Chùa thường gọi là chùa Thái Lạc, tọa lạc ở thôn Thái Lạc, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Mặt tiền chùa
Chùa được khởi dựng từ đời Trần, đầu thế kỷ XIV. Ngôi chùa hiện nay được xây theo kiểu “Nội Công Ngoại Quốc”, đã được trùng tu, xây dựng lại nhiều lần ở các thế kỷ XVI, XVII, XVIII, XIX. Bàn thờ ở thượng điện có bốn pho tượng các nữ thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, là các vị thần trong hệ thống Tứ Pháp, gốc ở vùng Dâu (Bắc Ninh).
Đặc biệt, chùa còn giữ được các tấm ván bưng chạm khắc trang trí của thế kỷ XIV, là những tiêu bản duy nhất ở Việt Nam, với những đề tài như Thiên nữ dâng hoa, nhạc công biểu diễn đàn, nhị, tiêu, sáo; phù điêu chạm rồng, phượng...
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Điện thờ Tứ Pháp
Tượng Bồ tát Quan Âm Chuẩn Đề
Thiếu nữ dâng hoa (điêu khắc gỗ thời Trần)
NgườI đỡ trụ (điêu khắc gỗ thời Trần)
Rồng (điêu khắc gỗ thời Trần)
Nhạc công (điêu khắc gỗ thời Trần)
Bia chùa
Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Chùa Thái Lạc – Nét tinh hoa phố Hiến
Chùa Thái Lạc hay còn gọi là Pháp Vân tự, tọa lạc tại xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên - là ngôi chùa thờ Phật và thần Pháp Vân (1 trong 4 vị Tứ pháp ở Việt Nam). Chùa đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt ngày 24/12/2018.
Tương truyền, chùa được khởi dựng trên gò đất cao mà dân gian vẫn thường gọi là trên lưng con rùa, hai bên nước chảy ra sông như là hai rồng con chầu vào rồng mẹ như hướng chầu hổ phục. Ngôi chùa được khởi dựng từ thời Trần, xây theo hướng Đông Nam, là hướng biểu tượng cho sự sinh sôi và phát triển. Trải qua nhiều lần trùng tu, chùa Thái Lạc có kết cấu kiến trúc kiểu “Nội Công ngoại Quốc” gồm Tiền đường 9 gian, các bộ vì tạo tác theo kiểu chồng rường giá chiêng. Thiêu hương 2 gian, kiến trúc vì kèo đơn giản. Thượng điện 3 gian, kết cấu bộ vì kiểu giá chiêng còn khá nguyên vẹn, mang đậm dấu ấn kiến trúc thời Trần, 2 dãy hành lang, mỗi bên 7 gian, hậu đường 7 gian, các bộ vì được làm theo kiểu trang trí hoa văn lá lật.
Ngoài ra, chùa còn lưu giữ được 3 bia đá, đại tự, gạch cổ, tượng thờ. Đây là những di vật quý hiếm, cần được bảo tồn và nghiên cứu lâu dài.
Hàng năm, lễ hội truyền thống chùa Thái Lạc được diễn ra từ ngày mồng 6 - 8/3 âm lịch. Đây là một lễ hội lớn trong vùng gắn với tín ngưỡng cầu mưa của nhân dân tổng Thái Lạc xưa với ước vọng cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ hội diễn ra chủ yếu tại các ngôi chùa thờ Tứ pháp trên địa bàn toàn xã, trung tâm là chùa Thái Lạc. Phần lễ có tổ chức rước kiệu các vị thần Tứ pháp đi tuần nhiễu quanh làng. Phần hội diễn ra với nhiều trò chơi dân gian truyền thống: đánh trăng, kéo co, đập niêu, diễn lại các tích chèo cổ,... thu hút đông đảo nhân dân và khách thập phương tham gia.
Với những giá trị tâm linh và những giá trị nghệ thuật điêu khắc, chùa Thái Lạc còn là nơi để du khách tìm về với sự an yên, thanh tịnh. Chốn cửa Phật thiêng liêng giúp lòng người thanh thản và cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Tương truyền, chùa được khởi dựng trên gò đất cao mà dân gian vẫn thường gọi là trên lưng con rùa, hai bên nước chảy ra sông như là hai rồng con chầu vào rồng mẹ như hướng chầu hổ phục. Ngôi chùa được khởi dựng từ thời Trần, xây theo hướng Đông Nam, là hướng biểu tượng cho sự sinh sôi và phát triển. Trải qua nhiều lần trùng tu, chùa Thái Lạc có kết cấu kiến trúc kiểu “Nội Công ngoại Quốc” gồm Tiền đường 9 gian, các bộ vì tạo tác theo kiểu chồng rường giá chiêng. Thiêu hương 2 gian, kiến trúc vì kèo đơn giản. Thượng điện 3 gian, kết cấu bộ vì kiểu giá chiêng còn khá nguyên vẹn, mang đậm dấu ấn kiến trúc thời Trần, 2 dãy hành lang, mỗi bên 7 gian, hậu đường 7 gian, các bộ vì được làm theo kiểu trang trí hoa văn lá lật.
Toàn cảnh ngôi chùa Thái Lạc nhìn từ bên ngoài . Ảnh: Vũ Hải Nam
Chùa Thái Lạc thờ Phật và thần Pháp Vân . Ảnh: Vũ Hải Nam
Chùa Thái Lạc còn bảo lưu được di vật quý giá đó là 20 bức phù điêu gỗ mang phong cách thời Trần thể hiện nhiều đề tài phong phú. Tại gian giữa tòa thượng điện là những mảng chạm khắc nằm ở bộ vì gỗ, trên bộ vì được kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và trang trí. Trên các ván nong được chạm nhiều cảnh về đề tài các tiên nữ sử dụng những nhạc cụ dân tộc: hai tiên nữ đang cưỡi phượng, một người thổi tiêu, một người thổi sáo, tiên nữ đánh đàn,... Trên ván bưng chạm cảnh tiên nữ đầu người mình chim giơ tay dâng hoa. Trên thân cột trụ chạm hình các ông phỗng giơ tay đỡ bệ hoa sen. Đây là những tác phẩm nghệ thuật tạo hình rất có giá trị, là kho tài liệu quý về một nền nghệ thuật âm nhạc cổ. Đồng thời những cảnh chạm khắc ở những bức phù điêu này cũng phản ánh rõ hào khí Đông A (hào khí thời Trần) với ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông Nguyên thế kỷ XIII. Qua các mảng chạm khắc cũng thấy được sự tinh tế, khéo léo, tài hoa của những người thợ xưa.
Bức phù điêu gỗ mang phong cách thời Trần được thể hiện sinh động. Ảnh: Vũ Hải Nam
Chùa Thái Lạc có kiến trúc kiểu “Nội Công ngoại Quốc” . Ảnh: Vũ Hải Nam
Ngoài ra, chùa còn lưu giữ được 3 bia đá, đại tự, gạch cổ, tượng thờ. Đây là những di vật quý hiếm, cần được bảo tồn và nghiên cứu lâu dài.
Hàng năm, lễ hội truyền thống chùa Thái Lạc được diễn ra từ ngày mồng 6 - 8/3 âm lịch. Đây là một lễ hội lớn trong vùng gắn với tín ngưỡng cầu mưa của nhân dân tổng Thái Lạc xưa với ước vọng cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ hội diễn ra chủ yếu tại các ngôi chùa thờ Tứ pháp trên địa bàn toàn xã, trung tâm là chùa Thái Lạc. Phần lễ có tổ chức rước kiệu các vị thần Tứ pháp đi tuần nhiễu quanh làng. Phần hội diễn ra với nhiều trò chơi dân gian truyền thống: đánh trăng, kéo co, đập niêu, diễn lại các tích chèo cổ,... thu hút đông đảo nhân dân và khách thập phương tham gia.
Những mảng chạm khắc nằm ở bọ vì gỗ, trên bộ vì được kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và trang trí . Ảnh: Vũ Hải Nam
Những bức phù điêu được chạm khắc tinh xảo . Ảnh: Vũ Hải Nam
Với những giá trị tâm linh và những giá trị nghệ thuật điêu khắc, chùa Thái Lạc còn là nơi để du khách tìm về với sự an yên, thanh tịnh. Chốn cửa Phật thiêng liêng giúp lòng người thanh thản và cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Tuệ Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét