuống cấp trầm trọng, vách gỗ đã mục nát, mái ngói không còn nguyên vẹn để trú nắng che mưa, ngôi chánh điện với nền lát gạch tàu nhiều năm đã bị ẩm mốc. Dù hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nhưng với nhiệt huyết và niềm tin, Thượng tọa Thích Minh Trí đã từng bước trùng tu, xây dựng, khiến cho ngôi chùa từng ngày đổi mới và trở thành tòa lan nhã khang trang, xinh đẹp, làm chỗ quy kính cho tín đồ Phật tử gần xa.
Năm 1988, Thượng tọa đã vận động Phật tử và cho Đại trùng tu ngôi Chánh điện lần thứ nhất bằng chất liệu bê tông, mái lợp ngói âm dương, nền lát gạch bông hình hoa sen rất đẹp.
Năm 1989, được sự cho phép của chư Tôn đức Ban trị sự Phật giáo tỉnh Tiền Giang, tổ đình Phước Lâm chánh thức mở Khóa An cư PL.2533 cho chư Tăng trong toàn tỉnh tham dự. Cũng trong năm này, Thượng tọa Thích Minh Trí cho trùng tu lại Nhà Tổ và xây dựng Giảng đường làm nơi thuyến giảng cho Phật tử về tham dự khóa tu vào các ngày sóc vọng hằng tháng.
Do vì Tổ đình Phước Lâm nằm trong vùng ngập lụt, hằng năm vào mùa nước nổi, cũng như hầu hết nhà ở của người dân nơi đây, chùa thường xuyên bị chìm sâu trong nước cho nên các công trình xây dựng trước đây bị xuồng cấp. Năm 1996, được sự tài trợ của gia đình Phật tử Diệu Minh TP. HCM, Thượng tọa Thích Minh Trí cho trùng tu Chánh điện lại lần thứ hai bằng chất liệu bê tông, với quy mô kiên cố rộng rãi thoáng mát hơn trước rất nhiều, mái đúc bê tông dán ngói, cửa làm bằng bông sắt, nền lát gạch men rất khang trang. Công trình xây dựng một năm thì hoàn thành.
Nơi Chánh điện tôn thờ tượng đức Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni trầm mặc rất đẹp, do công thợ của xưởng đúc tượng Giác Hải, TP. Hồ Chí Minh về tạc tại chổ; Hai bên là Phù điêu Bồ tát Văn Thù, Phổ Hiền với tư thế ngồi trên lưng thú mềm mại; Phía trên cùng giữa đại điện là bức Đại tự với bốn chữ “Linh Thứu Cao Phong” rất uy nghi. Phía trước hai bên Chánh điện được tôn trí hai ban thờ đức Hộ Pháp và Tiêu Diện đại sĩ. Phía sau lưng Chánh điện là ban thờ Tổ Bồ Đề Đạt Ma và chư lịch đại Tổ sư truyền thừa Tây Thiên, Đông Độ, Việt Nam.
Năm 2007, nhận thấy nhà Tổ xuống cấp và ẩm ướt, được sự tài trợ cùa quý Phật tử: Thiên Kim – Chơn Tịnh, Quý Ngọc, Diệu Hạnh TP. Mỹ Tho, Thượng tọa Thích Minh Trí tiến hành trùng tu lại toàn bộ nhà Tổ và Trai đường khang trang, thoáng mát như ngày nay.
Tổ đường nối với Chánh điện là ngôi Trai đường được thiết kế với những khoảng trống để lấy ánh sáng thiên nhiên, bên trong là Ban thờ Bồ tát Chuẩn đề và thiết bày những dãi bàn ghế trang nghiêm để sử dụng khi có pháp hội trai Tăng và các ngày Húy kị chư Tổ, chư Hòa thượng tiền bối.
Chánh giữa ngôi Tổ đường được tôn thờ di ảnh và Long vị chư Hòa thượng Trụ trì, tu tập tại Tổ đình theo từng thời kì.
Song song với việc trùng tu các công trình trên, Thượng tọa Thích Minh Trí còn cho tiến hành xây dựng Quan Âm Các, cổng Tam quan, tường rào bao bọc xung quanh chùa.
Với hạnh nguyện “tiếp dẫn hậu lai báo Phật ân đức”. Dù bao bộn bề với công việc xây dựng, chăm lo hai Tổ đình lớn (Tổ đình Phước Lâm, Cai Lậy, Tiền Giang và Tổ đình Bửu Hưng, Lai Vung, Đồng Tháp); tham gia vào các công tác của Giáo hội; Tuy nhiên Thượng Tọa vẫn dành nhiều thời gian cho công tác Giáo dục và Hoằng pháp. Đặc biệt là việc tiếp Tăng độ chúng, bằng tâm từ bi hóa độ, Thượng tọa đã cảm hóa được rất nhiều người nương theo xuất gia, y chỉ tu tập. Hàng đệ tử của Thượng Tọa ngày nay tham gia hoạt động với Giáo hội khắp nơi, góp phần vào công việc hoằng pháp lợi sanh, xiểng dương Phật pháp.
Ngày 22 tháng 7 năm Bính Dần (2010), sau cơn bạo bệnh, Thượng Tọa an nhiên thị tịch, trụ thế 52 năm, để lại bao công việc Phật sự nơi Tổ đình còn đang dang dở.
Được sự cho phép của Ban trị sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang; Sự đồng thuận của các cấp chánh quyền, Thượng tọa Thích Phước Nghiêm kế tục sự nghiệp của Thầy Bổn sư, Trụ trì Tổ đình Phước Lâm, gánh vác Phật sự và hướng dẫn đồ chúng tu tập cho đến ngày nay.
Từ khi tiếp nhận trọng trách nơi chốn Tổ, mặc dù bận nhiều công việc nơi Trung ương Giáo hội, Thượng tọa Thích Phước Nghiêm cũng dành nhiều thời gian, kiến tạo, tu bổ lại khuôn viên chùa; Xây dựng Nhà Hậu Tổ để tôn thờ Thượng tọa Bổn sư trang nghiêm, thành kính; Xây dựng Tăng xá, Khách đường để có nơi lưu trú cho chư Tăng mỗi khi có dịp về thăm viếng Tổ đình. Kiến tạo Tôn tượng Bồ tát Địa Tạng cao 18m làm nơi chiêm ngưỡng cho bá tánh gần xa. Và nhiều công trình phụ khác để phục vụ cho các ngày lễ hội, húy kị diễn ra hằng năm tại Tổ đình.
Ghi Chú:
TỔ ĐÌNH PHƯỚC LÂM
Ấp Phú Lợi, xã Phú Nhuận, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
Tổ đình Phước Lâm được hình thành bên bờ kênh Rạch Muồng, giữa vùng đất bưng biền của miền Tây sông nước. Theo sử liệu còn ghi lại, năm 1868 – PL.2413, chùa mới chính thức được thành lập, với ngôi Tam bảo trang nghiêm. Thời kỳ hai cuộc chiến tranh, vùng đất bưng biền này luôn bị bom đạn tàn phá, nên ngày nay không còn lưu giữ được nhiều những bút tích thuở ban đầu của ngôi Tổ đình cổ kính này.
Ấp Phú Lợi, xã Phú Nhuận, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
Tổ đình Phước Lâm được hình thành bên bờ kênh Rạch Muồng, giữa vùng đất bưng biền của miền Tây sông nước. Theo sử liệu còn ghi lại, năm 1868 – PL.2413, chùa mới chính thức được thành lập, với ngôi Tam bảo trang nghiêm. Thời kỳ hai cuộc chiến tranh, vùng đất bưng biền này luôn bị bom đạn tàn phá, nên ngày nay không còn lưu giữ được nhiều những bút tích thuở ban đầu của ngôi Tổ đình cổ kính này.
Tổ Khánh Huy vốn là con út của gia đình phú nông vùng Cai Lậy bấy giờ, nên khi Ngài phát tâm xuất gia, gia đình của Ngài đã hiến cúng hơn 100 mẫu đất ruộng để làm kinh tế lo cho Tăng chúng tu tập tại chùa lúc ấy. Có thể nói, chùa Phước Lâm là một trong những ngôi già lam nguy nga đồ sộ của vùng sông nước miền Tây Nam bộ thời bấy giờ. Thế nhưng trải qua hai cuộc chiến tranh, chùa đã bị hư hại hoàn toàn, Theo lời các cụ lớn tuổi trong vùng kể lại, lúc ấy, khi giặc Pháp ném bom, chùa bị cháy lớn hơn nữa tháng mới hết. Hiện tại chùa còn lưu giữ nhiều tảng đá tán dùng kê chân cột và nhiều câu đối, hoành phi thời kì đó nhưng không còn nguyên vẹn.
Hòa Thượng Khánh Huy còn mở Trường Hương ở Phước Lâm vào tháng 09 năm 1923 để Tăng chúng khắp nơi trở về An cư tu tập. Ngài viên tịch ngày 12 tháng 10 năm Giáp Tuất (1934)
Sau khi Hòa thượng Khánh Huy viên tịch, chư Hòa Thượng đã thay phiên nhau gìn giữ ngôi Chùa, nhưng do tình hình chiến tranh, quân giặc thường xuyên càn quét, quý Ngài đã không lưu lại lâu được. Nhất là sau trận hỏa hoạn lớn, chư Hòa thượng cũng đã từng bước khôi phục lại Chùa nhưng không được quy mô như trước kia. Những năm cuối cùng của cuộc chiến tranh chống Mỹ, sau bao trận càn quét, ngôi chùa quê dần trở thành hoang phế.
Năm 1974, Sư bà Nguyên Hiền đã phát tâm về chăm lo hương khói cho Chùa. Sư bà Nguyên Hiền là người địa phương, trung niên xuất gia tu học với Ni trưởng Liễu Tánh, chùa Phật Bửu Ni, huyện Cai Lậy. Năm 1974, trong lúc đất nước còn nhiều bom đạn, chiến tranh còn xảy ra khắp nơi. Nhận thấy ngôi chùa quê bị đạn bom tàn phá, hoang vu không người gìn giữ, nên mới phát tâm về dọn dẹp, hương khói và chăm lo ngôi Tam Bảo.
Năm 1974, Sư bà Nguyên Hiền đã phát tâm về chăm lo hương khói cho Chùa. Sư bà Nguyên Hiền là người địa phương, trung niên xuất gia tu học với Ni trưởng Liễu Tánh, chùa Phật Bửu Ni, huyện Cai Lậy. Năm 1974, trong lúc đất nước còn nhiều bom đạn, chiến tranh còn xảy ra khắp nơi. Nhận thấy ngôi chùa quê bị đạn bom tàn phá, hoang vu không người gìn giữ, nên mới phát tâm về dọn dẹp, hương khói và chăm lo ngôi Tam Bảo.
Thời gian này, do tình hình đất nước bước vào giai đoạn tổng khởi nghĩa giành độc lập, chùa Phước Lâm được dùng làm cơ sở nuôi dấu cán bộ kháng chiến, Sư Bà Nguyên Hiền đã đứng ra chu toàn công tác trọng đại này cho đến ngày đất nước hoàn toàn giải phóng.
Năm 1975, đất nước được giải phóng, nhưng nền kinh tế nước nhà còn rất khó khăn, để có kinh tế chăm lo hương khói cho Tam bảo, Sư bà Nguyên Hiền phải tập trung canh tác, sửa sang vườn tược vốn bị bỏ hoang nhiều năm, trồng trọt để có thêm thu nhập; Sư bà còn phải nấu đậu tương, làm chao để đổi gạo sống qua ngày. Ngày 17 tháng giêng năm 1984, vì tuổi cao sức yếu, sau khi lo xong lễ Thượng ngươn tại Tổ đình, Sư Bà đã an nhiên Viên tịch, Trụ thế 73 năm.
Sau khi Sư bà Nguyên Hiền viên tịch, Sư cô Diệu Tín là đệ tử của Sư Bà đảm nhận chăm lo ngôi Tam Bảo. Thực hiện di nguyện của thầy Bổn sư, sau tuần Tam thất của Thầy, Sư cô Diệu Tín đã đến tìm thỉnh Thượng tọa Thích Minh Trí lúc này đang tu học tại chùa Phước Thạnh, thị trấn Cái Bè về trụ trì Chùa.
Sau khi Sư bà Nguyên Hiền viên tịch, Sư cô Diệu Tín là đệ tử của Sư Bà đảm nhận chăm lo ngôi Tam Bảo. Thực hiện di nguyện của thầy Bổn sư, sau tuần Tam thất của Thầy, Sư cô Diệu Tín đã đến tìm thỉnh Thượng tọa Thích Minh Trí lúc này đang tu học tại chùa Phước Thạnh, thị trấn Cái Bè về trụ trì Chùa.
Cố Thượng tọa Thích Minh Trí là một vị Thầy tài ba, thân thiện và năng động. Khi tiếp nhận Tổ đình, với thực trạng ngôi chùa xuống cấp trầm trọng, vách gỗ đã mục nát, mái ngói không còn nguyên vẹn để trú nắng che mưa, ngôi chánh điện với nền lát gạch tàu nhiều năm đã bị ẩm mốc. Dù hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nhưng với nhiệt huyết và niềm tin, Thượng tọa Thích Minh Trí đã từng bước trùng tu, xây dựng, khiến cho ngôi chùa từng ngày đổi mới và trở thành tòa lan nhã khang trang, xinh đẹp, làm chỗ quy kính cho tín đồ Phật tử gần xa.
Năm 1988, Thượng tọa đã vận động Phật tử và cho Đại trùng tu ngôi Chánh điện lần thứ nhất bằng chất liệu bê tông, mái lợp ngói âm dương, nền lát gạch bông hình hoa sen rất đẹp.
Năm 1989, được sự cho phép của chư Tôn đức Ban trị sự Phật giáo tỉnh Tiền Giang, tổ đình Phước Lâm chánh thức mở Khóa An cư PL.2533 cho chư Tăng trong toàn tỉnh tham dự. Cũng trong năm này, Thượng tọa Thích Minh Trí cho trùng tu lại Nhà Tổ và xây dựng Giảng đường làm nơi thuyến giảng cho Phật tử về tham dự khóa tu vào các ngày sóc vọng hằng tháng.
Do vì Tổ đình Phước Lâm nằm trong vùng ngập lụt, hằng năm vào mùa nước nổi, cũng như hầu hết nhà ở của người dân nơi đây, chùa thường xuyên bị chìm sâu trong nước cho nên các công trình xây dựng trước đây bị xuồng cấp. Năm 1996, được sự tài trợ của gia đình Phật tử Diệu Minh TP. HCM, Thượng tọa Thích Minh Trí cho trùng tu Chánh điện lại lần thứ hai bằng chất liệu bê tông, với quy mô kiên cố rộng rãi thoáng mát hơn trước rất nhiều, mái đúc bê tông dán ngói, cửa làm bằng bông sắt, nền lát gạch men rất khang trang. Công trình xây dựng một năm thì hoàn thành.
Năm 2007, nhận thấy nhà Tổ xuống cấp và ẩm ướt, được sự tài trợ cùa quý Phật tử: Thiên Kim – Chơn Tịnh, Quý Ngọc, Diệu Hạnh TP. Mỹ Tho, Thượng tọa Thích Minh Trí tiến hành trùng tu lại toàn bộ nhà Tổ và Trai đường khang trang, thoáng mát như ngày nay.
Tổ đường nối với Chánh điện là ngôi Trai đường được thiết kế với những khoảng trống để lấy ánh sáng thiên nhiên, bên trong là Ban thờ Bồ tát Chuẩn đề và thiết bày những dãi bàn ghế trang nghiêm để sử dụng khi có pháp hội trai Tăng và các ngày Húy kị chư Tổ, chư Hòa thượng tiền bối.
Chánh giữa ngôi Tổ đường được tôn thờ di ảnh và Long vị chư Hòa thượng Trụ trì, tu tập tại Tổ đình theo từng thời kì.
Song song với việc trùng tu các công trình trên, Thượng tọa Thích Minh Trí còn cho tiến hành xây dựng Quan Âm Các, cổng Tam quan, tường rào bao bọc xung quanh chùa.
Quan Âm Các được tôn trí thanh thoát giữa lòng ao sen bốn mùa thoảng hương thơm ngan ngát và được nối với bờ ao bằng chiếc cầu hình bán nguyệt xin xắn.
Cổng Tam quan được thiết kế rất uy nghi với kiến trúc Tứ trụ; Hai trụ giữa, phần trên chóp được tôn trí hình tòa tháp Đại giác nơi đức Phật Thành đạo; Hai trụ bên là hình tháp tứ diện; Phần thân dưới các trụ cột được chạm các hoa văn đơn giản, khắc họa các câu đối nêu ý nghĩa tên gọi của Chùa và nêu cao việc tu phước hành thiện.
Cổng Tam quan được thiết kế rất uy nghi với kiến trúc Tứ trụ; Hai trụ giữa, phần trên chóp được tôn trí hình tòa tháp Đại giác nơi đức Phật Thành đạo; Hai trụ bên là hình tháp tứ diện; Phần thân dưới các trụ cột được chạm các hoa văn đơn giản, khắc họa các câu đối nêu ý nghĩa tên gọi của Chùa và nêu cao việc tu phước hành thiện.
Hai bên cổng Tam quan còn có thêm hai cổng phụ “Phương tiện môn và Phước đức môn” được sử dụng trong các kỳ lễ lớn tại Tổ đình. Tường rào bao quanh chùa được xây cao và lợp ngói phía trên.
Thượng tọa cũng cho tôn tạo lại toàn bộ khu vườn Tháp Tổ tại khuôn viên Chùa, khắc họa lại các Bia Tháp, họa tiết đã bị hư hoại. Ngài còn ra tận xứ Huế đúc quả Đại hồng chung nặng 1.000 kg và cho xây dựng Lầu chuông, Gác trống phía trước sân hai bên Chánh điện rất đẹp để an trí hai Pháp khí này.
Ngày 22 tháng 7 năm Bính Dần (2010), sau cơn bạo bệnh, Thượng Tọa an nhiên thị tịch, trụ thế 52 năm, để lại bao công việc Phật sự nơi Tổ đình còn đang dang dở.
Được sự cho phép của Ban trị sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang; Sự đồng thuận của các cấp chánh quyền, Thượng tọa Thích Phước Nghiêm kế tục sự nghiệp của Thầy Bổn sư, Trụ trì Tổ đình Phước Lâm, gánh vác Phật sự và hướng dẫn đồ chúng tu tập cho đến ngày nay.
Từ khi tiếp nhận trọng trách nơi chốn Tổ, mặc dù bận nhiều công việc nơi Trung ương Giáo hội, Thượng tọa Thích Phước Nghiêm cũng dành nhiều thời gian, kiến tạo, tu bổ lại khuôn viên chùa; Xây dựng Nhà Hậu Tổ để tôn thờ Thượng tọa Bổn sư trang nghiêm, thành kính; Xây dựng Tăng xá, Khách đường để có nơi lưu trú cho chư Tăng mỗi khi có dịp về thăm viếng Tổ đình. Kiến tạo Tôn tượng Bồ tát Địa Tạng cao 18m làm nơi chiêm ngưỡng cho bá tánh gần xa. Và nhiều công trình phụ khác để phục vụ cho các ngày lễ hội, húy kị diễn ra hằng năm tại Tổ đình.
Có thể nói, suốt chiều dài khoảng 200 năm, Tổ đình Phước Lâm là nơi thác tích của nhiều danh Tăng tài đức được triều đình nhà Nguyễn và Tăng ni khắp Nam kỳ lục tỉnh kính phục. Theo sử liệu còn lưu lại trên các Long vị được thờ tại Ban Tổ ngày nay cho thấy, Tổ đình Phước Lâm đã trải qua các đời truyền thừa và trụ trì như sau:
- Từ lâm tế Chánh tông đời thứ 35 húy Thiệt Thoại - thượng Tánh hạ Minh.
- Từ lâm tế Chánh tông đời thứ 36 húy Tế Hiển – thượng Bửu hạ Vương.
- Từ lâm tế Chánh tông đời thứ 37 húy Đại Quang – thượng Chí hạ Thành.
- Từ lâm tế Chánh tông đời thứ 38 húy Đạo Trung – thượng Thiện hạ Hiếu.
- Từ lâm tế Chánh tông đời thứ 39 húy Tánh Châu – thượng Đức hạ Triêm.
- Từ lâm tế Chánh tông đời thứ 40 húy Hải Cảm – thượng Chánh hạ Dũng.
- Từ lâm tế Chánh tông đời thứ 41 húy Thanh Lợi – thượng Minh hạ Đức.
- Từ lâm tế Gia Phổ đời thứ 38 (Tế thượng Chánh tông đời 42) húy Minh Trử (Trừng Trử) – thượng Quảng hạ Huệ.
- Từ lâm tế Chánh tông đời thứ 43 (Gia Phổ đời 39) húy Như Huy – thượng Khánh hạ Huy.
- Từ Tế thượng Chánh tông đời 42 húy Trừng Đắc – thượng Tịnh hạ Biên.
- Từ Tế thượng Chánh tông đời 42 húy Trừng Vui – thượng Tịnh hạ Trí.
- Từ lâm tế Chánh tông đời thứ 43 húy Nguyên Thường.
- Từ lâm tế Chánh tông đời thứ 44 húy Nguyên Hiền – thượng Diệu hạ Hiền. Trụ trì từ 1974 – 1984.
- Từ lâm tế Chánh tông đời thứ 44 húy Nguyên Đạo – thượng Minh hạ Trí. Trụ trì từ năm 1984 – 2010.
- Thượng tọa Thích Phước Nghiêm trụ trì từ năm 2010 đến nay.
Ghi Chú:
Tổ đình Phước Lâm
- Địa chỉ: Ấp Phú Lợi, xã Phú Nhuận, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
- Điện Thoại: 0908924692.
- Hệ Phái: Bắc Tông.
- Trụ Trì hiện nay: Thượng tọa Thích Phước Nghiêm - Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó trưởng Ban thường trực Ban hướng dẫn Phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
- Diện tích đất hiện nay:
- Chung: 15.081,3 - Số thửa: T 00407
- Xây dựng: 1.353,2 m² :
- Vườn: 13.728,1 m² :
- Ruộng: 4.500 m²
Sau đây là một số ảnh tư liệu:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét