Chùa Nam Sơn, còn gọi là chùa Khmer, tọa lạc trên sườn Núi Lớn tại địa chỉ 33/18, Trần Xuân Độ, phường Thắng Nhì, TP. Vũng Tàu. Đây là trung tâm văn hóa tín ngưỡng của đồng bào Khmer ở BR-VT và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Từ đường Trần Xuân Độ, đi bộ khoảng 300 m theo con hẻm bê tông nhỏ hẹp, dốc đứng hướng lên núi sẽ gặp đoạn đường bậc thang rộng hơn 1 m. Để lên tới chánh điện chùa Nam Sơn, chúng tôi phải chinh phục 280 bậc thang.
Nét độc đáo ở chỗ 2 bên bậc thang được che chắn bằng 2 hàng lan can. Trên đỉnh các cột trụ lan can là những bức tượng 4 mặt bằng xi măng, giống như tượng 4 mặt các vị thần ở đền Bayon (Angkor Thom, Campuchia). 300 bức tượng kiểu này được gắn dọc lối đi và chung quanh chùa, với những hoa văn, họa tiết tinh tế của văn hóa Khmer. Đường lên chánh điện xuyên giữa vạt rừng xum xuê, xen lẫn những cây sứ đại thụ.
Thượng tọa Quách Thành Sattha, trụ trì chùa Nam Sơn đi vắng. Tiếp chúng tôi là tu nữ Phước Thiện (tên khai sinh Quách Thị Ngọc Điệp, chị của Thượng tọa Quách Thành Sattha). Tu nữ Phước Thiện kể, vào những năm 40 của thế kỷ trước, nơi đây có ngôi chùa nhỏ, do một nữ tu sĩ dựng lên. Sau khi cụ viên tịch, cha của tu nữ Phước Thiện và Thượng tọa Quách Thành Sattha quản lý ngôi chùa này. Năm 1996, chùa được xây dựng lại khang trang, rộng rãi như bây giờ.
Tu nữ Phước Thiện dẫn chúng tôi đi vãn cảnh quanh chánh điện. Chúng tôi dễ dàng nhận ra sự khác biệt của chùa Nam Sơn với các ngôi chùa khác ở Vũng Tàu. Ở đây, từng mái hiên, từng trụ cột đều chạm trổ hoa văn hình các nữ thần với kỹ xảo tinh tế, không thể pha trộn với phong cách kiến trúc của các ngôi chùa Việt truyền thống.
Cũng theo lời kể của tu nữ Phước Thiện, hiện nay đồng bào Khmer ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có khoảng hơn 3.900 người, với 400 hộ gia đình sống rải rác ở TP. Vũng Tàu và các địa phương khác. Từ khi Thượng tọa Quách Thành Sattha về đây trụ trì, ngài đã mở các buổi thuyết giảng kinh Phật, tổ chức nhiều lễ hội theo phong tục văn hóa Khmer như Tết Chôl Chnăm Thmây, Lễ dâng y Kathina…
Theo quan niệm của đồng bào Khmer, Tết Chôl Chnăm Thmây là dịp đón mừng năm mới, mừng tuổi mới, tương tự như Tết Nguyên đán của người Việt. Hàng năm Tết Chôl Chnăm Thmây diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch. Người Khmer thường tập trung đón Tết tại Chùa. Đây là nét đẹp văn hóa mang tính cộng đồng. Trước Tết khoảng một tuần, các ngôi chùa của người Khmer như bừng lên sức sống mới. Tượng Phật, chánh điện, cổng chào được sơn son thiếp vàng. Khuôn viên chùa trang hoàng đèn hoa lộng lẫy.
Tết Chôl Chnăm Thmây diễn ra trong 3 ngày, hầu hết các hoạt động lễ hội đón Tết đều được tổ chức tại chùa. Ngày thứ nhất gọi là Maha Songkran, mọi người đến chùa dâng hương, cúng tế tổ tiên. Vào ngày này, người Khmer thường dùng nước thơm để rửa mặt buổi sáng, tắm vào buổi chiều, rửa chân vào buổi tối. Ngày thứ hai gọi là Virak Wanabat, ngày làm từ thiện giúp đỡ người nghèo khó, bất hạnh. Ngày thứ ba gọi là Tngay Leang Saka, ngày mọi người dùng nước thơm để tắm Phật, còn trẻ nhỏ dùng nước thơm tưới lên các bậc tiền bối. Người Khmer quan niệm rằng, làm như thế sẽ đem đến sự trường thọ và hạnh phúc. Đây cũng là ngày quan trọng nhất, bởi được xem là ngày trả lễ, báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên, cũng như Trời Phật. Ai vắng mặt vào ngày này sẽ được xem như chưa đi chùa, chưa hành lễ báo hiếu tổ tiên, chưa xóa bỏ nợ nần.
Một bức tượng đầu người 4 mặt ở chùa Nam Sơn.
Từ đường Trần Xuân Độ, đi bộ khoảng 300 m theo con hẻm bê tông nhỏ hẹp, dốc đứng hướng lên núi sẽ gặp đoạn đường bậc thang rộng hơn 1 m. Để lên tới chánh điện chùa Nam Sơn, chúng tôi phải chinh phục 280 bậc thang.
Nét độc đáo ở chỗ 2 bên bậc thang được che chắn bằng 2 hàng lan can. Trên đỉnh các cột trụ lan can là những bức tượng 4 mặt bằng xi măng, giống như tượng 4 mặt các vị thần ở đền Bayon (Angkor Thom, Campuchia). 300 bức tượng kiểu này được gắn dọc lối đi và chung quanh chùa, với những hoa văn, họa tiết tinh tế của văn hóa Khmer. Đường lên chánh điện xuyên giữa vạt rừng xum xuê, xen lẫn những cây sứ đại thụ.
Thượng tọa Quách Thành Sattha, trụ trì chùa Nam Sơn đi vắng. Tiếp chúng tôi là tu nữ Phước Thiện (tên khai sinh Quách Thị Ngọc Điệp, chị của Thượng tọa Quách Thành Sattha). Tu nữ Phước Thiện kể, vào những năm 40 của thế kỷ trước, nơi đây có ngôi chùa nhỏ, do một nữ tu sĩ dựng lên. Sau khi cụ viên tịch, cha của tu nữ Phước Thiện và Thượng tọa Quách Thành Sattha quản lý ngôi chùa này. Năm 1996, chùa được xây dựng lại khang trang, rộng rãi như bây giờ.
Lối lên chánh điện chùa Nam Sơn là những bậc tam cấp chạy dài theo dốc núi. Ảnh: LƯU LY
Tu nữ Phước Thiện dẫn chúng tôi đi vãn cảnh quanh chánh điện. Chúng tôi dễ dàng nhận ra sự khác biệt của chùa Nam Sơn với các ngôi chùa khác ở Vũng Tàu. Ở đây, từng mái hiên, từng trụ cột đều chạm trổ hoa văn hình các nữ thần với kỹ xảo tinh tế, không thể pha trộn với phong cách kiến trúc của các ngôi chùa Việt truyền thống.
Cũng theo lời kể của tu nữ Phước Thiện, hiện nay đồng bào Khmer ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có khoảng hơn 3.900 người, với 400 hộ gia đình sống rải rác ở TP. Vũng Tàu và các địa phương khác. Từ khi Thượng tọa Quách Thành Sattha về đây trụ trì, ngài đã mở các buổi thuyết giảng kinh Phật, tổ chức nhiều lễ hội theo phong tục văn hóa Khmer như Tết Chôl Chnăm Thmây, Lễ dâng y Kathina…
Theo quan niệm của đồng bào Khmer, Tết Chôl Chnăm Thmây là dịp đón mừng năm mới, mừng tuổi mới, tương tự như Tết Nguyên đán của người Việt. Hàng năm Tết Chôl Chnăm Thmây diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch. Người Khmer thường tập trung đón Tết tại Chùa. Đây là nét đẹp văn hóa mang tính cộng đồng. Trước Tết khoảng một tuần, các ngôi chùa của người Khmer như bừng lên sức sống mới. Tượng Phật, chánh điện, cổng chào được sơn son thiếp vàng. Khuôn viên chùa trang hoàng đèn hoa lộng lẫy.
Tết Chôl Chnăm Thmây diễn ra trong 3 ngày, hầu hết các hoạt động lễ hội đón Tết đều được tổ chức tại chùa. Ngày thứ nhất gọi là Maha Songkran, mọi người đến chùa dâng hương, cúng tế tổ tiên. Vào ngày này, người Khmer thường dùng nước thơm để rửa mặt buổi sáng, tắm vào buổi chiều, rửa chân vào buổi tối. Ngày thứ hai gọi là Virak Wanabat, ngày làm từ thiện giúp đỡ người nghèo khó, bất hạnh. Ngày thứ ba gọi là Tngay Leang Saka, ngày mọi người dùng nước thơm để tắm Phật, còn trẻ nhỏ dùng nước thơm tưới lên các bậc tiền bối. Người Khmer quan niệm rằng, làm như thế sẽ đem đến sự trường thọ và hạnh phúc. Đây cũng là ngày quan trọng nhất, bởi được xem là ngày trả lễ, báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên, cũng như Trời Phật. Ai vắng mặt vào ngày này sẽ được xem như chưa đi chùa, chưa hành lễ báo hiếu tổ tiên, chưa xóa bỏ nợ nần.
TRẦN QUANG VINH
Chùa Nam Sơn – Giridakkhina Sattharama
1. Lược sử về ngôi chùa
Chùa Giridakkhina Sattharama còn có tên là Nam Sơn Tự, tọa lạc tại số 33/18 đường Trần Xuân Độ, phường Thắng Nhì, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Đây được xem là ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer nằm ở vị trí cao nhất tại khu vực Nam Bộ, vì nó tọa lạc trên đỉnh núi Tương Kỳ của thành phố Vũng Tàu. Khi lên đến ngôi chùa này, có thể nhìn được toàn cảnh thành phố Vũng Tàu.
Chùa Giridakkhina Satthara do Thượng tọa Quách Thành Sattha xây dựng nên từ năm 1996, nhưng trước đó nó là một am nhỏ do bà Nguyễn Thị Xi (sinh năm 1916) cất lên để làm nơi tu hành theo Phật giáo Bắc tông.
Am do bà Xi cất vào khoảng thập niên 70. Am được làm bằng gỗ, lợp tôn xi măng, có diện tích khoảng 7,5 m² (2,5 m x 3 m), bên trong thờ Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
Đến năm 1995, do tuổi cao sức yếu, bà muốn nhượng lại am tự và đất đai của mình ở khu vực này để về sống với gia đình (gia đình bà ở quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh), nên đã gặp ông Lê Phú Băng – một Phật tử trong vùng – nhờ giúp đỡ. Do có cơ duyên đã quen biết với Thượng tọa Quách Thành Sattha trước đó nên ông Băng đến gặp Thượng tọa. Lúc này, Thượng tọa Quách Thành Sattha đang phụng sự tại chùa Candaransi tại quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, và cũng đang có chí hướng muốn phát triển đạo pháp ở khu vực Vũng Tàu, vì thế đã cùng với ông Băng xin tiếp quản am tự và đất đai của bà Xi với diện tích 6 công đất (6.000 m²) cùng giá chuyển nhượng lúc bấy giờ là 1,5 cây vàng ròng (vàng bốn số 9). Đến năm 2006, Thượng tọa Quách Thành Sattha tiếp tục mua thêm 9 công đất với giá 8 triệu đồng. Hiện nay, tổng diện tích đất của chùa Giridakkhina Sattharama được chính quyền công nhận là 1,5 ha.
Sau khi có được mảnh đất 6 công trên đỉnh núi Tương Kỳ, với con đường mòn nhỏ hẹp chỉ một người đi bộ, dài khoảng 200 m từ chân núi lên đến nơi, Hòa thượng Quách Thành Sattha cùng đệ tử của mình là Thái Văn Hon (sư này đã xuất tu vào năm 2003) bắt đầu công việc xây dựng chùa Giridakkhina Sattharama.
Công việc đầu tiên cho việc tạo lập chùa là tạo lập mặt bằng, vì khu vực này là đất núi, triền đồi. Hai sư trò dùng các loại công cụ như cuốc, cưa khá thô sơ để phá những loại dây leo, cây nhỏ, đào đất, san lấp mặt bằng để từ đó bắt đầu xây dựng dần các công trình từ nhỏ đến lớn cho ngôi chùa của mình. Am nhỏ của bà Xi – nơi thờ Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni – vẫn được giữ nguyên để làm nơi trú ngụ cho hai sư trò trong lúc tạo dựng ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer này.
Từ năm 1996 đến cuối năm 1998 là khoảng thời gian tạo lập mặt bằng cho ngôi chùa. Đây được xem là giai đoạn khó khăn nhất, vì phải phá núi, chẻ đá, san lấp mặt bằng cho phẳng. Đầu năm 1999, công trình đầu tiên được xây dựng là hồ chứa nước. Đây là công trình quan trọng nhằm chứa nước ngọt từ khe núi chảy xuống để dùng trong sinh hoạt và ăn uống. Năm 2000, ngôi chánh điện được xây dựng với diện tích 144 m² (9 m x 16 m). Ngôi chánh điện này được dựng bằng gỗ, xây vách gạch xi măng và lợp tôn, mang tính tạm bợ, vì chưa phải là ngôi chánh điện chính thức của chùa. Từ năm 2003 đến năm 2005 tiếp tục san lấp mặt bằng và xây dựng nhà khách trên diện tích 99 m² (9 m x 11 m). Nhà khách này được xây dựng gạch, lợp tôn. Đến 2007, nhà tăng xá được xây dựng với diện tích 120 m² (10 m x 12 m), gồm 2 tầng với 5 phòng dành cho các tăng sư cư trú. Từ năm 2008 đến năm 2010, các công trình phụ khác được xây dựng như nhà vệ sinh, khu nhà bếp, xây thêm bể chứa nước. Năm 2011, mở rộng đường lên chùa và xây bậc thang bằng đá, xây hành lang, dựng các phù điêu, biểu tượng Brùm (thần bốn mặt) trên các đầu cột của hành lang dẫn lên chùa. Từ năm 2012 đến năm 2016, tiếp tục san lấp mặt bằng và xây dựng Sala Tenne – nơi tổ chức hành lễ của chư tăng và Phật tử – trên diện tích 525 m² (15 m x 35 m), gồm 2 tầng. Từ năm 2017 đến cuối năm 2019, san lấp mặt bằng và xây dựng khu nhà nghỉ dành cho trưởng lão, chư tăng và Phật tử về dự lễ tại chùa, với diện tích 224 m² (14 m x 16 m); ngoài ra còn xây dựng thêm bể chứa nước và kéo thêm đường dây điện ba pha để phục vụ cho việc thắp sáng và sinh hoạt của chùa.
Theo dự kiến của Thượng tọa Trụ trì chùa Giridakkhina Sattharama Quách Thành Sattha, ngôi chánh điện chính thức của chùa sẽ được xây dựng trên diện tích 1.000 m² nhằm thay thế ngôi chánh điện cũ và sẽ được tiến hành san phẳng mặt bằng, khởi công xây dựng vào năm 2021.
Hiện nay các công trình đã và đang được xây dựng tại chùa Giridakkhina Sattharama gồm con đường và hành lang bằng đá dài khoảng 200 m đi từ dưới chân núi Tương Kỳ lên đến chùa, ngôi chánh điện, nhà khách, tăng xá, nhà nghỉ, sala tenne và các công trình phụ khác như hồ chứa nước (3 hồ), nhà bếp, nhà vệ sinh, bờ kè… Các công trình này được Thượng tọa Trụ trì chùa cùng các tăng sư và Phật tử góp công, góp của, chung sức, chung lòng xây dựng trong suốt gần 25 năm qua và đang tiếp tục được đầu tư xây dựng để trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa tôn giáo của cộng đồng Phật giáo Nam tông nói chung và Phật giáo Nam tông Khmer nói riêng ở khu vực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay và trong tương lai.
* Tăng xá
Tăng xá được xây dựng vào năm 2007 gồm hai tầng với 5 phòng trên diện tích 120 m² (10 m x 12 m). Đây là khu vực dành cho chư tăng của chùa cư ngụ, sinh hoạt và học tập. Tăng xá được xây dựng bằng gạch, đổ bê tông chắc chắn. Nơi đây cũng đặt bàn thờ Phật Thích Ca và nơi để dàn nhạc ngũ âm dùng để phục vụ khi có lễ hội tại chùa hoặc trong cộng đồng Khmer ở khu vực.
* Am “Nam Sơn Tự”
Am này nằm phía sau sala tenne, do bà Nguyễn Thị Xi dựng nên để tu hành theo Phật giáo Bắc tông. Am vẫn được Thượng tọa Trụ trì Quách Thành Sattha giữ lại như là kỷ niệm cho việc hoằng dương Phật pháp ở khu vực này. Am này hiện nay vẫn còn là vách gỗ, lợp tôn đã cũ, bên trong có bàn thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni; bên ngoài vẫn còn bản đề ba chữ “Nam Sơn Tự” được viết thành hai hàng: hàng trên viết bằng chữ Hán, hàng dưới viết bằng chữ Việt.
3. Ngôi chùa Giridakkhina Sattharama trong đời sống cộng đồng
Nếu so với những ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer khác ở khu vực Đông Nam Bộ nói riêng và khu vực Nam Bộ nói chung, chùa Giridakkhina Sattharama được xem là ngôi chùa mới, vì được khởi công xây dựng cách đây chưa được ¼ thế kỷ và còn đang tiếp tục hoàn thiện. Nhưng từ khi xuất hiện cho đến nay, ngôi chùa này đã đáp ứng được kỳ vọng của đông đảo cộng đồng tín đồ Phật giáo Nam tông nói chung và Phật giáo Nam tông Khmer ở khu vực Bà Rịa
Vũng Tàu nói riêng. Do bởi, người Khmer ở đây từ lâu đã không còn ngôi chùa của riêng họ để làm nơi sinh hoạt văn hóa tôn giáo cộng đồng. Vì vậy, khi đặt nền móng xây dựng vào năm 1996 và sau đó được chính quyền thành phố Vũng Tàu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 2015, chùa Giridakkhina Sattharama đã trở thành nơi sinh hoạt tôn giáo, văn hóa quan trọng của cộng đồng Phật giáo Nam tông Khmer ở khu vực này.
Hàng năm dưới sự Trụ trì của Thượng tọa Quách Thành Sattha, chùa Giridakkhina Sattharama đã tổ chức các lễ hội quan trọng cho cộng đồng Phật tử Khmer trong khu vực như lễ Phật định (15/01 âm lịch), Tết Chol Chnam Thmay (14 – 16/4 dương lịch), lễ Phật đản (15/4 âm lịch), Đôn-ta (15/8 âm lịch), Ok Om Bok (15/10 âm lịch)… Ngoài ra, các tăng sư còn tham gia vào các nghi lễ tôn giáo trong gia đình và cộng đồng như cầu siêu, cầu an, hôn lễ, tang lễ,…
Đặc biệt, chùa Giridakkhina Sattharama còn tổ chức lễ dâng y, dâng bông hàng năm cho các tăng sư vào ngày 21 hoặc ngày 22 tháng 9 âm lịch (tuần tiếp theo sau lễ Ra Hạ). Đây là dịp để Phật tử khắp nơi đến cúng dường chư tăng, không chỉ chư tăng trong chùa mà còn mời các chư tăng của nhiều chùa khác tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về dự.
Thượng tọa Quách Thành Sattha còn tổ chức lớp học tiếng Pali (trình độ cấp 1) ngay trong chùa dành cho các sư. Ngoài ra, chùa còn thường xuyên tham gia các hoạt động cứu trợ, phát quà từ thiện cho cộng đồng. Nguồn kinh phí được quyên góp từ các nơi.
Tóm lại: Tuy chùa Giridakkhina Sattharama hiện vẫn còn đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện, nhưng đây đã là trung tâm sinh hoạt văn hóa tôn giáo quan trọng của cộng đồng Phật giáo Nam tông Khmer nói riêng và tín đồ Phật giáo Nam tông nói chung ở vùng Bà Rịa – Vũng Tàu. Điều đặc biệt hơn nữa, ngôi chùa này còn được Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam thuộc Trung tâm UNESCO văn hóa và thông tin truyền thông xếp vào “Top 100 điểm du lịch và văn hóa tâm linh tiêu biểu khu vực phía Nam – năm 2015”.
Chùa Giridakkhina Sattharama còn có tên là Nam Sơn Tự, tọa lạc tại số 33/18 đường Trần Xuân Độ, phường Thắng Nhì, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Đây được xem là ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer nằm ở vị trí cao nhất tại khu vực Nam Bộ, vì nó tọa lạc trên đỉnh núi Tương Kỳ của thành phố Vũng Tàu. Khi lên đến ngôi chùa này, có thể nhìn được toàn cảnh thành phố Vũng Tàu.
Chùa Giridakkhina Satthamara. Ảnh: Ngọc Thu – năm 2020
Chùa Giridakkhina Satthara do Thượng tọa Quách Thành Sattha xây dựng nên từ năm 1996, nhưng trước đó nó là một am nhỏ do bà Nguyễn Thị Xi (sinh năm 1916) cất lên để làm nơi tu hành theo Phật giáo Bắc tông.
Am do bà Xi cất vào khoảng thập niên 70. Am được làm bằng gỗ, lợp tôn xi măng, có diện tích khoảng 7,5 m² (2,5 m x 3 m), bên trong thờ Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
Đến năm 1995, do tuổi cao sức yếu, bà muốn nhượng lại am tự và đất đai của mình ở khu vực này để về sống với gia đình (gia đình bà ở quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh), nên đã gặp ông Lê Phú Băng – một Phật tử trong vùng – nhờ giúp đỡ. Do có cơ duyên đã quen biết với Thượng tọa Quách Thành Sattha trước đó nên ông Băng đến gặp Thượng tọa. Lúc này, Thượng tọa Quách Thành Sattha đang phụng sự tại chùa Candaransi tại quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, và cũng đang có chí hướng muốn phát triển đạo pháp ở khu vực Vũng Tàu, vì thế đã cùng với ông Băng xin tiếp quản am tự và đất đai của bà Xi với diện tích 6 công đất (6.000 m²) cùng giá chuyển nhượng lúc bấy giờ là 1,5 cây vàng ròng (vàng bốn số 9). Đến năm 2006, Thượng tọa Quách Thành Sattha tiếp tục mua thêm 9 công đất với giá 8 triệu đồng. Hiện nay, tổng diện tích đất của chùa Giridakkhina Sattharama được chính quyền công nhận là 1,5 ha.
Sau khi có được mảnh đất 6 công trên đỉnh núi Tương Kỳ, với con đường mòn nhỏ hẹp chỉ một người đi bộ, dài khoảng 200 m từ chân núi lên đến nơi, Hòa thượng Quách Thành Sattha cùng đệ tử của mình là Thái Văn Hon (sư này đã xuất tu vào năm 2003) bắt đầu công việc xây dựng chùa Giridakkhina Sattharama.
Công việc đầu tiên cho việc tạo lập chùa là tạo lập mặt bằng, vì khu vực này là đất núi, triền đồi. Hai sư trò dùng các loại công cụ như cuốc, cưa khá thô sơ để phá những loại dây leo, cây nhỏ, đào đất, san lấp mặt bằng để từ đó bắt đầu xây dựng dần các công trình từ nhỏ đến lớn cho ngôi chùa của mình. Am nhỏ của bà Xi – nơi thờ Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni – vẫn được giữ nguyên để làm nơi trú ngụ cho hai sư trò trong lúc tạo dựng ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer này.
Từ năm 1996 đến cuối năm 1998 là khoảng thời gian tạo lập mặt bằng cho ngôi chùa. Đây được xem là giai đoạn khó khăn nhất, vì phải phá núi, chẻ đá, san lấp mặt bằng cho phẳng. Đầu năm 1999, công trình đầu tiên được xây dựng là hồ chứa nước. Đây là công trình quan trọng nhằm chứa nước ngọt từ khe núi chảy xuống để dùng trong sinh hoạt và ăn uống. Năm 2000, ngôi chánh điện được xây dựng với diện tích 144 m² (9 m x 16 m). Ngôi chánh điện này được dựng bằng gỗ, xây vách gạch xi măng và lợp tôn, mang tính tạm bợ, vì chưa phải là ngôi chánh điện chính thức của chùa. Từ năm 2003 đến năm 2005 tiếp tục san lấp mặt bằng và xây dựng nhà khách trên diện tích 99 m² (9 m x 11 m). Nhà khách này được xây dựng gạch, lợp tôn. Đến 2007, nhà tăng xá được xây dựng với diện tích 120 m² (10 m x 12 m), gồm 2 tầng với 5 phòng dành cho các tăng sư cư trú. Từ năm 2008 đến năm 2010, các công trình phụ khác được xây dựng như nhà vệ sinh, khu nhà bếp, xây thêm bể chứa nước. Năm 2011, mở rộng đường lên chùa và xây bậc thang bằng đá, xây hành lang, dựng các phù điêu, biểu tượng Brùm (thần bốn mặt) trên các đầu cột của hành lang dẫn lên chùa. Từ năm 2012 đến năm 2016, tiếp tục san lấp mặt bằng và xây dựng Sala Tenne – nơi tổ chức hành lễ của chư tăng và Phật tử – trên diện tích 525 m² (15 m x 35 m), gồm 2 tầng. Từ năm 2017 đến cuối năm 2019, san lấp mặt bằng và xây dựng khu nhà nghỉ dành cho trưởng lão, chư tăng và Phật tử về dự lễ tại chùa, với diện tích 224 m² (14 m x 16 m); ngoài ra còn xây dựng thêm bể chứa nước và kéo thêm đường dây điện ba pha để phục vụ cho việc thắp sáng và sinh hoạt của chùa.
Theo dự kiến của Thượng tọa Trụ trì chùa Giridakkhina Sattharama Quách Thành Sattha, ngôi chánh điện chính thức của chùa sẽ được xây dựng trên diện tích 1.000 m² nhằm thay thế ngôi chánh điện cũ và sẽ được tiến hành san phẳng mặt bằng, khởi công xây dựng vào năm 2021.
Hiện nay các công trình đã và đang được xây dựng tại chùa Giridakkhina Sattharama gồm con đường và hành lang bằng đá dài khoảng 200 m đi từ dưới chân núi Tương Kỳ lên đến chùa, ngôi chánh điện, nhà khách, tăng xá, nhà nghỉ, sala tenne và các công trình phụ khác như hồ chứa nước (3 hồ), nhà bếp, nhà vệ sinh, bờ kè… Các công trình này được Thượng tọa Trụ trì chùa cùng các tăng sư và Phật tử góp công, góp của, chung sức, chung lòng xây dựng trong suốt gần 25 năm qua và đang tiếp tục được đầu tư xây dựng để trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa tôn giáo của cộng đồng Phật giáo Nam tông nói chung và Phật giáo Nam tông Khmer nói riêng ở khu vực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay và trong tương lai.
2. Kiến trúc của chùa
Dấu ấn của chùa Giridakkhina Sattharama là các công trình đã được xây dựng xong, trong đó công trình đường bậc thang và hành lang được xây dựng hai bên bằng đá với phù điêu chằn và tượng thần bốn mặt trên đầu cột hành lang; sau đến là các công trình như chánh điện, tăng xá, nhà nghỉ, sala tenne và các công trình phụ khác.
Dấu ấn của chùa Giridakkhina Sattharama là các công trình đã được xây dựng xong, trong đó công trình đường bậc thang và hành lang được xây dựng hai bên bằng đá với phù điêu chằn và tượng thần bốn mặt trên đầu cột hành lang; sau đến là các công trình như chánh điện, tăng xá, nhà nghỉ, sala tenne và các công trình phụ khác.
* Đường bậc thang lên chùa
Đây là công trình được xây dựng rất công phu và mang tính mỹ quan đặc trưng. Từ dưới chân núi Tương Kỳ lên đến ngôi chùa khoảng 200 m có độ dốc khá cao và khó đi. Theo Thượng tọa Quách Thành Sattha, khi bắt đầu tiếp nhận mảnh đất này, chỉ có con đường mòn nhỏ với một người đi bộ ngoằn ngoèo. Do đó, để thuận tiện cho việc đi lại, Thượng tọa Trụ trì cùng các tăng sư trong chùa và sự giúp sức của Phật tử mở rộng đường, xây dựng bậc thang cùng hành lang hai bên bằng đá để tạo nên con đường rộng rãi hơn dẫn lên chùa. Việc mở và xây dựng đường, hành lang bằng đá thể hiện tính kiên trì và sự công phu của nhà chùa, vì phải phát cây, chẻ đá, vác từng bao cát, xi măng lên núi để xây dựng. Hai hành lang của đường lên được xây dựng theo phong cách tường rào của các chùa Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đó là các đồ án trang trí bằng phù điêu chằn và trên đầu mỗi cột đều có tượng thần bốn mặt (Brùm). Điều này tạo nên phong cách và tính mỹ quan đặc trưng trong khu vực, vì khác với nhiều ngôi chùa Phật giáo Bắc tông ở khu vực quanh núi Tương Kỳ này.
Khi bước trên con đường bậc thang với hai hành lang bằng đá dẫn lên chùa, người hành hương hoặc du khách sẽ cảm nhận được công sức khó nhọc của những người đứng ra làm con đường này. Nhưng cũng chính vì thế, con đường trở thành dấu ấn rất đặc biệt dành cho những ai đã một lần ghé đến, vì sự công phu và vẻ đẹp của nó. Vẻ đẹp từ phong cách xây dựng đến kiến trúc và sự hoành tráng hòa lẫn trong thiên nhiên của đường lên, và càng lên cao càng nhìn rộng ra được toàn cảnh của thành phố Vũng Tàu. Đó chính là giá trị cốt lõi mà con đường này đem lại và trở thành dấu ấn khi đến chùa Nam Sơn.
Đây là công trình được xây dựng rất công phu và mang tính mỹ quan đặc trưng. Từ dưới chân núi Tương Kỳ lên đến ngôi chùa khoảng 200 m có độ dốc khá cao và khó đi. Theo Thượng tọa Quách Thành Sattha, khi bắt đầu tiếp nhận mảnh đất này, chỉ có con đường mòn nhỏ với một người đi bộ ngoằn ngoèo. Do đó, để thuận tiện cho việc đi lại, Thượng tọa Trụ trì cùng các tăng sư trong chùa và sự giúp sức của Phật tử mở rộng đường, xây dựng bậc thang cùng hành lang hai bên bằng đá để tạo nên con đường rộng rãi hơn dẫn lên chùa. Việc mở và xây dựng đường, hành lang bằng đá thể hiện tính kiên trì và sự công phu của nhà chùa, vì phải phát cây, chẻ đá, vác từng bao cát, xi măng lên núi để xây dựng. Hai hành lang của đường lên được xây dựng theo phong cách tường rào của các chùa Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đó là các đồ án trang trí bằng phù điêu chằn và trên đầu mỗi cột đều có tượng thần bốn mặt (Brùm). Điều này tạo nên phong cách và tính mỹ quan đặc trưng trong khu vực, vì khác với nhiều ngôi chùa Phật giáo Bắc tông ở khu vực quanh núi Tương Kỳ này.
Khi bước trên con đường bậc thang với hai hành lang bằng đá dẫn lên chùa, người hành hương hoặc du khách sẽ cảm nhận được công sức khó nhọc của những người đứng ra làm con đường này. Nhưng cũng chính vì thế, con đường trở thành dấu ấn rất đặc biệt dành cho những ai đã một lần ghé đến, vì sự công phu và vẻ đẹp của nó. Vẻ đẹp từ phong cách xây dựng đến kiến trúc và sự hoành tráng hòa lẫn trong thiên nhiên của đường lên, và càng lên cao càng nhìn rộng ra được toàn cảnh của thành phố Vũng Tàu. Đó chính là giá trị cốt lõi mà con đường này đem lại và trở thành dấu ấn khi đến chùa Nam Sơn.
* Chánh điện
Chánh điện được xây dựng vào năm 2000 trên diện tích 144 m². Vì là tạm thời, nên chánh điện chỉ được xây dựng như một ngôi nhà ba gian, có hai mái trên và bốn chái phía dưới kéo rộng ra, có bốn hàng hiên xung quanh chánh điện. Chánh điện được làm bằng gỗ bên trong, lợp tôn; bên ngoài được xây tường gạch, các cột của mái hiên được xây bằng gạch và xi măng. Nối liền giữa cột và kèo của chánh điện luôn có biểu tượng Cày-no. Đây là nét đặc trưng trong kiến trúc của chùa Khmer ở Nam Bộ. Bên trong chánh điện là điện thờ Phật Thích Ca với các tượng biểu thị cuộc đời hành đạo của Ngài cho đến khi nhập niết bàn. Ngoài ra, còn có nơi để Thượng tọa Trụ trì và các tăng sư trong chùa chiêm bái giảng đạo cho các Phật tử.
Chánh điện được xây dựng vào năm 2000 trên diện tích 144 m². Vì là tạm thời, nên chánh điện chỉ được xây dựng như một ngôi nhà ba gian, có hai mái trên và bốn chái phía dưới kéo rộng ra, có bốn hàng hiên xung quanh chánh điện. Chánh điện được làm bằng gỗ bên trong, lợp tôn; bên ngoài được xây tường gạch, các cột của mái hiên được xây bằng gạch và xi măng. Nối liền giữa cột và kèo của chánh điện luôn có biểu tượng Cày-no. Đây là nét đặc trưng trong kiến trúc của chùa Khmer ở Nam Bộ. Bên trong chánh điện là điện thờ Phật Thích Ca với các tượng biểu thị cuộc đời hành đạo của Ngài cho đến khi nhập niết bàn. Ngoài ra, còn có nơi để Thượng tọa Trụ trì và các tăng sư trong chùa chiêm bái giảng đạo cho các Phật tử.
Ngôi chánh điện này sẽ tồn tại cho đến khi có ngôi chánh điện mới thay thế. Ngôi chánh điện mới sẽ được khởi công xây dựng vào năm 2021 trên diện tích 1.000 m².
* Tăng xá
Tăng xá được xây dựng vào năm 2007 gồm hai tầng với 5 phòng trên diện tích 120 m² (10 m x 12 m). Đây là khu vực dành cho chư tăng của chùa cư ngụ, sinh hoạt và học tập. Tăng xá được xây dựng bằng gạch, đổ bê tông chắc chắn. Nơi đây cũng đặt bàn thờ Phật Thích Ca và nơi để dàn nhạc ngũ âm dùng để phục vụ khi có lễ hội tại chùa hoặc trong cộng đồng Khmer ở khu vực.
* Sala tenne
Sala tenne được khởi công san phẳng mặt bằng và tiến hành xây dựng vào năm 2012, sau đó đến năm 2016 được đưa vào sử dụng. Vị trí của công trình này nằm ngay trước mặt của Chánh điện hiện tại, nhưng ở vị trí thấp hơn do địa hình đất thoải theo triền núi. Sala tenne được xây dựng trên diện tích 352 m² (15 m x 35 m), nhưng mới xây dựng được hai tầng, dự kiến sẽ tiếp tục xây thêm tầng còn lại trong thời gian tới. Đây là nơi để tổ chức các lễ hội chính của chùa, nơi thuyết giảng và tổ chức sinh hoạt văn hóa tôn giáo của cộng đồng. Nơi đây cũng đặt bàn thờ Phật Thích Ca tại tầng trệt chính giữa, có nơi tiếp khách, trưng bày… ở lầu một bên phải. Công trình này được xây dựng bằng bê tông cốt thép rất chắc chắn và mang phong cách “hiện đại”, hoa văn truyền thống của Khmer được đắp nổi trên các cột, kèo xi măng, nhưng không thấy xuất hiện nhiều các phù điêu hay biểu tượng như Cày-no, Naga, Ria ja say trong kiến trúc truyền thống của người Khmer Nam Bộ. Có lẽ, đây là yếu tố đặc trưng tạo nên sự khác biệt của ngôi sala tenne này ở vùng đất Đông Nam Bộ.
Sala tenne được khởi công san phẳng mặt bằng và tiến hành xây dựng vào năm 2012, sau đó đến năm 2016 được đưa vào sử dụng. Vị trí của công trình này nằm ngay trước mặt của Chánh điện hiện tại, nhưng ở vị trí thấp hơn do địa hình đất thoải theo triền núi. Sala tenne được xây dựng trên diện tích 352 m² (15 m x 35 m), nhưng mới xây dựng được hai tầng, dự kiến sẽ tiếp tục xây thêm tầng còn lại trong thời gian tới. Đây là nơi để tổ chức các lễ hội chính của chùa, nơi thuyết giảng và tổ chức sinh hoạt văn hóa tôn giáo của cộng đồng. Nơi đây cũng đặt bàn thờ Phật Thích Ca tại tầng trệt chính giữa, có nơi tiếp khách, trưng bày… ở lầu một bên phải. Công trình này được xây dựng bằng bê tông cốt thép rất chắc chắn và mang phong cách “hiện đại”, hoa văn truyền thống của Khmer được đắp nổi trên các cột, kèo xi măng, nhưng không thấy xuất hiện nhiều các phù điêu hay biểu tượng như Cày-no, Naga, Ria ja say trong kiến trúc truyền thống của người Khmer Nam Bộ. Có lẽ, đây là yếu tố đặc trưng tạo nên sự khác biệt của ngôi sala tenne này ở vùng đất Đông Nam Bộ.
* Nhà nghỉ
Công trình này rất đồ sộ, được khởi công xây dựng vào năm 2017 và hoàn thành vào cuối năm 2019 trên diện tích 224 m² (14 m x 16 m). Đây là khu nhà dành cho các vị Trưởng lão, Hòa thượng, Tăng nhân và Phật tử mỗi khi về hành hương, tham dự lễ hội tại chùa. Công trình được xây dựng bằng đá xanh, tường dày 50 cm, với những dãy phòng dài thông suốt được gắn máy điều hòa nhiệt độ. Kiến trúc của công trình này cũng mang dáng vẻ hiện đại, ít phù điêu và biểu tượng theo phong cách truyền thống của kiến trúc Khmer.
Công trình này rất đồ sộ, được khởi công xây dựng vào năm 2017 và hoàn thành vào cuối năm 2019 trên diện tích 224 m² (14 m x 16 m). Đây là khu nhà dành cho các vị Trưởng lão, Hòa thượng, Tăng nhân và Phật tử mỗi khi về hành hương, tham dự lễ hội tại chùa. Công trình được xây dựng bằng đá xanh, tường dày 50 cm, với những dãy phòng dài thông suốt được gắn máy điều hòa nhiệt độ. Kiến trúc của công trình này cũng mang dáng vẻ hiện đại, ít phù điêu và biểu tượng theo phong cách truyền thống của kiến trúc Khmer.
Am này nằm phía sau sala tenne, do bà Nguyễn Thị Xi dựng nên để tu hành theo Phật giáo Bắc tông. Am vẫn được Thượng tọa Trụ trì Quách Thành Sattha giữ lại như là kỷ niệm cho việc hoằng dương Phật pháp ở khu vực này. Am này hiện nay vẫn còn là vách gỗ, lợp tôn đã cũ, bên trong có bàn thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni; bên ngoài vẫn còn bản đề ba chữ “Nam Sơn Tự” được viết thành hai hàng: hàng trên viết bằng chữ Hán, hàng dưới viết bằng chữ Việt.
* Các công trình phụ khác
Các công trình phụ khác của chùa Giridakkhina Sattharama hiện nay gồm có hồ chứa nước, nhà bếp, nhà vệ sinh, đường dây điện ba pha,… là những công trình thiết yếu được sử dụng trong sinh hoạt của nhà chùa và được xây dựng chắc chắn.
Các công trình phụ khác của chùa Giridakkhina Sattharama hiện nay gồm có hồ chứa nước, nhà bếp, nhà vệ sinh, đường dây điện ba pha,… là những công trình thiết yếu được sử dụng trong sinh hoạt của nhà chùa và được xây dựng chắc chắn.
Nếu so với những ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer khác ở khu vực Đông Nam Bộ nói riêng và khu vực Nam Bộ nói chung, chùa Giridakkhina Sattharama được xem là ngôi chùa mới, vì được khởi công xây dựng cách đây chưa được ¼ thế kỷ và còn đang tiếp tục hoàn thiện. Nhưng từ khi xuất hiện cho đến nay, ngôi chùa này đã đáp ứng được kỳ vọng của đông đảo cộng đồng tín đồ Phật giáo Nam tông nói chung và Phật giáo Nam tông Khmer ở khu vực Bà Rịa
Vũng Tàu nói riêng. Do bởi, người Khmer ở đây từ lâu đã không còn ngôi chùa của riêng họ để làm nơi sinh hoạt văn hóa tôn giáo cộng đồng. Vì vậy, khi đặt nền móng xây dựng vào năm 1996 và sau đó được chính quyền thành phố Vũng Tàu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 2015, chùa Giridakkhina Sattharama đã trở thành nơi sinh hoạt tôn giáo, văn hóa quan trọng của cộng đồng Phật giáo Nam tông Khmer ở khu vực này.
Hàng năm dưới sự Trụ trì của Thượng tọa Quách Thành Sattha, chùa Giridakkhina Sattharama đã tổ chức các lễ hội quan trọng cho cộng đồng Phật tử Khmer trong khu vực như lễ Phật định (15/01 âm lịch), Tết Chol Chnam Thmay (14 – 16/4 dương lịch), lễ Phật đản (15/4 âm lịch), Đôn-ta (15/8 âm lịch), Ok Om Bok (15/10 âm lịch)… Ngoài ra, các tăng sư còn tham gia vào các nghi lễ tôn giáo trong gia đình và cộng đồng như cầu siêu, cầu an, hôn lễ, tang lễ,…
Đặc biệt, chùa Giridakkhina Sattharama còn tổ chức lễ dâng y, dâng bông hàng năm cho các tăng sư vào ngày 21 hoặc ngày 22 tháng 9 âm lịch (tuần tiếp theo sau lễ Ra Hạ). Đây là dịp để Phật tử khắp nơi đến cúng dường chư tăng, không chỉ chư tăng trong chùa mà còn mời các chư tăng của nhiều chùa khác tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về dự.
Thượng tọa Quách Thành Sattha còn tổ chức lớp học tiếng Pali (trình độ cấp 1) ngay trong chùa dành cho các sư. Ngoài ra, chùa còn thường xuyên tham gia các hoạt động cứu trợ, phát quà từ thiện cho cộng đồng. Nguồn kinh phí được quyên góp từ các nơi.
Tóm lại: Tuy chùa Giridakkhina Sattharama hiện vẫn còn đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện, nhưng đây đã là trung tâm sinh hoạt văn hóa tôn giáo quan trọng của cộng đồng Phật giáo Nam tông Khmer nói riêng và tín đồ Phật giáo Nam tông nói chung ở vùng Bà Rịa – Vũng Tàu. Điều đặc biệt hơn nữa, ngôi chùa này còn được Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam thuộc Trung tâm UNESCO văn hóa và thông tin truyền thông xếp vào “Top 100 điểm du lịch và văn hóa tâm linh tiêu biểu khu vực phía Nam – năm 2015”.
Trích sách Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét