Chùa Vẽ thuộc làng Vẽ, phường Thọ Xương, TP Bắc Giang (Bắc Giang) hiện còn bảo lưu nhiều giá trị di sản văn hoá độc đáo.
Năm 2018, khi tu sửa chùa, người dân địa phương đã phát hiện 3 bệ chân tảng đá hoa sen mang phong cách thời Trần (thế kỷ XIII-XIV) dưới phần nền toà Tam bảo. Bệ đá chân tảng có cạnh hình vuông, chất liệu đá xanh, bề mặt trang trí hình hoa sen được bố cục các cánh thành một vòng tròn. Hoa sen bao gồm 16 cánh chính và 16 cánh phụ ở dưới. Viền theo các cánh sen có một đường gờ chìm. Nét chạm tỉ mỉ, tinh tế, tôn lên vẻ cao quý của hoa sen. Điều này mở ra cái nhìn mới về lịch sử chùa Vẽ, có thể ngôi chùa cổ này đã được xây dựng từ thời Trần - khác với trước đây người ta cho rằng chùa Vẽ được xây dựng dưới thời Lê (thế kỷ XVII- XVIII).
Ngôi chùa tọa lạc bên cạnh hai ngôi đình (Cả và Chung) tạo nét cổ kính ở trung tâm làng Vẽ nhìn về hướng Nam. Trong tâm trí của các cụ cao niên địa phương, chùa Vẽ xưa cổ kính to đẹp, nhất là từ khi sư Tổ Giáp Linh về đây trụ trì đã cùng nhân dân địa phương cho tu sửa chùa, tạc tượng, đúc chuông. Kiến trúc chùa khi đó kiểu “nội công, ngoại quốc” gồm đủ các hạng mục công trình: Tam quan, khuôn viên sân vườn, toà Tam bảo, hai dãy hành lang, nhà Chung kiểu chồng diêm. Phía sau Hậu đường là nhà thờ Tổ 5 gian, cạnh có nhà Trai, nhà in Kinh, nhà Tạo soạn, nhà Khách và bên dưới là điện thờ Mẫu.
Năm 2018, khi tu sửa chùa, người dân địa phương đã phát hiện 3 bệ chân tảng đá hoa sen mang phong cách thời Trần (thế kỷ XIII-XIV) dưới phần nền toà Tam bảo. Bệ đá chân tảng có cạnh hình vuông, chất liệu đá xanh, bề mặt trang trí hình hoa sen được bố cục các cánh thành một vòng tròn. Hoa sen bao gồm 16 cánh chính và 16 cánh phụ ở dưới. Viền theo các cánh sen có một đường gờ chìm. Nét chạm tỉ mỉ, tinh tế, tôn lên vẻ cao quý của hoa sen. Điều này mở ra cái nhìn mới về lịch sử chùa Vẽ, có thể ngôi chùa cổ này đã được xây dựng từ thời Trần - khác với trước đây người ta cho rằng chùa Vẽ được xây dựng dưới thời Lê (thế kỷ XVII- XVIII).
Chùa Vẽ.
Ngôi chùa tọa lạc bên cạnh hai ngôi đình (Cả và Chung) tạo nét cổ kính ở trung tâm làng Vẽ nhìn về hướng Nam. Trong tâm trí của các cụ cao niên địa phương, chùa Vẽ xưa cổ kính to đẹp, nhất là từ khi sư Tổ Giáp Linh về đây trụ trì đã cùng nhân dân địa phương cho tu sửa chùa, tạc tượng, đúc chuông. Kiến trúc chùa khi đó kiểu “nội công, ngoại quốc” gồm đủ các hạng mục công trình: Tam quan, khuôn viên sân vườn, toà Tam bảo, hai dãy hành lang, nhà Chung kiểu chồng diêm. Phía sau Hậu đường là nhà thờ Tổ 5 gian, cạnh có nhà Trai, nhà in Kinh, nhà Tạo soạn, nhà Khách và bên dưới là điện thờ Mẫu.
Năm 2018, khi tu sửa chùa Vẽ, nhân dân địa phương đã phát hiện 3 bệ chân tảng đá hoa sen mang phong cách thời Trần (thế kỷ XIII-XIV) dưới phần nền toà Tam bảo. Bệ đá chân tảng có cạnh hình vuông, chất liệu đá xanh, bề mặt trang trí hình hoa sen, nét chạm tỉ mỉ, tinh tế. |
Qua nhiều lần tu sửa, hiện nay, chùa làng Vẽ cơ bản được hoàn nguyên đúng với nét kiến trúc ban đầu. Toàn bộ công trình rộng hơn 5 nghìn m², toà Tiền đường có 5 gian 2 chái với 4 mái lợp ngói mũi. Bộ khung vì mái liên kết bằng gỗ chắc chắn, các vì nóc được gắn kết theo kiểu thượng con chồng, giá chiêng hạ kẻ chuyền.
Trên các cấu kiện gỗ chạm khắc hình vân mây, lá lật, bức cốn hậu sát Thượng điện chạm phù điêu tứ linh (long, ly, quy, phượng) thoáng đạt mà dung dị, thể hiện sự bao dung, đại độ của cửa Phật với thập phương minh chứng.
Chùa Vẽ còn lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật có giá trị, tiêu biểu nhất là hệ thống tượng Phật cổ. Mỗi pho tượng đều được tạc quy chuẩn, tinh tế, sơn thếp đẹp màu mận chín, xứng đáng là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở thời Lê. Các tài liệu, hiện vật khác như bát hương, mõ gỗ, nhang án thời Nguyễn (thế kỷ XIX), chuông đồng thời Tây Sơn và đặc biệt là cây hương đá thời Lê niên hiệu Vĩnh Thịnh (1705-1720)… có giá trị lịch sử văn hóa và giá trị nghiên cứu khoa học.
Hằng năm, lễ hội chùa Vẽ tổ chức ngày 7 tháng Giêng với nhiều nghi lễ và các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Điển hình là trò kéo chữ Hán “Thiên Hạ Thái Bình” hoặc “Toàn dân khai hội”… Theo đó, mỗi chữ 30 người, 4 chữ một lần xếp, nam nữ thanh niên tay cầm cờ quạt, hoa, ăn vận đồng phục theo sự chỉ dẫn của hai tổng cờ. Ngồi xuống đứng lên 3 lượt, tung hoa, hô vang chữ mình được xếp, đi quanh bãi xếp chữ theo lệnh tổng cờ. Cướp cầu cũng là trò chơi độc đáo của hội làng Vẽ. Đây là tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp muốn cầu cho mưa nắng thuận hòa mùa màng bội thu. Với những giá trị văn hóa, kiến trúc độc đáo, chùa Vẽ đã được xếp hạng di tích Nghệ thuật cấp quốc gia năm 1994.
Trên các cấu kiện gỗ chạm khắc hình vân mây, lá lật, bức cốn hậu sát Thượng điện chạm phù điêu tứ linh (long, ly, quy, phượng) thoáng đạt mà dung dị, thể hiện sự bao dung, đại độ của cửa Phật với thập phương minh chứng.
Chùa Vẽ còn lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật có giá trị, tiêu biểu nhất là hệ thống tượng Phật cổ. Mỗi pho tượng đều được tạc quy chuẩn, tinh tế, sơn thếp đẹp màu mận chín, xứng đáng là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở thời Lê. Các tài liệu, hiện vật khác như bát hương, mõ gỗ, nhang án thời Nguyễn (thế kỷ XIX), chuông đồng thời Tây Sơn và đặc biệt là cây hương đá thời Lê niên hiệu Vĩnh Thịnh (1705-1720)… có giá trị lịch sử văn hóa và giá trị nghiên cứu khoa học.
Hằng năm, lễ hội chùa Vẽ tổ chức ngày 7 tháng Giêng với nhiều nghi lễ và các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Điển hình là trò kéo chữ Hán “Thiên Hạ Thái Bình” hoặc “Toàn dân khai hội”… Theo đó, mỗi chữ 30 người, 4 chữ một lần xếp, nam nữ thanh niên tay cầm cờ quạt, hoa, ăn vận đồng phục theo sự chỉ dẫn của hai tổng cờ. Ngồi xuống đứng lên 3 lượt, tung hoa, hô vang chữ mình được xếp, đi quanh bãi xếp chữ theo lệnh tổng cờ. Cướp cầu cũng là trò chơi độc đáo của hội làng Vẽ. Đây là tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp muốn cầu cho mưa nắng thuận hòa mùa màng bội thu. Với những giá trị văn hóa, kiến trúc độc đáo, chùa Vẽ đã được xếp hạng di tích Nghệ thuật cấp quốc gia năm 1994.
Đồng Ngọc Dưỡng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét