Chùa Hội Khánh tọa lạc ở số 35 đường Yersin, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Chùa cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 25 km về phía Nam. ĐT: 0650.824043. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Tam quan chùa
Cổng chùa
Mặt tiền chùa
Chùa được Thiền sư Đại Ngạn (dòng Lâm Tế) khai sơn năm 1741, đời Lê Hiển Tông, ở trên một ngọn đồi cao. Năm 1868, đời Tự Đức, do chùa bị hư hỏng nặng, Hòa thượng Chánh Đắc cho xây dựng chùa mới dưới chân đồi. Chùa tọa lạc ở đấy cho đến nay.
Chùa đã được tôn tạo nhiều lần, nhưng vẫn giữ nét kiến trúc cổ. Giảng đường và đông lang được sửa chữa năm 1917, tây lang được xây lại năm 1984. Và gần đây nhất, từ năm 1990 đến năm 1992, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa.
Điện Phật
Tượng Chuẩn Đề
Bàn thờ Tổ
Tượng Bồ tát Địa Tạng
Tượng đức Phật Thích Ca
Tượng Long Vương
Bàn thờ Hộ Pháp - Tiêu Diện
Năm 2002, chùa đã tôn trí một Phật đài Thích Ca lộ thiên bằng đá cao 5,1m, trong đó, tượng đức Phật cao 2,5m, ngang gối 1,8m.
Ở chánh điện, hầu hết tượng các vị Phật, Bồ-tát... đều được tạc bằng gỗ, sơn son thếp vàng. Đặc biệt, bộ tượng thập bát La-hán, mỗi tượng cao khoảng 0,86m, được nhóm thợ nổi tiếng ở địa phương tạc vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Ba tấm bao lam chạm khắc tứ linh, tứ quý, cửu long và thập bát La-hán có giá trị nghệ thuật cao.
Hơn 250 năm nay, chùa được tiếp nối qua các đời trụ trì: Đại Ngạn – Từ Tấn, đời 37 dòng Liễu Quán (1741 – 1812), Minh Huệ – Chân Kính (1812 – 1839), Toàn Tánh – Chánh Đắc, đời 37 dòng Chúc Thánh (1839 – 1869), Chương Đắc – Trí Tập (1869 – 1884), Ấn Long – Thiện Quới (1884 – 1906), Chơn Thinh – Từ Văn (1906 – 1931), Ấn Bửu – Thiện Quới (1931 – 1941), Thị Huê – Thiện Hương (1941 – 1971), Đồng Bửu – Quảng Viên (1971 – 1988) và Nhựt Minh – Huệ Thông, đời 41 dòng Lâm Tế Gia Phổ (từ 1988 đến nay).
Tượng các vị La Hán
Tượng La Hán
Hòa thượng Thích Từ Văn, vị trụ trì đời thứ 6, đã được phong Tăng thống Hội Phật giáo Nam Kỳ. Ngài đã xây dựng ngôi chùa Hội Khánh tại Pháp năm 1920. Hiện nay, trụ trì chùa là Thượng tọa Thích Huệ Thông, Phó Trưởng ban thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh.
Chùa đã được Bộ Văn hóa và Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Chùa hiện đặt văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Dương.
Nằm giữa một khu đất rộng rãi, yên tĩnh, nhiều cây cao bóng cả, chùa Hội Khánh là ngôi cổ tự danh tiếng vào bậc nhất ở miền Nam.
Bia chùa
Tháp Tổ
Tháp tổ Từ Văn
Tiền đường
Đại hồng chung
Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Ngôi chùa nổi tiếng nhất Bình Dương
Không chỉ là một địa điểm thờ tự và thực hành Phật Pháo, chùa Hội Khánh còn là một di tích lịch sử cách mạng gắn với hoạt động của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – phụ thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tọa lac ở 35 Yersin, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, chùa Hội Khánh là một trong những ngôi chùa lớn và nổi tiếng nhất của khu vực Đông Nam Bộ.
Theo các tư liệu lịch sử còn được lưu giữ cho đến nay, chùa được Thiền sư Đại Ngạn thuộc dòng thiền Lâm Tế khai sơn năm Cảnh Hưng thứ 2, đời Lê Hiển Tông, tức năm Tân Dậu 1741.
Lúc đầu chùa được xây trên một ngọn đồi. Trong cuộc xâm lược của thực dân Pháp ở Nam Bộ năm 1861, chùa đã bị phá hủy. Sau đó công trình được tái thiết dưới chân đồi cách vị trí cũ khoảng 100 mét. Từ đó đến nay, chùa đã được trùng tu và mở rộng nhiều lần.
Ngày nay chùa Hội Khánh được du khách gần xa biết đến với nhiều công trình kiến trúc ấn tượng. Điểm nhấn trong cảnh quan của chùa là bức tượng Đức bổn sư Thích ca nhập Niết bàn, khánh thành vào tháng 3/2010. Đây là một trong những bức tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam.
Tượng có chiều dài 52 mét, cao 12 mét, được đặt trên mái chùa, xung quanh là 840 cánh hoa sen đắp bằng xi măng và có các chư tiên, đệ tử tề tựu xung quanh.
Một công trình hoành tráng khác của chùa Hội Khánh là ngôi tháp 7 tầng, khánh thành năm 2007. Tháp được xây theo hình lục giác với chiều cao hơn 25 mét, mỗi tầng đều có những bức phù điêu đắp nổi xung rất sinh động.
Ngoài ra trong khuôn viên chùa còn các công trình tái hiện bốn thắng tích gắn với sự phát tích của đạo Phật, gồm có Vườn Lâm Tì Ni (nơi Phật ra đời), Bồ Đề Đại Tràng (nơi Phật hành đạo), Vườn Lộc Uyển (nơi Phật thuyết đầu tiên), Ta La Song Thọ (đức Phật nhập niết bàn).
Không chỉ là một địa điểm thờ tự và thực hành Phật Pháo, chùa Hội Khánh còn là một di tích lịch sử cách mạng gắn với hoạt động của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – phụ thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Vào năm 1923 – 1926, cụ Nguyễn Sinh Sắc cùng với cụ Tú Cúc (Phan Đình Viện) và Hòa thượng Từ Văn đã sáng lập ra Hội Danh Dự tại ngôi chùa này. Mục đích Hội là truyền bá tư tưởng yêu nước thông qua các buổi thuyết giáo lý, dạy chữ Nho, dạy bốc thuốc…
Mang những giá trị to lớn trên nhiều phương diện, chùa Hội Khánh đã được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia của Việt Nam vào năm 1993
Quốc Lê
Chùa Hội Khánh - không chỉ là ngôi chùa
Chùa Hội Khánh là một Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia, tọa lạc tại số 35 đường Bác sĩ Yersin, phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Có lẽ đây là ngôi chùa nổi tiếng nhất Bình Dương, vì rất nhiều điều...
Cổ kính, trang nghiêm
Chùa Hội Khánh được xem là ngôi chùa cổ nhất ở Bình Dương. Chùa được khai sơn năm 1741, trên một ngọn đồi cao. Tuy nhiên đến năm 1868 chùa bị hư hỏng nặng, hòa thượng Chánh Đắc cho xây dựng chùa mới dưới chân đồi, cách vị trí cũ khoảng 100 met. Chùa tọa lạc ở đó cho đến nay.
Chùa đã được tôn tạo nhiều lần, nhưng vẫn giữ nét kiến trúc cổ, đặc biệt là ngôi chánh điện. Ở chánh điện, hầu hết tượng các vị Phật, Bồ-tát... đều được tạc bằng gỗ, sơn son thếp vàng. Đặc biệt, bộ tượng thập bát La-hán, mỗi tượng cao khoảng 0,86 m, được nhóm thợ nổi tiếng ở Thủ Dầu Một tạc vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Ba tấm bao lam chạm khắc tứ linh, tứ quý, cửu long và thập bát La-hán có giá trị nghệ thuật cao.
Cổ kính, trang nghiêm
Chùa Hội Khánh được xem là ngôi chùa cổ nhất ở Bình Dương. Chùa được khai sơn năm 1741, trên một ngọn đồi cao. Tuy nhiên đến năm 1868 chùa bị hư hỏng nặng, hòa thượng Chánh Đắc cho xây dựng chùa mới dưới chân đồi, cách vị trí cũ khoảng 100 met. Chùa tọa lạc ở đó cho đến nay.
Ngôi chánh điện chùa Hội Khánh
Chánh điện
Tượng Thập bát La hán
Điểm nhấn trong khuôn viên chùa là ngôi tháp tổ Từ Vân (1906 - 1931) cổ kính.
Tháp tổ Từ Vân
Bên phải (hướng từ ngoài nhìn vào) là ngôi tháp 7 tầng cao 27 met được xây dựng năm 2007.
Khu vườn tượng của chùa khánh thành năm 2007 nằm thấp thoáng giữa những cây dầu cổ thụ cao vút tạo nên vẻ trang nghiêm mà thanh thoát.
Cụm tượng Đức Phật đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni
Đức Phật nhập Niết bàn
Phật Thích Ca thành đạo
Hoành tráng, hiện đại
Ngày nay, khi nhắc đến chùa Hội Khánh người ta thường nhắc đến một kỷ lục, đó là bức tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam. Không chỉ dài nhất Việt Nam mà còn được tổ chức Kỷ lục châu Á tại Ấn Độ công nhận là Ngôi chùa có tượng Phật nhập Niết bàn trên mái chùa dài nhất châu Á, vào tháng 5/2013.
Hiện nay chùa Hội Khánh có hai khu, gọi là khu chùa cũ và khu chùa mới, cách nhau một con đường nhỏ (mang tên đường Chùa Hội Khánh). Tượng Phật nằm an vị trên mái chùa ở khu vực chùa mới này. Tượng có chiều dài 52 m, cao 12 m, an vị trên độ cao của mái chùa cách mặt đất 24 m. Tượng được khánh thành tháng 3 năm 2010.
Tượng được điêu khắc khá đẹp, nằm nổi bật giữa trời xanh mây trắng. Công trình này xứng đáng là niềm tự hào của Phật giáo Bình Dương, nhất là nó đã đạt được một kỷ lục châu Á.
Riêng cá nhân tui, không cảm thấy mặn mà với những kỷ lục này nọ trong tôn giáo (và chắc Đức Phật, với chủ trương không tham sân si, cũng chẳng ham thích gì những kỷ lục hơn thua nhau). Điều đáng nói là trước khi khánh thành tượng Phật nằm chùa Hội Khánh rất lâu, vào năm 1966 trên núi Tà Cú đã có tượng Phật nhập Niết Bàn dài 49 met do điêu khác gia Trương Đình Ý thiết kế, tại thời điểm đó đã là tượng Phật nằm dài nhất châu Á. Con số 49 met chiều dài tượng trong thiết kế của Trương Đình Ý không phải để tạo một kỷ lục gì cả, nó là tượng trưng cho 49 năm hành đạo của Đức Phật, từ lúc thành đạo đến lúc nhập diệt. Còn ngay sau khi khánh thành tượng Phật chùa Hội Khánh thì ngày 22/5/2010, ông Trầm Bê cho khánh thành ngôi chùa Vàm Ray ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Ngôi chùa này cũng có tượng Phật nhập Niết bàn khổng lồ, dài... 54 met. Tượng Phật này chưa đăng ký kỷ lục, nhưng với... 2 met dài hơn tượng Phật chùa Hội Khánh, kỷ lục đã bị phá!
Lãng mạn, nên thơ
Khung cảnh cổ kính của chùa Hội Khánh (cũ) cùng những cây dầu cổ thụ đã thu hút rất nhiều bạn trẻ đến đây để chụp ảnh lưu niệm. Và đương nhiên cũng là nơi thu hút các tay máy đến để sáng tạo nên những khung ảnh lãng mạn, nên thơ cùng những người mẫu trẻ trung, xinh đẹp.
Vì không có người mẫu trẻ đẹp, nên đành tận dụng người già để minh họa cho khung cảnh lãng mạn của chùa.
Và tui cũng không phải nhiếp ảnh gia nên đành ngồi xa xa, lén nhìn người mẫu của... người ta mà không dám làm quen!
Phạm Hoài Nhân
Ngôi chùa gần 300 tuổi có tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam
Chùa Hội Khánh ở Bình Dương ngoài vẻ cổ kính còn thu hút du khách khi có tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam.
Chùa Hội Khánh (phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) do Thiền sư Đại Ngạn (thuộc dòng Lâm Tế) xây dựng năm 1741. Năm 2013, chùa khánh thành thêm tượng Đức Bổn sư Thích Ca nhập Niết bàn dài 52 m, cao 12 m, an vị trên độ cao cách mặt đất 23 m, nằm trên mái chùa.
Công trình nằm trong khuôn viên rộng 13.000 m², được công nhận là tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam. Bức tượng cũng được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập là "Tượng Phật nhập Niết bàn trên mái chùa dài nhất châu Á".
Dưới tượng là 20 bức phù điêu thể hiện cuộc đời của Đức Phật từ lúc Đản sinh đến lúc nhập Niết bàn. Quanh tượng còn được trang trí 840 cánh hoa sen đắp bằng xi-măng.
Ngôi chùa phía dưới tượng rộng 600 m² dành làm thư viện, nơi học tập, tổ chức hội nghị, đại hội... đồng thời cũng là Trung tâm Văn hóa Phật Giáo tỉnh Bình Dương.
Phía đối diện là khu chùa cổ khuất lấp trong khuôn viên rộng hơn 1.200 m² bao quanh bởi những cây dầu cổ thụ. Ban đầu, chùa được xây dựng trên một ngọn đồi. Năm 1860, chùa bị thực dân Pháp thiêu hủy, sau đó trụ trì đã dựng lại chùa mới dưới chân đồi, cách chùa cũ khoảng 100 m, là vị trí hiện nay.
Chùa Hội Khánh đã qua nhiều lần trùng tu tôn tạo nhưng cơ bản vẫn giữ được nét kiến trúc cổ với 700 m² diện tích gồm chánh điện, giảng đường, Đông lang và Tây lang, bảo tháp...
Điểm nhấn của khuôn viên chính trong chùa là ngôi tháp bảy tầng cao 27 mét được xây dựng năm 2007. Cạnh đó là ngôi tháp tổ Từ Vân cổ kính với bức bình phong, hoa văn trang trí chạm trổ tinh xảo.
Cạnh bảo tháp là khu chánh điện - tiền đường. Chánh điện có hai căn, mỗi căn xây theo kiểu ba gian hai chái. Tiền đường là căn nhà ngoài, lòng căn hẹp, hai bên đặt tượng thờ Ông Thiện, Ông Ác…
Mái chánh điện - tiền đường, lợp ngói âm dương, phía trên là hình ảnh lưỡng long tranh châu thường thấy ở các ngôi chùa cổ Việt Nam.
Bên trong chánh điện không khí thâm nghiêm, cổ kính với hàng trăm bức tượng Phật. Vật liệu xây dựng chánh điện chủ yếu bằng gỗ với những kèo cột, rường, vách gỗ tạo nên phần khung kết cấu theo lối truyền thống.
Điểm nhấn trong chánh điện là 100 tượng điêu khắc bằng gỗ mít sơn son thép vàng. Nổi bật là bộ tượng thập bát La hán cao khoảng 90 cm với thần thái an nhiên tự tại. Những bức tượng là công trình tạo tác của nhóm thợ nổi tiếng đất Thủ Dầu Một vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Không chỉ chánh điện, các khu giảng đường, Đông lang và Tây lang, phòng tiếp khách... cũng được xây dựng chủ yếu bằng gỗ, càng làm tăng thêm nét cổ kính, mộc mạc cho ngôi chùa.
Các họa tiết khác quanh chùa như long lân quy phụng, tượng Phật cỡ nhỏ, phù điêu... được chạm trổ tinh xảo từ các mảnh sành, tạo nên một công trình điêu khắc có giá trị nghệ thuật.
"Những dịp rằm, lễ tiết Phật giáo hoặc đơn giản muốn lòng mình thanh thản tôi đều ghé ghé chùa. Ngôi chùa níu chân du khách không chỉ bởi nét cổ kính mà còn vì không gian thoáng đãng như đi vào khu vườn rộng lớn, rợp bóng cây", anh Công (TP Thủ Dầu Một) chia sẻ.
Quỳnh Trần
Thăm ngôi chùa “kỷ lục” trên đất Bình Dương
Chùa Hội Khánh ở Bình Dương sở hữu nhiều kỷ lục khác nhau, từ kỷ lục địa phương đến kỷ lục quốc gia và quốc tế.
Nằm trên một ngọn đồi thấp gần trung tâm TP.Thủ Dầu Một, chùa Hội Khánh là công trình kiến trúc tôn giáo, nghệ thuật lớn nhất của tỉnh Bình Dương.
Chùa được xây dựng vào năm 1741, đến năm 1861 bị phá hủy trong chiến tranh. Từ đó đến nay chùa Hội Khánh được được trùng tu và mở rộng nhiều lần nhưng vẫn giữ được những đường nét cổ kính của một ngôi chùa Nam Bộ.
Điểm nhấn quan trọng nhất trong cảnh quan của chùa là bức tượng Đức bổn sư Thích ca nhập Niết bàn, khánh thành vào tháng 3/2010. Đây được coi là bức tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam.
Tượng có chiều dài 52m, cao 12m, an vị trên độ cao của mái chùa cách mặt đất 24m, xung quanh là 840 cánh hoa sen đắp bằng xi măng và có các chư tiên, đệ tử tề tựu xung quanh.
Tổ chức Kỷ lục châu Á tại Ấn Độ đã công nhận đây là bức tượng Phật nhập niết bàn trên mái chùa dài nhất châu Á.
Một công trình ấn tượng khác của chùa Hội Khánh là ngôi tháp 7 tầng, khánh thành năm 2007. Tháp được xây theo hình lục giác với chiều cao hơn 25 m, mỗi tầng đều có những bức phù điêu đắp nổi xung quanh tháp. rất sinh động.
Đây là một công trình có tính mỹ thuật cao, hài hòa với không gian kiến trúc tổng thể của chùa Hội Khánh tạo thêm sự uy nghi, hoành tráng cho ngôi cổ tự.
Cũng được khánh thành năm 2007, khu vườn tượng của chùa lại đem đến cảm giác bình an, thư thái với những cụm tượng mang chủ đề Đức Phật nằm dưới bóng cây xanh mát.
Không chỉ là một thắng cảnh nổi tiếng, chùa Hội Khánh còn là một trung tâm tu học Phật giáo quan trọng của khu vực miền Nam
Quốc Lê
Đến miền an lạc chùa Hội Khánh
Đến chùa Hội Khánh (số 35 đường Bác sĩ Yersin, phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), ta như lạc vào một không gian cổ kính và yên bình, quên đi bao phiền muộn của cuộc sống.
Trong khoảng thời gian từ năm 1923 đến 1928, chùa Hội Khánh từng là nơi cư ngụ nhiều lần của cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trên đường bôn tẩu lánh mặt thực dân Pháp.
Tuy trải qua nhiều lần trùng tu nhưng về cơ bản, chùa vẫn giữ được phần lớn kiến trúc ban đầu. Hiện tại, chùa gồm có hai khu cũ và mới nằm cách nhau bởi một con đường nhỏ rợp bóng mát của những cây dầu đã được trồng hơn một thế kỷ.
Chùa Hội Khánh
Xây dựng vào năm 1741, chùa Hội Khánh được xem là ngôi chùa cổ nhất và có lối kiến trúc tiêu biểu của xứ Đàng trong ở Bình Dương. Với chiều dày về lịch sử, tôn giáo, kiến trúc mỹ thuật và truyền thống yêu nước gắn bó giữa đạo pháp và người dân, chùa đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1993.
Trong khoảng thời gian từ năm 1923 đến 1928, chùa Hội Khánh từng là nơi cư ngụ nhiều lần của cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trên đường bôn tẩu lánh mặt thực dân Pháp.
Tuy trải qua nhiều lần trùng tu nhưng về cơ bản, chùa vẫn giữ được phần lớn kiến trúc ban đầu. Hiện tại, chùa gồm có hai khu cũ và mới nằm cách nhau bởi một con đường nhỏ rợp bóng mát của những cây dầu đã được trồng hơn một thế kỷ.
Cổng chùa cổ kính
Chánh điện giản dị với mái đỏ rêu phong
Các tháp thờ
Đặc biệt, với tượng Đức Bổn sư Thích Ca nhập Niết bàn dài 52m, cao 12m nằm bên khu mới xây, chùa Hội Khánh đã được tổ chức Kỷ lục châu Á tại Ấn Độ công nhận là Ngôi chùa có tượng Phật nằm trên mái dài nhất châu Á.
Tượng Đức Bổn sư Thích Ca nhập Niết bàn dài 52m, cao 12m
Tượng an vị trên độ cao cách mặt đất 23m
Khuôn mặt Đức Phật hiền từ với nụ cười trên môi
Dưới chân bệ nằm là 20 bức phù điêu thể hiện cuộc đời của Đức Phật từ lúc Đản sinh đến lúc nhập Niết bàn
Quanh tượng Phật còn được trang trí 840 cánh hoa sen
Trong khuôn viên rộng lớn, khách vãng chùa như hòa mình vào không gian cổ kính và tĩnh tâm. Một chiếc lá rụng, một tiếng chuông ngân cũng đưa ta vào khoảng lặng bình yên.
Bình An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét