Chùa Cổ Am xứ Nghệ
Chùa Cổ Am không chỉ là danh thắng tâm linh nổi tiếng nhất của vùng phủ Diễn Châu mà còn như là chứng nhân của nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của Nghệ An nói riêng và nước Việt nói chung.
Cổng chùa Cổ Am ở Nghệ An.
Sau khi được trùng tu và mở rộng xây mới, ngôi chùa trở thành khu du lịch tâm linh thu hút du khách cả nước về với những lễ hội quan trọng như lễ cầu an đầu năm, Đại lễ Phật Đản, lễ Vu Lan báo hiếu.
Chùa cổ gắn với nhiều giai đoạn thăng trầm của nước Việt
Nằm trên địa bàn xã Diễn Minh, huyện Diễn Châu (tỉnh Nghệ An), chùa Cổ Am có lịch sử hàng trăm năm. Theo tài liệu còn lưu giữ, chùa được xây dựng từ thời Hậu Lê, thế kỷ XV. Lúc đầu chỉ là một cái am nhỏ trên núi đá Hổ Lĩnh gọi là Am Sơn Tự, sau ngày càng linh thiêng và được phục dựng, uy danh trấn một vùng.
Toàn cảnh ngôi chùa cổ linh thiêng.
Chuyện kể lại, vào cuối thời Hậu Lê, chùa được nhân dân chuyển xuống chân lèn và đổi tên là Hương Phúc Tự. Tuy nhiên, trong thời gian ấy, người dân trong làng gặp nhiều rủi ro về mặt tâm linh không thể lý giải nên vào đời vua Minh Mạng thứ 11, chùa được chuyển về vị trí cũ với tên gọi Cổ Am tự như ngày nay.
Sau cải cách ruộng đất, chùa Cổ Am bị bỏ lại hoang phế và quanh chùa cũng có 2 sự kiện ghi dấu ấn trong lịch sử. Đó là trận huyết chiến Lê - Mạc của Lai Quận công Phan Công Tính và Mạc tướng Nguyễn Quyện giữa vùng đầm lầy dưới núi Hai Vai. Phút cuối dũng tướng phù Lê nổi tiếng đã bị vây trong vùng tử trận, ngài tả xung hữu đột nhưng không ra nổi, các tướng sĩ đã ngã xuống gần hết.
Nguyễn Quyện biết Phan tướng công là bậc dũng lược liền có lời cảm kích: “Lai huynh xin hãy thuận theo hàng”. Mạc tướng chưa dứt lời, Phan tướng công đã đứng trên thớt voi: “Ruột gan ta đây, hãy moi ra cho các ngươi biết” và ngài tuẫn tiết. Lúc ấy trời quang mây tạnh, quân sĩ hai bên bàng hoàng trước cảnh ấy, trời đất như thấu hiểu đấng can tường, bỗng có tiếng sét nổ vang trời lộng đất. Nhân dân thương tiếc sau lập đền thờ Phan tướng công tại làng Hào Kiệt (quê nhà) cách đó không xa gọi là đền thờ thần Độc Lôi.
Phía Tây chùa trước có chợ Lèn, trong chống Mỹ bom đánh phá vào đây một trận thảm khốc, chết rất nhiều người. Ở Yên Thành và Diễn Châu thường có một ngày và một số làng có ngày này, gọi là ngày giỗ chung của làng, chợ Lèn cũng có một ngày ấy cho dân hai huyện.
Trải qua hơn 600 năm với nhiều dấu ấn thăng trầm của lịch sử, tháng 12/1994, chùa Cổ Am được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử quốc gia.
Chốn thiền môn thanh tịnh
Trải qua bao biến cố của thời gian, chùa bị hư hỏng và xuống cấp. Nhận thấy ý nghĩa và giá trị tâm linh của ngôi chùa, thầy chủ trì cùng bà con phật tử đã trung tu, khôi phục lại chùa. Năm 2013, ngôi chùa cổ chính thức được trung tu sau khi UBND tỉnh Nghệ An cho phép phục dựng (vào năm 2010). Theo đó, ngôi chùa được quy hoạch xây dựng trên diện tích 14ha, trải qua nhiều giai đoạn với các hạng mục như: Đại hùng bảo điện, nhà tăng, bảo tháp, vườn La – Hán, động Như Ý, động Quan âm 3 mặt....
Ngôi chùa trở thành khu du lịch tâm linh thu hút du khách cả nước về với những lễ hội quan trọng như lễ cầu an đầu năm, Đại lễ Phật Đản, lễ Vu Lan báo hiếu...
Trong đó, Đại hùng bảo điện chùa Cổ Am nằm ở vị trí trung tâm của khuôn viên chùa với chi phí xây dựng hàng chục tỷ đồng, thiết kế quy mô theo chùa Việt truyền thống, chia làm 2 tầng với tổng diện tích 2.600 m². Tầng trên là chính điện phục vụ cho nghi lễ hàng ngày và nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của người dân trên địa bàn. Ngay giữa trung tâm chính điện là tôn tượng Thích Ca Mâu Ni cao hơn 5m làm bằng gỗ mít dát vàng.
Tăng đường chùa nằm phía sau Đại hùng bảo điện với thiết kế 3 tầng chia làm 3 khu rõ rệt. Bảo tháp 5 tầng với tổng diện tích 720 m². Vườn La – Hán nằm phía hông chính điện với các điểm nhấn: tượng Thích ca bằng phù điêu, khắc trực tiếp lên bề mặt núi đá, xung quanh Phật đài bố trí 18 vị La – hán bằng đá xanh. Những bức tượng tại khu vườn càng khiến khung cảnh đầy tĩnh lặng và huyền bí. Cách đó không xa là hang động Như Ý được tôn trí một bảo tượng Quan Âm và một tượng ngài Cấp Cô Độc.
Một điểm đặc biệt của công trình kiến trúc Phật giáo này đó là từ tên chùa cho đến từng câu chữ lời răn của đức Phật đều được ghi bằng tiếng Việt và được đặt ở những vị trí trang nghiêm nhất. Chiêm ngưỡng những nét chữ chân phương nhưng lại rất thanh nhã, ta mới thấy được rằng thầy trụ trì đã gửi gắm vào đó biết bao nhiêu tâm tình để thập phương bá tánh có thể một phần nào đó ngộ ra ý nghĩa thông qua câu chữ mang đậm hồn cốt quê hương.
Sau nhiều năm xây dựng với kinh phí hàng chục tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa, ngôi chùa cổ trở thành địa chỉ tôn nghiêm cho hàng ngàn Phật Tử về thắp hương kính phật vào những ngày rằm, mồng 1 hàng tháng. Đặc biệt vào những ngày lễ lớn như Cầu an đầu năm, Đại lễ Phật Đản, lễ Vu Lan báo hiếu... rất nhiều người đã đến với ngôi chùa này. Mỗi buổi lễ đều có một ý nghĩa riêng, nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn giá trị của đạo Phật, giúp chúng ta tìm về với cội nguồn đạo đức tâm linh, tìm về với chân hạnh phúc. Lễ Vu lan năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Nghệ An thực hiện giãn cách xã hội tại nhiều địa phương nên chùa đã tổ chức lễ Kỳ Nguyện bằng hình thức online.
Không chỉ là một danh thắng với nhiều công trình kiến trúc quy mô thu hút hang vạn người về chiêm bái mỗi năm. Chùa Cổ Am còn là môi trường đạo đức tâm linh lý tưởng cho thiện nam tín nữ xa gần. Khi dịch bệnh chưa bùng phát, hàng tháng, chùa mở ra các ngày dạy giáo lý, các ngày tu niệm Phật, nhằm giúp cho bà con Phật tử xa gần có điều kiện trau dồi kiến thức Phật học, tìm hiểu những giáo lý mầu nhiệm của đạo tỉnh thức, từ đó áp dụng vào cuộc sống hằng ngày, đem đến sự an lạc cho bản thân và những người xung quanh. Bên cạnh đó, chùa còn quan tâm đến việc giáo dục thể chất cũng như tinh thần cho giới trẻ bằng việc mở ra các lớp võ Karate, các lớp học hè để các em về tham dự và học tập.
Đến với chùa Cổ Am, chúng ta sẽ được hòa mình vào không gian thiên nhiên với một lèn núi xanh tươi cùng vô vàn thảo mộc; Được chiêm ngưỡng những kiến trúc độc đáo cổ xưa pha lẫn hiện đại của ngôi cổ tự giữa lưng chừng lèn và Đại hùng bảo điện ở cạnh chân lèn; Cùng nhau bước vào động Như Ý với những thạch nhũ tuyệt đẹp được tạo ra cách đây hàng vạn năm và khám phá những câu chuyện tâm linh huyền bí. Đặc biệt, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng tượng quan âm lớn nhất Nghệ An với 3 mặt hướng về 3 phía khác nhau và tham dự những lễ hội tâm linh hoành tráng, đầy ý nghĩa nhân văn...
Thanh Long
Linh thiêng một không gian thiền Cổ Am tự
Chùa Cổ Am không chỉ là danh thắng tâm linh nổi tiếng nhất của huyện Diễn Châu, mà còn như là chứng nhân của nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của Nghệ An nói riêng và nước Việt nói chung.
Cổ Am tự tức chùa Cổ Am (Diễn Minh, Diễn Châu, Nghệ An) có lịch sử đã mấy trăm năm (từ thế kỷ XV), lúc đầu chỉ là một cái am nhỏ trên núi đá Hổ Lĩnh gọi là Am Sơn Tự, sau ngày càng linh thiêng và được phục dựng, uy danh trấn một vùng.
Nguyễn Quyện biết Phan tướng công là bậc dũng lược liền có lời cảm kích: “Lai huynh xin hãy thuận theo hàng”. Mạc tướng chưa dứt lời, Phan tướng công đã đứng trên thớt voi: “Ruột gan ta đây, hãy moi ra cho các ngươi biết” và ngài tuẫn tiết, lúc ấy trời quang mây tạnh, quân sĩ hai bên bàng hoàng trước cảnh ấy, trời đất như thấu hiểu đấng can tường, bỗng phía Tây Nam, có tiếng sét nổ vang trời lộng đất. Nhân dân thương tiếc sau lập đền thờ Phan tướng công tại làng Hào Kiệt (quê nhà) cách đó không xa gọi là đền thờ thần Độc Lôi.
Khoảng sau năm 2010, Phật pháp đã lan về xứ Nghệ, về Diễn Châu; người ta khao khát và trông mong đến nhường nào, có người đã khóc khi những hòn đá đầu tiên được bỏ xuống, đánh dấu phục hưng Cổ Am tự, dưới sự chỉ dẫn của thầy Thích Chân Tính, một danh sư của chùa Hoằng Pháp (Thành phố Hồ Chí Minh) nổi tiếng.
Cổ Am tự tức chùa Cổ Am (Diễn Minh, Diễn Châu, Nghệ An) có lịch sử đã mấy trăm năm (từ thế kỷ XV), lúc đầu chỉ là một cái am nhỏ trên núi đá Hổ Lĩnh gọi là Am Sơn Tự, sau ngày càng linh thiêng và được phục dựng, uy danh trấn một vùng.
Chuyện kể lại, có người biết núi có sinh khí mạnh, nên bàn người làng đưa chùa xuống chân núi cho dễ bề đi lại; còn ông ta đưa mộ người nhà lên núi táng, việc không thành, làng động, người kia phải tạ lỗi với dân làng, xin phục lại chùa cũ.
Chùa Cổ Am. Ảnh: Quốc Khánh
Chùa Cổ Am sau cải cách ruộng đất bị bỏ lại hoang phế và quanh chùa cũng có 2 sự kiện ghi dấu ấn trong lịch sử, đó là trận huyết chiến Lê - Mạc của Lai Quận công Phan Công Tính và Mạc tướng Nguyễn Quyện giữa vùng đầm lầy dưới núi Hai Vai. Phút cuối dũng tướng phù Lê nổi tiếng đã bị vây trong vùng tử trận, ngài tả xung hữu đột nhưng không ra nổi, các tướng sĩ đã ngã xuống gần hết.
Nguyễn Quyện biết Phan tướng công là bậc dũng lược liền có lời cảm kích: “Lai huynh xin hãy thuận theo hàng”. Mạc tướng chưa dứt lời, Phan tướng công đã đứng trên thớt voi: “Ruột gan ta đây, hãy moi ra cho các ngươi biết” và ngài tuẫn tiết, lúc ấy trời quang mây tạnh, quân sĩ hai bên bàng hoàng trước cảnh ấy, trời đất như thấu hiểu đấng can tường, bỗng phía Tây Nam, có tiếng sét nổ vang trời lộng đất. Nhân dân thương tiếc sau lập đền thờ Phan tướng công tại làng Hào Kiệt (quê nhà) cách đó không xa gọi là đền thờ thần Độc Lôi.
Tĩnh lặng chiều sân chùa Cổ Am. Ảnh Quốc Khánh
Phía Tây chùa trước có chợ Lèn, trong chống Mỹ bom đánh phá vào đây một trận thảm khốc, chết rất nhiều người, ở Yên Thành và Diễn Châu thường có một ngày và một số làng có ngày này, gọi là ngày giỗ chung của làng, chợ Lèn cũng có một ngày ấy cho dân hai huyện.
Khoảng sau năm 2010, Phật pháp đã lan về xứ Nghệ, về Diễn Châu; người ta khao khát và trông mong đến nhường nào, có người đã khóc khi những hòn đá đầu tiên được bỏ xuống, đánh dấu phục hưng Cổ Am tự, dưới sự chỉ dẫn của thầy Thích Chân Tính, một danh sư của chùa Hoằng Pháp (Thành phố Hồ Chí Minh) nổi tiếng.
Những bức tượng trên lèn đá. Ảnh: Quốc Khánh
Sau mấy năm xây dựng với hàng chục tỷ đồng tiền công đức, tài trợ, việc san lấp ao hồ, làm nền, làm chánh điện, nhà tầng, tháp thờ hương linh, xây dựng Bồ tát quán thế âm trong hang động, trên đỉnh núi gần hoàn tất…
Nơi đây là chốn tu tập, danh thắng tâm linh, cho cả người tu lẫn người đời chiêm bái. Đêm đêm thượng điện vang lên trầm hùng tiếng chuông và dàn đồng ca kinh kệ của các phật tử. Các sư thầy cùng bà con, đạo hữu đổ mồ hôi trăn trở, gom góp để cho ta có một chùa Cổ Am tự hoành tráng hôm nay.
Phía sau ngôi chùa. Ảnh: Quốc Khánh
Cạnh chùa Thượng, có một hang động khổng lồ, từ thời cụ Cao Xuân Dục - bậc danh nhân triều Nguyễn - đã ghi chép về hang động này, rất kỳ lạ và kì bí lẫn thanh thoát siêu nhiên. Có nhiều người tới đây, quỳ dưới sự lặng bặt của không gian, dưới cái nhìn chăm chú đầy che chở của Đức Quán Âm, Đức Tiên Ông (hai pho tượng lớn trong hang động) trải lòng mình ra với Phật pháp; rồi ngửa mặt nhìn những cánh dơi thấp thoáng qua ánh đèn, hay cúi xuống vũng nước trong vắt trên hốc đá nhấp một ngụm mát lạnh, tự cảm giác thấy được sự nhiệm màu của Phật pháp tạo hóa ban cho.
Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát trước lèn hai vai. Ảnh: Quốc Khánh
Sau hồi kinh kệ trong chánh điện phật tử hãy leo lên chân pho tượng Đức Quán Âm 3 mặt trên núi, trong hoàng hôn mà ngắm dải Động Thờ, núi Con Voi, động Thần Vũ, bát ngát xanh, bóng ngả linh uy trùm thiên hạ, rồi Đông nam núi Hai Vai đột ngột nổi lên như gánh đỡ trời đất; phía Bắc Bùng Giang như thiếp bạc uốn quanh tựa một con rồng, phía Tây lèn Vĩnh Tuy, trầm tư cạnh rú Tháp như con nhạn muốn bay về miền xa vắng. Bốn phía đồng xanh bát ngát, sông suối phẳng lì, làng xóm nhấp nhô.
Bên trong chùa Cổ Am. Ảnh: Quốc Khánh
Rồi đây, Diễn Châu nối với Yên Thành tạo thành quần thể độc đáo du lịch tâm linh: Từ đền Cuông (Huyền thoại Thục phán An Dương Vương đến Đền Sò - Đền Bùng trên dải gò sò long cương huyền thoại) sẽ nối với đền Lùm, Cổ Am Tự, vượt lên nối với quần thể của Yên Thành: Vĩnh Tuy, Động Thờ, chùa Gám, hứa hẹn một hành trình đầy lý thú cho du khách gần xa.
Chùa Cổ Am là điểm đến tâm linh nổi tiếng của huyện Diễn Châu. Ảnh: Quốc Khánh
Thùy Vinh - Duy Khánh - Quốc Khánh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét