Cổ tự linh thiêng trên núi Đại Huệ nắm giữ nhiều kỷ lục Việt Nam
Giữa cảnh sắc núi non hùng vĩ, chùa Đại Tuệ hiện lên thấp thoáng trong mây ngay trên động Thăng Thiên, làm nao lòng không biết bao du khách mỗi khi có dịp vãn cảnh chùa. Đây được xem là điểm du lịch tâm linh văn hóa xứ Nghệ. Ngôi chùa cổ này còn trở nên nổi tiếng khi đang nắm giữ những kỷ lục Việt Nam.
Nơi hội tụ tâm linh văn hóa xứ Nghệ
Chùa Đại Tuệ còn có tên gọi khác là chùa Đại Huệ, chùa Cao… Chùa tọa lạc trên động Thăng Thiên, đây là một trong những đỉnh núi cao nhất trong dãy núi Đại Huệ (thuộc xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Đây là ngôi chùa cổ, duy nhất trên cả nước thờ Phật bà Đại Tuệ, nghĩa là trí tuệ lớn làm giác ngộ thành Phật Mẫu.
Chùa Đại Tuệ ghi dấu Phật giáo lâu đời trên vùng đất Nghệ An, non nước điệp trùng, trời mây tụ khí lành, cây cỏ xanh tươi bốn mùa. Tương truyền, chùa Đại Tuệ được xây dựng từ thời Mai Hắc Đế ở đầu thế kỷ thứ VIII. Đến đầu thế kỷ XV, chùa lại được Vua Hồ Quý Ly xây cất lại để thờ Phật bà Đại Tuệ - người có công giúp Hồ Vương xây thành Đại Huệ làm căn cứ chống giặc Minh.
Năm 1789, trên đường ra Bắc đại phá quân Thanh, vua Quang Trung - Nguyễn Huệ đã dừng chân ở đây chiêu mộ mười vạn quân sĩ tổ chức huấn luyện ở trước sân chùa. Tại đây, vua được nhà sư ở chùa mách bảo kế sách hành quân vừa tránh được tai mắt kẻ địch, rút ngắn được đường ra Thăng Long.
Thuận lời sư, Quang Trung đã hành quân cấp tốc ra Thăng Long đại phá 29 vạn quân Thanh trước dự định hai ngày. Chiến thắng trở về, Hoàng đế Quang Trung chiếu xuống cắt 20 mẫu ruộng giao cho chùa để dân làng lo việc hương khói, thờ cúng. Do quá trình biến thiên của lịch sử và thời gian, chùa Đại Tuệ chỉ còn lại 3 bức tường rêu phong và một mái nhà tranh.
Hệ thống tượng bằng gỗ dâu nguyên khối nhiều nhất là một trong những kỷ lục của chùa.
Trên núi Đại Huệ gần chùa Đại Tuệ có một ngôi mộ xây bằng đá. Người dân địa phương cho biết: Khi bị nhà Nguyễn truy sát, Hoàng đế Cảnh Thịnh (Vua Quang Toàn – con trai của Quang Trung) đã chạy lên núi Đại Huệ, xuống tóc tu tại chùa Đại Tuệ.
Sau khi viên tịch, mộ vua Cảnh Thịnh đã được chôn cất tại đây. Cùng với một số di tích và những câu chuyện lan truyền trong dân gian, chùa Đại Tuệ còn lưu giữ pho tượng Phật Tam thế, 5 bộ sách kinh Phật, bia đá, một số bát hương, bát gốm cổ.
Trước những đóng góp tích cực trong công cuộc bảo vệ nền độc lập cho dân tộc qua nhiều thời kỳ lịch sử, và sự nhiệt thành của thập phương Phật tử gần xa, ngày 16/4/2011, Chùa Đại Tuệ chính thức được khởi công xây dựng lại với 3 phần chùa Thượng, chùa Trung và chùa Hạ. Tháng 10/2015, chùa Thượng đã hoàn thành với bảo tháp Đại Tuệ cao chín tầng, Đại hùng bảo điện, Tổ đường, nhà thờ Ngũ đế cùng với khu Tăng xá, nhà cư sỹ, khách đường, lầu chuông lầu khánh…
Pho tượng khổng lồ bằng đá hồng ngọc nguyên khối.
Điều đặc biệt là toàn bộ hệ thống tượng pháp trên đại tháp chùa Thượng được làm bằng ngọc quý; tượng pháp trong Đại điện cũng như Tổ đường và nhà thờ Ngũ đế được làm từ gỗ dâu nguyên khối. Bên cạnh đó, tất cả câu đối đại tự trên chùa Đại Tuệ được viết toàn bằng chữ thuần Việt. Đây là điểm nhấn đặc sắc nhằm tôn vinh nét đẹp và giá trị trường tồn của văn hóa Việt trong dòng chảy văn hóa, lịch sử.
Chùa Đại Tuệ tọa lạc trên khuôn viên khoảng 6.000 m², ở độ cao hơn 450 m so với mực nước biển trong một không gian tĩnh lặng, cảnh vật thơ mộng, hữu tình. Đứng từ đây, có thể chiêm ngưỡng cả một vùng di tích danh thắng bao quanh như dòng Lam giang hiền hòa uốn lượn, phóng tầm mắt say ngắm toàn cảnh Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Hưng Nguyên, Vinh, Nghi Lộc....
Sau lưng chùa Đại Tuệ là đỉnh động Thăng Thiên có bàn cờ Tiên bằng đá. Cách chùa một trăm mét về phía Tây có tảng đá lớn khoảng năm khối, dùng đá gõ vào phát âm thanh như tiếng mõ (nhân dân gọi là Đá Mõ).
Ngôi chùa nắm giữ nhiều kỷ lục Việt Nam
Nằm ở độ cao hơn 450 m so với mực nước biển nên chùa Đại Tuệ còn có một điều rất đặc biệt đó là thời tiết trên chùa khác hoàn toàn với những vùng dân cư xung quanh. Ở đây trong một ngày du khách sẽ cảm nhận được 4 mùa.
Buổi sáng là không khí thoáng đãng, ấm áp của mùa xuân, buổi trưa sẽ được thưởng thức những tia nắng chói chang của mùa hè, buổi chiều là không khí mát mẻ của mùa thu, còn tối đến là cái se lạnh của mùa đông. Đặc biệt, vào sáng sớm hay chiều tối ở đây thường có mây mù bao phủ, những đám mây trắng bay là là trên các cành cây ngọn cỏ giống như ở chốn bồng lai tiên cảnh.
Những điều đặc biệt trên khiến chùa Đại Tuệ được nhiều du khách biết đến. Chưa hết, ngôi chùa cổ này còn có những kỷ lục đã được xác nhận. Theo đó, vào tháng 2/2016, tại chùa Đại Tuệ, Hội kỷ lục gia Việt Nam đã xác nhận 4 kỷ lục Việt Nam cho ngôi chùa này.
Tượng Phật Ngọc hòa bình thế giới được cung nghinh về chùa Đại Tuệ vào năm 2017.
4 kỷ lục được xác nhận gồm: Ngôi chùa trên núi có hồ nhân tạo lớn nhất; Ngôi chùa có hệ thống tượng đá bằng hồng ngọc nhiều nhất; Ngôi chùa có hệ thống tượng bằng gỗ dâu nguyên khối nhiều nhất và ngôi chùa có hệ thống câu đối bằng thư pháp thuần Việt nhiều nhất Việt Nam.
Cũng trong năm đó, đại diện Ban Giáo hội Phật giáo Việt Nam, lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An, Ban trị sự Giáo hội phật giáo tỉnh Nghệ An, trụ trì Chùa Đại Tuệ đã tổ chức lễ khai bút đầu năm. Đây là một hình thức khuyến học được đông đảo quần chúng nhân dân và tăng ni phật tử tham gia, hưởng ứng.
Những năm sau, tục khai bút tại chùa là hoạt động thường niên nhằm giáo dục con cháu về truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc. Hoạt động này còn mang ý niệm tâm linh, gửi gắm ước vọng về một năm khởi đầu sự học, sự nghiệp suôn sẻ, thành công; những cán bộ đang công tác tiếp tục nâng cao trí tuệ để phục vụ đất nước và nhân dân.
Trước đó, vào tháng 5/2015, tại Chùa Đại Tuệ đã diễn ra lễ đón nhận Kỷ lục “Bức tranh Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng hoa sen lớn nhất thế giới” do liên minh Kỷ lục thế giới trao tặng. Bức tranh Bác Hồ bằng hoa sen với hai màu chủ đạo là hồng và trắng, có kích thước 4x6m (chiều rộng: 4m và chiều cao: 6m) với ý nghĩa kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm đó, bức tranh được đặt trang trọng tại chùa Đại Tuệ, đã thu hút nhiều du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng.
Chùa Đại Tuệ là ngôi chùa duy nhất trên đất nước Việt Nam thờ Phật mẫu Đại Tuệ. Một không gian chứa đựng trí tuệ vi phàm, nhắc nhở mọi người nhớ về luật nhân quả, tu tâm dưỡng tính để tự hoàn thiện nhân cách cho chính mình và góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.
Lễ cung nghinh tượng Phật Ngọc hòa bình thế giới
Đầu năm 2017, tại chùa Đại Tuệ đã diễn ra một sự kiện vô cùng đặc biệt. Cụ thể, ngày 21/1/2017, đông đảo chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử và du khách thập phương đã tổ chức lễ cung nghinh tượng Phật Ngọc hòa bình thế giới từ chùa Diệc (TP Vinh) về an vị tại chùa Đại Tuệ. Tượng Phật Ngọc nặng 4,5 tấn, cao 2,54m, ngang 1,77m, gồm 5 phần ghép lại là kim thân, nhục kế, hào quang, tòa sen, bình bát. Hành trình dài hơn 20 km nhưng phải mất rất nhiều thời gian, bởi đoàn diễu hành phải đi qua đoạn đường núi, dốc dài hơn 4km mới đặt chân lên chùa Đại Tuệ. Ngôi chùa này được chọn là nơi an vị cuối cùng của tượng Phật Ngọc trước khi di chuyển sang nước Úc an vị vĩnh viễn.
Kim Long
Mùa hồng chín trên Chùa Đại Tuệ
Đến với chùa Đại Tuệ - ngôi chùa cổ từ thế kỷ XIV, tọa lạc trên núi Đại Huệ, xã Nam Anh (Nam Đàn) không chỉ về với cõi tâm linh mà nơi đây dễ làm say lòng khách bởi trời mây tụ khí lành, cây cỏ xanh tươi bốn mùa. Đặc biệt mùa này vườn hồng hàng chục năm tuổi, sai trĩu quả đang vào mùa chín.
Vườn hồng ở chùa Đại Tuệ có gần 20 gốc, được trồng hơn hai mươi năm nay đang vào mùa chín vàng.
Trên đường lên chùa Đại Tuệ, nhìn từ xa, du khách đã nhìn thấy những quả hồng treo lúc lỉu
Những quả san sát nhau, trĩu nặng cành, vào mùa thu đã rụng gần hết lá.
Có lẽ do vùng đất đồi
ở đây hợp với giống cây này, nên hồng cho quả to, tròn.
Những quả hồng chín đỏ vừa được hái xuống
Khách ghé thăm đều rất thích thú.
Ngắm nhìn những cây hồng sai trĩu quả
Không khỏi ngỡ ngàng khi ngắm vườn hồng đang độ chín
Và thích thú lưu lại hình ảnh với những quả hồng chín
Du khách chụp ảnh lưu niệm bên vườn hồng.
Thu Hương
Ngôi chùa duy nhất thờ Phật bà Đại Tuệ tại Việt Nam
Chùa Đại Tuệ Nằm trên đỉnh núi cao nhất của dãy núi Đại Huệ với độ cao gần 500 m so với mực nước biển, chùa Đại Tuệ (xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) tọa lạc trong một không gian non nước hữu tình, nay đang là một trong những chốn hành hương, một thắng cảnh bậc nhất về văn hóa lịch sử của miền đất Bắc Trung bộ.
Đứng trên đỉnh Thăng Thiên ta nhìn thấy dòng Lam giang uốn lượn, phóng tầm mắt say ngắm toàn cảnh Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Hưng Nguyên, Vinh, Nghi Lộc và Hòn Ngư, Hòn Mắt, Hòn Mê ở biển Đông. Đứng ở sân chùa ta nhìn thấy vùng đất rộng lớn từ Đức Thọ, Hồng Linh, Nghi Xuân và ta sẽ được nhìn rõ hơn dãy Hồng Lĩnh, dãy Thiên Nhẫn. Do nhu cầu phục dựng ngôi chùa cổ Đại Tuệ, các Phật tử Nghệ An mời một số nhà tu hành am hiểu lịch sử Phật giáo đi điền dã khảo cứu và đi đến quyết định tạo lại pho tượng Phật Mẫu Bát Nhã (vào thời Bắc thuộc ở đây có một ngôi chùa cổ thờ Phật Mẫu Bát Nhã, tượng nay không còn).
Pho tượng Phật mẫu Đại Tuệ (Trí tuệ là mẹ sản sinh ra Phật, có nghĩa là nhờ vào trí tuệ sáng soi lộ trình tu tập giải thoát giác ngộ, nên có thể chứng đắc được quả vị Phật, hay còn gọi Phật mẫu Ma ha Bát nhã Ba la mật đa là trí tuê lớn đưa con người sang bờ giác ngộ giải thoát). Pho tượng được thực hiện dựa trên ý tưởng Đức Phật tuyên thuyết Kinh Đại thừa Phật mẫu.
Chùa cổ Đại Tuệ thờ Phật Bà Đại Tuệ tức là đại diện cho trí tuệ của Đức Phật (Tuệ Giác, Tuệ Kiến, Tuệ Lực, Tuệ Tâm, Tuệ Mục, Tuệ Nhãn). Đây là nơi duy nhất trên đất nước ta có ngôi chùa thờ Phật bà Đại Tuệ. Cấu trúc chùa gồm : bảo tháp Đại Tuệ cao chín tầng với chiều cao 32 m thờ thất Phật thế tôn và Phật Mẫu Đại Tuệ, Phật Di Lặc, Đại hùng Bảo Điện 2 tầng với diện tích 1.200 m², nhà Tổ đường diện tích 300 m², nhà thờ Ngũ đế diện tích 300 m², nhà kỷ niệm đường 250 m², Hồ Tiên (ao sen) diện tích 500 m² cùng với khu Tăng xá…
Pho tượng Phật Mẫu Đại Tuệ có tên đầy đủ là Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa đúc bằng chất liệu đồng đỏ chất lượng cao, cao 2,30m, bệ rộng 1,15m, nặng 1.100kg. Tượng được đúc tại xưởng Đoàn Kết – Nam Định tháng 7/2011 và rước lên thờ tại chùa Đại Tuệ ngày 8/12 âm lịch 2011 nhân ngày Đức Phật thành đạo.
Chùa hiện tại nằm trên khuôn viên khoảng 600 m², ở độ cao hơn 450 m so với mực nước biển trong một không gian tĩnh lặng, cảnh vật thơ mộng mang lại cảm giác thanh tịnh với những ai hành hương đến chùa.
Một số hình ảnh ghi lại chùa Đại Tuệ:
Pho tượng Phật mẫu Đại Tuệ (Trí tuệ là mẹ sản sinh ra Phật, có nghĩa là nhờ vào trí tuệ sáng soi lộ trình tu tập giải thoát giác ngộ, nên có thể chứng đắc được quả vị Phật, hay còn gọi Phật mẫu Ma ha Bát nhã Ba la mật đa là trí tuê lớn đưa con người sang bờ giác ngộ giải thoát). Pho tượng được thực hiện dựa trên ý tưởng Đức Phật tuyên thuyết Kinh Đại thừa Phật mẫu.
Chùa cổ Đại Tuệ thờ Phật Bà Đại Tuệ tức là đại diện cho trí tuệ của Đức Phật (Tuệ Giác, Tuệ Kiến, Tuệ Lực, Tuệ Tâm, Tuệ Mục, Tuệ Nhãn). Đây là nơi duy nhất trên đất nước ta có ngôi chùa thờ Phật bà Đại Tuệ. Cấu trúc chùa gồm : bảo tháp Đại Tuệ cao chín tầng với chiều cao 32 m thờ thất Phật thế tôn và Phật Mẫu Đại Tuệ, Phật Di Lặc, Đại hùng Bảo Điện 2 tầng với diện tích 1.200 m², nhà Tổ đường diện tích 300 m², nhà thờ Ngũ đế diện tích 300 m², nhà kỷ niệm đường 250 m², Hồ Tiên (ao sen) diện tích 500 m² cùng với khu Tăng xá…
Pho tượng Phật Mẫu Đại Tuệ có tên đầy đủ là Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa đúc bằng chất liệu đồng đỏ chất lượng cao, cao 2,30m, bệ rộng 1,15m, nặng 1.100kg. Tượng được đúc tại xưởng Đoàn Kết – Nam Định tháng 7/2011 và rước lên thờ tại chùa Đại Tuệ ngày 8/12 âm lịch 2011 nhân ngày Đức Phật thành đạo.
Chùa hiện tại nằm trên khuôn viên khoảng 600 m², ở độ cao hơn 450 m so với mực nước biển trong một không gian tĩnh lặng, cảnh vật thơ mộng mang lại cảm giác thanh tịnh với những ai hành hương đến chùa.
Một số hình ảnh ghi lại chùa Đại Tuệ:
Ngôi chùa trên núi giữ 4 kỷ lục Việt Nam
Chùa Đại Tuệ nằm trên đỉnh núi Đại Huệ cao 500 m, với hồ nhân tạo, hệ thống câu đối đối thư pháp, những pho tượng hồng ngọc và gỗ dâu được công nhận kỷ lục Việt Nam.
Chùa Đại Tuệ rộng 6.000 m², tọa lạc trên đỉnh động Thăng Thiên, thuộc dãy núi Đại Huệ, xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, ở độ cao 500 m so với mực nước biển, là thắng cảnh nổi tiếng của Nghệ An.
Tương truyền, chùa có từ thời vua Mai Hắc Đế đánh quân Đường (năm 627 sau Công nguyên). Đến thế kỷ 15, công trình được vua Hồ Quý Ly cất lại để thờ Phật bà Đại Tuệ, người có công giúp nhà Hồ xây thành Đại Huệ làm căn cứ chống giặc Minh.
Năm 1789, trên đường ra Bắc đại phá quân Thanh, vua Quang Trung dừng chân tại Nghệ An, chiêu mộ quân sĩ và tổ chức huấn luyện trước sân chùa. Nhà sư đã mách bảo kế sách hành quân cho vua, vừa tránh được tai mắt của địch cũng như rút ngắn được đường ra Thăng Long. Sau khi lên ngôi, nhà vua xuống chiếu cắt 20 mẫu ruộng giao cho chùa Đại Tuệ để dân làng lo việc hương khói, thờ cúng quanh năm.
Trải qua biến thiên của thời gian, chùa Đại Tuệ chỉ còn lại 3 bức tường rêu phong và một mái nhà tranh. Năm 2011, công trình được khởi công xây dựng lại với 4 phần gồm chùa Trình, Hạ, Trung và Thượng.
Ngày 19/2/2016, Hội kỷ lục gia Việt Nam đã xác nhận 4 kỷ lục Việt Nam cho chùa Đại Tuệ, gồm: ngôi chùa có tượng hồng ngọc nhiều nhất, tượng bằng gỗ dâu nguyên khối nhiều nhất, hệ thống câu đối bằng thư pháp thuần Việt nhiều nhất và chùa trên núi có hồ nhân tạo lớn nhất.
Chùa Đại Tuệ Nằm trên đỉnh núi cao nhất của dãy núi Đại Huệ với độ cao gần 500 m so với mực nước biển, chùa Đại Tuệ (xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) tọa lạc trong một không gian non nước hữu tình, một thắng cảnh bậc nhất về văn hóa lịch sử của miền đất Bắc Trung bộ.
Giữa cảnh sắc núi non hùng vĩ, chùa Đại Tuệ hiện lên thấp thoáng trong mây ngay trên động Thăng Thiên, làm nao lòng không biết bao du khách mỗi khi có dịp vãn cảnh chùa. Đây được xem là điểm du lịch tâm linh văn hóa xứ Nghệ. Ngôi chùa cổ này còn trở nên nổi tiếng khi đang nắm giữ những kỷ lục Việt Nam.
Nơi hội tụ tâm linh văn hóa xứ Nghệ
Chùa Đại Tuệ còn có tên gọi khác là chùa Đại Huệ, chùa Cao… Chùa tọa lạc trên động Thăng Thiên, đây là một trong những đỉnh núi cao nhất trong dãy núi Đại Huệ (thuộc xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Đây là ngôi chùa cổ, duy nhất trên cả nước thờ Phật bà Đại Tuệ, nghĩa là trí tuệ lớn làm giác ngộ thành Phật Mẫu.
Chùa Đại Tuệ ghi dấu Phật giáo lâu đời trên vùng đất Nghệ An, non nước điệp trùng, trời mây tụ khí lành, cây cỏ xanh tươi bốn mùa. Tương truyền, chùa Đại Tuệ được xây dựng từ thời Mai Hắc Đế ở đầu thế kỷ thứ VIII. Đến đầu thế kỷ XV, chùa lại được Vua Hồ Quý Ly xây cất lại để thờ Phật bà Đại Tuệ – người có công giúp Hồ Vương xây thành Đại Huệ làm căn cứ chống giặc Minh.
Năm 1789, trên đường ra Bắc đại phá quân Thanh, vua Quang Trung – Nguyễn Huệ đã dừng chân ở đây chiêu mộ mười vạn quân sĩ tổ chức huấn luyện ở trước sân chùa. Tại đây, vua được nhà sư ở chùa mách bảo kế sách hành quân vừa tránh được tai mắt kẻ địch, rút ngắn được đường ra Thăng Long.
Thuận lời sư, Quang Trung đã hành quân cấp tốc ra Thăng Long đại phá 29 vạn quân Thanh trước dự định hai ngày. Chiến thắng trở về, Hoàng đế Quang Trung chiếu xuống cắt 20 mẫu ruộng giao cho chùa để dân làng lo việc hương khói, thờ cúng. Do quá trình biến thiên của lịch sử và thời gian, chùa Đại Tuệ chỉ còn lại 3 bức tường rêu phong và một mái nhà tranh.
Trên núi Đại Huệ gần chùa Đại Tuệ có một ngôi mộ xây bằng đá. Người dân địa phương cho biết: Khi bị nhà Nguyễn truy sát, Hoàng đế Cảnh Thịnh (Vua Quang Toàn – con trai của Quang Trung) đã chạy lên núi Đại Huệ, xuống tóc tu tại chùa Đại Tuệ.
Sau khi viên tịch, mộ vua Cảnh Thịnh đã được chôn cất tại đây. Cùng với một số di tích và những câu chuyện lan truyền trong dân gian, chùa Đại Tuệ còn lưu giữ pho tượng Phật Tam thế, 5 bộ sách kinh Phật, bia đá, một số bát hương, bát gốm cổ.
Trước những đóng góp tích cực trong công cuộc bảo vệ nền độc lập cho dân tộc qua nhiều thời kỳ lịch sử, và sự nhiệt thành của thập phương Phật tử gần xa, ngày 16/4/2011, Chùa Đại Tuệ chính thức được khởi công xây dựng lại với 3 phần chùa Thượng, chùa Trung và chùa Hạ. Tháng 10/2015, chùa Thượng đã hoàn thành với bảo tháp Đại Tuệ cao chín tầng, Đại hùng bảo điện, Tổ đường, nhà thờ Ngũ đế cùng với khu Tăng xá, nhà cư sỹ, khách đường, lầu chuông lầu khánh…
Điều đặc biệt là toàn bộ hệ thống tượng pháp trên đại tháp chùa Thượng được làm bằng ngọc quý; tượng pháp trong Đại điện cũng như Tổ đường và nhà thờ Ngũ đế được làm từ gỗ dâu nguyên khối. Bên cạnh đó, tất cả câu đối đại tự trên chùa Đại Tuệ được viết toàn bằng chữ thuần Việt. Đây là điểm nhấn đặc sắc nhằm tôn vinh nét đẹp và giá trị trường tồn của văn hóa Việt trong dòng chảy văn hóa, lịch sử.
Chùa Đại Tuệ tọa lạc trên khuôn viên khoảng 6.000 m², ở độ cao hơn 450 m so với mực nước biển trong một không gian tĩnh lặng, cảnh vật thơ mộng, hữu tình. Đứng từ đây, có thể chiêm ngưỡng cả một vùng di tích danh thắng bao quanh như dòng Lam giang hiền hòa uốn lượn, phóng tầm mắt say ngắm toàn cảnh Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Hưng Nguyên, Vinh, Nghi Lộc…
Sau lưng chùa Đại Tuệ là đỉnh động Thăng Thiên có bàn cờ Tiên bằng đá. Cách chùa một trăm mét về phía Tây có tảng đá lớn khoảng năm khối, dùng đá gõ vào phát âm thanh như tiếng mõ (nhân dân gọi là Đá Mõ).
Ngôi chùa nắm giữ nhiều kỷ lục Việt Nam
Nằm ở độ cao hơn 450 m so với mực nước biển nên chùa Đại Tuệ còn có một điều rất đặc biệt đó là thời tiết trên chùa khác hoàn toàn với những vùng dân cư xung quanh. Ở đây trong một ngày du khách sẽ cảm nhận được 4 mùa.
Buổi sáng là không khí thoáng đãng, ấm áp của mùa xuân, buổi trưa sẽ được thưởng thức những tia nắng chói chang của mùa hè, buổi chiều là không khí mát mẻ của mùa thu, còn tối đến là cái se lạnh của mùa đông. Đặc biệt, vào sáng sớm hay chiều tối ở đây thường có mây mù bao phủ, những đám mây trắng bay là là trên các cành cây ngọn cỏ giống như ở chốn bồng lai tiên cảnh.
Những điều đặc biệt trên khiến chùa Đại Tuệ được nhiều du khách biết đến. Chưa hết, ngôi chùa cổ này còn có những kỷ lục đã được xác nhận. Theo đó, vào tháng 2/2016, tại chùa Đại Tuệ, Hội kỷ lục gia Việt Nam đã xác nhận 4 kỷ lục Việt Nam cho ngôi chùa này.
4 kỷ lục được xác nhận gồm: Ngôi chùa trên núi có hồ nhân tạo lớn nhất; Ngôi chùa có hệ thống tượng đá bằng hồng ngọc nhiều nhất; Ngôi chùa có hệ thống tượng bằng gỗ dâu nguyên khối nhiều nhất và ngôi chùa có hệ thống câu đối bằng thư pháp thuần Việt nhiều nhất Việt Nam.
Cũng trong năm đó, đại diện Ban Giáo hội Phật giáo Việt Nam, lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An, Ban trị sự Giáo hội phật giáo tỉnh Nghệ An, trụ trì Chùa Đại Tuệ đã tổ chức lễ khai bút đầu năm. Đây là một hình thức khuyến học được đông đảo quần chúng nhân dân và tăng ni phật tử tham gia, hưởng ứng.
Những năm sau, tục khai bút tại chùa là hoạt động thường niên nhằm giáo dục con cháu về truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc. Hoạt động này còn mang ý niệm tâm linh, gửi gắm ước vọng về một năm khởi đầu sự học, sự nghiệp suôn sẻ, thành công; những cán bộ đang công tác tiếp tục nâng cao trí tuệ để phục vụ đất nước và nhân dân.
Trước đó, vào tháng 5/2015, tại Chùa Đại Tuệ đã diễn ra lễ đón nhận Kỷ lục “Bức tranh Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng hoa sen lớn nhất thế giới” do liên minh Kỷ lục thế giới trao tặng. Bức tranh Bác Hồ bằng hoa sen với hai màu chủ đạo là hồng và trắng, có kích thước 4x6 m (chiều rộng: 4 m và chiều cao: 6 m) với ý nghĩa kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm đó, bức tranh được đặt trang trọng tại chùa Đại Tuệ, đã thu hút nhiều du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng.
Chùa Đại Tuệ là ngôi chùa duy nhất trên đất nước Việt Nam thờ Phật mẫu Đại Tuệ. Một không gian chứa đựng trí tuệ vi phàm, nhắc nhở mọi người nhớ về luật nhân quả, tu tâm dưỡng tính để tự hoàn thiện nhân cách cho chính mình và góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.
Tương truyền, chùa có từ thời vua Mai Hắc Đế đánh quân Đường (năm 627 sau Công nguyên). Đến thế kỷ 15, công trình được vua Hồ Quý Ly cất lại để thờ Phật bà Đại Tuệ, người có công giúp nhà Hồ xây thành Đại Huệ làm căn cứ chống giặc Minh.
Năm 1789, trên đường ra Bắc đại phá quân Thanh, vua Quang Trung dừng chân tại Nghệ An, chiêu mộ quân sĩ và tổ chức huấn luyện trước sân chùa. Nhà sư đã mách bảo kế sách hành quân cho vua, vừa tránh được tai mắt của địch cũng như rút ngắn được đường ra Thăng Long. Sau khi lên ngôi, nhà vua xuống chiếu cắt 20 mẫu ruộng giao cho chùa Đại Tuệ để dân làng lo việc hương khói, thờ cúng quanh năm.
Trải qua biến thiên của thời gian, chùa Đại Tuệ chỉ còn lại 3 bức tường rêu phong và một mái nhà tranh. Năm 2011, công trình được khởi công xây dựng lại với 4 phần gồm chùa Trình, Hạ, Trung và Thượng.
Các công trình hoàn thành sau 4 năm xây dựng. Lối ra vào chùa là cổng tam quan với 3 mái lợp ngói, hoa văn cách điệu. Phật tử và du khách đứng từ cổng có thể quan sát được toàn bộ hạng mục kiến trúc phía sau.
Trước cổng chính và một số vị trí tại sân chùa được đặt các bức tượng La Hán làm bằng đá nguyên khối, cao hơn 2 m. Phía dưới các tượng khắc những câu thơ khuyên răn mọi người sống hướng thiện.
Các hạng mục tại chùa gồm bảo điện, tổ đường, nhà thờ Ngũ đế, nhà kỷ niệm đường, khu tăng xá... diện tích mỗi công trình từ 250-1.200 m².
Công trình kiến trúc nổi bật tại chùa là tòa bảo tháp Đại Tuệ 9 tầng, cao 32 m, thờ Phật cùng các anh hùng dân tộc.
Bên đường lên tháp có ngôi mộ xây bằng đá. Tương truyền, Hoàng đế Cảnh Thịnh (vua Quang Toản, con Quang Trung) khi bị quân nhà Nguyễn truy đuổi đã chạy lên núi Đại Huệ, xuống tóc đi tu tại chùa Đại Tuệ. Khi mất, Cảnh Thịnh được người dân chôn cất, lập mộ tại đây.
Bên trong 9 tầng bảo tháp trưng bày hàng chục tượng pháp hồng ngọc nguyên khối.
Tại tòa chính điện, tổ đường và nhà thờ Ngũ đế đặt 32 pho tượng Phật làm từ gỗ dâu nguyên khối. Xung quanh các tòa điện được bố trí hệ thống hoành phi câu đối bằng thư pháp thuần Việt.
Ngày 19/2/2016, Hội kỷ lục gia Việt Nam đã xác nhận 4 kỷ lục Việt Nam cho chùa Đại Tuệ, gồm: ngôi chùa có tượng hồng ngọc nhiều nhất, tượng bằng gỗ dâu nguyên khối nhiều nhất, hệ thống câu đối bằng thư pháp thuần Việt nhiều nhất và chùa trên núi có hồ nhân tạo lớn nhất.
Các lối đi xung quanh khuôn viên đều được lát gạch. Một số vị trí nhà chùa bố trí các tiểu cảnh vào dịp lễ, Tết nhằm phục vụ việc check-in.
Sân chùa trồng nhiều cây xanh, dưới tán bố trí ghế đá và ghế sắt để Phật tử và khách hành hương ngồi nghỉ ngơi, hóng mát, trò chuyện...
Từ chùa, du khách có thể "săn mây", ngắm các cung đường uốn lượn quanh dãy núi Đại Huệ và cảnh sắc làng quê tại huyện Nam Đàn.
Đức Hùng
Khám phá ngôi chùa nổi tiếng xứ Nghệ nắm giữ nhiều kỷ lục Việt Nam
Giữa cảnh sắc núi non hùng vĩ, chùa Đại Tuệ hiện lên thấp thoáng trong mây ngay trên động Thăng Thiên, làm nao lòng không biết bao du khách mỗi khi có dịp vãn cảnh chùa. Đây được xem là điểm du lịch tâm linh văn hóa xứ Nghệ. Ngôi chùa cổ này còn trở nên nổi tiếng khi đang nắm giữ những kỷ lục Việt Nam.
Nơi hội tụ tâm linh văn hóa xứ Nghệ
Chùa Đại Tuệ còn có tên gọi khác là chùa Đại Huệ, chùa Cao… Chùa tọa lạc trên động Thăng Thiên, đây là một trong những đỉnh núi cao nhất trong dãy núi Đại Huệ (thuộc xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Đây là ngôi chùa cổ, duy nhất trên cả nước thờ Phật bà Đại Tuệ, nghĩa là trí tuệ lớn làm giác ngộ thành Phật Mẫu.
Chùa Đại Tuệ ghi dấu Phật giáo lâu đời trên vùng đất Nghệ An, non nước điệp trùng, trời mây tụ khí lành, cây cỏ xanh tươi bốn mùa. Tương truyền, chùa Đại Tuệ được xây dựng từ thời Mai Hắc Đế ở đầu thế kỷ thứ VIII. Đến đầu thế kỷ XV, chùa lại được Vua Hồ Quý Ly xây cất lại để thờ Phật bà Đại Tuệ – người có công giúp Hồ Vương xây thành Đại Huệ làm căn cứ chống giặc Minh.
Năm 1789, trên đường ra Bắc đại phá quân Thanh, vua Quang Trung – Nguyễn Huệ đã dừng chân ở đây chiêu mộ mười vạn quân sĩ tổ chức huấn luyện ở trước sân chùa. Tại đây, vua được nhà sư ở chùa mách bảo kế sách hành quân vừa tránh được tai mắt kẻ địch, rút ngắn được đường ra Thăng Long.
Thuận lời sư, Quang Trung đã hành quân cấp tốc ra Thăng Long đại phá 29 vạn quân Thanh trước dự định hai ngày. Chiến thắng trở về, Hoàng đế Quang Trung chiếu xuống cắt 20 mẫu ruộng giao cho chùa để dân làng lo việc hương khói, thờ cúng. Do quá trình biến thiên của lịch sử và thời gian, chùa Đại Tuệ chỉ còn lại 3 bức tường rêu phong và một mái nhà tranh.
Pho tượng khổng lồ bằng đá hồng ngọc nguyên khối.
Trên núi Đại Huệ gần chùa Đại Tuệ có một ngôi mộ xây bằng đá. Người dân địa phương cho biết: Khi bị nhà Nguyễn truy sát, Hoàng đế Cảnh Thịnh (Vua Quang Toàn – con trai của Quang Trung) đã chạy lên núi Đại Huệ, xuống tóc tu tại chùa Đại Tuệ.
Sau khi viên tịch, mộ vua Cảnh Thịnh đã được chôn cất tại đây. Cùng với một số di tích và những câu chuyện lan truyền trong dân gian, chùa Đại Tuệ còn lưu giữ pho tượng Phật Tam thế, 5 bộ sách kinh Phật, bia đá, một số bát hương, bát gốm cổ.
Trước những đóng góp tích cực trong công cuộc bảo vệ nền độc lập cho dân tộc qua nhiều thời kỳ lịch sử, và sự nhiệt thành của thập phương Phật tử gần xa, ngày 16/4/2011, Chùa Đại Tuệ chính thức được khởi công xây dựng lại với 3 phần chùa Thượng, chùa Trung và chùa Hạ. Tháng 10/2015, chùa Thượng đã hoàn thành với bảo tháp Đại Tuệ cao chín tầng, Đại hùng bảo điện, Tổ đường, nhà thờ Ngũ đế cùng với khu Tăng xá, nhà cư sỹ, khách đường, lầu chuông lầu khánh…
Điều đặc biệt là toàn bộ hệ thống tượng pháp trên đại tháp chùa Thượng được làm bằng ngọc quý; tượng pháp trong Đại điện cũng như Tổ đường và nhà thờ Ngũ đế được làm từ gỗ dâu nguyên khối. Bên cạnh đó, tất cả câu đối đại tự trên chùa Đại Tuệ được viết toàn bằng chữ thuần Việt. Đây là điểm nhấn đặc sắc nhằm tôn vinh nét đẹp và giá trị trường tồn của văn hóa Việt trong dòng chảy văn hóa, lịch sử.
Chùa Đại Tuệ tọa lạc trên khuôn viên khoảng 6.000 m², ở độ cao hơn 450 m so với mực nước biển trong một không gian tĩnh lặng, cảnh vật thơ mộng, hữu tình. Đứng từ đây, có thể chiêm ngưỡng cả một vùng di tích danh thắng bao quanh như dòng Lam giang hiền hòa uốn lượn, phóng tầm mắt say ngắm toàn cảnh Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Hưng Nguyên, Vinh, Nghi Lộc…
Sau lưng chùa Đại Tuệ là đỉnh động Thăng Thiên có bàn cờ Tiên bằng đá. Cách chùa một trăm mét về phía Tây có tảng đá lớn khoảng năm khối, dùng đá gõ vào phát âm thanh như tiếng mõ (nhân dân gọi là Đá Mõ).
Ngôi chùa nắm giữ nhiều kỷ lục Việt Nam
Nằm ở độ cao hơn 450 m so với mực nước biển nên chùa Đại Tuệ còn có một điều rất đặc biệt đó là thời tiết trên chùa khác hoàn toàn với những vùng dân cư xung quanh. Ở đây trong một ngày du khách sẽ cảm nhận được 4 mùa.
Buổi sáng là không khí thoáng đãng, ấm áp của mùa xuân, buổi trưa sẽ được thưởng thức những tia nắng chói chang của mùa hè, buổi chiều là không khí mát mẻ của mùa thu, còn tối đến là cái se lạnh của mùa đông. Đặc biệt, vào sáng sớm hay chiều tối ở đây thường có mây mù bao phủ, những đám mây trắng bay là là trên các cành cây ngọn cỏ giống như ở chốn bồng lai tiên cảnh.
Những điều đặc biệt trên khiến chùa Đại Tuệ được nhiều du khách biết đến. Chưa hết, ngôi chùa cổ này còn có những kỷ lục đã được xác nhận. Theo đó, vào tháng 2/2016, tại chùa Đại Tuệ, Hội kỷ lục gia Việt Nam đã xác nhận 4 kỷ lục Việt Nam cho ngôi chùa này.
4 kỷ lục được xác nhận gồm: Ngôi chùa trên núi có hồ nhân tạo lớn nhất; Ngôi chùa có hệ thống tượng đá bằng hồng ngọc nhiều nhất; Ngôi chùa có hệ thống tượng bằng gỗ dâu nguyên khối nhiều nhất và ngôi chùa có hệ thống câu đối bằng thư pháp thuần Việt nhiều nhất Việt Nam.
Cũng trong năm đó, đại diện Ban Giáo hội Phật giáo Việt Nam, lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An, Ban trị sự Giáo hội phật giáo tỉnh Nghệ An, trụ trì Chùa Đại Tuệ đã tổ chức lễ khai bút đầu năm. Đây là một hình thức khuyến học được đông đảo quần chúng nhân dân và tăng ni phật tử tham gia, hưởng ứng.
Tượng Phật Ngọc hòa bình thế giới được cung nghinh về chùa Đại Tuệ vào năm 2017.
Những năm sau, tục khai bút tại chùa là hoạt động thường niên nhằm giáo dục con cháu về truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc. Hoạt động này còn mang ý niệm tâm linh, gửi gắm ước vọng về một năm khởi đầu sự học, sự nghiệp suôn sẻ, thành công; những cán bộ đang công tác tiếp tục nâng cao trí tuệ để phục vụ đất nước và nhân dân.
Trước đó, vào tháng 5/2015, tại Chùa Đại Tuệ đã diễn ra lễ đón nhận Kỷ lục “Bức tranh Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng hoa sen lớn nhất thế giới” do liên minh Kỷ lục thế giới trao tặng. Bức tranh Bác Hồ bằng hoa sen với hai màu chủ đạo là hồng và trắng, có kích thước 4x6 m (chiều rộng: 4 m và chiều cao: 6 m) với ý nghĩa kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm đó, bức tranh được đặt trang trọng tại chùa Đại Tuệ, đã thu hút nhiều du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng.
Chùa Đại Tuệ là ngôi chùa duy nhất trên đất nước Việt Nam thờ Phật mẫu Đại Tuệ. Một không gian chứa đựng trí tuệ vi phàm, nhắc nhở mọi người nhớ về luật nhân quả, tu tâm dưỡng tính để tự hoàn thiện nhân cách cho chính mình và góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.
PV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét