Nhiều người tin rằng chùa Thiên Tôn (ở khối Hòa Lạc, thị trấn Phú Phong, H.Tây Sơn, Bình Định) ngày xưa có tên là Thiên Thai tự, do vị hoàng thân triều Lý có tên Lý Quốc Hoài dựng nên.
Cội nguồn chùa Thiên Tôn
Nhìn từ cầu Phú Phong trên Quốc lộ 19, chùa Thiên Tôn với ngọn bảo tháp cổ kính ẩn hiện dưới chân núi Hội Sơn đầy vẻ huyền bí. Gần đây lại có thông tin chùa này được xây dựng cách đây gần một ngàn năm càng khiến nhiều người thêm chú ý. Theo tư liệu do nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Xuân Nhân (nguyên Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn Trường đại học Quy Nhơn, hội viên Chi hội Văn nghệ dân gian Bình Định) sưu tầm được, sau khi Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi cho Trần Cảnh, hoàng thân Lý Quốc Hoài là người văn võ toàn tài, am hiểu Phật pháp phải tìm cách rời Thăng Long vào nước Chiêm Thành để tránh họa diệt thân. Ông cùng thân quyến, bạn hữu giả làm đoàn sư sãi theo dọc Trường Sơn, chống chọi với thú dữ, bệnh tật để vào nam.
Nơi đoàn người do hoàng thân Lý Quốc Hoài dẫn đầu dừng chân là vùng đất Tây Sơn, khi đó là vùng sơn cước đầy chướng khí của vương quốc Chiêm Thành, dân cư thưa thớt, thú dữ rình rập. Lý Quốc Hoài cùng mọi người dựng chùa trên núi Hội Sơn, lấy tên là Thiên Thai tự và khai phá đất đai trồng lương thực để sinh sống. Ông thường xuyên luyện tập võ nghệ và dạy cho cư dân Chiêm Thành trong vùng để rèn luyện thân thể, chống thú dữ, trộm cướp... Biết chuyện, vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga có xuất tiền cho các nhà sư Đại Việt xây lại Thiên Thai tự theo lối kiến trúc chữ điền (田).
Khi vùng đất Tây Sơn thuộc về Đại Việt, cư dân người Việt đến sinh sống tại đây đông dần. Thời các chúa Nguyễn cai trị, Thiên Thai tự trở thành nơi đào tạo võ nghệ danh tiếng trong vùng. Nhiều võ sinh ở Thiên Thai tự xuống núi theo phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn. Trong số đó có những danh tướng như: đại đô đốc Võ Văn Dũng, Võ Đình Tú, Lê Văn Hưng... Hàng trăm năm trôi qua, Thiên Thai tự ngày xưa bị hư hỏng, được trùng tu, xây dựng lại rất nhiều lần và đổi tên là chùa Thiên Tôn.
Tuy nhiên, hòa thượng Nguyên Đạt tự Bửu Đạo, trụ trì chùa Thiên Tôn hiện nay, cho biết người lập chùa này là có tên Lê Quang Hòa (1873 - 1953), pháp danh là Thanh Kế, hiệu là Huệ Đăng. “Chùa Thiên Tôn tại Bình Định được lập vào năm 1941 bởi Tổ sư Huệ Đăng, còn gọi là Tổ Thiên Thai, văn bia tại tháp tổ của chùa còn ghi lại điều này. Chùa Thiên Tôn không liên quan đến hoàng thân Lý Quốc Hoài và không có tư liệu nào chứng minh là các vị tướng nhà Tây Sơn học võ tại đây. Từ khi thành lập chùa đến nay, tôi là vị trụ trì đời thứ 3”, hòa thượng Nguyên Đạt nói.
Tổ Thiên Thai
Theo hòa thượng Nguyên Đạt, Tổ Thiên Thai Lê Quang Hòa sinh ở làng An Dõng (xã Bình Thành, H.Tây Sơn) trong một gia đình nho giáo. Thời nhỏ, cụ Lê Quang Hòa học cả chữ nho, chữ Pháp và võ nghệ. Ông học rất thông minh nên 7 tuổi vào học trường huyện và sau đó được tuyển vào trường tỉnh. Khi chưa đến 15 tuổi, Lê Quang Hòa tham gia phong trào Cần Vương do Mai Xuân Thưởng lãnh đạo. Sau khi lãnh tụ Mai Xuân Thưởng bị xử tử, phong trào Cần Vương bị đàn áp dữ dội, Lê Quang Hòa phải trốn vào tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lấy nghề dạy học mưu sinh. Trong thời gian tha hương ở miền Nam, cụ Hòa vẫn tìm cách liên lạc với các nghĩa quân chống Pháp. Tuy nhiên, các cuộc kháng chiến đều thất bại nên cụ chán nản, xin vào chùa Long Hòa (ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) để tu.
“Năm 1905, sau khi làm lễ an táng cho sư phụ tại chùa Long Hòa, hòa thượng Huệ Đăng vào vùng núi Dinh Cố (ở xã Tam An, H.Long Đất, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) tìm thạch động hoang vắng để tu hành. Ở chân núi có một hang đá lớn nhưng đã có một con cọp ở, hòa thượng Huệ Đăng khấn nguyện thì cọp nhường chỗ. Hòa thượng dọn dẹp hang để tu hành và đặt tên là Thiên Thai động. Hai năm sau, đệ tử và người dân kéo đến Thiên Thai động kính Phật rất đông”, hòa thượng Nguyên Đạt kể.
Từ năm 1908, hòa thượng Huệ Đăng đi vân du hoằng hóa ở nhiều tỉnh Nam bộ, sau đó về hang Mai trên núi Dinh Cố tu hành. Người dân thường xuyên tập trung đông nên tri phủ địa phương nghi ngờ hòa thượng Huệ Đăng tổ chức chống Pháp bèn đem quân đến đuổi đi. Năm 1925, hòa thượng Huệ Đăng lại dẫn tăng chúng lên núi Dinh Cố khai hoang, lập vườn trồng cây ăn trái rồi xây dựng chùa Thiên Thai ở gần thạch động ngày xưa. Năm 1935, hòa thượng Huệ Đăng thành lập hội Thiên Thai Thiền Giáo Tông và xuất bản tờ Bát Nhã Âm để vận động phong trào chấn hưng Phật giáo VN.
Hòa thượng Nguyên Đạt kể tiếp: Năm 1941, khi đã gần 70 tuổi, hòa thượng Huệ Đăng trở về thăm quê nhà. Quan huyện Bình Khê (nay thuộc H.Tây Sơn) và các nhân sĩ ở Bình Định đã mời hòa thượng ở lại quê để truyền giảng Phật pháp và cụ cho xây dựng chùa Thiên Tôn. Đến năm 1953, hòa thượng Huệ Đăng qua đời tại đây. Bảo tháp của hòa thượng Huệ Đăng được xây dựng sau lưng chùa.
Hoàng Trọng
Chùa Thiên Tôn - Ảnh: Hoàng Trọng
Cội nguồn chùa Thiên Tôn
Nhìn từ cầu Phú Phong trên Quốc lộ 19, chùa Thiên Tôn với ngọn bảo tháp cổ kính ẩn hiện dưới chân núi Hội Sơn đầy vẻ huyền bí. Gần đây lại có thông tin chùa này được xây dựng cách đây gần một ngàn năm càng khiến nhiều người thêm chú ý. Theo tư liệu do nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Xuân Nhân (nguyên Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn Trường đại học Quy Nhơn, hội viên Chi hội Văn nghệ dân gian Bình Định) sưu tầm được, sau khi Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi cho Trần Cảnh, hoàng thân Lý Quốc Hoài là người văn võ toàn tài, am hiểu Phật pháp phải tìm cách rời Thăng Long vào nước Chiêm Thành để tránh họa diệt thân. Ông cùng thân quyến, bạn hữu giả làm đoàn sư sãi theo dọc Trường Sơn, chống chọi với thú dữ, bệnh tật để vào nam.
Nơi đoàn người do hoàng thân Lý Quốc Hoài dẫn đầu dừng chân là vùng đất Tây Sơn, khi đó là vùng sơn cước đầy chướng khí của vương quốc Chiêm Thành, dân cư thưa thớt, thú dữ rình rập. Lý Quốc Hoài cùng mọi người dựng chùa trên núi Hội Sơn, lấy tên là Thiên Thai tự và khai phá đất đai trồng lương thực để sinh sống. Ông thường xuyên luyện tập võ nghệ và dạy cho cư dân Chiêm Thành trong vùng để rèn luyện thân thể, chống thú dữ, trộm cướp... Biết chuyện, vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga có xuất tiền cho các nhà sư Đại Việt xây lại Thiên Thai tự theo lối kiến trúc chữ điền (田).
Khi vùng đất Tây Sơn thuộc về Đại Việt, cư dân người Việt đến sinh sống tại đây đông dần. Thời các chúa Nguyễn cai trị, Thiên Thai tự trở thành nơi đào tạo võ nghệ danh tiếng trong vùng. Nhiều võ sinh ở Thiên Thai tự xuống núi theo phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn. Trong số đó có những danh tướng như: đại đô đốc Võ Văn Dũng, Võ Đình Tú, Lê Văn Hưng... Hàng trăm năm trôi qua, Thiên Thai tự ngày xưa bị hư hỏng, được trùng tu, xây dựng lại rất nhiều lần và đổi tên là chùa Thiên Tôn.
Tuy nhiên, hòa thượng Nguyên Đạt tự Bửu Đạo, trụ trì chùa Thiên Tôn hiện nay, cho biết người lập chùa này là có tên Lê Quang Hòa (1873 - 1953), pháp danh là Thanh Kế, hiệu là Huệ Đăng. “Chùa Thiên Tôn tại Bình Định được lập vào năm 1941 bởi Tổ sư Huệ Đăng, còn gọi là Tổ Thiên Thai, văn bia tại tháp tổ của chùa còn ghi lại điều này. Chùa Thiên Tôn không liên quan đến hoàng thân Lý Quốc Hoài và không có tư liệu nào chứng minh là các vị tướng nhà Tây Sơn học võ tại đây. Từ khi thành lập chùa đến nay, tôi là vị trụ trì đời thứ 3”, hòa thượng Nguyên Đạt nói.
Tổ Thiên Thai
Theo hòa thượng Nguyên Đạt, Tổ Thiên Thai Lê Quang Hòa sinh ở làng An Dõng (xã Bình Thành, H.Tây Sơn) trong một gia đình nho giáo. Thời nhỏ, cụ Lê Quang Hòa học cả chữ nho, chữ Pháp và võ nghệ. Ông học rất thông minh nên 7 tuổi vào học trường huyện và sau đó được tuyển vào trường tỉnh. Khi chưa đến 15 tuổi, Lê Quang Hòa tham gia phong trào Cần Vương do Mai Xuân Thưởng lãnh đạo. Sau khi lãnh tụ Mai Xuân Thưởng bị xử tử, phong trào Cần Vương bị đàn áp dữ dội, Lê Quang Hòa phải trốn vào tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lấy nghề dạy học mưu sinh. Trong thời gian tha hương ở miền Nam, cụ Hòa vẫn tìm cách liên lạc với các nghĩa quân chống Pháp. Tuy nhiên, các cuộc kháng chiến đều thất bại nên cụ chán nản, xin vào chùa Long Hòa (ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) để tu.
“Năm 1905, sau khi làm lễ an táng cho sư phụ tại chùa Long Hòa, hòa thượng Huệ Đăng vào vùng núi Dinh Cố (ở xã Tam An, H.Long Đất, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) tìm thạch động hoang vắng để tu hành. Ở chân núi có một hang đá lớn nhưng đã có một con cọp ở, hòa thượng Huệ Đăng khấn nguyện thì cọp nhường chỗ. Hòa thượng dọn dẹp hang để tu hành và đặt tên là Thiên Thai động. Hai năm sau, đệ tử và người dân kéo đến Thiên Thai động kính Phật rất đông”, hòa thượng Nguyên Đạt kể.
Từ năm 1908, hòa thượng Huệ Đăng đi vân du hoằng hóa ở nhiều tỉnh Nam bộ, sau đó về hang Mai trên núi Dinh Cố tu hành. Người dân thường xuyên tập trung đông nên tri phủ địa phương nghi ngờ hòa thượng Huệ Đăng tổ chức chống Pháp bèn đem quân đến đuổi đi. Năm 1925, hòa thượng Huệ Đăng lại dẫn tăng chúng lên núi Dinh Cố khai hoang, lập vườn trồng cây ăn trái rồi xây dựng chùa Thiên Thai ở gần thạch động ngày xưa. Năm 1935, hòa thượng Huệ Đăng thành lập hội Thiên Thai Thiền Giáo Tông và xuất bản tờ Bát Nhã Âm để vận động phong trào chấn hưng Phật giáo VN.
Hòa thượng Nguyên Đạt kể tiếp: Năm 1941, khi đã gần 70 tuổi, hòa thượng Huệ Đăng trở về thăm quê nhà. Quan huyện Bình Khê (nay thuộc H.Tây Sơn) và các nhân sĩ ở Bình Định đã mời hòa thượng ở lại quê để truyền giảng Phật pháp và cụ cho xây dựng chùa Thiên Tôn. Đến năm 1953, hòa thượng Huệ Đăng qua đời tại đây. Bảo tháp của hòa thượng Huệ Đăng được xây dựng sau lưng chùa.
Người diễn nôm các kinh chữ Phạn “Cuộc đời và tên tuổi hòa thượng Huệ Đăng rất nổi tiếng trong giới Phật giáo. Ông là người diễn Nôm các kinh bằng chữ Phạn mà ngày nay vẫn được các phật tử tụng niệm như: Kinh Vu Lan, Kinh Di Đà, Bát Nhã Tâm Kinh, Tịnh Độ Chánh Tông...”, hòa thượng Nguyên Đạt cho biết. |
Hoàng Trọng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét