Chùa tọa lạc trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, đường Nguyễn Phúc Nguyên, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km. ĐT: 054.510642. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Sông Hương (trước chùa Thiên Mụ)
Chùa Thiên Mụ
Một góc chùa
Lối vào chùa
Năm Tân Sửu (1601), chúa Nguyễn Hoàng nhân vào Hóa Châu tuần du, đã đặt chân đến đây, thấy phong cảnh tuyệt đẹp, địa thế tốt lành, ngôi chùa danh tiếng bị hư hỏng. Chúa cho dựng lại chùa, lấy tên “Thiên Mụ Tự “.
Đời vua Tự Đức, chùa được đổi tên là “Linh Mụ Tự”. Năm 1665, chúa Nguyễn Phúc Tần cho trùng tu ngôi chùa, quy mô kiến trúc còn nhỏ. Năm 1695, Thiền sư Thạch Liêm, người Trung Quốc, được chúa Nguyễn mời làm trụ trì chùa. Từ chùa Thiên Mụ và chùa Khánh Vân (Huế), ngài đã truyền bá Thiền phái Tào Động ở đàng Trong. Năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc đại hồng chung cao 2,5m, nặng 3285 cân. Đến năm 1714, chúa cho đại trùng tu chùa với quy mô lớn, mở an cư kiết hạ trong vườn Tỳ Da suốt tháng, và cho người sang Trung Quốc thỉnh Tam Tạng kinh điển hơn ngàn bộ đem về lưu giữ tại chùa. Năm 1715, công trình hoàn thành, chúa cho dựng bia để ghi nhớ. Tấm bia cao 2,58m, đặt trên lưng con rùa bằng cẩm thạch, có bài minh ca ngợi ngôi danh lam này:
... Phía Nam nước Việt chừ, núi sông đẹp đẽ
Ngôi chùa hùng tráng chừ, cửa Thiền nắng chiếu
Tánh vốn trong sạch chừ, nước chảy róc rách
Đất nước an ổn chừ, bốn cảnh thanh nhàn.
Điện Phật
Bàn thờ Bồ tát Quan Âm
Bàn thờ Bồ tát Địa tạng
Tương Bồ tát Di Lặc
Tượng Bồ tát Quan Âm
Tượng Minh Vương
Ngôi chùa hiện nay là một trong 16 công trình nằm trong danh mục Di sản văn hóa thế giới (1993) của quần thể di tích Huế. Ngày 28 – 8 – 2003, chùa đã khởi công trùng tu với kinh phí khoảng 15 tỷ đồng do Nhà nước cấp.
Chùa Thiên Mụ là ngôi cổ tự nổi tiếng. Câu ca dao từ bao đời đã để lại trong lòng người dân Huế và du khách đến Huế hình ảnh một cảnh chùa đẹp, thơ mộng bên bờ sông Hương.
Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Linh Mụ canh gà Thọ Xương.
Chùa Thiên Mụ là ngôi cổ tự nổi tiếng. Câu ca dao từ bao đời đã để lại trong lòng người dân Huế và du khách đến Huế hình ảnh một cảnh chùa đẹp, thơ mộng bên bờ sông Hương.
Nhà chuông (Đại hồng chung đúc năm 1710)
Tháp chùa
Vườn chùa
Điện Quan Âm
Điện Địa tạng
Biển tên chùa
Bia chùa
Đại hồng chung
Khánh đồng
Nhà khách
Tụng kinh
Tụng kinh ở chánh điện
Du khách thăm chùa
Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Chùa cổ 400 tuổi bên dòng sông Hương
Nằm bên bờ sông Hương, chùa Thiên Mụ thu hút du khách thăm viếng bởi những câu chuyện lịch sử và kiến trúc độc đáo.
Chùa được xây dựng vào năm 1601, vào đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Chùa còn có tên gọi là Linh Mụ, nằm trên đồi Hà Khê, thuộc phường Kim Long, cách trung tâm TP Huế khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ có hướng nhìn ra dòng sông Hương, đây được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Huế.
Theo sử của triều Nguyễn, trong chuyến du ngoạn, chúa Nguyễn Hoàng đã khám phá ra một nơi có sự kết hợp hài hòa giữa núi và sông - ngọn đồi có chùa Thiên Mụ bây giờ. Người dân địa phương kể lại với chúa Nguyễn Hoàng rằng, nơi đây ban đêm thường có bà lão tóc bạc phơ, mặc áo đỏ quần lục xuất hiện, nói rằng sẽ có người đến đây lập chùa để tụ linh khí, giúp đất nước phát triển hùng mạnh. Nghe chuyện, ông bèn lệnh cho dựng ngôi chùa trên đồi, hướng ra sông Hương và đặt tên Thiên Mụ (thiên là trời, mụ là bà cụ).
"Cảm nhận đầu tiên của tôi là Thiên Mụ nằm ở vị trí đẹp, phía trước là dòng sông Hương thơ mộng. Cảnh sắc chùa trang nghiêm và yên tĩnh, lúc tham quan cảm thấy rất thư thái", Hoàng Gia, một du khách chia sẻ.
Chùa được bao bọc xung quanh bởi một khuôn thành xây bằng đá và gạch mang hình dáng như con rùa. Bước chân vào chùa, du khách bắt gặp ngay biểu tượng gắn với hình ảnh của chùa Thiên Mụ - tháp Phước Duyên. Tháp 7 tầng được xây bằng gạch, cao 21 m. Tiến sâu vào bên trong, du khách sẽ đến điện Đại Hùng, chính điện và cũng là gian lớn nhất của chùa. Khuôn viên chùa có nhiều vườn hoa, cây cối được chăm sóc và tỉa kĩ lưỡng.
Đi theo bên hông điện để vòng ra phía sau vườn, du khách sẽ ngang qua nơi trưng bày chiếc ô tô - di vật hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi tự thiêu. Cuối chùa là khu mộ tháp của cố hòa thượng Thích Đôn Hậu, một vị trụ trì của chùa. Nơi đây cũng có khu rừng thông khiến khung cảnh chùa càng thêm tịch mịch.
Ngoài ra, ngôi chùa này còn nổi tiếng với tin đồn "cặp đôi nào yêu nhau cùng lên chùa Thiên Mụ, trở về sẽ chia tay" mà người dân Huế ai cũng biết. Song điều đó có thật hay không chưa ai kiểm chứng. "Ba mẹ tôi cũng từng lên Thiên Mụ, cuối cùng vẫn lấy nhau, có bạn tôi đi về thì chia tay thật", Phương Thủy, một người dân Huế, cho biết.
Chùa được xây dựng vào năm 1601, vào đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Chùa còn có tên gọi là Linh Mụ, nằm trên đồi Hà Khê, thuộc phường Kim Long, cách trung tâm TP Huế khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ có hướng nhìn ra dòng sông Hương, đây được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Huế.
Theo sử của triều Nguyễn, trong chuyến du ngoạn, chúa Nguyễn Hoàng đã khám phá ra một nơi có sự kết hợp hài hòa giữa núi và sông - ngọn đồi có chùa Thiên Mụ bây giờ. Người dân địa phương kể lại với chúa Nguyễn Hoàng rằng, nơi đây ban đêm thường có bà lão tóc bạc phơ, mặc áo đỏ quần lục xuất hiện, nói rằng sẽ có người đến đây lập chùa để tụ linh khí, giúp đất nước phát triển hùng mạnh. Nghe chuyện, ông bèn lệnh cho dựng ngôi chùa trên đồi, hướng ra sông Hương và đặt tên Thiên Mụ (thiên là trời, mụ là bà cụ).
Toàn bộ kiến trúc của chùa Thiên Mụ nằm trên một ngọn đồi hình chữ nhật. Từ đây, du khách có dịp chiêm ngưỡng nét đẹp uốn lượn, hiền hòa của dòng Hương thơ mộng. Ảnh: Võ Thạnh.
"Cảm nhận đầu tiên của tôi là Thiên Mụ nằm ở vị trí đẹp, phía trước là dòng sông Hương thơ mộng. Cảnh sắc chùa trang nghiêm và yên tĩnh, lúc tham quan cảm thấy rất thư thái", Hoàng Gia, một du khách chia sẻ.
Chùa được bao bọc xung quanh bởi một khuôn thành xây bằng đá và gạch mang hình dáng như con rùa. Bước chân vào chùa, du khách bắt gặp ngay biểu tượng gắn với hình ảnh của chùa Thiên Mụ - tháp Phước Duyên. Tháp 7 tầng được xây bằng gạch, cao 21 m. Tiến sâu vào bên trong, du khách sẽ đến điện Đại Hùng, chính điện và cũng là gian lớn nhất của chùa. Khuôn viên chùa có nhiều vườn hoa, cây cối được chăm sóc và tỉa kĩ lưỡng.
Mỗi tầng của tháp Phước Duyên đều thờ tượng Phật. Ảnh: Phạm Quốc Cường.
Đi theo bên hông điện để vòng ra phía sau vườn, du khách sẽ ngang qua nơi trưng bày chiếc ô tô - di vật hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi tự thiêu. Cuối chùa là khu mộ tháp của cố hòa thượng Thích Đôn Hậu, một vị trụ trì của chùa. Nơi đây cũng có khu rừng thông khiến khung cảnh chùa càng thêm tịch mịch.
Ngoài ra, ngôi chùa này còn nổi tiếng với tin đồn "cặp đôi nào yêu nhau cùng lên chùa Thiên Mụ, trở về sẽ chia tay" mà người dân Huế ai cũng biết. Song điều đó có thật hay không chưa ai kiểm chứng. "Ba mẹ tôi cũng từng lên Thiên Mụ, cuối cùng vẫn lấy nhau, có bạn tôi đi về thì chia tay thật", Phương Thủy, một người dân Huế, cho biết.
Cửa đỏ mặt sau chính điện là góc chụp ảnh nhiều du khách yêu thích. Ảnh: Hoàng Gia.
Chiếc xe của hòa thượng Thích Quảng Đức. Ảnh: Hoàng Gia.
Khu mộ tháp và rừng thông. Ảnh: Journeys in Hue.
Điện Đại Hùng. Ảnh: Journeys in Hue
Thời tiết dễ chịu nhất ở Huế vào khoảng tháng 1 và 2 - thời gian thích hợp nhất để tham quan chùa. Tuy nhiên, nếu muốn ngắm cảnh chùa Thiên Mụ vào mùa hoa phượng, du khách có thể đến vào tháng 5 hoặc 6. Du khách có thể kết hợp tham quan chùa Thiên Mụ với Đại Nội, Điện Hòn Chén, Lăng Minh Mạng, chùa Huyền Không Sơn Thượng trên cùng một tuyến đường để tiết kiệm thời gian.
Chùa mở cửa từ sáng đến 6h chiều, nên chọn trang phục kín đáo khi vào thăm chùa, hạn chế cười nói lớn tiếng, đặc biệt buổi trưa để các sư thầy tại đây nghỉ ngơi. Khuôn viên chùa cũng không quá rộng nên du khách thường dành khoảng 45 phút đến 1 tiếng để khám phá, chụp ảnh.
Sau khi tham quan, du khách có thể thưởng thức đậu hũ Huế (tào phớ) của các dì bán hàng ở chân cổng chùa. Nếu du khách đến vào buổi chiều, nên nán lại vào khoảng 5h30 - 6h30 để ngắm hoàng hôn ở sông Hương.
Du khách có thể dễ dàng đến chùa Thiên Mụ từ các điểm như Đại Nội, Chợ Đông Ba, cầu Tràng Tiền, bằng xe đạp, xe máy hay taxi. Ngoài ra, có thể chọn đi thuyền rồng trên sông Hương từ bến đò Tòa Khâm để tới chùa hoặc đi xích lô từ bất kỳ địa điểm nào trong trung tâm thành phố.
Chùa mở cửa từ sáng đến 6h chiều, nên chọn trang phục kín đáo khi vào thăm chùa, hạn chế cười nói lớn tiếng, đặc biệt buổi trưa để các sư thầy tại đây nghỉ ngơi. Khuôn viên chùa cũng không quá rộng nên du khách thường dành khoảng 45 phút đến 1 tiếng để khám phá, chụp ảnh.
Sau khi tham quan, du khách có thể thưởng thức đậu hũ Huế (tào phớ) của các dì bán hàng ở chân cổng chùa. Nếu du khách đến vào buổi chiều, nên nán lại vào khoảng 5h30 - 6h30 để ngắm hoàng hôn ở sông Hương.
Du khách có thể dễ dàng đến chùa Thiên Mụ từ các điểm như Đại Nội, Chợ Đông Ba, cầu Tràng Tiền, bằng xe đạp, xe máy hay taxi. Ngoài ra, có thể chọn đi thuyền rồng trên sông Hương từ bến đò Tòa Khâm để tới chùa hoặc đi xích lô từ bất kỳ địa điểm nào trong trung tâm thành phố.
Ngân Dương
Chùa Thiên Mụ - Bức tranh tuyệt đẹp xứ Huế
Huế vốn là nơi quy tụ nhiều di tích, thắng cảnh, nhiều ngôi chùa cổ kính nổi tiếng và chùa Thiên Mụ là một trong những địa điểm tôn giáo lâu đời nhất và hấp dẫn nhất tại đây. Với lối kiến trúc đẹp và cổ xưa, chùa là điểm thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước.
Chùa Thiên Mụ (còn gọi là chùa Linh Mụ) nằm ở đồi Hà Khê, trên bờ bắc sông Hương, phường Kim Long, cách trung tâm TP. Huế khoảng 5 km về phía tây. Được xây dựng vào năm 1601 bởi chúa Tiên Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong, chùa Thiên Mụ được coi là ngôi chùa cổ nhất ở Huế.
Nhờ sự gia tăng và thời kỳ hoàng kim của Phật giáo Đàng Trong, chùa đã được xây dựng lại trong một quy mô đáng kể dưới thời Chúa Quốc - Nguyễn Phúc Chu (1691-1725). Năm 1710, Chúa Quốc cho đúc chiếc chuông đặt tên Đại Hồng Chuông nặng tới trên hai tấn và có khắc một bài minh trên đó.
Với vẻ đẹp tự nhiên và quy mô mở rộng kể từ thời điểm đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất ở xứ Đàng Trong. Thông qua các sự kiện lịch sử, chùa Thiên Mụ đã được tái phục hồi nhiều lần trong suốt triều đại của các vua nhà Nguyễn. Vua Thiệu Trị, người kế vị Minh Mạng, đã dựng lên Từ Nhân Tháp vào năm 1844, mà bây giờ được gọi là tháp Phước Duyên. Tháp cao 21m với hình dạng bát giác và có bảy tầng, mỗi tầng trong đó là dành cho một vị Phật khác nhau. Đứng trên tòa tháp, du khách có thể nhìn dòng sông Hương phẳng lặng và ngắm những du thuyền nhẹ trôi trên sông.
Đặc biệt, ở đây còn lưu giữ di vật của hòa Thượng Thích Quảng Đức. Đó là chiếc xe mà Hòa thượng đã dùng để đi từ chùa Ấn Quang đến ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt (Sài Gòn). Sau khi bước xuống xe, Hòa Thượng tĩnh tọa giữa lòng đường rồi tẩm xăng và châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách bạo tàn kì thị Phật Giáo và đàn áp tự do tín ngưỡng của chế độ Ngô Đình Diệm.
Đến với Huế, quả là thiếu sót nếu du khách không ghé qua chùa Thiên Mụ. Vì qua hàng trăm năm, mỗi công trình kiến trúc nơi đây đều chứa đựng sự trang trọng và là sự kết hợp hài hòa giữa tài hoa con người với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Tham gia vào du lịch Huế nói chung, và Chùa Thiên Mụ nói riêng, du khách sẽ được thoải mái chìm đắm tâm trí trôi nhẹ theo sông Hương từ thượng đến hạ nguồn để cảm nhận cuộc sống khác trong Huế yên bình.
Một góc chùa Thiên Mụ. Ảnh: PĐ.
Trụ biểu và các bậc thang dẫn lên chùa. Ảnh: PĐ.
Chùa Thiên Mụ (còn gọi là chùa Linh Mụ) nằm ở đồi Hà Khê, trên bờ bắc sông Hương, phường Kim Long, cách trung tâm TP. Huế khoảng 5 km về phía tây. Được xây dựng vào năm 1601 bởi chúa Tiên Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong, chùa Thiên Mụ được coi là ngôi chùa cổ nhất ở Huế.
Nhờ sự gia tăng và thời kỳ hoàng kim của Phật giáo Đàng Trong, chùa đã được xây dựng lại trong một quy mô đáng kể dưới thời Chúa Quốc - Nguyễn Phúc Chu (1691-1725). Năm 1710, Chúa Quốc cho đúc chiếc chuông đặt tên Đại Hồng Chuông nặng tới trên hai tấn và có khắc một bài minh trên đó.
Đại Hồng Chuông trong chùa Thiên Mụ. Ảnh: PĐ.
Với vẻ đẹp tự nhiên và quy mô mở rộng kể từ thời điểm đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất ở xứ Đàng Trong. Thông qua các sự kiện lịch sử, chùa Thiên Mụ đã được tái phục hồi nhiều lần trong suốt triều đại của các vua nhà Nguyễn. Vua Thiệu Trị, người kế vị Minh Mạng, đã dựng lên Từ Nhân Tháp vào năm 1844, mà bây giờ được gọi là tháp Phước Duyên. Tháp cao 21m với hình dạng bát giác và có bảy tầng, mỗi tầng trong đó là dành cho một vị Phật khác nhau. Đứng trên tòa tháp, du khách có thể nhìn dòng sông Hương phẳng lặng và ngắm những du thuyền nhẹ trôi trên sông.
Trước chùa còn có một bến du thuyền dành cho ai muốn ngắm cảnh sông Hương bằng đường thủy . Ảnh: PĐ.
Đặc biệt, ở đây còn lưu giữ di vật của hòa Thượng Thích Quảng Đức. Đó là chiếc xe mà Hòa thượng đã dùng để đi từ chùa Ấn Quang đến ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt (Sài Gòn). Sau khi bước xuống xe, Hòa Thượng tĩnh tọa giữa lòng đường rồi tẩm xăng và châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách bạo tàn kì thị Phật Giáo và đàn áp tự do tín ngưỡng của chế độ Ngô Đình Diệm.
Chiếc xe là di vật của Hòa Thượng Thích Quảng Đức. Ảnh: PĐ.
Chính Điện chùa Thiên Mụ. Ảnh: PĐ.
Tam quan chùa Thiên Mụ. Ảnh: PĐ.
Mộ tháp của Hòa thượng Thích Đôn Hậu. Ảnh: PĐ.
Đến với Huế, quả là thiếu sót nếu du khách không ghé qua chùa Thiên Mụ. Vì qua hàng trăm năm, mỗi công trình kiến trúc nơi đây đều chứa đựng sự trang trọng và là sự kết hợp hài hòa giữa tài hoa con người với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Tham gia vào du lịch Huế nói chung, và Chùa Thiên Mụ nói riêng, du khách sẽ được thoải mái chìm đắm tâm trí trôi nhẹ theo sông Hương từ thượng đến hạ nguồn để cảm nhận cuộc sống khác trong Huế yên bình.
Một góc của tháp Phước Duyên. Ảnh: PĐ.
Nhiều du khách không quên lưu giữ lại cho mình những bức ảnh tại chùa. Ảnh: PĐ.
PHÚC ĐẠT
Giải mã tiếng chuông và lời nguyền “oán tình nhân” ở chùa Thiên Mụ
Không biết tự bao giờ, chùa Thiên Mụ, một ngôi chùa rất nổi tiếng xứ Huế khoác lên mình câu chuyện về lời nguyền “oán các đôi tình nhân”. Theo đó, những đôi tình nhân đưa nhau lên chùa vãn cảnh sẽ không bao giờ có thể đến được với nhau. Cũng chính vì lời nguyền vô căn cứ đó, nhiều cặp đôi đã không dám đến ngôi chùa này khi chọn những địa điểm hẹn hò. Vậy đâu là sự thật?
Tiếng chuông giải tỏa muộn phiền, khổ đau
Cố đô Huế bấy lâu nay được xem như một kho tàng còn lưu giữ rất nhiều những công trình văn hóa mang đậm tính lịch sử của thời phong kiến, cũng như là vùng đất có nhiều ngôi chùa cổ nhất của cả nước. Trong số đó, chứa đựng nhiều ý nghĩa lịch sử nhất, được xây dựng lâu đời nhất chính là chùa Thiên Mụ, hay còn biết đến là Linh Mụ. Ngôi chùa này bấy lâu nay được nhân gian nhuốm màu huyền thoại với biệt danh, “chùa Nhà trời”.
Tương truyền, ngọn đồi Hà Khê, nơi tọa lạc của chùa Thiên Mụ ngày nay là nơi hội tụ linh khí, rất linh thiêng nhưng từ lâu đã bị một viên tướng nhà Đường (Trung Quốc) tìm cách đào sâu chân đồi nhằm ngăn cách long mạch. Đúng vào cái đêm đó, có một người phụ nữ mặc đồ đỏ tuy rất trẻ nhưng tóc lại bạc trắng ngồi dưới chân đồi than vãn rồi cất tiếng nói to: “Đời sau nếu có bậc quân chủ muốn bồi đắp mạch núi để làm mạch cho Nam triều thì nên lập chùa thờ Phật, thỉnh cầu linh khí trở về nơi núi này để phúc dân giúp nước, tất không có gì phải lo”.
Những lời căn dặn này cùng hình ảnh người phụ nữ tóc bạc trải qua nhiều đời, được lưu truyền bởi những người dân sống ở đây cuối cùng cũng tìm đến được chúa Nguyễn Hoàng khi ông đang trên đường mở rộng bờ cõi về phía Nam. Kể từ đó, Nguyễn Hoàng cho xây dựng một ngôi chùa ở vùng đất linh thiêng này để mong việc mở rộng cơ đồ, xây dựng một Nhà nước phong kiến mới ở Đàng Trong gặp nhiều thuận lợi và nhận được sự đồng thuận của các đấng thần linh của “nhà trời”.
Để tìm hiểu thực hư câu chuyện, chúng tôi đã tìm gặp trụ trì Thích Trí Tự và được biết: “Chùa Thiên Mụ là một trong những ngôi cổ tự của xứ Huế, nổi bật giữa sườn đồi bởi ngọn tháp cao có kiến trúc bát giác độc đáo. Dù được xây dựng khá muộn, sau này vào thời vua Thiệu Trị (1844) nhưng cho đến bây giờ, tháp Phước Duyên vẫn luôn là biểu tượng rõ rệt nhất của chùa Thiên Mụ. Tháp cao được xây dựng bảy tầng với cầu thang xoắn ốc thờ một tượng Phật ở mỗi tầng và qua năm tháng vẫn còn lưu giữ những nét đẹp được đánh giá cao về mặt mỹ thuật.
Hiện nay, tại chùa Thiên Mụ còn đang lưu giữ hai chiếc chuông. Một chiếc không bao giờ đánh được, đúc từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu năm Canh Dần (1710) nay đặt ở bên phải tháp Phước Duyên mang ý nghĩa như một pháp khí của chùa, giúp mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Còn một chiếc là nguồn gốc của tiếng chuông, đúc vào thời vua Gia Long (1815) được đặt ở gác chuông nằm bên trái cổng chùa dẫn vào điện Đại Hùng phía trong. Có được âm độ cao vút và ngân xa như vậy vì chuông đúc bởi hợp kim đặc biệt, kết hợp cùng vị trí đặt chuông phần nào làm tiếng chuông có độ vọng với âm sắc vang xa, cao vút thấu đến lòng.
Theo trụ trì Thích Trí Tự thì từ xưa đến nay, chuông chùa vẫn được đánh mỗi ngày hai thời (hai lần), vào 19h30 và 3h30. Không phải bất kỳ ai cũng đánh và đủ sức đánh được, bởi tiếng chuông Thiên Mụ phải đánh đúng 3h30 mỗi sáng trong một tiếng đồng hồ và bằng 108 dùi. Với người thường, chắc chắn sẽ không làm chủ được bản thân để mỗi sáng thức dậy đúng giờ và đánh đủ 108 tiếng chuông trong 60 phút liên tục như vậy. Điều đó có nghĩa là người đánh chuông phải luyện tập và có sự say mê riêng thì mới thực hiện được liên tục trong thời gian dài mà vẫn giữ được nhịp đánh. Trụ trì cho biết thêm: Thời phong kiến, người đánh chuông chùa Thiên Mụ do Tăng cang (chức danh do triều đình phê chuẩn) của chùa phân công. Kế tục hạnh nguyện và giữ hồn cho tiếng chuông Thiên Mụ hiện nay là các nhà sư trẻ đang tu học tại chùa.
Giải thích lý do đánh 108 tiếng chuông, trụ trì Thích Trí Tự cho rằng, theo giáo lý nhà Phật, chúng sinh trong tam giới (gồm dục giới, sắc giới và vô sắc giới) đều có chung bát khổ (sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ngũ ấm xí thạnh khổ, oán tằn hội, ái biệt ly khổ và cầu bất đắc khổ). Từ căn bản của 8 điều khổ sẽ dẫn đến 108 nỗi phiền não được chia nhỏ theo trạng thái tâm lý và tình cảm. Trong mỗi tiếng chuông của người thiền giả đều mang theo tâm nguyện từ bi gửi gắm đến chúng sinh, giải tỏa mọi muộn phiền, đau khổ.
Đôi lứa vẫn đến cầu duyên
Gặp gỡ nhóm bạn trường cao đẳng Du lịch Huế đang làm hướng dẫn viên du lịch ở chùa, nhóm phóng viên chúng tôi tình cờ được nghe câu chuyện về lời nguyền “chia cắt tình duyên” sẽ xảy đến cho các cặp đôi đang yêu nhau đến khấn vái hay tham quan chùa. Lời đồn này có khá nhiều trên các trang web, các diễn đàn du lịch và được nhiều người dân ở Huế kể lại như lời “căn dặn” đối với các cặp đôi trẻ đến khấn ở cửa Phật. Tò mò, hỏi kỹ, chúng tôi nhận được câu trả lời “tin hay không thì tùy”.
Theo lời kể của cô Trần Thị Tuệ, người con đất Kim Long (Huế) đã sống ở đây nhiều năm với gánh nước trà, được nghe nhiều câu chuyện từ khách thập phương thì, có lẽ mọi tin đồn đều bắt nguồn từ câu chuyện tình đầy nước mắt của đôi trai gái từ thời chúa Nguyễn cai trị Đàng Trong. Chuyện kể rằng, đôi trai gái rất mực yêu thương nhau nhưng do gia cảnh người con trai nghèo khó nên gia đình nhà gái không chấp thuận, thế rồi cả hai tìm đến cái chết dưới dòng Hương Giang để thể hiện tình yêu của đôi lứa. Nhưng ngang trái sao, cô gái không chết mà được người dân cứu sống rồi năm tháng dài quên đi tình yêu cũ để cưới một người con của gia đình làm quan. Linh hồn người con trai năm xưa không tìm được người yêu của mình, uất ức mới nhập vào nơi cửa tự rồi quyết chia rẽ những cặp nhân tình đến thăm chùa. Câu chuyện đó đã trở thành giai thoại trong dân gian và sau đó dị bản thành truyền thuyết như sau này.
Nói về tin đồn “oán cặp tình nhân”, trụ trì Thích Trí Tự giải thích: “Bản thân thầy tỏ ra rất bất bình và cho rằng, đây là những tin đồn vô lý và sai về giáo lý của Đức Phật. Trong giáo lý của Phật có đạo luật Hàn Thuyên. Cửa Phật luôn chúc phúc cho những người yêu nhau sống suốt đời hòa thuận. Những tin đồn này chỉ là sự trùng hợp, làm những bạn trẻ có cảm giác lo ngại khi đến thăm chùa”. Cũng theo lời tâm sự của trụ trì thì “đó có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên”. Bởi vì hàng năm vẫn có rất nhiều cặp vợ chồng, đôi lứa yêu nhau lên tham quan chùa, cầu duyên, cầu phúc, xin xăm vào những ngày đầu năm, ngày rằm nhưng thầy vẫn chưa nghe một lời phàn nàn hay than vãn về việc chia tay.
Có thể kết luận rằng, những tin đồn về lời nguyền về chùa Thiên Mụ chỉ là những câu chuyện truyền miệng chưa được kiểm chứng. Tuy nhiên, những truyền thuyết, lời đồn xung quanh Chùa Thiên Mụ phần nào làm cho nơi cổ tự này càng hấp dẫn hơn đối với những vị khách từ tứ phương đến và muốn tìm hiểu các nét đẹp cũng như lịch sử lâu đời của chùa nói riêng và của kinh thành Huế nói chung.
Tiếng chuông giải tỏa muộn phiền, khổ đau
Cố đô Huế bấy lâu nay được xem như một kho tàng còn lưu giữ rất nhiều những công trình văn hóa mang đậm tính lịch sử của thời phong kiến, cũng như là vùng đất có nhiều ngôi chùa cổ nhất của cả nước. Trong số đó, chứa đựng nhiều ý nghĩa lịch sử nhất, được xây dựng lâu đời nhất chính là chùa Thiên Mụ, hay còn biết đến là Linh Mụ. Ngôi chùa này bấy lâu nay được nhân gian nhuốm màu huyền thoại với biệt danh, “chùa Nhà trời”.
Tương truyền, ngọn đồi Hà Khê, nơi tọa lạc của chùa Thiên Mụ ngày nay là nơi hội tụ linh khí, rất linh thiêng nhưng từ lâu đã bị một viên tướng nhà Đường (Trung Quốc) tìm cách đào sâu chân đồi nhằm ngăn cách long mạch. Đúng vào cái đêm đó, có một người phụ nữ mặc đồ đỏ tuy rất trẻ nhưng tóc lại bạc trắng ngồi dưới chân đồi than vãn rồi cất tiếng nói to: “Đời sau nếu có bậc quân chủ muốn bồi đắp mạch núi để làm mạch cho Nam triều thì nên lập chùa thờ Phật, thỉnh cầu linh khí trở về nơi núi này để phúc dân giúp nước, tất không có gì phải lo”.
Toàn cảnh chùa Thiên Mụ.
Những lời căn dặn này cùng hình ảnh người phụ nữ tóc bạc trải qua nhiều đời, được lưu truyền bởi những người dân sống ở đây cuối cùng cũng tìm đến được chúa Nguyễn Hoàng khi ông đang trên đường mở rộng bờ cõi về phía Nam. Kể từ đó, Nguyễn Hoàng cho xây dựng một ngôi chùa ở vùng đất linh thiêng này để mong việc mở rộng cơ đồ, xây dựng một Nhà nước phong kiến mới ở Đàng Trong gặp nhiều thuận lợi và nhận được sự đồng thuận của các đấng thần linh của “nhà trời”.
Để tìm hiểu thực hư câu chuyện, chúng tôi đã tìm gặp trụ trì Thích Trí Tự và được biết: “Chùa Thiên Mụ là một trong những ngôi cổ tự của xứ Huế, nổi bật giữa sườn đồi bởi ngọn tháp cao có kiến trúc bát giác độc đáo. Dù được xây dựng khá muộn, sau này vào thời vua Thiệu Trị (1844) nhưng cho đến bây giờ, tháp Phước Duyên vẫn luôn là biểu tượng rõ rệt nhất của chùa Thiên Mụ. Tháp cao được xây dựng bảy tầng với cầu thang xoắn ốc thờ một tượng Phật ở mỗi tầng và qua năm tháng vẫn còn lưu giữ những nét đẹp được đánh giá cao về mặt mỹ thuật.
Hòa thượng Thích Trí Tự bên tháp Ôn Linh Mụ.
Hiện nay, tại chùa Thiên Mụ còn đang lưu giữ hai chiếc chuông. Một chiếc không bao giờ đánh được, đúc từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu năm Canh Dần (1710) nay đặt ở bên phải tháp Phước Duyên mang ý nghĩa như một pháp khí của chùa, giúp mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Còn một chiếc là nguồn gốc của tiếng chuông, đúc vào thời vua Gia Long (1815) được đặt ở gác chuông nằm bên trái cổng chùa dẫn vào điện Đại Hùng phía trong. Có được âm độ cao vút và ngân xa như vậy vì chuông đúc bởi hợp kim đặc biệt, kết hợp cùng vị trí đặt chuông phần nào làm tiếng chuông có độ vọng với âm sắc vang xa, cao vút thấu đến lòng.
Theo trụ trì Thích Trí Tự thì từ xưa đến nay, chuông chùa vẫn được đánh mỗi ngày hai thời (hai lần), vào 19h30 và 3h30. Không phải bất kỳ ai cũng đánh và đủ sức đánh được, bởi tiếng chuông Thiên Mụ phải đánh đúng 3h30 mỗi sáng trong một tiếng đồng hồ và bằng 108 dùi. Với người thường, chắc chắn sẽ không làm chủ được bản thân để mỗi sáng thức dậy đúng giờ và đánh đủ 108 tiếng chuông trong 60 phút liên tục như vậy. Điều đó có nghĩa là người đánh chuông phải luyện tập và có sự say mê riêng thì mới thực hiện được liên tục trong thời gian dài mà vẫn giữ được nhịp đánh. Trụ trì cho biết thêm: Thời phong kiến, người đánh chuông chùa Thiên Mụ do Tăng cang (chức danh do triều đình phê chuẩn) của chùa phân công. Kế tục hạnh nguyện và giữ hồn cho tiếng chuông Thiên Mụ hiện nay là các nhà sư trẻ đang tu học tại chùa.
Giải thích lý do đánh 108 tiếng chuông, trụ trì Thích Trí Tự cho rằng, theo giáo lý nhà Phật, chúng sinh trong tam giới (gồm dục giới, sắc giới và vô sắc giới) đều có chung bát khổ (sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ngũ ấm xí thạnh khổ, oán tằn hội, ái biệt ly khổ và cầu bất đắc khổ). Từ căn bản của 8 điều khổ sẽ dẫn đến 108 nỗi phiền não được chia nhỏ theo trạng thái tâm lý và tình cảm. Trong mỗi tiếng chuông của người thiền giả đều mang theo tâm nguyện từ bi gửi gắm đến chúng sinh, giải tỏa mọi muộn phiền, đau khổ.
Đôi lứa vẫn đến cầu duyên
Gặp gỡ nhóm bạn trường cao đẳng Du lịch Huế đang làm hướng dẫn viên du lịch ở chùa, nhóm phóng viên chúng tôi tình cờ được nghe câu chuyện về lời nguyền “chia cắt tình duyên” sẽ xảy đến cho các cặp đôi đang yêu nhau đến khấn vái hay tham quan chùa. Lời đồn này có khá nhiều trên các trang web, các diễn đàn du lịch và được nhiều người dân ở Huế kể lại như lời “căn dặn” đối với các cặp đôi trẻ đến khấn ở cửa Phật. Tò mò, hỏi kỹ, chúng tôi nhận được câu trả lời “tin hay không thì tùy”.
Theo lời kể của cô Trần Thị Tuệ, người con đất Kim Long (Huế) đã sống ở đây nhiều năm với gánh nước trà, được nghe nhiều câu chuyện từ khách thập phương thì, có lẽ mọi tin đồn đều bắt nguồn từ câu chuyện tình đầy nước mắt của đôi trai gái từ thời chúa Nguyễn cai trị Đàng Trong. Chuyện kể rằng, đôi trai gái rất mực yêu thương nhau nhưng do gia cảnh người con trai nghèo khó nên gia đình nhà gái không chấp thuận, thế rồi cả hai tìm đến cái chết dưới dòng Hương Giang để thể hiện tình yêu của đôi lứa. Nhưng ngang trái sao, cô gái không chết mà được người dân cứu sống rồi năm tháng dài quên đi tình yêu cũ để cưới một người con của gia đình làm quan. Linh hồn người con trai năm xưa không tìm được người yêu của mình, uất ức mới nhập vào nơi cửa tự rồi quyết chia rẽ những cặp nhân tình đến thăm chùa. Câu chuyện đó đã trở thành giai thoại trong dân gian và sau đó dị bản thành truyền thuyết như sau này.
Nói về tin đồn “oán cặp tình nhân”, trụ trì Thích Trí Tự giải thích: “Bản thân thầy tỏ ra rất bất bình và cho rằng, đây là những tin đồn vô lý và sai về giáo lý của Đức Phật. Trong giáo lý của Phật có đạo luật Hàn Thuyên. Cửa Phật luôn chúc phúc cho những người yêu nhau sống suốt đời hòa thuận. Những tin đồn này chỉ là sự trùng hợp, làm những bạn trẻ có cảm giác lo ngại khi đến thăm chùa”. Cũng theo lời tâm sự của trụ trì thì “đó có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên”. Bởi vì hàng năm vẫn có rất nhiều cặp vợ chồng, đôi lứa yêu nhau lên tham quan chùa, cầu duyên, cầu phúc, xin xăm vào những ngày đầu năm, ngày rằm nhưng thầy vẫn chưa nghe một lời phàn nàn hay than vãn về việc chia tay.
Có thể kết luận rằng, những tin đồn về lời nguyền về chùa Thiên Mụ chỉ là những câu chuyện truyền miệng chưa được kiểm chứng. Tuy nhiên, những truyền thuyết, lời đồn xung quanh Chùa Thiên Mụ phần nào làm cho nơi cổ tự này càng hấp dẫn hơn đối với những vị khách từ tứ phương đến và muốn tìm hiểu các nét đẹp cũng như lịch sử lâu đời của chùa nói riêng và của kinh thành Huế nói chung.
Đinh Tiến
Viếng cổ tự Linh Mụ ngày đầu xuân
Cố đô Huế là vùng đất Phật giáo, vì thế ngày đầu năm người dân thường hay đi lễ chùa và các nơi thờ cúng tâm linh.
Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Đây có thể nói là ngôi chùa cổ nhất của Huế
Du khách nước ngoài thích thú ghi lại hình ảnh tháp Phước Duyên trong nắng xuân
Chị Liễu - người chở khách du lịch cho biết trong ngày đầu năm chị đã chở du khách theo sông Hương lên viếng chùa
Du khách nước ngoài thích thú đi lễ chùa trong ngày đầu năm cùng với người Huế để cảm nhận không khí Tết cổ truyền trên mảnh đất cố đô.
Một du khách Đà Nẵng du xuân ngay trong ngày đầu tiên của năm mới. Năm nay áo dài kiểu cô ba Sài Gòn được các chị em ưa chuộng khi du xuân
Nhà sư gõ chuông trong chính điện cho du khách hành lễ.
Du khách chỉ thắp hương ngoài điện vì trong chính điện các nhà sư khuyến cáo không thắp hương nhiều tránh xảy ra hỏa hoạn
Qua nhiều đợt trùng tu lớn nhỏ, ngoài những công trình kiến trúc như tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan... cùng bia đá, chuông đồng, chùa Thiên Mụ ngày nay còn là nơi có nhiều cổ vật quí giá không chỉ về mặt lịch sử mà còn cả về nghệ thuật
Năm Tuất dẫn chó đi du xuân
Du khách Nhật Bản thắp hương trong ngày đầu năm.
Một gia đình giáo viên Anh văn tại Huế, chồng là người nước ngoài, vợ người Việt Nam. Họ cảm thấy thật bình yên trong ngày mùng 1 Tết tại ngôi cổ tự xứ Huế
Lê Huy Hoàng Hải
Chùa Thiên Mụ đẹp nhất xứ Đàng Trong...
Là một ngôi chùa gắn liền với những di tích và danh lam thắng cảnh của cố đô Huế, chùa Thiên Mụ nổi tiếng và thu hút du khách bốn phương không chỉ bởi những câu chuyện huyền thoại kỳ bí, mà còn một vẻ đẹp cổ kính thâm nghiêm, cộng với sự bình yên thơ mộng..
Nằm ở tả ngạn sông Hương, trên ngọn đồi Hà Khê thơ mộng, cây xanh phủ dày, gió mát rượi bốn mùa, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về hướng Tây, chùa Thiên Mụ nằm giữa một không gian non nước hữu tình, đã từng là nguồn cảm hứng của bao tác phẩm thi ca nhạc họa.
Từ bến sông Hương nhìn lên chùa, sẽ thấy ngay Tháp Phước Duyên đứng ngay giữa sân, trước cổng chùa, oai nghiêm cao vút vươn lên trời. Tháp được vua Thiệu Trị cho xây dựng vào năm 1844, hình bát giác cao 21 mét bao gồm 7 tầng, mỗi tầng đều có những tượng Phật đặt bên trong.
Nằm ở tả ngạn sông Hương, trên ngọn đồi Hà Khê thơ mộng, cây xanh phủ dày, gió mát rượi bốn mùa, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về hướng Tây, chùa Thiên Mụ nằm giữa một không gian non nước hữu tình, đã từng là nguồn cảm hứng của bao tác phẩm thi ca nhạc họa.
Chùa Thiên Mụ nhìn từ sông Hương, thật là một bức tranh thanh bình, thơ mộng.
Từ trên chùa Thiên Mụ, có thể nhìn xuống dòng sông Hương đang lặng lờ trôi.
Được chính thức khởi lập vào năm Tân Sửu, tức 1601, vào thời Chúa Tiên (Chúa Nguyễn Hoàng), vị chúa đầu tiên của xứ Đàng Trong, chùa Thiên Mụ trải qua nhiều lần trùng tu, nhiều biến cố, chịu thiên tai đổ nát rồi lại được xây dựng lại, mở rộng thêm, cho đến nay vẫn sừng sững nét oai nghiêm, và mang nét đẹp bền vững với thời gian.
Từ bến sông Hương nhìn lên chùa, sẽ thấy ngay Tháp Phước Duyên đứng ngay giữa sân, trước cổng chùa, oai nghiêm cao vút vươn lên trời. Tháp được vua Thiệu Trị cho xây dựng vào năm 1844, hình bát giác cao 21 mét bao gồm 7 tầng, mỗi tầng đều có những tượng Phật đặt bên trong.
Tháp Phước Duyên nhìn từ bên ngoài giữa trời xanh nắng vàng.
Qua khỏi Tháp Phước Duyên là Điện Đại Hùng, ngôi điện chính trong chùa, một công trình kiến trúc được bảo tồn khá nguyên vẹn dù trải qua nhiều biến cố của thời cuộc. Vẻ đẹp của điện Đại Hùng vừa cổ kính thâm nghiêm, vừa nguy nga đồ sộ. Xung quanh chùa là khuôn viên với vườn hoa cỏ tươi tốt, xanh xanh, được chăm sóc hàng ngày.
Điện Đại Hùng cổ kính, thâm nghiêm và nguy nga, đồ sộ.
Từ sân chùa nhìn xuống là dòng sông Hương lững lờ trôi nhẹ nhàng giữa vùng trời nước mênh mông thăm thẳm. Những chiếc thuyền neo đậu hiền hòa dưới bến, chờ đợi những người khách đang viếng thăm chùa. Những hàng thông ba lá của xứ ôn đới kỳ lạ lại luôn tỏa một màu xanh tươi mát ở đây, xõa bóng xuống che các khoảng sân chùa mát rượi. Đến viếng chùa là quên hết mệt nhọc, nóng bức hay đường xa.. Đến đây, chỉ còn sự thanh bình, thư thái, mát dịu trong tâm hồn.
Xung quanh chùa là phong cảnh nên thơ
Nhiều bức tượng, hình ảnh chạm trổ, tạc trên những bức tường khéo léo
Trên những mái chùa là những chi tiết chạm trổ rất nghệ thuật, điêu luyện.
Ngoài vẻ đẹp về kiến trúc, lịch sử hiếm có, chùa Thiên Mụ còn là nơi lưu giữ nhiều cổ vật quý giá, những bức hoành phi, những câu đối cổ, những bức tượng cổ quý hiếm, nhiều bia đá chuông đồng, vừa quý giá về lịch sử, vừa giá trị về nghệ thuật.
Một chiếc thuyền neo đậu trên bến sông, đưa khách vào viếng cảnh chùa.
Tất cả đã tăng thêm sự cuốn hút của ngôi chùa cổ nhất, đẹp nhất xứ Huế. Nơi đây đã được xếp vào bảng danh sách 20 thắng cảnh tuyệt vời nhất đất Thần Kinh, nơi bạn nhất định phải ghé qua thì về thăm cố đô Huế một ngày nào đó
Kinh nghiệm du lịch Huế và thăm chùa Thiên Mụ:
- Thời tiết dễ chịu nhất để đến Huế là vào tháng 1 đến tháng 2. Tuy vậy, có rất nhiều người chọn tháng 5, tháng 6 để đến Huế dù trời mưa nhiều và thời tiết nóng, nhưng là mùa hoa phượng nở đỏ rực, rất hợp với phong cảnh ở Huế. Đặc biệt là khi đến thăm chùa Thiên Mụ vào mùa Hè, bạn sẽ thấy những tán phượng nở đỏ rực buông xuống trước cổng chùa, một cảnh sắc rất đẹp.
- Từ Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đều có nhiều chuyến bay đến Huế khởi hành hàng ngày. Nếu đã có kế hoạch du lịch Huế thì nên đặt vé sớm để có vé giá rẻ. Ngoài ra bạn cũng có thể đến Huế bằng xe khách giường nằm hoặc bằng tàu Thống Nhất. Giá vé tàu từ 400.000đ đến hơn 1 triệu tùy vào ghế ngồi cứng hay giường nằm và có máy lạnh.
- Từ Huế muốn đi chùa Thiên Mụ bạn có thể đi bằng thuyền, mua vé tại bến sông Hương ngay trung tâm thành phố, hoặc đi xe ôm, hoặc thuê xe máy tự đi. Giá thuê xe máy từ 120.000 – 200.000 tùy theo thỏa thuận và tùy loại xe. Bạn hỏi thuê xe tại khách sạn.
- Gần chùa Thiên Mụ là Điện Hòn Chén và Lăng Minh Mạng, bạn có thể mua vé đi luôn các điểm trên kết hợp với chùa Thiên Mụ để tiết kiệm thời gian.
Bài và ảnh: Huỳnh Thu Dung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét