Chùa thường được gọi là chùa Sủi hay chùa Phú Thị, tọa lạc ở xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Làng Phú Thị có tên nôm là Sủi, tên chữ Hán là Thổ Lỗi, là Siêu Loại, một làng Việt cổ, dải đất ngàn năm văn vật.
ĐT: 04. 8290221. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Trụ trì hiện nay là Ni sư Thích Đàm Thành.
Mặt tiền chùa
Chùa được nguyên phi Ỷ Lan dựng vào năm 1115. Chùa đã được trùng tu nhiều lần vào các năm 1633, 1636, 1641, 1701, 1821. Chùa được xây dựng cùng với đình và đền trên một khu đất cao thành một cụm kiến trúc, thông với nhau bằng các cửa nhỏ bên trong. Ngôi chùa hiện nay còn giữ được nhiều di tích của thế kỷ XVII, XVIII, XIX như bộ tượng Tam Thế Phật (tượng gỗ phủ sơn, cao 1,2m), tượng Bồ tát Quan Âm, tượng Bồ tát Văn Thù, tượng Bồ tát Phổ Hiền, các mảng chạm rồng ở vì kèo, khánh đá có niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 21 (1725), nhiều bia đá có niên đại Lê Trung hưng, đại hồng chung cao 1,35m đúc năm Cảnh Thịnh thứ 4 (1796). Ở chùa có điện thờ Bà nguyên phi Ỷ Lan.
Chùa ở xã Phú Thị là quê hương của nhiều nhà khoa bảng, nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Huy Nhuận (1677–1758), Đoàn Bá Dung (1670–…), Trịnh Bá Tướng (1700–1740), Nguyễn Huy Mãn (1688–1739), Nguyễn Huy Lượng (1750–1808), Cao Bá Quát (1808–1855) v.v…
Chùa có một không gian thoáng đãng hòa hợp với kiến trúc cổ tạo sự đa dạng trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1989.
Điện thờ bà Ỷ Lan nguyên phi
Tượng Đức Phật
Tượng Bồ tát Phổ Hiền
Tượng Bồ Tát Văn Thù
Tòa Cửu Long
Chạm khắc ở vì kèo
Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Chùa Sủi - độc đáo ngôi chùa nguyên phi Ỷ Lan từng nhiếp chính
Chùa Phú Thị có tên chữ là Đại Dương tự hay Đại Dương Sùng Phúc tự, dân gian gọi nôm là chùa Sủi được xây dựng từ rất sớm, có thuyết nói chùa ra đời từ thế kỷ thứ 2 khi Phật giáo du nhập qua Luy Lâu, nhưng không rõ năm nào.
Theo dân gian truyền tụng lại, thì thời thời Lý - Trần, các vua thường qua đây ngủ đêm để ngóng mộng, chờ thông điệp của thánh thần.
Từ trung tâm Hà Nội đi qua cầu Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy hoặc cầu Thanh Trì xuôi theo quốc lộ 5, qua thị trấn Trâu Quỳ 3km thì rẽ trái, đi tiếp khoảng 1,5km nữa theo tỉnh lộ 282 về hướng Bắc Ninh, chúng ta sẽ gặp cụm di tích đình - đền - chùa Phú Thị, hay còn gọi là chùa Sủi, một công trình kiến trúc cổ thuộc làng Sủi, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội ngày nay, tức trang Thổ Lỗi, thuộc đất Kinh Bắc xưa.
Trong báo cáo của Sở Văn hoá Hà Nội năm 1988 đề nghị Bộ Văn hoá xếp hạng di tích lịch sử chùa Sủi có nói: “Ngay từ khi mới ra đời, chùa Đại Dương đã nổi tiếng là ngôi chùa đẹp, sau lần bà Ỷ Lan về chùa, chùa càng nức tiếng. Suốt từ đó về sau, nhiều Vương Hầu, Vương Phi thường về thăm và công đức…”
Chùa Phú Thị có tên chữ là Đại Dương tự hay Đại Dương Sùng Phúc tự, dân gian gọi nôm là chùa Sủi được xây dựng từ rất sớm, có thuyết nói chùa ra đời từ thế kỷ thứ 2 khi Phật giáo du nhập qua Luy Lâu, nhưng không rõ năm nào. Theo dân gian truyền tụng lại, thì thời thời Lý - Trần, các vua thường qua đây ngủ đêm để ngóng mộng, chờ thông điệp của thánh thần.
Còn theo sử sách lưu lại thì ghi rằng: vua Lý Thánh Tông (1054-1072) về đây cầu tự đã gặp cô gái Lê Thị Khiết (1044-1117), lập làm Nguyên phi Ỷ Lan, năm 1066 sinh ngay Thái tử Càn Đức. Cha mất sớm, thái tử 7 tuổi trở thành Lý Nhân Tông (1072-1127), Ỷ Lan làm thái hậu nhiếp chính. Về già, bà cho xây lại chùa Sủi, hoàn thành năm 1115. Hai năm sau bà qua đời, vua lập đền bên chùa để thờ thái hậu.
Cụm di tích toạ lạc trên địa thế cao ráo, rộng rãi và bằng phẳng của làng Phú Thị. Ngõ chùa cùng các cửa của ngôi đền và đình làng đều mở ra sân chung, các gian nhà chính bên trong cũng thông nhau bằng những ngách nhỏ.
Chùa được xây dựng theo hướng phía trước có hình chim Chu Tước, có đường thiên lý thông xuống phía Nam, phía sau có hình chim Huyền Vũ, có thôn gồm muôn nhà trấn bên ngoài, bên trái có hình rồng xanh trùng trùng hướng về, bên ngoài có hình hổ cuồn cuộn chầu tới.
Chùa chính gồm hai tòa nhà liền kề, xây theo kiểu chữ Đinh, cùng quay mặt về hướng nam. Toà Tam bảo có kết cấu hình chuôi vồ nối 7 gian tiền đường với 3 gian hậu cung; các cột gỗ đều cao và thon tròn rất đẹp. Dọc sân nhỏ phía sau đình là hai hành lang đối xứng nhìn nhau, ở hai đầu giáp tiền đường lại có hai lầu tám mái, nơi treo chuông đồng và khánh đá. Mỗi hành lang dài 7 gian, bên trong bày tượng các La hán.
Toà nhà Tổ cũng kết cấu theo hình chuôi vồ, hiên thông với cửa ngách mé tây toà Tam bảo nhưng mái thấp hơn, tương xứng với bề rộng chỉ gồm 3 gian 2 dĩ. Các tượng Tổ nhìn ra một sân lớn, có phương đình, tượng đài và cổ thụ che chắn. Bên trái sân này lại có dãy nhà khách và trai phòng, tổng cộng dài 12 gian; phía sau là khu phụ và một hội trường khá hiện đại, nơi tổ chức các buổi lễ hoặc lớp học theo pháp môn Tịnh độ.
Chùa Sủi lưu giữ được 73 pho tượng cổ, có niên đại tạo tác từ TK 17 đến TK 19. Nhiều tượng mang giá trị thẩm mỹ cao và đậm chất dân gian, mang vẻ đẹp dung dị và tiêu biểu cho nền nghệ thuật điêu khắc Việt Nam trong giai đoạn nền nghệ thuật dân gian phát triển cực thịnh của thế kỷ 17, 18 với phong cách thời Lê, Nguyễn như tượng A Di Đà, tượng Thái hậu Ỷ Lan, tượng Sư tổ Đạt Ma, bộ tượng Tam Thế Phật bằng gỗ phủ sơn, cao 1,2m và các tượng Bồ tát: Quán Thế Âm, Văn Thù, Phổ Hiền, v.v... Đặc biệt là phần trang trí với các mảng chạm rồng tinh tế ở vì kèo.
Chùa có một khánh đá cổ từ đời Vĩnh Thịnh thứ 21 (1725) và một quả chuông đồng lớn treo trên lầu tám mái phía tây mang niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 8 (1800) thời Tây Sơn. Trang trí trên chuông khá độc đáo, khắc nhiều bài ký bằng chữ Hán, miêu tả cảnh đẹp của chùa và ý nghĩa của việc đúc chuông cùng sự phát tâm công đức.
Trong cụm di tích Phú Thị còn có một nhà bia xây năm 2001, hiện quy tụ được 14 tấm bia (ngoài hai tấm dựng trước cổng và một tấm ở sau chùa), phần lớn ghi việc công đức. Ngoài các giá trị nghệ thuật, đây còn là một kho di văn Hán Nôm rất quý. Văn bia “Cúng Phật Sản bi” ghi niên hiệu Đức Long thứ 5 (1633) viết về chùa Sủi như sau: “Thực là thắng cảnh bậc nhất của nước Nam vậy, khách vãng lai không ai là không yêu mến”.
Chùa đã được trùng tu vào các năm 1633, 1636, 1701, 1821 mà nhiều tăng ni, phật tử đã trực tiếp tham gia. Văn bia “Thiền sư Huệ Không điền bi” niên hiệu Dương Hoà thứ bảy (1641) chép việc sửa chùa tô tượng của sư trụ trì Nguyễn Văn Quế, giữ chức Tiến công lang Tăng thống ở Ty Tăng Lục. Văn bia “Đại Dương Sùng Phúc tự ký” niên hiệu Tân Mão (1711) ghi công sư trụ trì Trần Khánh Thuận hiệu Huệ Lâm v.v…
Chùa Sủi, tự bản thân đã là một danh lam chứa đựng nhiều yếu tố lịch sử, nghệ thuật lại nằm liền với ngôi đình lớn thờ vị tướng có công giúp vua Đinh dựng nghiệp đế vương và sát với ngôi đền Đức Lý Thái Hậu đệ tam Hoàng Đế, người hai lần nhiếp chính thay chồng và con (hiện trong đền còn hai mũ Hoàng đế, một to, một nhỏ bằng đồng là kỷ vật quý hiếm) có công lớn với nước với dân, được suy tôn là mẫu nghi thiên hạ, Phật Bà Quan Âm, một ngôi đền cổ kính, tạo thành một khu di tích liên hoàn đẹp, hiếm có.
Trước cách mạng tháng 8/1945, cũng như trong hai cuộc kháng chiến, khu di tích này là nơi tụ họp của các cán bộ cách mạng. Chính dưới gốc cây si có niên đại 600-700 năm đã diễn ra lễ ra mắt Đoàn thanh niên cứu quốc Phú Thị do hai cán bộ lão thành cách mạng (Cao Huy Chính và Nguyễn Xuân Kiện) tổ chức sau cuộc đảo chính Nhật – Pháp 09/03/1945 chừng hai tháng.
Các lớp học bình dân học vụ trước tháng 8/1945 cũng được mở tại đây. Kháng chiến chống Mỹ, khu di tích này đã là nơi che chở nhiều đơn vị bộ đội, nơi sơ tán của Bệnh viện Đa khoa Gia Lâm, trường đào tạo cán bộ ngành kiểm sát…
Đồng chí Hoàng Quốc Việt, một trong những vị khai quốc công thần, với cương vị Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Chủ tịch Tổng Công đoàn, Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân dân tối cao đã đến đây nhiều lần. Lần đầu tiên là thay mặt Đảng, Chính phủ đến thăm hỏi và động viên những nạn nhân trong trận Mỹ ném bom Nhà máy Xe lửa Gia Lâm được đưa về đây cứu chữa hồi bệnh viện đa khoa sơ tán về Phú Thị.
Đặc biệt, ngày 16/11/2013 mới đây (tức ngày 14/10/Quý Tỵ, chốn linh thiêng này đã được gia đình và các cấp chính quyền chọn để tổ chức lễ cầu siêu cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các anh hùng liệt sĩ, đồng bào tử nạn.
Với những giá trị quý giá về lịch sử và nghệ thuật, nơi lưu giữ bộ sưu tập cổ vật cực kỳ quý hiếm, là những tư liệu quý để tìm hiểu lịch sử mỹ thuật nước nhà, về Phật giáo Việt Nam nên cụm di tích độc đáo này đã được Nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật ngày 21/01/1989. Hiện nay, nhà nước cho tiến hành đại trùng tu toàn bộ, trong đó phục chế mới toàn bộ chùa và nhà nội tự, coi đây là một trong những công trình tu bổ lớn di tích văn hoá của thủ đô, nhằm đưa cụm di tích trở thành một điểm danh thắng tâm linh của vùng ngoại vi Hà Nội.
Từ trung tâm Hà Nội đi qua cầu Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy hoặc cầu Thanh Trì xuôi theo quốc lộ 5, qua thị trấn Trâu Quỳ 3km thì rẽ trái, đi tiếp khoảng 1,5km nữa theo tỉnh lộ 282 về hướng Bắc Ninh, chúng ta sẽ gặp cụm di tích đình - đền - chùa Phú Thị, hay còn gọi là chùa Sủi, một công trình kiến trúc cổ thuộc làng Sủi, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội ngày nay, tức trang Thổ Lỗi, thuộc đất Kinh Bắc xưa.
Trong báo cáo của Sở Văn hoá Hà Nội năm 1988 đề nghị Bộ Văn hoá xếp hạng di tích lịch sử chùa Sủi có nói: “Ngay từ khi mới ra đời, chùa Đại Dương đã nổi tiếng là ngôi chùa đẹp, sau lần bà Ỷ Lan về chùa, chùa càng nức tiếng. Suốt từ đó về sau, nhiều Vương Hầu, Vương Phi thường về thăm và công đức…”
Chùa Phú Thị có tên chữ là Đại Dương tự hay Đại Dương Sùng Phúc tự, dân gian gọi nôm là chùa Sủi được xây dựng từ rất sớm, có thuyết nói chùa ra đời từ thế kỷ thứ 2 khi Phật giáo du nhập qua Luy Lâu, nhưng không rõ năm nào. Theo dân gian truyền tụng lại, thì thời thời Lý - Trần, các vua thường qua đây ngủ đêm để ngóng mộng, chờ thông điệp của thánh thần.
Cổng vào chùa Sủi - ngôi chùa lâu đời bậc nhất ở huyện Gia Lâm (Hà Nội)
Còn theo sử sách lưu lại thì ghi rằng: vua Lý Thánh Tông (1054-1072) về đây cầu tự đã gặp cô gái Lê Thị Khiết (1044-1117), lập làm Nguyên phi Ỷ Lan, năm 1066 sinh ngay Thái tử Càn Đức. Cha mất sớm, thái tử 7 tuổi trở thành Lý Nhân Tông (1072-1127), Ỷ Lan làm thái hậu nhiếp chính. Về già, bà cho xây lại chùa Sủi, hoàn thành năm 1115. Hai năm sau bà qua đời, vua lập đền bên chùa để thờ thái hậu.
Cụm di tích toạ lạc trên địa thế cao ráo, rộng rãi và bằng phẳng của làng Phú Thị. Ngõ chùa cùng các cửa của ngôi đền và đình làng đều mở ra sân chung, các gian nhà chính bên trong cũng thông nhau bằng những ngách nhỏ.
Chùa được xây dựng theo hướng phía trước có hình chim Chu Tước, có đường thiên lý thông xuống phía Nam, phía sau có hình chim Huyền Vũ, có thôn gồm muôn nhà trấn bên ngoài, bên trái có hình rồng xanh trùng trùng hướng về, bên ngoài có hình hổ cuồn cuộn chầu tới.
Chùa chính gồm hai tòa nhà liền kề, xây theo kiểu chữ Đinh, cùng quay mặt về hướng nam. Toà Tam bảo có kết cấu hình chuôi vồ nối 7 gian tiền đường với 3 gian hậu cung; các cột gỗ đều cao và thon tròn rất đẹp. Dọc sân nhỏ phía sau đình là hai hành lang đối xứng nhìn nhau, ở hai đầu giáp tiền đường lại có hai lầu tám mái, nơi treo chuông đồng và khánh đá. Mỗi hành lang dài 7 gian, bên trong bày tượng các La hán.
Những kiến trúc cổ được lưu giữ tương đối đầy đủ tại chùa Sủi
Toà nhà Tổ cũng kết cấu theo hình chuôi vồ, hiên thông với cửa ngách mé tây toà Tam bảo nhưng mái thấp hơn, tương xứng với bề rộng chỉ gồm 3 gian 2 dĩ. Các tượng Tổ nhìn ra một sân lớn, có phương đình, tượng đài và cổ thụ che chắn. Bên trái sân này lại có dãy nhà khách và trai phòng, tổng cộng dài 12 gian; phía sau là khu phụ và một hội trường khá hiện đại, nơi tổ chức các buổi lễ hoặc lớp học theo pháp môn Tịnh độ.
Chùa Sủi lưu giữ được 73 pho tượng cổ, có niên đại tạo tác từ TK 17 đến TK 19. Nhiều tượng mang giá trị thẩm mỹ cao và đậm chất dân gian, mang vẻ đẹp dung dị và tiêu biểu cho nền nghệ thuật điêu khắc Việt Nam trong giai đoạn nền nghệ thuật dân gian phát triển cực thịnh của thế kỷ 17, 18 với phong cách thời Lê, Nguyễn như tượng A Di Đà, tượng Thái hậu Ỷ Lan, tượng Sư tổ Đạt Ma, bộ tượng Tam Thế Phật bằng gỗ phủ sơn, cao 1,2m và các tượng Bồ tát: Quán Thế Âm, Văn Thù, Phổ Hiền, v.v... Đặc biệt là phần trang trí với các mảng chạm rồng tinh tế ở vì kèo.
Chùa có một khánh đá cổ từ đời Vĩnh Thịnh thứ 21 (1725) và một quả chuông đồng lớn treo trên lầu tám mái phía tây mang niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 8 (1800) thời Tây Sơn. Trang trí trên chuông khá độc đáo, khắc nhiều bài ký bằng chữ Hán, miêu tả cảnh đẹp của chùa và ý nghĩa của việc đúc chuông cùng sự phát tâm công đức.
Trong cụm di tích Phú Thị còn có một nhà bia xây năm 2001, hiện quy tụ được 14 tấm bia (ngoài hai tấm dựng trước cổng và một tấm ở sau chùa), phần lớn ghi việc công đức. Ngoài các giá trị nghệ thuật, đây còn là một kho di văn Hán Nôm rất quý. Văn bia “Cúng Phật Sản bi” ghi niên hiệu Đức Long thứ 5 (1633) viết về chùa Sủi như sau: “Thực là thắng cảnh bậc nhất của nước Nam vậy, khách vãng lai không ai là không yêu mến”.
Các không gian sinh hoạt Phật pháp tại chùa Sủi luôn mở cửa để đón khách thập phương
Chùa đã được trùng tu vào các năm 1633, 1636, 1701, 1821 mà nhiều tăng ni, phật tử đã trực tiếp tham gia. Văn bia “Thiền sư Huệ Không điền bi” niên hiệu Dương Hoà thứ bảy (1641) chép việc sửa chùa tô tượng của sư trụ trì Nguyễn Văn Quế, giữ chức Tiến công lang Tăng thống ở Ty Tăng Lục. Văn bia “Đại Dương Sùng Phúc tự ký” niên hiệu Tân Mão (1711) ghi công sư trụ trì Trần Khánh Thuận hiệu Huệ Lâm v.v…
Chùa Sủi, tự bản thân đã là một danh lam chứa đựng nhiều yếu tố lịch sử, nghệ thuật lại nằm liền với ngôi đình lớn thờ vị tướng có công giúp vua Đinh dựng nghiệp đế vương và sát với ngôi đền Đức Lý Thái Hậu đệ tam Hoàng Đế, người hai lần nhiếp chính thay chồng và con (hiện trong đền còn hai mũ Hoàng đế, một to, một nhỏ bằng đồng là kỷ vật quý hiếm) có công lớn với nước với dân, được suy tôn là mẫu nghi thiên hạ, Phật Bà Quan Âm, một ngôi đền cổ kính, tạo thành một khu di tích liên hoàn đẹp, hiếm có.
Trước cách mạng tháng 8/1945, cũng như trong hai cuộc kháng chiến, khu di tích này là nơi tụ họp của các cán bộ cách mạng. Chính dưới gốc cây si có niên đại 600-700 năm đã diễn ra lễ ra mắt Đoàn thanh niên cứu quốc Phú Thị do hai cán bộ lão thành cách mạng (Cao Huy Chính và Nguyễn Xuân Kiện) tổ chức sau cuộc đảo chính Nhật – Pháp 09/03/1945 chừng hai tháng.
Đại đức Thích Thanh Phương gắn bó với chùa Sủi từ khi còn nhỏ và hiện là trụ trì ngôi chùa này
Các lớp học bình dân học vụ trước tháng 8/1945 cũng được mở tại đây. Kháng chiến chống Mỹ, khu di tích này đã là nơi che chở nhiều đơn vị bộ đội, nơi sơ tán của Bệnh viện Đa khoa Gia Lâm, trường đào tạo cán bộ ngành kiểm sát…
Đồng chí Hoàng Quốc Việt, một trong những vị khai quốc công thần, với cương vị Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Chủ tịch Tổng Công đoàn, Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân dân tối cao đã đến đây nhiều lần. Lần đầu tiên là thay mặt Đảng, Chính phủ đến thăm hỏi và động viên những nạn nhân trong trận Mỹ ném bom Nhà máy Xe lửa Gia Lâm được đưa về đây cứu chữa hồi bệnh viện đa khoa sơ tán về Phú Thị.
Đặc biệt, ngày 16/11/2013 mới đây (tức ngày 14/10/Quý Tỵ, chốn linh thiêng này đã được gia đình và các cấp chính quyền chọn để tổ chức lễ cầu siêu cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các anh hùng liệt sĩ, đồng bào tử nạn.
Với những giá trị quý giá về lịch sử và nghệ thuật, nơi lưu giữ bộ sưu tập cổ vật cực kỳ quý hiếm, là những tư liệu quý để tìm hiểu lịch sử mỹ thuật nước nhà, về Phật giáo Việt Nam nên cụm di tích độc đáo này đã được Nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật ngày 21/01/1989. Hiện nay, nhà nước cho tiến hành đại trùng tu toàn bộ, trong đó phục chế mới toàn bộ chùa và nhà nội tự, coi đây là một trong những công trình tu bổ lớn di tích văn hoá của thủ đô, nhằm đưa cụm di tích trở thành một điểm danh thắng tâm linh của vùng ngoại vi Hà Nội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét