Chùa tọa lạc ở số 13/32 ấp Tăng Phú , phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8962672. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Mặt bên chùa
Cây cao cổ
Tam quan chùa
Chùa Phước Tường
Một góc chùa
Chùa được Thiền sư Linh Quang – Phật Chiếu khai sáng vào năm 1741. Ban đầu, chùa ở gần chợ Tăng Nhơn Phú. Đến năm 1834, chùa được dời về địa điểm hiện nay.
Khuôn viên chùa khá rộng. Diện tích đất vào khoảng 3 ha. Ngôi chùa nép mình dưới nhiều cây cao bóng cả, mặt hướng về phía Tây. Trước chùa là điện thờ Di Đà Tam Tôn (đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí) xây dựng năm 1997, tượng đức Phật Thích Ca lộ thiên được Long Vương che phủ. Bên trái có tháp Hòa thượng Thích Bửu Ngọc. Bên phải có tháp thờ Đại Tứ Trí (Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Đại Thế Chí, Bồ tát Phổ Hiền) và tháp mộ các vị Tổ: Diệu Minh, Pháp Ấn.
Điện Phật
Bàn thờ Chư Tổ
Bàn thờ Hộ Pháp
Bàn thờ Thập Điện Minh Vương
Chư vị trụ trì tiền nhiệm là quý Hòa thượng: Linh Quang – Phật Chiếu, Phước Quang – Tổ Chơn, Đức An – Tổ Thuận, Diệu Minh – Tiên Hiền, Thắng Phước – Minh Huệ, Thích Như Tần, Thích Tâm Thọ, Thích Hóa Thông, Thích Pháp Ấn và Thích Bửu Ngọc. Đại đức Thích Nhựt An trụ trì hiện nay.
Chùa đã được trùng tu nhiều lần dưới thời nhà Nguyễn. Kiến trúc ngôi chùa ngày nay là kết quả của những đợt trùng kiến vào những năm 1930, năm 1952 và năm 1991. Tam quan được xây dựng năm 1990. Chùa được xây theo hình chữ "Tam", gồm 3 căn nhà song song nối tiếp nhau, chiều ngang 12m, chiều dài hơn 50m. Nội thất được thiết kế theo trục dọc: điện Phật, nhà Tổ, nhà giảng, sân lộ thiên, nhà Giám Trai...
Bàn thờ Quan Công
Bàn thờ 9 bà mẹ thai sanh (tượng cổ)
Tháp thờ Đại Tứ Trí (năm 1996) - Tượng Bồ Tát Di Lặc
Tháp thờ Đại Tứ Trí (năm 1996) - Tượng Bồ Tát Quan Âm
Tháp thờ Đại Tứ Trí (năm 1996) - Tượng Bồ Tát Đại Thế Chí
Tháp thờ Đại Tứ Trí (năm 1996) - Tượng Bồ Tát Đại Thế Chí
Tháp Cố Hoà thượng Thích Bửu Ngọc
Tháp Cố Hòa thượng Thích Bửu Ngọc (năm 1994)
Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Bàn trên cùng thờ Tam Thế Phật, kế đến là tượng đức Phật Thích Ca, hai bên có các tượng: Bồ tát Quan Thế Âm, Bồ tát Địa Tạng, hai vị Hộ Pháp. Bàn giữa thờ Bồ tát Di Lặc. Bàn ngoài tôn trí tượng đức Phật Thích Ca. Ở bái đường có đặt tượng Thập điện Minh Vương. Chùa có khoảng 40 pho tượng thờ, đa số được tạc bằng danh mộc. Đặc biệt, tượng Hộ Pháp bằng gỗ thếp vàng được ngài Diệu Minh tạc vào giữa thế kỷ XIX. Tượng đức Phật Thích Ca ở bàn ngoài được thỉnh từ Campuchia về vào khoảng năm 1950. Bao lam và câu đối ở chùa được chạm khắc tinh xảo.
Hằng năm, ngoài các ngày lễ truyền thống của Phật giáo, chùa còn tổ chức lễ giỗ Tổ Tiên Hiền vào ngày 18 – 3 ÂL, giỗ Tổ Pháp Ấn vào ngày 7 – 10 ÂL và giỗ Hòa thượng Thích Bửu Ngọc vào ngày 25 – 11 ÂL.
Chùa là ngôi tổ đình danh tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh. Bộ Văn hóa và Thông tin đã công nhận chùa là Di tích kiến trúc nghệ thuật theo quyết định số 43/VH-QĐ ký ngày 07 tháng 01 năm 1993.
Văn bia tưởng niệm Cố Hòa thượng Thích Bửu Ngọc (bản tiếng Việt)
Văn bia tưởng niệm Cố Hòa thượng Thích Bửu Ngọc (bản tiếng Hán)
Điện thờ Di Đà Tam Tôn (năm 1997)
Bàn thờ Di Lặc
Tượng đức Phật Thích Ca (năm 1998)
Bàn thờ Quan Âm thiên thủ thiên nhãn
Tượng Bồ tát Di Lặc
Bàn thờ Hộ Pháp
Bàn thờ Địa Tạng
Bàn thờ Phật và các vị Bồ tát, Minh Vương
Bàn thờ Quan Âm Thị Kính
Biển tên chùa, "Phước Tường Tự"
Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Có một ngôi chùa làng quê trong lòng thành phố
Địa chỉ cũ của chùa là 13/32, ấp Tăng Phú, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9 - còn địa chỉ mới là 13/32 đường 102, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9. Thú thiệt là đọc cả 2 địa chỉ đó tui đều nghĩ là tìm cho ra ngôi chùa đó chắc gian nan lắm. Ấy vậy mà vừa ra khỏi con đường Lê văn Việt sầm uất khoảng vài trăm met đã thấy ngay ngôi chùa. Vị chi chùa cách ngã tư Thủ Đức chỉ có 2 km.
Điều bất ngờ kế tiếp là vừa bước qua cổng chùa tui có cảm giác như mình vừa tới một chốn làng quê yên ả, dù rằng cách đó chỉ vài trăm mét thôi là chốn đô thành nhộn nhịp.
Bước qua cổng tam quan, bên tay trái là ngôi chùa mái ngói cổ kính.
Bên phải và sâu bên trong là rừng cây cổ thụ um tùm, thấp thoáng trong đó là những tượng Phật, ngôi tháp cổ càng làm tăng thêm vẻ trầm mặc, yên ả của miền quê.
Cũng ở phía bên phải là nghĩa trang của chùa, có những ngôi mộ đá ong thật cổ.
Quả thật, nếu có khi nào đó bạn cảm thấy quá mệt mỏi với những bon chen trong cuộc sống ở một thành phố náo nhiệt, hãy thử đến đây xem. Tui nghĩ là bạn sẽ thấy nhẹ lòng hơn nhiều lắm.
Nãy giờ tui vẫn chưa nói tên ngôi chùa cho các bạn nghe. Bạn ơi, đây không hề là một ngôi chùa bình thường đâu nhé! Chùa rất, rất nổi tiếng.
Đây là chùa Phước Tường, chùa là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia. Theo GS Trương Ngọc Tường: Hiện nay chùa Phước Tường có 53 pho tượng, 13 bức hoành phi, câu đối và nhiều bao lam, thần vọng, bài vị. Bao lam chùa Phước Tường chạm trong khoảng năm 1921, lấy đề tài tứ linh, chim hạc và cây tùng, chim trĩ và hoa mẫu đơn, chim phượng và hoa sen… Tượng thờ có nhiều loại. Có tượng bằng đá, bằng đất, nhiều nhất là bằng gỗ. Một số tương gỗ ở chùa tạc vào đầu thế kỷ XIX, còn nét thô phác nhưng có giá trị lớn của cổ vật niên đại hàng trăm năm.
Chùa Phước Tường được khai sơn năm 1741. Xin nhắc là chùa Giác Lâm, ngôi chùa cổ nhất Sài Gòn, được khai sơn năm 1744 - như vậy chùa Phước Tường được khai sơn trước ngôi chùa xưa nhất Sài Gòn tới 3 năm!
Ngoài những kiến trúc cổ, một số cụm tượng Phật, công trình mới được tạo dựng khá đẹp mắt và hài hòa, không làm mất đi vẻ trầm lắng mà trang nghiêm của chùa.
Vãn cảnh chùa đi, nhé bạn?
Điều bất ngờ kế tiếp là vừa bước qua cổng chùa tui có cảm giác như mình vừa tới một chốn làng quê yên ả, dù rằng cách đó chỉ vài trăm mét thôi là chốn đô thành nhộn nhịp.
Bước qua cổng tam quan, bên tay trái là ngôi chùa mái ngói cổ kính.
Ngôi chùa mái ngói cổ kính, đơn sơ giữa những tán cây xanh
Người nhà chùa quét sân, làm vườn, khung cảnh như chốn thôn quê
Quả thật, nếu có khi nào đó bạn cảm thấy quá mệt mỏi với những bon chen trong cuộc sống ở một thành phố náo nhiệt, hãy thử đến đây xem. Tui nghĩ là bạn sẽ thấy nhẹ lòng hơn nhiều lắm.
Nãy giờ tui vẫn chưa nói tên ngôi chùa cho các bạn nghe. Bạn ơi, đây không hề là một ngôi chùa bình thường đâu nhé! Chùa rất, rất nổi tiếng.
Đây là chùa Phước Tường, chùa là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia. Theo GS Trương Ngọc Tường: Hiện nay chùa Phước Tường có 53 pho tượng, 13 bức hoành phi, câu đối và nhiều bao lam, thần vọng, bài vị. Bao lam chùa Phước Tường chạm trong khoảng năm 1921, lấy đề tài tứ linh, chim hạc và cây tùng, chim trĩ và hoa mẫu đơn, chim phượng và hoa sen… Tượng thờ có nhiều loại. Có tượng bằng đá, bằng đất, nhiều nhất là bằng gỗ. Một số tương gỗ ở chùa tạc vào đầu thế kỷ XIX, còn nét thô phác nhưng có giá trị lớn của cổ vật niên đại hàng trăm năm.
Chùa Phước Tường được khai sơn năm 1741. Xin nhắc là chùa Giác Lâm, ngôi chùa cổ nhất Sài Gòn, được khai sơn năm 1744 - như vậy chùa Phước Tường được khai sơn trước ngôi chùa xưa nhất Sài Gòn tới 3 năm!
Ngoài những kiến trúc cổ, một số cụm tượng Phật, công trình mới được tạo dựng khá đẹp mắt và hài hòa, không làm mất đi vẻ trầm lắng mà trang nghiêm của chùa.
Vãn cảnh chùa đi, nhé bạn?
Phạm Hoài Nhân
Chùa Phước Tường: Di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo
Chùa Phước Tường là di tích lich sử văn hóa cấp quốc gia, được Bộ Văn Hóa Thông tin công nhận cấp bằng ngày 27/7/1993 và công nhận là Di Tích kiến trúc nghệ thuật theo quyết định VH/QĐ 43 ngày 7/1/1993.
Sau khi Hòa thượng Thích Pháp Ấn tịch, đệ tử Hồng Diệp – Bửu Ngọc kế thế ngài đã trùng tu chùa Phước Tường năm 1950, xây dựng một số công trình phụ năm 1990. Trụ trì chùa Phứơc Tường hiện nay là ĐĐ Thích Nhựt An, đệ tử Hòa thượng Thích Bửu Ngọc.
Cổng tam quan của chùa quay về hướng bắc. Trước đây chùa Phước Tường ở trên khu đất rộng không rào, không cổng. Mãi đến năm 1990, Hòa thượng Thích Bửu Ngọc mới xây một chiếc cổng hình cổ lâu hai bên có một đoạn rào ngắn, vẫn còn trống trước trống sau. Cho đến nay, chùa đã được xây lại cổng tam quan và xây rào hoàn chỉnh.
Chùa được xây dựng theo chữ L ngược, có trục chính và trục phụ. Trục chính là một tập thể qui mô. Kiến trúc bao gồm: chánh điện, tổ đường, giảng đường, sân thiên tĩnh, tăng đường. Trục phụ gồm Đông lan nằm bên trái trục chính.
Quy mô chùa Phước Tường hiện nay, tuy được trùng tu vào năm 1930, nhưng vẫn còn giữ được nét truyền thống. Chùa có 3 nóc xếp đọi theo hình chữ “khẩu” . Phía trước là tiền điện, một ngôi nhà ba gian hai chái; giữa là chánh điện, sau là giảng đường, sau rốt là nhà Giám Trai và nhà kho. Các công trình này đều bằng gỗ quý, mái ngói âm dương, rêu phong cổ kính. Đa số các công trình này đều thiết kế theo qui mô hình nhà tứ trụ, trừ các công trình phía phía sau, không cần thiết. Trước đây, vách chùa và cửa chùa đều bằng gỗ, mái ngói âm dương nhiều lớp, nên nội điện mát mẻ. Nhưng càng về sau, theo khuynh hướng chung của xã hội, vách ván được thay thế bằng vách gạch kiên cố, gỗ được sơn son, đẹp mắt hơn trước.
Tiền điện có bố trí tượng Hộ Pháp. Tại đây có thờ Hộ pháp Di Đà (giữa), hai bên là Thiện hữu, Ác Hữu. Đại Hùng Bảo Điện tức là chánh điện rộng rãi. Bàn thờ chính thờ Tam Thế Phật (quá khứ, hiện tại, vị lai), bộ tượng bằng gỗ, thếp vàng. Cũng tại bàn thờ này còn có thờ Di Đà Tam Tôn (Di Đà, Quan Âm, Đại Thế Chí), Thích Ca thành đạo (phong cách Khmer), Tất Đạt Đa giáng thế, Di Lặc, Kim Cương, kể cả Ngọc Hoàng Thượng Đế, Nam Tào, Bắc Đẩu.
Xung quanh chánh điện là bàn thờ Thập Điện Minh Vương, Quan Thánh Đế Quân, Phật Dược Sư, Long Vương,… Trên có tấm hoành phi khắc bốn chữ “Thôi tà phụ chính” (Đuối tà giúp chính).
Trước bàn thờ Tổ sư tiền bối là bàn thờ Chuẩn Đề Vương. Hai bên là bàn thờ Thập Phương bổn đạo quá vãng, mà lúc sinh thời họ thường đến thăm chùa. Giảng đường( tức Bác Nhã đường) là ngôi nhà khá rộng. Giữa là tượng Chuẩn Đề Vương, vị Bồ Tát Mật Tông có 3 mắt, 18 tay. Phía sau là quá đường (nơi tổ chức trai tăng), hai bên là hai bộ phản, dùng làm nơi bày tiệc chay đãi chư tăng hoặc đãi khách quý. Giảng đường là nơi học tập của của chư tăng chùa.
Sau giảng đường là sân Thiên tĩnh, nơi đây giống như một cái giếng trời, ở dưới có Hòn non bộ, trên là khoảng trống giữa bốn bên mái ngói. Nơi đây nước chảy róc rách, thỉnh thoảng có vài tiếng chim kêu, giữa một không gian với những mái ngói rêu phong, lại thêm vào đó là những cặp liễn đối, bức hoành phi làm cho nơi đây đậm chất cổ kính thật không đâu sánh bằng.
Đặc biệt hai bàn thờ này được tương truyền là cho xăm rất linh. Khách thập phương đến đây xin xăm rất nhiều, để biết được điềm kiết hung cho mình. Sau nhà giám trai là nhà bếp, công trình phụ, nhà kho. Bên tây nhà Giám Trai là Hội trường, nơi các giảng sư giảng dạy Phật học cho Phật tử. Hiện nay nhà chùa xây dựng thêm nhà Tịnh Độ đạo tràng để phục vụ cho Phật tử tu học trong các khóa tu Phật thất.
Nội dung câu đối này bày tỏ quan niệm đại đức theo quan niệm Tam giáo đồng nguyên. Đặc biệt, nếu viết chữ Hán, thì câu “ Hiệu uông nhương, cần miễn lễ, động cù lao” đều có bộ “lực”. Câu “Chí trung thứ, niệm từ bi, tư cảm ứng” đều có bộ “tâm”.
Phước Tường là một ngôi chùa cổ của TP. Hồ Chí Minh, chùa tọa lạc ở đường 102, KP7, P. Tăng Nhơn Phú A, Q9, Tp.HCM. Chùa theo hệ phái Bắc tông. Chùa Phước Tường do thiền sư Linh Quang – Phật chiếu (1736-1788), đời thứ 35 thiền phái Lâm Tế khai sơn. Ngài là đệ tử Hòa thượng Thành Nhạc - Ấn Sơn, pháp tôn của Hòa thượng Nguyên Thiều – Thọ Tông. Chùa Phước Tường Được khai sơn vào năm 1741. Nhưng theo lời các bô lão thì ngôi chùa bấy giờ ở gần chợ Nhỏ (Tăng Nhơn Phú), cách địa điểm hiện nay khá xa. Sau khi Tổ khai sơn tịch, đệ tử là Tổ Thuận – Đức Ấn kế thế, rồi tiếp tục sư đệ là Tổ Chơn – Phước Quang từ chùa Phước Hưng đến thay. Hòa thượng Phước Quang có 2 đệ tử là Thiền sư Tiên Hiền – Từ Minh (Diệu Minh).
Đến năm Giáp Ngọ (1834) đời Minh Mạng, trụ trì đời thứ tư là Từ Minh, dời chùa đến địa điểm hiện nay, tái thiết quy mô. Sau Thiền sư Tiên Hiền, trụ trì chùa Phước Tường là Thiền sư Minh Huệ - Thắng Phước, Như Tần – Phước Huệ, Kiểu Lượng – Tâm Thọ. Đến đầu thế kỷ thứ XX, trụ trì chùa là Thích Hóa Thông. Đại sư là một tu sĩ có khí chất của một hào kiệt, tham gia phong trào Thiên Địa Hội (1913-1916) nên bị bắt tù đầy, hy sinh. Chùa Phước Tường do không có trụ trì bị suy sụp. Mãi đến 5, 6 năm sau, bổn đạo mới thỉnh Hòa thượng Thích Pháp Ấn về trụ trì. Hòa thượng Thích Pháp Ấn là đệ tử của Hòa thượng Minh Phương – Chơn Hương ở chùa Linh Nguyên (Đức Hòa) đã trùng tu chùa Phước Tường năm 1930.
Sau khi Hòa thượng Thích Pháp Ấn tịch, đệ tử Hồng Diệp – Bửu Ngọc kế thế ngài đã trùng tu chùa Phước Tường năm 1950, xây dựng một số công trình phụ năm 1990. Trụ trì chùa Phứơc Tường hiện nay là ĐĐ Thích Nhựt An, đệ tử Hòa thượng Thích Bửu Ngọc.
Chùa Phước Tường hiện nay nằm trên khu đất khá rộng, gần 3ha, ngôi chùa nép mình dưới nhiều cây cổ thụ rậm như một khu rừng. Từ ngoài cỗng bước vào nhìn qua bên phải là một khu đất rộng dành cho rừng cây. Giữa cảnh ấy lại điểm thêm một vài ngôi tháp, một vài ngôi mộ cổ rêu phong thì không đâu sánh bằng. Quả là sơn lâm hóa thành thị, thành thị hóa sơn lâm.
Cổng tam quan của chùa quay về hướng bắc. Trước đây chùa Phước Tường ở trên khu đất rộng không rào, không cổng. Mãi đến năm 1990, Hòa thượng Thích Bửu Ngọc mới xây một chiếc cổng hình cổ lâu hai bên có một đoạn rào ngắn, vẫn còn trống trước trống sau. Cho đến nay, chùa đã được xây lại cổng tam quan và xây rào hoàn chỉnh.
Chùa được xây dựng theo chữ L ngược, có trục chính và trục phụ. Trục chính là một tập thể qui mô. Kiến trúc bao gồm: chánh điện, tổ đường, giảng đường, sân thiên tĩnh, tăng đường. Trục phụ gồm Đông lan nằm bên trái trục chính.
Quy mô chùa Phước Tường hiện nay, tuy được trùng tu vào năm 1930, nhưng vẫn còn giữ được nét truyền thống. Chùa có 3 nóc xếp đọi theo hình chữ “khẩu” . Phía trước là tiền điện, một ngôi nhà ba gian hai chái; giữa là chánh điện, sau là giảng đường, sau rốt là nhà Giám Trai và nhà kho. Các công trình này đều bằng gỗ quý, mái ngói âm dương, rêu phong cổ kính. Đa số các công trình này đều thiết kế theo qui mô hình nhà tứ trụ, trừ các công trình phía phía sau, không cần thiết. Trước đây, vách chùa và cửa chùa đều bằng gỗ, mái ngói âm dương nhiều lớp, nên nội điện mát mẻ. Nhưng càng về sau, theo khuynh hướng chung của xã hội, vách ván được thay thế bằng vách gạch kiên cố, gỗ được sơn son, đẹp mắt hơn trước.
Tiền điện có bố trí tượng Hộ Pháp. Tại đây có thờ Hộ pháp Di Đà (giữa), hai bên là Thiện hữu, Ác Hữu. Đại Hùng Bảo Điện tức là chánh điện rộng rãi. Bàn thờ chính thờ Tam Thế Phật (quá khứ, hiện tại, vị lai), bộ tượng bằng gỗ, thếp vàng. Cũng tại bàn thờ này còn có thờ Di Đà Tam Tôn (Di Đà, Quan Âm, Đại Thế Chí), Thích Ca thành đạo (phong cách Khmer), Tất Đạt Đa giáng thế, Di Lặc, Kim Cương, kể cả Ngọc Hoàng Thượng Đế, Nam Tào, Bắc Đẩu.
Xung quanh chánh điện là bàn thờ Thập Điện Minh Vương, Quan Thánh Đế Quân, Phật Dược Sư, Long Vương,… Trên có tấm hoành phi khắc bốn chữ “Thôi tà phụ chính” (Đuối tà giúp chính).
Chùa Phước Tường cũng như các chùa ở Nam Nộ đều bày trí theo công thức “Tiền Phật hậu Tổ”. Thế nên, phía sau bàn thờ chánh điện là bàn thờ Tổ, thờ Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma và 10 vị cao tăng đã trụ trì chùa. Tượng Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma chùa Phước Tường bàng gỗ, đã được Việt Hóa nhân chủng. Theo các nhà nghiên cứu, pho tượng này trước kia thờ bên phải bàn thờ chính, gần đây được đưa ra phía sau, để thay thế vào đó là tượng Long Vương,… Nơi đây có bức hoành phi và những câu đối hàng trăm năm tuổi.
Trước bàn thờ Tổ sư tiền bối là bàn thờ Chuẩn Đề Vương. Hai bên là bàn thờ Thập Phương bổn đạo quá vãng, mà lúc sinh thời họ thường đến thăm chùa. Giảng đường( tức Bác Nhã đường) là ngôi nhà khá rộng. Giữa là tượng Chuẩn Đề Vương, vị Bồ Tát Mật Tông có 3 mắt, 18 tay. Phía sau là quá đường (nơi tổ chức trai tăng), hai bên là hai bộ phản, dùng làm nơi bày tiệc chay đãi chư tăng hoặc đãi khách quý. Giảng đường là nơi học tập của của chư tăng chùa.
Sau giảng đường là sân Thiên tĩnh, nơi đây giống như một cái giếng trời, ở dưới có Hòn non bộ, trên là khoảng trống giữa bốn bên mái ngói. Nơi đây nước chảy róc rách, thỉnh thoảng có vài tiếng chim kêu, giữa một không gian với những mái ngói rêu phong, lại thêm vào đó là những cặp liễn đối, bức hoành phi làm cho nơi đây đậm chất cổ kính thật không đâu sánh bằng.
Tiếp sau sân Thiên tĩnh là nhà Giám Trai. Nơi đây có bàn thờ Mẹ sanh – Mẹ Độ (bộ tượng có 7 nữ thần chính và 2 nữ thần bồng con đứng hầu). Tương truyền các vị nữ thần này rất thiêng, những gia đình hiếm muộn hoặc sinh con khó nuôi đều đến đây cầu khẩn. Đặc biệt, tại bàn thờ Mẹ Sanh – Mẹ Độ còn thờ một bức tượng nữ thần bằng sa thạch, có từ đời Phù Nam. Bức tượng này tìm được trong khuôn viên chùa Phước Tường, đào thấy trong lòng đất, khi đốn một cây cổ thụ, cách nay khá lâu. Vị thần này búi tóc trên đỉnh đầu có trang sức, mắt lộ, môi mỏng. Đối diện bàn thờ Mẹ sanh – Mẹ độ là bàn thờ Quan Âm Thị Kính bồng con (đứng), và tượng Giám Trai sứ giả Bồ Tát. Tương truyền ông Giám Trai là một nông dân chất phát, chỉ có sáu chữ “Nam mô A Di Đà Phật” mà cũng không thuộc nổi. Thế nhưng với lòng chân thật, siêng năng công quả mà ông đã thành một vị hộ trì ngôi Tam Bảo.
Đặc biệt hai bàn thờ này được tương truyền là cho xăm rất linh. Khách thập phương đến đây xin xăm rất nhiều, để biết được điềm kiết hung cho mình. Sau nhà giám trai là nhà bếp, công trình phụ, nhà kho. Bên tây nhà Giám Trai là Hội trường, nơi các giảng sư giảng dạy Phật học cho Phật tử. Hiện nay nhà chùa xây dựng thêm nhà Tịnh Độ đạo tràng để phục vụ cho Phật tử tu học trong các khóa tu Phật thất.
Hiện nay chùa Phước Tường có 53 pho tượng, 13 bức hoành phi, câu đối và nhiều bao lam, thần vọng, bài vị. Bao lam chùa Phước Tường chạm trong khoảng năm 1921, lấy đề tài tứ linh, chim hạc và cây tùng, chim trĩ và hoa mẫu đơn, chim phượng và hoa sen… Tượng thờ có nhiều loại. Có tượng bằng đá, bằng đất, nhiều nhất là bằng gỗ. Một số tương gỗ ở chùa tạc vào đầu thế kỷ XIX, còn nét thô phát nhưng có giá trị lớn của cổ vật niên đại hàng trăm năm. Chùa Phước Tường đặc biệt còn có nhiều câu đối văn hay, chữ đẹp, chạm trổ tinh xảo, sơn son thếp vàng rực rỡ. Có ba câu đối quán thủ hai chữ “Phước Tường”:
Nội dung câu đối này bày tỏ quan niệm đại đức theo quan niệm Tam giáo đồng nguyên. Đặc biệt, nếu viết chữ Hán, thì câu “ Hiệu uông nhương, cần miễn lễ, động cù lao” đều có bộ “lực”. Câu “Chí trung thứ, niệm từ bi, tư cảm ứng” đều có bộ “tâm”.
Gs.Ts Trương Ngọc Tường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét