31 tháng 8, 2021

Chùa Quảng Nghiêm

Tên thường gọi: Chùa Trăm Gian

Chùa thường gọi là chùa Trăm Gian hay chùa Tiên Lữ, tọa lạc trên núi Sở thuộc thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa Trăm Gian

Viếng chùa

Đường lên chùa

Một góc chùa

Chùa gắn với truyền thuyết về một vị cao tăng tên là Nguyễn Lữ, hiệu Bình An, quê ở làng Bối Khê, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, được người đời gọi là đức Thánh Bối.

Sách Lĩnh Nam chích quái ghi sự tích đức Thánh Bối có nhiều phép mầu thần thông. Bia Bối Động Thánh tích bi ký ở chùa Bối Khê cũng ghi những phép lạ của ngài khi xây chùa Trăm Gian: “Bấy giờ thợ thuyền có hơn trăm người, mà cơm chỉ thổi một niêu nhỏ. Ngài quay về Bối Khê lấy muối, một lát sau là quay lại ngay. Đến khi dọn mâm ra, bỗng nhiên hóa thành mâm cơm thịnh soạn. Ngày cất nóc, ngài đi guốc gỗ bước trên xà ngang xem nom. Năm ngài 95 tuổi, khi ấy vào ngày rằm tháng Chạp, ngài bước vào trong khám ngồi yên, rồi bảo các môn đệ đóng cửa vào và dặn sau một trăm ngày hễ có mùi thơm thì cho thờ cúng. Sau đó, các môn đệ mở khám thờ ra thì thấy hương thơm xông lên ngào ngạt, xa gần đều biết cả. Do vậy dân cả một vùng đều rất sùng phụng…”.

Điện Bồ Tát Quan Thế Âm


Tượng Hộ pháp

Tượng Tuyết Sơn

Nhiều nhà nghiên cứu ngày nay cho biết chùa được khởi dựng từ thời Lý Cao Tông (1176 – 1210). Ngôi chùa ngày nay đã được trùng tu nhiều lần qua nhiều thời đại.

Nhìn tổng thể, chùa chia thành ba cụm kiến trúc chính. Cụm thứ nhất gồm hai quán ở đường vào, trước đây dùng làm nơi đánh cờ người trong ngày hội. Gần đấy có nhà “Giá ngự”, nơi đặt kiệu Thánh trong lễ rước Thánh.

Cụm thứ hai là gác chuông hai tầng tám mái, dựng năm 1693. Tầng trên treo quả đại hồng chung đúc năm Cảnh Thịnh thứ hai (1794), có bài minh của Tiến sĩ Trần Bá Lãm.

Cụm thứ ba là ngôi chùa chính gồm bái đường, nhà thiêu hương và thượng điện. Chùa được gọi là chùa Trăm Gian vì quần thể kiến trúc ở đây có đến 100 gian nhà (tính bằng hai vì kèo tạo thành một gian). Hành lang hai dãy nối từ tiền đường đến hậu đường kết thành khối kiến trúc “nội Công ngoại Quốc”. Phía sau, tăng phòng bố cục chữ “Môn”.

Tiền đường lớn năm gian hai chái gắn với thượng điện tạo thành ba cụm thờ lớn gồm: Gian thờ Quan Âm tống tử, Đô đốc Đặng Tiến Đông (tướng của vua Quang Trung). Tượng Đô đốc tạc năm 1794 theo lối chân dung, cao 1,3m và tấm bia đá “Đặng Tướng công bi” khắc bài văn do Phan Huy Ích soạn năm 1797. Gian thờ chư Phật, Bồ tát. Gian thờ đức Thánh Bối. Tượng Thánh làm bằng mây đan, ngoài bọc vải phủ sơn.


















Phù điêu La Hán

Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chùa có hơn 150 pho tượng bằng gỗ và đất nung phủ sơn. Bộ tượng Thập bát La hán và bộ tượng Thập Điện Minh Vương là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc bằng phù điêu gỗ sơn. Đặc biệt, ở gian giữa thượng điện có một bệ thờ Tam Thế Phật, hình khối chữ nhật bằng đất nung đỏ, chung quanh trang trí nhiều hình động vật và hoa lá, bốn góc có hình chim thần Garuda, trên là đài sen, được nhiều tư liệu cho niên đại thời Mạc.

Chùa còn có gác trống, treo một chiếc trống lớn và một khánh đồng đúc năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749).

Chùa Trăm Gian là ngôi cổ tự nổi tiếng vào bậc nhất ở Việt Nam. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Gác chuông

Bên trong gác chuông

Vườn tháp

Đầu đao

Chạm khắc ở gác chuông

Chạm thú ở bệ đất nung

Khánh đồng

Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Bên trong ngôi chùa ngàn tuổi với hơn 100 gian ở Hà Nội


Cách trung tâm Hà Nội khoảng 25km, chùa Trăm Gian là ngôi chùa cổ thuộc địa phận thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Sở dĩ gọi là chùa Trăm Gian, vì theo cách tính cứ 4 góc cột là một "gian", chùa có tất cả 104 gian.

Tọa lạc trên một ngọn đồi cao khoảng 50m, chùa Trăm Gian còn có tên gọi khác là chùa Tiên Lữ. Tên tiếng Hán của chùa là Quảng Nghiêm tự. Chùa được xây dựng cách đây hằng trăm năm trên địa phận thôn Tiên Lữ, (xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội).

Cái tên Trăm Gian dân dã, mộc mạc bắt nguồn từ kiến trúc 100 gian nhà của chùa. Chùa đã được chứng nhận là di tích lịch sử quốc gia.

Không gian thanh bình của ngôi chùa ngàn năm tuổi.

Chùa hiện lưu giữ 153 pho tượng, hầu hết bằng gỗ, một số ít bằng đất nung, trong đó có nhiều bức tượng quý.



Chùa Trăm Gian gắn liền với truyền thuyết về vị cao tăng Nguyễn Lữ, quê ở Bối Khê, Thanh Oai, Hà Tây (nay là Hà Nội) được người đời tôn là đức Thánh Bối. Cũng theo sử sách ghi lại thì chùa được xây dựng vào đời vua Lý Cao Tông (1173-1210), năm Trịnh Phù thứ 10. Trải qua nhiều triều đại, chùa đã được trùng tu với quy mô như hiện nay.

Ngoài ra, chùa Trăm Gian còn có một số hiện vật thuộc loại đặc biệt quý hiếm, đó là rồng đá thời Trần làm lan can thành bậc của chùa, có thân dài mập nhưng ghép đầu rồng thời Nguyễn.

Bộ tranh La Hán và tranh Thập điện ở chùa.



Hoàng Mạnh Thắng
 Một ngày ở chùa Trăm Gian

Khuôn viên chùa nhìn từ phía trước. Ảnh: Thoa Nguyễn

Quảng Nghiêm tự còn được gọi bằng những cái tên giản dị, đậm chất dân gian như chùa Sở, chùa Núi, chùa Tiên Lữ... nhưng có lẽ được biết đến nhiều nhất là chùa Trăm Gian, tọa lạc tại xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, trước đây thuộc tỉnh Hà Tây, nay là Hà Nội.

Từ thành phố Hà Đông theo quốc lộ 6, qua cầu Mai Lĩnh và phía sau thị trấn Chúc Sơn, đi thêm chừng 2km thì rẽ phải, men theo chân núi Sở khoảng 3km sẽ tới chùa Trăm Gian. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý và đã qua nhiều lần trùng tu.

Trải qua đoạn đường dài nóng nực, dừng lại trước ao sen, mùi hương sen, cùng với những cơn gió đầu ngày sẽ giúp bạn quên đi cái mệt mỏi ngày thường. Cổng chùa được xây hai trụ lớn tạo một lối đi ở giữa, hai bên là hai tường nối với hai trụ nhỏ.

Qua cổng là một sân gạch có hai dãy hành lang ở hai bên, cuối sân là con đường lên chùa, ngôi chính điện thấp thoáng giữa những rặng thông cổ thụ. Cuối đường gạch, phía bên phải lên nhà bia kỷ niệm, đi theo phía bên trái đến tam quan và gác chuông.

Tam quan nằm trên trục tâm của khu Tam bảo, gác chuông chùa Trăm Gian là một trong số ít gác chuông cổ còn lại đến nay, có nhiều hình chạm rồng xen lẫn mây lửa với kiến trúc mặt bằng vuông, hai tầng tám mái với nhiều hoa đao uốn hắt lên khiến công trình như một bông sen khổng lồ thanh thoát.

Phần cổ diêm lắp lan can chấn song con tiện, tạo cho bên trong thoáng mát. Ở đây treo quả chuông lớn mang tên Quảng Nghiêm cổ tự đúc năm Cảnh Thịnh 2 (1794) là điển hình của chuông đồng thời Tây Sơn.

Tháp chuông cổ dưới tán cây cổ thụ. Ảnh: Thoa Nguyễn

Từ tam quan - gác chuông đi theo trục tâm qua khoảng sân hẹp, vượt 27 bậc đá lên sân chùa, giữa sân kê chiếc sập đá có đặt một bát hương. Leo tiếp thêm 7 bậc đá nữa, bạn sẽ lên đến thềm chùa, hoặc đi theo lối trái sân theo đường dọc hành lang để vào sân trong của chùa với các khu nhà phụ (nhà khách, phòng tăng...) rồi lên khu Tam bảo từ phía sau nhà hậu đường.

Khu trung tâm chùa có các tòa nhà tiền đường, thiêu hương và thượng điện kết hợp với nhau thành một nội thất thống nhất, dãy hành lang dài ở hai bên ăn thông với tiền đường ở phía trước và hậu đường ở phía sau, quây lại thành một kiến trúc khép kín.

Ngoài ra, khoảng sân sau thượng điện trước hậu đường dựng tòa Phương đình treo cả trống và khánh, cũng là chỗ cho du khách nghỉ chân ngắm cảnh xung quanh. Từng ấy công trình ở hai khu chính và phụ gắn bó với nhau theo hai không gian đạo và đời, khác nhau nhưng lại hòa quyện thống nhất dàn khắp đỉnh đồi.

Khu trước hoàn toàn là kiến trúc tôn giáo, phục vụ đời sống tâm linh, được quây kín, những hệ thống của bức màn phía trước thượng điện có thể đóng hoặc mở tùy ý, các khoảng sân ở trước các dãy hành lang và trước tòa Phương đình tuy đóng ngang nhưng lại mở dọc, có thể thông với nhau qua các cửa.

Nếu tính gian (gian nhà) theo kiểu truyền thống được phân ra bởi các vì kèo, thì tòa tiền đường 7 gian, trong khi đó cùng chiều dài nhưng hậu đường bố trí thành 9 gian. thượng điện chỉ 3 gian nhưng mái trước kéo dài, có tường bên kéo thẳng sang tiền đường.

Chùa Trăm Gian ngoài thờ Phật còn thờ đức thánh Bối, ở đây hiện ghi là: “Đại thánh Khai sơn Bình đẳng Hành nghĩa tín Bồ tát”. Khu thờ thánh không xây riêng mà quây ván bưng bên trái thượng điện, cũng gọi là cung thánh, chỉ nhà sư được vào hành lễ. 

Những góc mái cong vút, cổ kính. Ảnh: Thoa Nguyễn

Trong số tượng hậu Phật, chùa Trăm Gian nổi lên tượng Đô đốc Đặng Tiến Đông - một quan võ ở thời Tây Sơn, sau chiến công đánh thắng quân Thanh đầu xuân Kỷ Dậu (1789) đã về quê đóng góp vào việc tu bổ chùa, được tạc tượng chân dung thờ ở chùa ngay khi còn sống, tương truyền giống đến mức khi bước vào chùa, người xem không phân biệt được người hay tượng.

Ngoài ra, chùa Trăm Gian còn có một số hiện vật thuộc loại hiếm quý. Đó là rồng đá thời Trần làm lan can thành bậc cửa chùa, có thân dài mập nhưng ghép đầu rồng thời Nguyễn. Đó là những viên gạch thời Mạc được xây bệ tượng Tam thế, nhiều viên chạm chim thần và các con thú rất sinh động. Đó cũng là bộ tranh La hán và tranh Thập điện được chạm nổi có kết hợp vẽ…

Theo người trong chùa, chùa nằm trên núi Sở là con ngựa, cạnh đó có núi So là con hổ, các gò đồi xung quanh có các tên là con Mộc, con Hỏa, con Long… Tất cả đã tạo cảnh quan văn hóa hội xuân chơi núi, chơi hang. Chùa trải rộng trên quả đồi, hướng nam, song cổng mở đầu là hướng đông - nam để giáp đường đi tiện cho du khách thăm chùa.

Tới thăm chùa Trăm Gian, bạn thỏa sức ghi lại những hình ảnh vui chơi của mình dưới nền ảnh phủ một màu xanh của thông, của sấu, của ngói đỏ đã bạc màu vì năm tháng.

Không gian tĩnh mịch, những sư thầy lặng lẽ dọn chùa và những “mục tiểu linh đồng” tóc để chỏm khiến bạn cảm thấy lưu luyến khi chuẩn bị rời xa chốn này. Những cây thông cổ thụ cao vút, những mái chùa cong cong hàm rồng, hương sen thơm ngát sẽ còn theo bạn cho đến suốt quãng đường trở về …

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét