Trong không khí mát mẻ đầy bóng cây sao trên diện tích 5.000 mét vuông, thượng tọa Thạch Đom Ra, trụ trì chùa Cũ (tọa lạc tại xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) kể lại “…Ngôi chùa này đã có gần 470 năm tuổi với nhiều câu chuyện bi hùng, nhất là những dấu vết chiến tranh tàn phá vẫn còn in đậm chốn tôn nghiêm…”.
Chùa Cũ có tên tiếng Khmer là BôKemarik Kalabôprik Sang Chrova, được xây dựng vào khoảng năm 1648, trong khuôn viên rộng rãi, thông mát nằm cạnh tuyến đường từ xã Trà Côn đến ngã ba Vĩnh Xuân – Hựu Thành (huyện Trà Ôn).
Chùa Cũ có tên tiếng Khmer là BôKemarik Kalabôprik Sang Chrova, được xây dựng vào khoảng năm 1648, trong khuôn viên rộng rãi, thông mát nằm cạnh tuyến đường từ xã Trà Côn đến ngã ba Vĩnh Xuân – Hựu Thành (huyện Trà Ôn).
Tương truyền trong thời kỳ chống Mỹ, nhiều cán bộ cách mạng vào đây nương náu để hoạt động và được chùa lẫn phật tử người Khơ Me chở che đùm bọc. Điều rất lạ là dù địch phát hiện, nhiều lần càn quét, lục soát liên tục ngày đêm nhưng không hề phát hiện cơ sở cách mạng. Nhiều người cho rằng đức Phật đã ban xuống những tấm vách vô hình che chở nơi trú ẩn cho Việt Cộng (?). Cạnh đó cứ sao mỗi lần càn quét, lục soát là chúng bị mắc một loại bệnh “lạ” không tìm ra nguyên nhân dẫn đến tử vong nên chúng rất ngán ngại, hạn chế việc bố ráp, nhờ vậy cơ sở cách mạng có điều kiện hoạt động tốt.
Ông Thạch Run Dan, 85 tuổi ngụ xã Hựu Thành kể lại “…Khoảng năm 1945, các chiến sĩ cách mạng thường xuyên lui tới hoạt động bí mật tại chùa được hòa thượng trụ trì Thạch Ngọc Xinh che chở, nuôi giấu. Khi giặc Pháp muốn lấy chùa làm đồn bót nhiều người cao tuổi đấu tranh chống lại với sự ủng hộ của hàng trăm tăng sinh và phật tử quanh vùng. Ban đầu chúng tổ chức đàn áp nhưng sau đó nhượng bộ dần và lùi bước không xâm hại đến chùa…”.
Ông Thạch Run Dan, 85 tuổi ngụ xã Hựu Thành kể lại “…Khoảng năm 1945, các chiến sĩ cách mạng thường xuyên lui tới hoạt động bí mật tại chùa được hòa thượng trụ trì Thạch Ngọc Xinh che chở, nuôi giấu. Khi giặc Pháp muốn lấy chùa làm đồn bót nhiều người cao tuổi đấu tranh chống lại với sự ủng hộ của hàng trăm tăng sinh và phật tử quanh vùng. Ban đầu chúng tổ chức đàn áp nhưng sau đó nhượng bộ dần và lùi bước không xâm hại đến chùa…”.
Theo lời kể nhiều cán bộ cách mạng cao cấp của Tây Nam bộ, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, giai đoạn 1960-1964, chùa Cũ là cơ sở hoạt động cách mạng rất hiệu quả, vận động tốt phong trào đấu tranh chống gom dân lập ấp chiến lược, chống bắt thanh niên đi lính, chống đóng đồn bót gần chùa. Có lần khi đang hoạt động thì giặc đến, nhiều đồng chí trèo lên la phông chánh điện để ẩn nấp và được bảo vệ an toàn. Năm 1970, bọn lính Ngụy có ý đồ lấy chùa làm đồn, ép buộc các vị sư hoàn tục để đi lính. Ban quản trị cùng phật tử đấu tranh nhiều ngày liền làm thất bại ý đồ của chúng.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chùa Cũ vẫn giữ vai trò trung tâm tín ngưỡng của bà con dân tộc Khmer xã Hựu Thành; đồng thời cũng là nơi tổ chức các lễ hội cộng đồng, thể hiện tình đoàn kết giữa hai dân tộc Kinh – Khmer cùng sinh sống, cùng đấu tranh chống kẻ thù chung và cùng nhau xây dựng phát triển kinh tế, xã hội.
Ngôi chùa nầy hiện có các công trình kiến trúc gồm: chánh điện, trường phật học, tăng xá, nhà bếp, trai đường, tháp, cột cờ, lò hỏa táng. Các công trình kiến trúc này được xây dựng bằng bê tông, mái lợp ngói và đã được trùng tu rất nhiều lần đáp ứng như cầu tâm linh tín ngưỡng của phật tử quanh vùng.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chùa Cũ vẫn giữ vai trò trung tâm tín ngưỡng của bà con dân tộc Khmer xã Hựu Thành; đồng thời cũng là nơi tổ chức các lễ hội cộng đồng, thể hiện tình đoàn kết giữa hai dân tộc Kinh – Khmer cùng sinh sống, cùng đấu tranh chống kẻ thù chung và cùng nhau xây dựng phát triển kinh tế, xã hội.
Ngôi chùa nầy hiện có các công trình kiến trúc gồm: chánh điện, trường phật học, tăng xá, nhà bếp, trai đường, tháp, cột cờ, lò hỏa táng. Các công trình kiến trúc này được xây dựng bằng bê tông, mái lợp ngói và đã được trùng tu rất nhiều lần đáp ứng như cầu tâm linh tín ngưỡng của phật tử quanh vùng.
Bà Kim Thuom, ngụ ấp Phạm Văn Mến, xã Trà Côn cho biết “…người Khơ Me chúng tôi thường xuyên đến đây hành lễ để cầu nguyện cho quốc thái, dân an, gia đình hạnh phúc. Chùa còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, các trò chơi truyền thống vào các dịp lễ tết như “ Chol Chơ nam thơ mây; Đol ta; Óc Bom Bóc…”.
Năm 2014, UBND tỉnh Vĩnh Long đã quyết định công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đối với chùa Cũ, đây là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh thứ 35 của tỉnh Vĩnh Long.
Có dịp về thăm chùa Cũ, du khách sẽ bắt gặp không khí tĩnh lặng uy thiêng của những ngôi tháp, chánh điện và các công trình khác trong bóng mát thâm u của hàng trăm cây sao hàng trăm năm tuổi, nghe kể chuyện đánh Tây, chống Mỹ trong tiếng nhạc Ngũ âm đang rộn rã đón mời.
Năm 2014, UBND tỉnh Vĩnh Long đã quyết định công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đối với chùa Cũ, đây là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh thứ 35 của tỉnh Vĩnh Long.
Có dịp về thăm chùa Cũ, du khách sẽ bắt gặp không khí tĩnh lặng uy thiêng của những ngôi tháp, chánh điện và các công trình khác trong bóng mát thâm u của hàng trăm cây sao hàng trăm năm tuổi, nghe kể chuyện đánh Tây, chống Mỹ trong tiếng nhạc Ngũ âm đang rộn rã đón mời.
Song Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét