10 tháng 10, 2022

Chùa Thiên Chơn

Chùa Thiên Chơn ở Bình Dương

Bình Dương thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Từ cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, Bình Dương là vùng đất cùng với Mô Xoài tiếp đón dòng người di cư từ Thuận Quảng vào khai phá, tạo dựng cuộc sống mới.

Là vùng đất miền Đông màu mỡ, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và khai thác lâm sản,… nên Bình Dương nhanh chóng thu hút người di cư. Sự có mặt của các nhà sư, vừa chung tay khai phá vùng đất mới, vừa quảng bá tinh thần đạo pháp trong đời sống dân sinh, vừa đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển Phật giáo trên vùng đất mới Bình Dương.

Từ những am tranh đơn sơ, tạm bợ, rồi những ngôi chùa cũng được dựng lên ngày càng khang trang, đông đúc. Bình Dương là nơi có nhiều ngôi chùa cổ có mặt sớm ở vùng đất Nam Bộ, chẳng hạn chùa Hội Sơn (nay là chùa Núi Châu Thới ở Dĩ An) được khai sơn từ đầu thế kỷ XVII, chùa Hưng Long (huyện Tân Uyên) cuối thế kỷ XVII, chùa Hội Khánh ở Thủ Dầu Một vào thập niên 40 của thế kỷ XVIII,… Tất cả đã góp phần tạo nên bức tranh Phật giáo đầy màu sắc.

Trong bức tranh sinh động của Phật giáo Bình Dương còn rất nhiều điều chưa được làm rõ, còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu như dòng phái, truyền thừa, tinh thần viên dung Phật giáo từ nhiều nguồn khác nhau: Trung Quốc, Ấn Độ, có cả Tây Tạng, Thuận Quảng,… tức ngoại nhập và bản địa,…


Có một ngôi chùa ở Bình Dương, tuy ra đời muộn song hết sức đặc biệt, góp phần tạo nên nét đặc sắc của Phật giáo vùng đất này. Chùa Thiên Chơn trước khi trở thành một ngôi chùa bề thế, khang trang như hôm nay, chỉ là một thảo am nhỏ, mãi đến năm 1937, sau khi Thiền sư Minh Tịnh, từ Ấn Độ và Tây Tạng trở về nước, am Thiên Chơn đã được trùng tu thành ngôi chùa cho thiền sư hành đạo theo hệ Thiên Thai Thiền Giáo tông, mang màu sắc Tây Tạng. Ngôi chùa này, một mặt làm rạng danh đạo pháp, mặt khác là minh chứng hùng hồn của tinh thần nhập thế, đồng hành và gắn bó với vận mệnh dân tộc suốt thời kỳ kháng chiến chống ngoại xâm.

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CHÙA THIÊN CHƠN

+ GIAI ĐOẠN ĐẦU THÍCH MINH TỊNH – CHƠN PHỔ (1931 – 1951 ).

Chùa Thiên Chơn chỉ là am tranh nhỏ, nhưng nơi đây sản sinh ra nhiều Thiền sư tài giỏi khắp nơi trong nước. Các đệ tử của Ngài như: Thích Thọ Thiện (1913- ?), Thiền sư Như Cự – Thích Viên Chiếu (1892- 1943), Thiền sư Như Thượng – Thích Thường Chiếu (1914- 1998), Thiền sư Như Trạm – Thích Tịch Chiếu (1912- ?). Là những thiền sư đạt được sở chứng khi viên tịch có nhiều xá lợi.


– Như Trạm (Tịch Chiếu) được Ngài chọn là đệ tử nối pháp truyền thừa. Cách mạng tháng tám thành công năm 1945. Không bao lâu giặc Pháp quay lại xâm lước ta. Cả nước tham gia kháng chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi ấy Thiền sư Minh Tịnh – Chơn Phổ đã kêu gọi hàng đệ tử của mình tích cực tham gia phong trào cứu quốc. Ngài dạy đệ tử của mình. Chúng ta sanh ra trong thời loạn thì phải có trách nhiệm với quốc gia. Vì thế chúng ta cần tu tập với tinh thần “Động vi binh, tịnh vi tăng” nơi đâu cũng là đạo tràng cả.

+ Chùa Thiên Chơn ngôi chùa thứ nhất đó là cái am nhỏ do Thiền sư Thích Minh Tinh – Chơn Phổ xây dựng. Sau chuyến vân du học đạo nơi xứ Phật trở về quê hương. Ngài được nhiều người sùng kính từ trong giới xuất gia cũng như tại gia. Cảm phục công đức Ngài năm 1937 gia đình ông Trần Khánh Sanh phát tâm trùng tu lại am Thiên Chơn để cho Ngài hành đạo. Nơi đây sản sinh ra rất nhiều nhân tài khắp các nơi trong nước đến học đạo tại chùa Thiên Chơn.

+ Chùa Tây Tạng là ngôi chùa thứ hai khi vừa ở Tây Tạng về Ngài được thỉnh về trụ trì chùa Bửu Hương tại làng Phú Cường. Ngôi chùa ban đầu cũng chỉ là am tranh nhỏ được cất năm 1928 do Ngài Cao Minh và ông huyện Trương đứng ra vận động. Sau khi trụ trì chùa Bửu Hương, Ngài đổi tên thành chùa Tây Tạng để đánh dấu chuyến đi Tây Tạng của mình.

+ Chùa Lâm Huê là ngôi chùa thứ ba được tín nữ Hứa Phước Mỹ tại Gia Định (nay là quận Bình Thạnh) năm Quý Mùi (1943) phát tâm xây dựng (1936- 1938). Sau đó tín nữ Hứa Phước Mỹ phát tâm cúng dường. Ngài Minh Tịnh – Chơn Phổ nhận và để đệ tử trong coi tại đây.

– Chùa Thiên Chơn cũng là khu đỏ. Vùng căn cứ quan trọng, nơi hoạt động cách mạng và cũng là khu y tế chăm sóc các chiến sĩ. Nếu bị thương mang về cư ngụ nơi đây.

Hòa thượng Thích Minh Tịnh xuất gia với Hòa thượng Ấn Thành – Từ Thiện chùa Sắc Tứ Thiên Tôn (An Sơn- An Thạnh) với pháp danh Chơn Phổ – Nhẫn Tế thế hệ thứ 7 pháp phái Chúc Thánh nối pháp dòng Lâm Tế thứ 40.

– Năm 1926 Ngài đến chùa Long Hòa núi Thiên Thai (Bà Rịa) chu du học đạo. Ngài thọ giới cầu pháp với tổ sư Huệ Đăng Tông phái Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội và được ban pháp danh Trừng Liến, pháp hiệu Minh Tịnh. Vì sao gọi Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội? Dưới chế độ bảo hộ Pháp các tổ chức Phật giáo chỉ được mang danh nghĩa các hội đoàn không được coi là Quốc hội. Do ảnh hưởng các quốc gia trên thế giới như là Nhật bản, Thái Lan, Trung quốc, Ấn Độ… nên Phật giáo đã có phong trào chấn hưng khắp 3 miền được khởi xướng. Miền Bắc có Thiền sư Thanh Hanh, miền Trung có Thiền sư Phước Huê, miền Nam có Thiền sư Khánh Hòa. Đây là ba vị được tôn là Tổ của phong trào. Sau đó xuất hiện thêm một số hội đoàn trong đó có Hội Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội do Thiền sư Huệ Đăng sang lập năm 1934.



Thiên Thai Thiền giáo Tông là vị Tổ Huệ Đăng có đến làng An Thạnh. Từ đó chữ Thiên đứng đầu lịch sử truyền thừa tại đất Bình Dương. Chùa nào có vào Giáo hội đều đặt chữ Thiên như Thiên Chơn, Thiên Ngọc, Thiên Hòa, Thiên Ân ,Thiên Tôn… Liên Hữu Hội tu theo Thiền và Tịnh. Còn chữ Thiên tu theo Đạt ma pháp tu Ấn Độ. về sau này phát triển Mật Tông. Mật tông tu theo dạng Trì chú. Hiện tại chùa Thiên Chơn dung hòa Thiền, Tịnh, Mật tông tùy theo thời điểm.

– Tháng 8 năm Quý Dậu 1933 Hòa thượng Chơn Phổ thọ đại giới với Hòa thượng Ngộ Định – Từ Phong trong đại giới đàn Chúc Thọ được tổ chức tại chùa Sắc Tứ Thiên Tôn. Đại giới đàn này do Hòa thương Ngộ Định – Từ Phong làm đàn đầu quy tụ nhiều giới tử khắp vùng Nam bộ, đồng thời thỉnh nhiều vị cao tăng truyền giới.

– Năm 1935 Thiền sư Minh Tịnh – Chơn Phổ đến Ấn Độ, Tây Tạng để tìm hiểu và chiêm bái Phật tích. Ngài đến Lassa kinh đô Tây Tạng. Ngài cầu pháp với Nhiếp Chính Vương Giabo Retting Rinpoche được Ngài đặt pháp danh Thubten Osall Lama. Sau đó Ngài trở về nước 1937 kết thúc cuộc hành trình 2[1]

+ GIAI ĐOẠN SAU THÍCH CHƠN PHÁT ( 2011 – CHO ĐẾN NAY)

Chùa Thiên Chơn có thầy Chơn Phát kế thừa. Thầy sanh năm (10- 6- 1972) tại làng An Thạnh. Huyện Thuận An. Hiện là Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương chính thức bổ nhiệm trụ trì chùa Thiên Chơn ngày 24/03/2011 (23/05/Âm lịch).

Chùa phát triển nhanh do thầy là người có kiến thức cao, là tiến sĩ Phật học có tinh thần học hỏi, cầu tiến bộ. Thầy tham gia nhiều khóa học trong và ngoài nước. Thầy đã làm:

+ Tu bổ chùa Tổ

+ Xây dựng Tăng xá (2012- 2016) có sức chứa khoảng 300 người

+ Xây dựng trường Trung cấp Phật học (2017 -2021) theo sự chỉ đạo từ Hội đồng Trị sự, ngành Giáo dục (Ban Giáo dục Phật giáo).

+ Đào tạo Tăng tài. Hiện làm Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học tỉnh Bình Dương. Thầy đang là thành viên trong Giáo hội Phật giáo tỉnh Binh Dương.

+ Thầy đang lên kế hoạch xây chùa mới Thiên Chơn (2022.- ?) (đại trùng tu). Nhưng vì dịch bệnh covid nên công việc tạm ngưng lại.

Thầy Tổ đã làm nền tảng đệ tử nối bước theo sau.

ĐÓNG GÓP CỦA CHÙA THIÊN CHƠN

Những năm hành trình,ý chí và long kiên nhẫn, thiền sư Minh Tịnh – Chơn Phổ đã để lại cho hậu thế tấm gương về nhà sư đức độ mẫu mực về một hành giả tinh tấn kiên định trong niềm tin Phật pháp vô biên. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam, Thiền sư được lịch sử ghi nhận đã đóng góp nhiều công lao cho quê hương đất nước.

– Ngài còn làm Chủ tịch Hội Phật giáo cứu quốc Thủ Dầu Một (quy tụ 40 chùa khác trong tỉnh) và là thành viên Mật trận Việt Minh.

Ngày 23 tháng 3 năm 1945 Ngài được suy cử làm Chủ Tịch Hội Phật Giáo Cứu Quốc Thủ Dầu Một .

Tháng 6 năm 1946 Ngài là thành viên Mặt trận Việt Minh tỉnh Thủ Dầu Một tại khu Thuận An Hòa.

Ngoài ra còn có tham gia ủng hộ Hội Truyền Bá Quốc Ngữ hoạt động tại Phú Cường năm 1944 -1945.

Ngài mất vào ngày 17 tháng 5 năm 1951 (năm Tân Mão) trụ thế 66 năm, môn đồ nhập bảo tháp nhục thân của Ngài tại chùa Thiên Chơn (Búng – Lái Thiêu).

Phạm Thị Nguyệt Hằng (Pháp danh: Từ Hằng) - Học viên Học viện PGVN tại Tp.HCM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét