Chùa thường gọi là chùa Hương Đại, tọa lạc ở xã Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa được xây dựng vào thời Lý và được trùng tu nhiều lần. Vị sư trụ trì Thích Đàm Thục cùng các ông Nguyễn Hai Thanh, Nguyễn Văn Lệ, Nguyễn Văn An đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa, xây tam quan từ năm 1992.
Chùa còn giữ trên 200 cổ vật như tượng, tháp, bia, cột đá, giếng nước... và đặc biệt là 13 đạo phong của các triều Lê, Nguyễn là: Vĩnh Khánh, Cảnh Hưng, Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định... đến nghị định xếp hạng di tích của Toàn quyền Đông Dương năm 1925.
Điện Phật
Tượng Hộ pháp
Cột hương
Lễ hội
Chín viên xá lợi Tổ
Hội chùa tổ chức vào ngày 1 – 11, kỷ niệm ngày mất của vua Trần Nhân Tông. Lễ hội có tục thi mâm ngũ quả theo các đề tài : Cửu long tranh châu; Cửu long bảo tháp; Thượng tam long, hạ tứ linh; Long phượng kình quyền; Long lân khánh hội; Tứ linh tòng mẫu; Quần long hội ẩm…
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Đạo phong của vua Lê Hiển Tông (1740–1786) – Cảnh Hưng 28 (1767)
Đạo phong của vua Lê Hiển Tông (1740–1786) – Cảnh Hưng nguyên niên (1740)
Đạo phong của vua Lê Đế Duy Phường (1729–1732) – Vĩnh Khánh năm 3 (1731)
Đạo phong của vua Thiệu Trị–Thiệu Trị năm 1
Đạo phong của vua Nguyễn Dực Tông (1848–1883) – Tự Đức năm 31 (1878)
Đạo phong của vua Lê Hiển Tông (1740–1786) – Cảnh Hưng 44 (1783)
Đạo phong của vua Nguyễn Cảnh Tông (1886–1888) – Đồng Khánh
Đạo phong của vua Nguyễn Duy Tân (1907–1916) – Duy Tân
Đạo phong của vua Nguyễn Hoằng Tông (1916–1925) – Khải Định
Đạo phong của vua Nguyễn Dực Tông (1848–1883)–Tự Đức
Đạo phong của vua Nguyễn Thánh Tổ (1820–1840)–Minh Mạng năm 2 (1821)
Đạo phong của vua Nguyễn Thế Tổ (1802–1819) Gia Long năm 9 (1810)
Đạo phong của vua Nguyễn Hiến Tổ (1841–1847) – Thiệu Trị năm 2 (1842)
Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Đặc sắc lễ hội chùa Minh Khánh
Nằm ở trung tâm thị trấn Thanh Hà, chùa Minh Khánh là một trong những kiến trúc cổ đẹp nhất Hải Dương. Đặc biệt, công trình gần ngàn năm tuổi này gắn liền với những dấu ấn về vua Trần Nhân Tông, vị tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm. Bảo vật quý nhất của chùa là chín hạt xá lợi, tương truyền là xá lợi của chính đức Phật hoàng.
Chùa Minh Khánh có quy mô to lớn, gồm tam quan ba tầng, mái chồng diêm, tiền đường, tam bảo, điện Phật, nhà tổ, giải vũ, nhà tăng, nhà khách… tất cả là 84 gian trên mặt bằng 14 ngàn mét vuông.
Phía sau còn có hai dãy hành lang nối thẳng vào điện thờ Phật. Ngoài ra còn là các kiến trúc khác như nhà tăng, nhà khách, vườn hoa.
Giữa tiếng trống chiêng, đội múa lân vui nhộn đi đầu cùng đoàn rước phướn Phật, cờ hội và các tăng ni phật tử. Kế tiếp là đội nghi lễ bát bửu, chấp kích do tám cô gái và tám chàng trai trẻ mặc áo nâu đỏ, quần trắng, đầu chít khăn.
Xong rồi mới đến long đình được đặt bát hương và mâm ngũ quả.Đi sau đoàn rước là các bô lão, quan viên và dân làng cùng du khách thập phương.
Đặc biệt, cuộc thi xếp mâm ngũ quả và làm năm loại bánh gồm bánh dày, bánh mật, bánh ít, bánh tày, bánh gấc làm nên nét cuốn hút riêng của hội chùa Minh Khánh.
Các mâm bánh phải đẹp mắt, thơm ngon. Các mâm ngũ quả thì được trình bày cầu kỳ theo một số chủ đề như cửu long tranh châu, cửu long bảo tháp, long lân khánh hội…
Vật liệu được sử dụng là những trái cây địa phương như bưởi, chuối, đu đủ, hạt tiêu, quất, mãng cầu, nhãn… Qua bàn tay tài hoa, trí tưởng tượng phong phú của người dân, những con rồng, phượng, lân trở nên vô cùng đẹp mắt, sống động.
Chiều mùng Một tháng 11, tế lễ xong, cỗ được chấm giải, bánh, rước sắc được đưa về đình Ngự Dội để kết thúc hội.Đây là phong tục độc đáo của một vùng hoa trái trù phú gắn liền với tục thờ vua còn duy trì đến nay.
Mâm bánh trái của những người trẻ không hẳn là không bắt mắt nhưng dường như đã thiếu đi cái tinh tế, cái duyên dáng của người xưa…
Bước qua tam quan ba tầng mái độc đáo, du khách thấy mình tách biệt hẳn cuộc sống phố thị để bước vào một không gian cổ kính, thanh tịnh. Khuôn viên chùa khá rộng. Sân chùa có một con đường đá dài thẳng đến tiền đường và điện tổ, nơi có tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được tạc khắc công phu.
Chùa Minh Khánh có quy mô to lớn, gồm tam quan ba tầng, mái chồng diêm, tiền đường, tam bảo, điện Phật, nhà tổ, giải vũ, nhà tăng, nhà khách… tất cả là 84 gian trên mặt bằng 14 ngàn mét vuông.
Phía sau còn có hai dãy hành lang nối thẳng vào điện thờ Phật. Ngoài ra còn là các kiến trúc khác như nhà tăng, nhà khách, vườn hoa.
Tam quan chùa cổ kính
Bên cạnh kiến trúc quy mô, đẹp đẽ, xưa kia chùa Minh Khánh nổi tiếng khắp vùng bởi lễ hội hằng năm được tổ chức công phu và đặc sắc. Hội chùa Minh Khánh bắt nguồn từ kỷ niệm ngày mất của vua Trần Nhân Tông vào mùng Một tháng 11 Âm lịch. Hội chính thức bắt đầu vào ngày 30/10, kết thúc vào chiều 1/11, nhưng trước đó cả tuần, mấy xã xung quanh chùa đều nô nức chuẩn bị.
Lối vào chùa ngày lễ
Đầu tiên, lễ rước sắc được tổ chức vào sáng ngày 29/10. Sau khi tập trung ở đền Ngự Dội, đoàn lễ làm lễ xin sắc rồi rước về chùa để làm lễ tế xin khai hội.
Giữa tiếng trống chiêng, đội múa lân vui nhộn đi đầu cùng đoàn rước phướn Phật, cờ hội và các tăng ni phật tử. Kế tiếp là đội nghi lễ bát bửu, chấp kích do tám cô gái và tám chàng trai trẻ mặc áo nâu đỏ, quần trắng, đầu chít khăn.
Xong rồi mới đến long đình được đặt bát hương và mâm ngũ quả.Đi sau đoàn rước là các bô lão, quan viên và dân làng cùng du khách thập phương.
Không khí rộn ràng ngày lễ
Sáng 30/10, mâm cỗ và bánh được rước về chùa cúng Vua và đức Phật rồi các trò chơi, các màn biểu diễn dân gian được bắt đầu. Hấp dẫn nhất là các trò cờ người, múa rối nước, diễn chèo, hát quan họ…
Đặc biệt, cuộc thi xếp mâm ngũ quả và làm năm loại bánh gồm bánh dày, bánh mật, bánh ít, bánh tày, bánh gấc làm nên nét cuốn hút riêng của hội chùa Minh Khánh.
Các mâm bánh phải đẹp mắt, thơm ngon. Các mâm ngũ quả thì được trình bày cầu kỳ theo một số chủ đề như cửu long tranh châu, cửu long bảo tháp, long lân khánh hội…
Vật liệu được sử dụng là những trái cây địa phương như bưởi, chuối, đu đủ, hạt tiêu, quất, mãng cầu, nhãn… Qua bàn tay tài hoa, trí tưởng tượng phong phú của người dân, những con rồng, phượng, lân trở nên vô cùng đẹp mắt, sống động.
Chiều mùng Một tháng 11, tế lễ xong, cỗ được chấm giải, bánh, rước sắc được đưa về đình Ngự Dội để kết thúc hội.Đây là phong tục độc đáo của một vùng hoa trái trù phú gắn liền với tục thờ vua còn duy trì đến nay.
Một mâm quả dự thi
Những năm gần đây, lễ hội chùa Minh Khánh với tục thi làm mâm ngũ quả cùng năm loại bánh đang được làm sống lại. Tiếc là lớp nghệ nhân am hiểu nghệ thuật cổ truyền phần lớn đã qua đời.
Mâm bánh trái của những người trẻ không hẳn là không bắt mắt nhưng dường như đã thiếu đi cái tinh tế, cái duyên dáng của người xưa…
TRƯƠNG VĂN LONG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét