1 tháng 9, 2021

Chùa Kim Chung

Tên thường gọi: Chùa Chuông

Chùa thường gọi là chùa Chuông, tọa lạc ở xóm Chùa, thôn Nhân Dục, xã Hiến Nam, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Tam quan chùa

Tam quan chùa (mặt sau)

Mặt tiền chùa

Mặt tiền chùa (năm 2006)

Cầu đá dẫn vào chùa

Sân trước chùa

Sân chùa

Non bộ ở sân giữa chùa

Chùa được xây dựng vào thế kỷ XV và đã được trùng tu nhiều lần. Tương truyền có một năm nước lụt mênh mông, có một quả chuông ở trên bè gỗ trôi dạt về thôn. Chuông có tiếng kêu to, ngân xa nên được gọi là “chuông vàng” và chùa từ đó được gọi là chùa Chuông.

Ở các tòa bái đường, thượng điện và hậu điện có đặt 52 pho tượng cổ như: Thập bát La hán, Hộ Pháp... cùng khánh đá (dài 1,46m, cao 0,66m), chuông đồng (cao 1,28m)...

Thượng tọa Thích Thanh Tâm đã tổ chức trùng tu ngôi chùa nổi tiếng ở Phố Hiến xưa: “Phố Hiến là cửa bể, chùa Chuông là rốn bể”. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.


Điện Phật

Bàn thờ Tổ

Bàn thờ Trần triều


Bàn thờ mẫu


Tượng Quan Âm


Tượng Thái tử đản sanh


Phù điêu thập điện

Cột hương

Bàn thờ Đức Thánh hiền A Nan

Bàn thờ Đức Ông Cáp Cô Độc


















Tượng La Hán


Tượng Thập Bát La Hán








Tượng Kim Cang

Tượng Kim Đồng

Tượng Ngọc Nữ

Phù điêu Điện Minh Vương

Phù điêu Thập Điện

Động Quan Âm

Tượng Kim Cang (đã hỏng)

Hành lang đặt tượng La Hán và Kim Cang (đã bị hỏng)

Cột hương

Rồng đá

Bia chùa

Đại hồng chung

Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Thăm chùa Chuông - "đệ nhất danh thắng" của Hưng Yên

Ngôi chùa cổ kính giữa phồn hoa đô thị Hưng Yên được gọi là “Phố Hiến đệ nhất danh thắng”.

Huyền sử chùa Chuông kể rằng: Trong một trận đại hồng thủy, một chiếc bè có một quả chuông vàng đã dạt vào nơi đây. Không ai nhấc được chuông lên, chỉ khi vị sư trụ trì trong chùa chọn 10 nam trung, nữ trinh mới chấc được chuông lên. Dân làng xây tháp để treo chuông trong chùa.
 
Khi đất nước gặp họa ngoại xâm phương bắc, quả chuông vàng được giấu ở một giếng nhỏ, vị trí chính xác nơi giấu chuông đã trở thành huyền tích. Tên gọi Kim chung tự, hay chùa Chuông vàng bắt nguồn từ đó

Cây cầu đá cổ dẫn vào con đường Nhất chính đạo theo quan niệm của nhà Phật.

Thời gian xây dựng chùa vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất. Theo cuốn Đồng khánh dư địa chí thì chùa Chuông được xây dựng vào thời Hậu Lê (thế kỷ thứ XV).

Một số nhà nghiên cứu khác cho rằng chùa được phát tích từ triều Lê, nhưng cũng có công trình nghiên cứu khẳng định Chùa Chuông được xây dựng từ thế kỷ thứ III sau Công nguyên

Tấm bia đá trong chùa còn nguyên vẹn từ Thế kỷ thứ XVII ghi chép về việc trùng tu chùa nhưng lại không ghi thời điểm xây dựng chùa

Những viên ngói cổ của chùa Chuông lại là ngói mũi hài – hoa văn kiến trúc của thời Trần.

Quần thể kiến trúc chùa được xây dựng theo lối “Nội công ngoại quốc”,  bao gồm các hạng mục: Tiền đường, Thượng điện, Nhà tổ, Nhà mẫu và 2 dãy hành lang

Tích xưa ghi lại quả chuông vàng từng được treo trên tháp chuông này

Quan niệm nhân quả của nhà Phật được thể hiện trên hệ thống tượng Thập điện Diêm Vương, đặt ngay bên Nhà Mẫu trong chùa

18 pho “Thập bát La hán”, mỗi pho một cảm xúc nội tâm

Những pho tượng trong chùa Chuông


Lễ hội chùa Chuông được tổ chức vào các ngày 15/1, 8/4, 15/4, 15/7 âm lịch hàng năm

Vũ Tuấn
Chùa Chuông Phố Hiến

Chùa Chuông phố Hiến được mệnh danh là “phố Hiến đệ nhất danh lam”. Nơi đây từ lâu đã trở thành một trong những địa điểm du khách không nên bỏ qua khi tới Hưng Yên.

Chùa Chuông còn có tên gọi khác là Kim Chung Tự, nằm ở thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên. Chùa được xây dựng từ thời Lê (thế kỷ 15) và trải qua cuộc trùng tu lớn vào năm 1707 tạo nên ngôi chùa hoàn chỉnh như ngày nay. Du khách đến thăm có thể thấy nét cổ kính và những hoa văn, kiến trúc thời Hậu Lê rõ rệt trên cánh cổng và mái cổng Tam Quan. 

Bước qua cổng Tam quan, bạn sẽ thấy những bậc thang và cây cầu đá bắc qua ao mắt rồng. Cây cầu này được xây từ năm 1702 nhưng đến nay vẫn còn rất chắc chắn.

Hai bên ao và trong hồ trồng nhiều hoa súng, tạo nên khung cảnh thanh tịnh, yên bình. 

Bước tiếp theo, con đường lát đá xanh sẽ đưa bạn tới Tiền đường. Mặt tiền của chùa quay về phía nam, là hướng của “Bát nhã” và “Trí tuệ”. 

Vào trong sân, bạn sẽ thấy những cây hương bằng đá (thạch trụ). Đây cũng là một trong những điểm độc đáo ở chùa Chuông. Trên cây hương có ghi tên những người công đức và giúp đỡ xây dựng chùa. 

Chùa Chuông có kết cấu kiểu “Nội công ngoại quốc”, là kiểu có hai hành lang dài nối liên nhà tiền đường ở phía trước với hậu đường ở phía sau làm thành một khung hình chữ nhật bao quanh lấy nhà thiêu hương, thượng điện hay các công trình kiến trúc khác ở giữa. 

Kiểu kết cấu này có thể thấy ở nhiều ngôi chùa lớn khác tại Việt Nam như chùa Keo (Thái Bình), Bái Đính (Ninh Bình)… 

Hai bên hành lang có tượng mười tám vị la hán với những sắc thái biểu cảm rất đa dạng cùng những bức tranh nói về địa ngục, về kiếp luân hồi. 

Bên dãy hành lang trái, chùa con lưu giữ tấm bia từ năm 1711. Nội dung trên bia cũng tương tự với cột hương đá, đêu ghi lại tên những người công đức tu sửa chùa và cảnh đẹp của phố Hiến xưa. 

Ở phía cuối là gác chuông đồng cổ kính. Truyền thuyết kể rằng, vào một năm đại hồng thủy, có quả chuông vàng trên bè trôi vào bãi sông thuộc thôn Nhân Dục, tổng An Tảo, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên xưa. Các nơi đua nhau tới kéo chuông về nhưng không được, chỉ có người dân thôn Nhân Dục mới làm được chuyện này. Thấy vậy dân làng Nhân Dục cho là Trời Phật phù hộ nên quyên góp xây dựng chùa, xây lầu treo chuông. Mỗi lần đánh chuông, tiếng vang xa tới vạn dặm. Cũng từ ấy gọi tên chùa là Kim Chung Tự. 

Bên cạnh những gian thờ chính, phía sau chùa còn có gian thờ Mẫu, Tổ, nhà ở cho sư tăng, hồ nước... Với những giá trị vô giá về kiến trúc cổ, năm 1992 chùa Chuông được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật. 

Người ta thường đến chùa Chuông vào dịp đầu xuân năm mới để cầu may, nhưng vào những ngày thường, bạn cũng có thể bắt gặp những Phật tử cao tuổi tới chùa tụng kinh, niệm Phật, tìm sự bình yên, thanh thản trong tâm hồn. 

Trần Việt Anh
Cổ kính chùa Chuông phố Hiến 

Với bề dày lịch sử cùng hệ thống các pho tượng cổ độc đáo, chùa Chuông, Hưng Yên được mệnh danh là "Phố Hiến đệ nhất danh lam".

Chùa Chuông nằm trên địa phận phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên (xưa thuộc tổng An Tảo, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Chùa được xây dựng từ thời Lê (thế kỷ XV), qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, chùa vẫn giữ được nét kiến trúc nghệ thuật thời Hậu Lê (thế kỷ XVII).

Không chỉ nổi tiếng là một địa chỉ tâm linh trong quần thể di tích lịch sử Phố Hiến, chùa Chuông còn là một cảnh quan của Hưng Yên luôn làm nao lòng du khách. Cuốn sách “Hưng Yên tỉnh nhất thống chí” của Trịnh Như Tấu, thời Nguyễn đã khẳng định điều này: “Chùa Chuông – phố Hiến đệ nhất danh lam”. 

Chùa còn có tên là Kim Chung Tự bởi gắn với một huyền tích cổ xưa. Tương truyền, vào một năm đại hồng thuỷ, có một quả chuông vàng trên một chiếc bè không biết từ đâu đã trôi dạt vào bãi sông thuộc thôn Nhân Dục. Người dân các nơi đua nhau kéo chuông về địa phương mình nhưng không được, vậy mà bô lão thôn Nhân Dục lại kéo được chuông lên bờ. Cho là điềm lành được trời, phật giúp đỡ, dân làng Nhân Dục bèn góp công, của dựng lại chùa cho rộng rãi hơn và xây lầu treo chuông. Mỗi lần đánh, tiếng chuông vang rất xa. 

Chùa được bố trí cân xứng trên một trục trải dài từ cổng Tam quan đến Nhà tổ. Giữa sân là đường được lát đá xanh dẫn thẳng tới Nhà Tiền đường.

Nét đẹp của quần thể kiến trúc chùa Chuông chính là ở bố cục cân đối, nhịp nhàng. Chùa được bố trí cân xứng trên một trục trải dài từ cổng Tam quan đến Nhà tổ. 

Qua cổng Tam quan là tới ba nhịp cầu đá xanh, bắc ngang qua ao mắt rồng. Bước tới sân chùa được lát bằng gạch Bát Tràng, du khách được đắm mình trong một không gian rộng rãi, thoáng đãng với cây cối tốt tươi, hoa cỏ mát mắt. Giữa sân là con đường được trải đá xanh dẫn thẳng tới Nhà Tiền đường, Thiên hương, Thượng điện. Nối Nhà Tiền đường và Nhà Mẫu là hai dãy hành lang, được bài trí đối xứng các lớp tượng khác nhau. 

Nối giữa Nhà Tiền đường và Thượng điện là khoảng sân, ở giữa có cây hương bằng đá như cột kinh đá xưa, bốn mặt khắc chữ Hán ghi công đức của nhân dân tu sửa chùa.

Nét đặc sắc của ngôi chùa cổ kính này là hệ thống các pho tượng Phật độc đáo được chế tác rất tinh xảo từ đất sét. Nổi bật là Bát bộ Kim Cương, 18 bức tượng La Hán, 4 bức tượng Bồ tát chạy dọc theo hai dãy hành lang. Các pho tượng được tạo tác rất công phu, điêu luyện, mỗi pho tượng có một tư thế, dáng vẻ riêng và có biểu cảm khác nhau. 

Chùa còn có bức phù điêu gỗ Thập điện Diêm Vương mô tả cảnh Đường Tăng đi lấy kinh, cảnh địa ngục trần gian ở hai bên hành lang khuyên răn mỗi con người phải biết tu nhân, tích đức nhiều hơn.

Trong chùa còn lưu giữ được nhiều di vật như: hoành phi, câu đối, đồ thờ, bia đá, trong đó có tấm bia đá "Kim Chung tự thạch bi ký" dựng năm Vĩnh Thịnh (1711) và cây hương đá “thạch trụ” mô tả cảnh chùa, cảnh đẹp của Phố Hiến xưa và ghi công đức tu tạo chùa của nhân dân. Phía cuối là lầu chuông, lầu khánh, nhà tổ. 

Năm 1992, Chùa Chuông đã được Bộ VHTT xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật. Chùa đã được đón nhiều vị lãnh đạo Nhà nước tới thăm quan, vãn cảnh.

Trong cơn lốc đô thị hóa, bê tông hóa, trùng tu hóa chùa chiền đang diễn ra xung quanh, chùa Chuông đang giữ được vẻ vẹn nguyên, trầm mặc cùng thời gian. Đến chùa Chuông vãn cảnh du khách thấy được đắm mình trong một thế giới khác, thật yên bình và thanh tịnh.

Một vài hình ảnh chùa Chuông -phố Hiến đệ nhất danh lam:

Cổng tam quan cổ kính của chùa Chuông với ba tầng lầu lộng lẫy, kết hợp giữa lối kiến trúc truyền thống của dân tộc

Khoảng sân rộng giữa chùa được lát bằng gạch Bát Tràng. Chính giữa là con đường đá xanh dẫn vào Nhà Tiền đường. Theo quan niệm của nhà Phật, đây chính là con đường Nhất chính đạo.

Một trong những điều đặc biệt nhất ở chùa Chuông là hệ thống tượng Phật mang giá trị nghệ thuật, lịch sử cao, như tượng 18 vị La Hán, bốn tượng Bồ Tát cùng những bức phù điêu gỗ mô tả cảnh nhục hình dưới cõi âm.... 

Nét đặc sắc nhất trong ngôi chùa cổ này chính là hệ thống các pho tượng Phật được chế tác rất tinh xảo bằng đất sét. Mỗi pho tượng có một tư thế, dáng vẻ riêng và có biểu cảm khác nhau. 

Trong đó có bộ tượng Thập bát La Hán với những tư thế ngồi rất sinh động với cảm xúc nội tâm được biểu hiện ra từng khuôn mặt. 

Các pho tượng các vị Bát bộ kim cương trong chùa Chuông với nhiều dáng vẻ rất uy nghi. 


Phù điêu gỗ Thập điện Diêm Vương diễn tả cảnh nhục hình mà con người phải trải qua ở cõi âm.

Theo triết lý nhân quả của nhà Phật, sau khi từ giã cõi đời, con người phải trải qua mười cửa điện để Diêm Vương xét hỏi công và tội. Mỗi tội trạng là một hình phạt tương ứng. 

Hai cung động được đắp bằng đất sét diễn tả cảnh Đường Tăng đi lấy kinh, 

Nối giữa Nhà Tiền đường và Thượng điện là khoảng sân, ở giữa có cây hương bằng đá như cột kinh đá xưa. 

Bốn mặt của cây hương đá khắc chữ Hán ghi công đức của nhân dân tu sửa chùa.

Tuy mang tên là Kim Chung tự, nhưng cũng như bao ngôi chùa khác, trong chùa Chuông chỉ có một chiếc chuông cao chừng hơn một mét, được đặt trên gác chuông. 

Đến chùa Chuông vãn cảnh du khách sẽ thấy được đắm mình trong một thế giới khác, thanh tịnh và yên bình. 

Phỉ Thúy
Kỳ lạ ngôi chùa có chuông bằng vàng

Kim Chung Tự tức chùa Chuông vàng vốn nổi tiếng là “đệ nhất danh lam” Phố Hiến. Chùa Chuông nằm tại thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, TP Hưng Yên ẩn chứa bao huyền tích lạ lùng mà cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.

Cảnh ngoài Tam quan chùa Chuông - một mẫu mực về kiến trúc thiền tự

Chuông vàng trôi sông

Theo Đại đức Thích Thanh Khuê - Trụ trì chùa Chuông, sở dĩ chùa có tên Kim Chung Tự là bởi liên quan đến huyền tích cổ xưa, khi một trận đại hồng thủy chưa từng có xảy ra tại địa phương. Trận đại hồng thủy hung dữ ấy đã cuốn theo một bè gỗ, và trên đó ngự một quả chuông vàng rất đẹp. Chiếc bè trôi qua nhiều nơi nhưng không dừng lại. Một ngày kia, bè gỗ đến địa phận thị xã Hưng Yên ngày nay thì dạt vào bãi sông thuộc thôn Nhân Dục. Các cụ già ở làng bên hô hào trai tráng trong vùng dốc hết sức lấy dây kéo chuông nhưng không được. Thấy thế, sư cụ một ngôi chùa nhỏ trong thôn vội mời 10 người nam trung, nữ trinh. Họ lấy tay nhấc chuông lên một cách nhẹ nhàng, thấy sự lạ, người trong vùng mới góp tiền của xây dựng lại chùa khang trang, rộng rãi hơn.

Sau đó, nhân dân trong vùng làm lễ rước chuông vào gác. Tất cả đều háo hức nghe sư cụ thỉnh hồi chuông đầu tiên. Hồi chuông ấy vang lên, âm thanh trong sáng, bay xa hàng ngàn dặm làm dân tình các nơi nghe thấy đều phấn chấn. Nhiều người còn kể, vì nghe thấy tiếng chuông mà báu vật của người Nam lưu lạc ở xứ Bắc liền trỗi dậy tìm về. Bọn vua quan phương Bắc lúc đó rất lo lắng vì ngày nào tiếng chuông còn được thỉnh thì các báu vật mà chúng cướp được của người Nam sẽ về hết với chủ.

Bọn chúng liền sang đất Việt đóng giả là những cao tăng tìm đến chùa hòng lấy cắp chuông vàng. Biết được dã tâm ấy, các tăng ni trong chùa đành mang chuông giấu xuống một giếng nhỏ. Dần dần, những người giấu chuông đều viên tịch hết, hậu thế muốn tìm lại chuông nhưng không biết ở đâu. Có người cho rằng, chuông vàng đã về với đất mẹ. Và để tưởng nhớ quả chuông thiêng ấy, các tăng ni và nhân dân trong vùng liền đổi tên chùa là Kim Chung Tự (tức chùa Chuông vàng).

Cầu đá và con đường nhất chính đạo

“Bói tượng” La Hán

Tại chùa Chuông hiện nay còn lại những pho tượng được đặt ở đỉnh tôn nghiêm, cao nhất thể hiện triết lý vô thường của nhà Phật. Riêng 18 vị La Hán được dựng khéo léo và đặt ở tư thế thoải mái, khuôn mặt biểu lộ cảm xúc. Theo Đại đức Thích Thanh Khuê, nét độc đáo của thập bát La Hán không phải chỉ ở nghệ thuật điêu khắc mà còn ở cảm xúc nội tâm được biểu hiện qua khuôn mặt. Cũng chính vì thế, đã tạo ra cách bói dân gian khá độc đáo tại chùa Chuông qua cách tính năm chọn tượng, cách tính tuổi để tìm tượng ứng với niên vận của mình trong một năm nhất định.

Lấy số tuổi đẻ (tuổi mụ) chia cho 9, số lẻ là bao nhiêu thì số tượng ứng với mình sẽ là số đó. Kết quả tìm tượng theo một nguyên tắc nhất định, nam bên trái, nữ bên phải. Ví dụ, một người sinh năm 1979, đến chùa Chuông tìm vận tượng của mình vào năm 2013, khi đó người sinh năm 1979 có số tuổi đẻ (tuổi mụ) là 35 thì có phương pháp tính như sau: Lấy 35 : 9 = 3 (dư 8). Như vậy, số tượng cần tìm là tượng số 8 phía bên tay trái theo hướng chùa nếu là nam, và bên tay phải hướng chùa nếu là nữ.

Tuy nhiên, nếu số tuổi chia hết cho 9 thì số tượng cần tìm sẽ là tượng số 9, tính bằng cách đếm tượng gần tòa Tam Bảo. Hoặc người đến chùa cũng có thể nhắm mắt tâm niệm rồi đi, sau đó dừng lại ở vị trí của một tượng bất kỳ, thì tượng ấy chính là niên vận của mình, cách này không phân biệt nam nữ, trái phải.

Không biết cách bói này chính xác đến đâu, nhưng đó là cách đoán vận mệnh của bản thân mà người địa phương thường có thói quen lên chùa hành lễ vào dịp lễ tết. Ngoài ra, chùa Chuông còn nổi tiếng với “Thập điện Diêm vương” nằm ở hai chái tiền đường, diễn tả những nhục hình mà con người phải trải qua nơi âm giới. Dù chỉ là mô phỏng nhưng khá rùng rợn.

Thập bát La Hán - nơi để bói tượng

Chưa rõ niên đại

Chùa Chuông không chỉ chứa đựng nhiều huyền tích bí ẩn, ly kỳ mà còn ẩn chứa những bí ẩn lịch sử mà cho đến nay, sau rất nhiều nghiên cứu của các nhà sử học, qua một số cuộc hội thảo về phố Hiến… vẫn không tìm ra chính xác sự ra đời của ngôi thiền tự này.

Trong công trình nghiên cứu “chùa Chuông - đệ nhất danh lam” của tác giả Nguyễn Thuấn và Nguyễn Văn Chiến cũng nêu ra ước đoán chùa có niên đại cách ngày nay khoảng 1.700 năm (tức vào thế kỷ thứ III sau Công nguyên). Tuy nhiên, theo cuốn “Đồng Khánh địa dư chí” thì chùa Chuông được xây dựng thời Hậu Lê (thế kỷ XV) và trải qua một cuộc trùng tu lớn vào năm 1707. Một số nhà nghiên cứu như GS Phan Huy Lê, Trương Hữu Quýnh, Trần Lâm Biền… cho rằng, chùa và văn bia có quan hệ cứ liệu lịch sử nên chùa phát tích từ triều Lê.

Không đồng ý với quan điểm ấy, nhiều nhà nghiên cứu lại cho rằng, văn bia trong chùa không thể chứng minh sự ra đời chính xác của thiền tự, mà chỉ là giả thuyết mà thôi. Vì thực tế, cứ liệu trên bia ghi chép về việc trùng tu chùa Chuông, chứ không phải nói về công cuộc xây dựng chùa Chuông thời ban đầu. Mặt khác, một số di vật trong chùa hiện tại không thống nhất với nhận định về phát tích của chùa từ thời Lê. Điển hình là một vài viên ngói trên mái chùa là ngói mũi hài có nét hoa văn thời Trần.

“Di tích chùa Chuông được nhà nước xếp hạng trong quần thể di tích lịch sử phố Hiến năm 1992, chúng ta đã thấy được giá trị to lớn của ngôi thiền tự này không chỉ bởi ý nghĩa tâm linh, mà còn có ý nghĩa lớn về lịch sử, niềm tự hào của Phố Hiến xưa”.

Ông Nguyễn Thuấn - Trưởng ban Quản lý di tích & danh thắng tỉnh Hưng Yên.

"Nằm trong quần thể di tích phố Hiến, chùa Chuông là di tích có kiến trúc thời Hậu Lê. Tại đây còn lưu giữ nhiều di vật quý như cây hương đá, cầu đá xây dựng năm 1702, cùng hệ thống tượng Phật phong phú đặc sắc. Tôi đã mời khá nhiều kiến trúc sư đến chùa Chuông, tất cả đều có nhận xét chùa Chuông có phần cổng được xây mẫu mực nhất về kiến trúc”.

Bà Bùi Thị Phấn - Trưởng phòng Nghiệp vụ văn hóa Sở VH-TT&DL Hưng Yên

Kiều Trang - Hưng Tiến

--- Tổng hợp các thông tin về văn hóa và du lịch Việt Nam tại www.amazingvietnam.vn ---

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét