14 tháng 8, 2022

Chùa Som Rong

Chùa Som Rong – Ngôi chùa Khmer tuyệt đẹp ở Sóc Trăng

Sóc Trăng được biết đến như thủ phủ của những ngôi chùa tháp. Ngoài là không gian sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của bà con đồng bào Khmer, những ngôi chùa còn là điểm đến không thể bỏ qua của khách thập phương trong hành trình khám phá vùng đất Miền Tây Nam Bộ. Mỗi ngôi chùa mang phong cách hoàn toàn khác nhau, đem đến cho du khách từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Trong đó không thể không nhắc tới Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong.

Chùa Som Rong

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong còn được người dân địa phương quen gọi là chùa Som Rong tọa lạc tại số 367 Tôn Đức Thắng, phường 5, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.

Theo các vị sư kể lại chùa Som Rong được xây dựng năm 1785, đã trải qua 12 đời trụ trì. Ban đầu là bằng tre lá tạm bợ, sau nhiều lần trùng tu đã khang trang như hiện nay. Về cái tên Som Rong thì do nguyên nhân trước đây vùng này có rất nhiều cây dại mang tên Som Rong mọc quanh chùa, từ đó chùa có tên loại cây này hàng trăm năm qua. Hiện nay chùa chỉ còn 2 cây Som Rong đang phát triển rất tốt.

Ngôi chánh điện cổ – Ảnh: Thu Phan

Khi bước đến chùa, trước mặt là một cổng chùa được trang trí hoa văn với nhiều biểu tượng văn hóa Khmer như rắn thần Naga, chim thần Krud, hoa văn truyền thống… được phủ nhũ vàng. Phía trên cổng có 05 ngọn tháp, là biểu tượng của núi Meru (tức núi Tu-di), nơi năm vị Phật ở vị lai sẽ thành đạo theo quan niệm Phật giáo và cũng là nơi năm vị thần thường an ngự theo học thuyết Bà-la-môn giáo.

Từ cổng chính của chùa đi vào khoảng 100m mới tới sân chùa. Nhưng một điều thật bất ngờ là trên đường vào chùa có rất nhiều cây cổ thụ khoảng vài chục đến hàng trăm năm tuổi.

Chùa Som Rong cũng được xây dựng theo kiểu kiến trúc giống như các chùa Khmer Nam bộ khác với diện tích 5ha bao gồm: chánh điện, sala, nhà dành cho sư sải, và còn có thêm một thư viện sách có hơn 1.500 quyển, phục vụ cho các em học sinh, người dân và bà con Phật tử tại địa phương. Những công trình kiến trúc bên trong chùa được kết hợp hài hòa với nhau.

Ngôi Sala cũ của chùa vẫn giữ được nét cổ kính theo thời gian.

Chánh điện là nơi thờ Phật chính trong những công trình kiến trúc của chùa. Toàn bộ chánh điện được nâng đỡ bởi 06 hàng trụ cột, với tầng mái được kết cấu khá đặc biệt gồm 03 hệ thống mái chồng lên nhau theo một khoảng cách nhất định. Ở mỗi gốc của tầng mái được trang trí hình tượng rồng của đồng bào Khmer. Phần mái tiếp giáp với cột được trang trí hình tượng nữ thần Keynor và chim thần Krud, góp phần tạo nên sự chắc chắn, khỏe khoắn cho các bộ cột chống đỡ phần mái đồ sộ, vừa góp phần làm tăng vẻ đẹp và sự uy nghi cho công trình. Hai bên lối vào chánh điện là hình tượng Kỳ Lân với nét hung tợn, đứng canh giữ cửa nhằm ngăn cái ác và bảo vệ Đức Phật. Trên những vách tường và trần của chánh điện là những bức bích họa mô tả về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca.

Bệ thờ trong chánh điện thờ nhiều tượng Đức Phật Thích Ca. Trong đó, hai tượng Phật Thích Ca cổ được chế tác bằng cây vào đúng năm 1785 năm thành lập chùa. Hai tượng Phật này trong tư thế đứng, với cánh tay đưa thẳng về phía trước, lòng bàn tay có chỉ tay màu đỏ hướng về phía trước, có ý nghĩa nhắc nhở con người đừng làm việc ác, nên tích phúc, đức bằng cách làm điều thiện.

Vẻ đẹp nguy nga lộng lẫy của chùa

Khuôn viên chùa được chia thành nhiều khu vực khác nhau, nổi bật nhất là ngôi bảo tháp được đặt ngay lối đi vào chùa và song song với ngôi chánh điện. Ngôi bảo tháp có bốn hướng và có bốn lối đi, là đại diện của từ, bi, hỷ, xả. Dọc hai bên lối dẫn lên bảo tháp được trang trí hình tượng rắn thần Naga và mô típ các hoa văn Khmer cổ được trạm khắc rất tinh tế, sắc sảo.

Ngôi bảo tháp

Nét độc đáo ở ngôi tháp chính là màu sơn, thay vì màu vàng truyền thống thì tháp được sơn bằng màu xám, vừa toát lên vẻ hiện đại lại vừa uy nghi, cổ kính như những kiến trúc bằng đá nguyên khối.

Nét độc đáo ở ngôi tháp chính là màu sơn

Đặc biệt trong khuôn viên chùa có Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn uy nghiêm phúc hậu ở ngoài trời với kích thước dài 63 m, cao 29 m, nặng 490 tấn là Tượng Phật Thích Ca lớn nhất Việt Nam.

Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn dài 63 m

Chùa Wat Pătum Wôngsa Som Rông trở nên thơ mộng hơn vào buổi xế chiều, đến đây giờ này du khách không chỉ lễ chùa, cầu bình an mà còn có thể tậu về một album ảnh ấn tượng, độc đáo.

Chùa Som Rong trở nên thơ mộng hơn vào buổi xế chiều

Trong tiếng nhạc ngũ âm rộn ràng mời gọi khách đường xa, trong bóng mát thâm xuyên của những ngôi điện cổ xưa hòa lẫn những ngôi nhà mới hiện đại khang trang. Xa xa là ánh mắt từ bi của bức tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn đang kêu gọi sự nhân ái, hòa đồng, yêu thương giúp đỡ mọi người xung quanh. Tất cả đã làm du khách dễ say lòng khi đến với chùa Som Rong. Chùa Som Rong cũng là nơi để du khách gần xa tìm đến khám phá, trải nghiệm những tinh hoa văn hóa tín ngưỡng độc đáo, nghệ thuật kiến trúc đặc sắc của đồng bào Khmer Sóc Trăng nói riêng và Nam bộ nói chung.

Chuyện lạ chùa Som Rong

Nói đến ngôi chùa từng sở hữu tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn (tư thế nằm) từ nhiều năm qua, người ta nhắc ngay đến Chùa Hội Khánh (tọa lạc tại phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) được xây dựng năm 1741.

Chánh điện chùa Som Rong

Năm 2013, chùa này đã khánh thành tượng Phật Thích Ca nằm có chiều dài 52 mét, cao 12 mét, an vị trên độ cao cách mặt đất 23 m, nằm trên mái chùa. Công trình đã tổ chức Kỷ lục Chậu Á xác lập là "Tượng Phật nhập Niết bàn trên mái chùa dài nhất châu Á".

Thế nhưng 1 năm sau đó, kỷ lục này đã bị phá vỡ bởi một bức tượng Phật nằm tại chùa Vàm Ray (tọa lạc tại xã Hàm Tân, huyện Trà Cú (tỉnh Trà Vinh) dài 54 mét (hơn tượng chùa Hội Khánh đúng 2 mét). Toàn bộ bức tượng Phật được sơn màu vàng. Bên dưới, bệ đỡ là dãy nhà sinh hoạt cho các chư tăng và Phật tử gần xa về lưu trú. Đây là ngôi chùa theo hệ phái Nam tông Khmer thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, hành lễ.

Tượng Phật nằm ở chùa Som Rong

Tuy nhiên điều bất ngờ đã xảy ra, khi hiện nay bức tượng Phật nằm có quy mô lớn hơn, cao hơn, dài hơn khá nhiều so với 2 bức tượng trước đó đã sắp hoàn thành vào tháng 11/ 2019 với chiều dài 63 mét, cao 22,5 mét, đặt trên cao khoảng 28 mét so với mặt đất và đang giữ vị trí số 1 hiện nay tại Việt Nam. Bức tượng được đặt trang trọng tại chùa Bô Tum Vong Sa Som Rong (gọi tắt là chùa Som Rong, tọa lạc tại số 367, đường Tôn Đức Thắng, phường 5, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng).

Ông Võ Văn Thôn, một trong những công nhân thi công tượng Phật trên cho biết: “Chúng tôi thi công ròng rã gần 18 tháng mới có thể hoàn thành công trình vào tháng 11 tới đây. Vì tượng quá lớn nên khá vất vả nhất là tạo khuôn mặt thật phúc hậu, độ lượng và dáng nằm sao thật uy nghiêm, đỉnh đạc, thong dong, thư thái. Đây là công việc rất khó khăn nhiều so với những bức tượng tư thế đứng, ngồi. Tuy nhiên chúng tôi đã thành công viên mãn và chỉ chờ ngày bàn giao công trình”.

Theo quan sát của chúng tôi bức tượng Phật được thi công bằng bê tông, cốt sắt rất nặng và kiên cố. Bên dưới tượng dự kiến làm nơi sinh hoạt, hội họp, học tập cho hàng trăm tăng sinh. Đường nét thi công rất sắc sảo, công phu mang tính nghệ thuật điêu khắc rất cao. Do được đặt trên bệ cao cùng với sự to lớn của bức tượng nên du khách từ TP Sóc Trăng có thể nhìn thấy bức tượng này từ xa hàng trăm mét tạo nên “điểm nhấn” rất thú vị, độc đáo, lạ lẫm cho thành phố này.

Bảo tháp chùa Som Rong

Bà Thạch Vân Dang, ngụ phường 5, TP Sóc Trăng tự hào nói: Chúng tôi và tự hào vì quê hương mình có được một tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam nói riêng, châu Á nói chung đáp ứng lòng mong đợi của bà con phật tử Sóc Trăng. Đây còn là điểm phát triển du lịch rất hấp dẫn của địa phương chúng tôi trong tương lai”.

Theo lời Thượng tọa trụ trì chùa Lý Minh Đức thì chùa Som Rong được xây dựng trên 600 năm qua. Ban đầu là bằng tre lá tạm bợ, sau nhiều lần trùng tu đã khang trang như hiện nay. Về cái tên Som Rong thì do nguyên nhân trước đây vùng này có rất nhiều cây dại mang tên Som Rong mọc quanh chùa, từ đó chùa có tên loại cây này hàng trăm năm qua. Hiện nay chùa chỉ còn 2 cây Som Rong đang phát triển rất tốt. Kiến trúc chùa Som Rong bao gồm chánh điện, sa la, tịnh xá, thư viện và các công trình phụ khác trên diện tích 5 ha. Nhiều du khách rất thích thú và ghi lại nhiều hình ảnh tại ngôi bảo tháp rất hoành tráng, uy nghi với kính phí trên 1 tỷ đồng do một phật tử tự nguyện đóng góp.

Trong tiếng nhạc ngũ âm rộn ràng mời gọi khách đường xa, trong bóng mát thâm xuyên của những ngôi điện cổ xưa hòa lẫn những ngôi nhà mới hiện đại khang trang. Xa xa là ánh mắt từ bi của bức tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn đang kêu gọi sự nhân ái, hòa đồng, yêu thương giúp đỡ mọi người xung quanh. Tất cả đã là du khách dễ say lòng khi đến với chùa Som Rong hôm nay.

Trương Thanh Liêm
Thăm chùa Bôtum Vong Sa Som Rong

Nếu có dịp ghé thăm chùa Bôtum Vong Sa Som Rong, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều bất ngờ với nét độc đáo về lịch sử và kiến trúc của ngôi chùa. Ngôi chùa còn như một bảo tàng Khmer thu nhỏ, giúp du khách cảm nhận, khám phá những nét đặc sắc, thú vị.

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay còn được mọi người quen gọi là chùa Som Rong tọa lạc tại Khóm 2, Phường 5 (TP. Sóc Trăng). Chùa Som Rong đã có từ lâu, đầu tiên được dựng lên bằng tre, gỗ và lợp lá đơn sơ, xung quanh có rất nhiều cây Som Rong tự sinh sôi, phát triển nên nhà chùa lấy tên của loài cây Som Rong, có hoa gọi là Bôtum để đặt tên cho chùa. Sau đó, ngôi chùa đã được trùng tu lại nhiều lần với tổng thể kiến trúc gồm có chánh điện, sala, tịnh xá, thư viện, các tháp để tro cốt của người mất…

Đầu tiên, cổng chùa được dựng theo lối tam quan. Phía trên cổng có 5 ngọn tháp, là biểu tượng của núi Meru (tức núi Tu-di), cổng được đắp nổi bởi các mảng phù điêu với nhiều biểu tượng văn hóa Khmer như rắn thần Naga, chim thần Krud, hoa văn truyền thống… được phủ nhũ vàng, kết hợp ít màu hồng nhạt. Riêng con đường từ cổng đi vào chùa được phủ đầy bóng mát của cây sao cổ thụ, những khối kiến trúc kỳ vĩ, với nhiều màu sắc sặc sỡ mang đậm văn hóa truyền thống Khmer hiện ra. 

Chùa Som Rong với nét kiến trúc độc đáo. Ảnh: KGT 

Chánh điện là nơi thờ Phật chính trong những công trình kiến trúc của chùa. Toàn bộ chánh điện được nâng đỡ bởi 6 hàng trụ cột, với tầng mái được kết cấu khá đặc biệt gồm 3 hệ thống mái chồng lên nhau theo một khoảng cách nhất định. Ở mỗi góc của tầng mái được trang trí hình tượng rồng của đồng bào Khmer. Phần mái tiếp giáp với cột được trang trí hình tượng nữ thần Keynor và chim thần Krud, vừa góp phần tạo nên sự chắc chắn, khỏe khoắn cho các bộ cột chống đỡ phần mái đồ sộ, vừa góp phần làm tăng vẻ đẹp và sự uy nghi cho công trình. Hai bên lối vào chánh điện là hình tượng kỳ lân với nét hung tợn, đứng canh giữ cửa nhằm ngăn cái ác và bảo vệ Đức Phật. Trên những vách tường và trần của chánh điện là những bức bích họa mô tả về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca. Bệ thờ trong chánh điện thờ nhiều tượng Đức Phật Thích Ca.

Sau khi tham quan chánh điện, dạo bước trong khuôn viên chùa, sẽ được chiêm ngưỡng một tòa bảo tháp với kích thước khá lớn, trên tháp là tượng Phật Thích Ca đang ngồi thiền. Bên cạnh đó, trong khuôn viên còn đang khởi công tượng Phật nằm với kích thước lớn. Dự kiến công trình sớm được hoàn thành để tỉnh có thêm một ngôi tự viện khang trang, một địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách gần xa.

Sau đó đến chiêm ngưỡng nhà hội sala với quy mô một trệt, một lầu, vừa mang đậm nét kiến trúc truyền thống chùa - tháp Khmer vừa kết hợp hiện đại và cách phối màu đặc sắc, tạo điểm nhấn độc đáo cho chùa Som Rong. Sala ở đây, ngoài chức năng là giảng đường của sư sãi, nơi tiếp khách trong những ngày đại lễ truyền thống của dân tộc, còn là tăng xá dành cho sư sãi trong chùa. Trong sala vẫn có bàn thờ Phật nhưng đơn giản hơn so với chánh điện.

Thượng tọa Lý Minh Đức - Đại biểu Quốc hội, Phó trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Phó Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, Trụ trì chùa Som Rong cho biết: “Cũng giống như những ngôi chùa Khmer trên địa bàn Sóc Trăng, chùa Som Rong gắn liền với đời sống, sinh hoạt của người dân. Chùa chính là nơi sinh hoạt văn hóa, giáo dục, tâm linh tín ngưỡng của cộng đồng. Nơi lưu giữ văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer tại địa phương, luôn đồng hành cùng dân tộc, cùng địa phương”.

KGT

Khám phá vẻ đẹp của ngôi chùa có tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam 


Chùa Som Rong (phường 5, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) không những nổi tiếng vì có tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam; nơi đây còn khiến nhiều du khách tò mò khi sở hữu cặp đá nặng 4,2 kg nổi được trên mặt nước.

Toàn bộ chánh điện ngôi chùa được nâng đỡ bởi 06 hàng trụ cột, với tầng mái được kết cấu khá đặc biệt gồm 3 hệ thống mái chồng lên nhau theo một khoảng cách nhất định. Ở mỗi góc của tầng mái được trang trí hình tượng rồng của đồng bào Khmer.

Sóc Trăng được biết đến là một vùng đất có rất nhiều ngôi chùa của đồng bào dân tộc Khmer. Chùa là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của bà con đồng bào Khmer, đồng thời là điểm đến không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước trong hành trình khám phá vùng này.

Trong số những ngôi đó, không thể không nhắc tới Chùa Som Rong. Chùa Som Rong (có tên gọi khác là chùa Bôtum Vong Sa Som Rong) có diện tích khoảng 5ha bao gồm các công trình như: chánh điện, sala, nhà dành cho sư sãi, thư viện sách với hơn 1.500 quyển, phục vụ cho các em học sinh, người dân và bà con Phật tử tại địa phương.

Thượng tọa Lý Đức, trụ trì Chùa Som Rong cho biết: Chùa được xây dựng năm 1785, đã trải qua 12 đời trụ trì. Ban đầu ngôi chùa chỉ bằng tre lá tạm bợ, sau nhiều lần trùng tu đã khang trang như hiện nay. Về tên chùa, trước đây có rất nhiều cây dại có tên gọi là cây Som Rong mọc quanh chùa, từ đó chùa được gọi là chùa Som Rong.

Nét độc đáo ở ngôi bảo tháp của chùa chính là màu sơn, thay vì màu vàng truyền thống thì tháp được sơn bằng màu xám, vừa toát lên vẻ hiện đại lại vừa uy nghi, cổ kính như những kiến trúc bằng đá nguyên khối.

Chùa Som Rong được xây dựng theo kiểu kiến trúc giống như các chùa Khmer khác. Bước vào chùa, du khách đã ấn tượng bởi kiến trúc độc đáo của cổng chùa được trang trí hoa văn với nhiều biểu tượng văn hóa Khmer như rắn thần Naga, chim thần Krud, hoa văn truyền thống… được phủ nhũ vàng. Phía trên cổng có 5 ngọn tháp, là biểu tượng của núi Meru (tức núi Tu-di), nơi năm vị Phật ở vị lai sẽ thành đạo theo quan niệm Phật giáo và cũng là nơi năm vị thần thường an ngự theo học thuyết Bà-la-môn giáo.

Khuôn viên chùa được chia thành nhiều khu vực khác nhau, nổi bật nhất là ngôi bảo tháp được đặt ngay lối đi vào chùa và song song với ngôi chánh điện. Ngôi bảo tháp có bốn hướng và có bốn lối đi, là đại diện của từ, bi, hỷ, xả. Dọc hai bên lối dẫn lên bảo tháp được trang trí hình tượng rắn thần Naga và mô típ các hoa văn Khmer cổ được chạm khắc rất tinh tế, sắc sảo.

Công trình kiến trúc bảo tháp đã trở thành một trong những điểm nhấn độc đáo của chùa Som Rong so với những ngôi chùa Khmer khác trong tỉnh, cũng như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bởi lối kiến trúc và quy mô.

Những công trình kiến trúc bên trong chùa được kết hợp hài hòa, tạo sự liên kết chặt chẽ phát huy bản chất vốn có của nơi mà đời sống phật tử như hòa hợp, gắn kết, phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tâm linh tín ngưỡng của dân tộc.

Đặc biệt trong khuôn viên chùa có Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn với kích thước dài 63 mét, cao 22,5 mét, đặt trên cao khoảng 28 mét so với mặt đất. Tượng được khởi công xây dựng từ tháng 10/2017, đến nay cơ bản đã hoàn thành và đang được nhà chùa tiếp tục hoàn thiện. Tượng có hai màu chủ đạo là trắng và xanh nhạt, tạo nên sự trong trẻo và rất nhã nhặn. Bên dưới là những gian rộng lớn, dự kiến làm nơi sinh hoạt, hội họp, học tập cho hàng trăm tăng sinh.

Anh Nguyễn Trí Sơn (Hà Nội) cho biết: “Tôi đi du lịch đã nhiều nơi trong nước và cũng đã nghe nói về ngôi chùa này. Khi đến đây, tôi rất ấn tượng bởi vẻ đẹp độc đáo về kiến trúc của chùa; trong đó, điểm nhấn là pho tượng Phật nhập niết bàn được xem là lớn nhất Việt Nam. Thật tuyệt vời với bàn tay khéo léo, tài hoa của các nghệ nhân”.

Chị Lê Ngọc Thi (tỉnh An Giang) chia sẻ: “Đây là pho tượng lớn nhất và rất đẹp mà lần đầu tiên tôi được tận mắt chiêm ngưỡng. Nghe đã ấn tượng nhưng đến khi tận mắt chiêm ngưỡng càng ấn tượng hơn. Nhìn từ xa đã thấy pho tượng Phật lớn nằm giữa khoảng trời trong xanh. Khi bước lên đến gần bên pho tượng, tôi bị choáng ngộp bởi sự đồ sộ, tráng lệ của tượng và sắc thái được thể hiện qua từng đường nét khéo léo, thể hiện vẻ mặt uy nghiêm nhưng lại vô cùng hiền từ”.

Đến chùa Som Rong, du khách không chỉ được ngắm vẻ đẹp của lối kiến trúc độc đáo và pho tượng Phật nhập niết bàn lớn nhất Việt Nam mà còn được chiêm ngưỡng hai hòn đá nổi được trên mặt nước, được đặt trang trọng dưới bàn thờ Phật tại gian Sala.

Cặp đá được trưng bày trang trọng tại chùa Som Rong.

Theo quan sát, hai hòn đá tuy kích thước khác nhau, hòn lớn hòn nhỏ nhưng trọng lượng đều nặng 4,2 kg mỗi hòn. Hai hòn đá có hình dạng khác nhau nhưng đều có màu nâu sẫm, trên bề mặt đá không nhẵn mà có rất nhiều lỗ nhỏ li ti trải khắp bề mặt như một miếng xốp.

Nghe giới thiệu hai hòn đá này nổi được trên mặt nước, nhiều du khách đã thử bằng cách dùng tay đè mạnh cho hòn đá chìm sâu xuống đáy thùng nước do nhà chùa đặt sẵn, khi vừa buông tay, những hòn đá này lại từ từ nổi lên trên mặt nước như một miếng xốp.

Theo Thượng tọa Lý Đức, trụ trì Chùa Som Rong, cặp đá này được ông thỉnh từ Campuchia về từ năm 2018. Lúc đó, Thượng tọa Lý Đức đang ở Xiêm Riệp (Campuchia) thì có người phụ nữ Campuchia cho biết bà đang sở hữu một cặp đá rất lạ là không bao giờ chìm trong nước. Nghe xong, Thượng tọa tìm đến nơi xem và hỏi mua nhưng bà này nói không bán mà sẽ cúng dường cho nhà chùa. Ngay lập tức, Thượng tọa Lý Đức quyết định thỉnh hai hòn đá đó về đặt trang trọng giữa ngôi Sala.

Về thông tin đá nổi trong nước, Thượng tọa Lý Đức xác nhận là đúng và chứng minh bằng việc tự tay Thượng tọa bê một hòn đặt vào một thùng nước, nhấn mạnh xuống tận đáy rồi buông tay thì ngay lập tức hòn đá từ từ nổi lên trên mặt nước. Làm đi làm lại mấy lần vẫn vậy, hòn đá không thể chìm.

PV

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét