Nếu du lịch Cà Mau, bạn không thể bỏ qua một địa điểm du lịch tâm linh tọa lạc ngay Phường 1, trung tâm thành phố Cà Mau đó là chùa Monivongsa Bopharam. Một ngôi chùa Khmer Nam Bộ với lối kiến trúc đặc trưng của Phật giáo Nam Tông và là ngôi chùa lớn nhất, đẹp nhất tại thành phố. Đến thăm chùa bạn sẽ sở hữu cho mình những bức hình sống ảo tưởng chừng như ở xứ sở chùa vàng hay Campuchia.
Chùa Monivonsa Bopharam, định danh theo tiếng Pali – Phạn ngữ, và lấy ý nghĩa từ kinh điển Phật giáo, dịch ra tiếng Việt có thể hiểu Liên Hoa Tự – Chùa Liên Hoa.
Chùa Monivongsa Bopharam được xây dựng vào năm 1964 do ngài Đại đức Thạch Kên đứng ra kêu gọi Tăng tín đồ phật tử đóng góp. Chùa Monivongsa Bopharam có diện tích khoảng 230 m², gồm chính điện, sala, nhà ở của các sư sãi, tháp để cốt, am thờ, ao sen…
Màu đỏ và vàng tươi là hai tông màu chủ đạo trong toàn bộ kiến trúc chùa. Hai màu tượng trưng cho sự may mắn, phước lành. Với mái vòm vút cao, mỗi góc cột đều có hình tượng tiên nữ đứng đội mái vòm. Những hình tượng đắp nổi xuất hiện luân phiên và xuyên suốt trong từng mảng kiến trúc.
Cổng chính của chùa quay về hướng đông. Bên trên là hình 3 ngọn tháp tượng trưng cho Tam giới hay Tam bảo, được trang trí bằng nhiều loại hoa văn tinh xảo. Cách cổng 100 mét là khuôn viên chùa với những hàng cây bao quanh. Một ngôi chùa Khmer thường có một cổng chính và nhiều cổng phụ thể hiện tư tưởng rộng cửa đón chào bước chân người hành hương, du khách. Đây cũng chính là nét đặc trưng chung của các ngôi chùa Khmer Nam Bộ.
Khi bước vào chùa, ấn tượng nhất là bức tượng Phật “khổng lồ” nằm ngang sân chùa thể hiện phần nào sự uy nghi và bề thế của chùa. Tư thế nằm của Đức Phật được thiết kế độc đáo, tay phải kê đầu nhẹ nhàng, khuôn mặt thanh thoát, toát lên sự ung dung tự tại.
Khuôn viên chùa rộng lớn, có nhiều cây xanh, có ao sen… rất đỗi nên thơ và tĩnh lặng. Đặc biệt gây ấn tượng cho khách là cảnh hàng trăm con chim bồ câu lượn lờ, đậu trên những mái cong làm cho không gian của chùa thêm gần gũi hơn. Vào đây, bạn như được trút hết mọi thứ buồn phiền của cuộc sống lòng cảm thấy an nhiên lạ thường.
Chánh điện cao 32 m, nằm ở vị trí trung tâm của khuôn viên, mặt tiền quay về hướng Đông, có bậc tam cấp từ mặt đất dẫn lên nền chánh điện cao 1,5 m. Bên ngoài chánh điện có hành lang bao quanh.
Bên trong là hai hàng cột cao to nâng đỡ mái chùa nhiều tầng chồng lên nhau, tạo ra khoảng không gian cao vút, rồi hình thành một đỉnh nhọn tượng trưng cho ngọn núi Tudi của nhà Phật. Quan sát trên những hàng cột là phù điêu các tiên nữ và những quái vật. Theo triết lý của người Khmer, đó là những thử thách đối với Phật tử trên bước đường tu thành chánh quả.
Trên mái vòm và cầu thang chùa đều chạm trổ họa tiết có hình rắn vì họ quan niệm rằng tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật đã thuần hóa được loài vật nguy hiểm này.
Vào trong chánh điện, một điểm vô cùng đặc biệt là những bức bích họa được vẽ kín các mặt tường với nội dung chủ yếu là kể lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca từ lúc sinh ra cho đến khi tu thành đạo hạnh hay những câu chuyện để răn đe con người đừng phạm vào những điều ác và làm trái với luân lý đạo đức ở đời.
Giữa chánh điện đặt một bàn thờ với một tượng Phật Thích Ca to lớn ngồi ở trung tâm, hai bên có trang trí thêm tượng rắn Naga bảo vệ Đức Phật tọa thiền. Bên dưới bàn thờ là các tượng Phật trong nhiều tư thế khác nhau thể hiện cho các hóa thân tiền kiếp của Đức Phật. Bàn thờ Phật được trang trí với nhiều hoa văn, điêu khắc tỉ mỉ.
Sala (Phước Xá) là nhà hội của sư sãi và các tín đồ Phật giáo Khmer. Trong gian Sala có bàn thờ Phật và ghế ngồi, là nơi các tín đồ bàn bạc, chuẩn bị trước khi lên chính điện hành lễ. Trên vách và trần Sala cũng được trang trí các họa tiết, các bích họa công phu tinh xảo.
Chùa có khu vực hỏa thiêu với một nhà thiêu kiến trúc đơn giản, nằm xa trung tâm chùa. Tháp để cốt được xây cất trong khuôn viên chùa, quanh chính điện là nơi rất thiêng liêng thờ hài cốt tập thể.
Một công trình ấn tượng khác trong chùa là cụm tượng nói về cuộc đời Đức Phật từ lúc sinh ra cho đến khi trưởng thành, giác ngộ cuộc đời người có sinh, lão, bệnh, tử. Cụm tượng với hình ảnh người, cỗ xe ngựa “khổng lồ” được thực hiện rất độc đáo, có ý nghĩa nằm chiếm một vị trí nổi bật ngay cạnh bên chánh điện chùa.
Khi vào lễ Phật, du khách phải bỏ các vật dụng cá nhân như giỏ xách, mũ, dép, giày bên ngoài, đi chân không vào chính điện chiêm bái để tỏ lòng tôn kính Đức Phật. Sau khi lễ Phật, du khách có thể tản bộ trong khuôn viên chùa có nhiều cây xanh, ao sen… ngắm nhìn khung cảnh thanh tĩnh hay chơi đùa với đàn chim bồ câu hàng trăm hiền lành và thoải mái cho chúng ăn.
Hàng năm vào các ngày lễ tắm Phật vào ngày 30/8 và 1/9 Âm lịch hay những dịp lễ hội của người Khmer như Chôl Chnăm Thmây, Sene Đolta, Ok Om Bok… người dân địa phương đến chùa cúng viếng, tổ chức vui chơi, thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham dự.
Những dịp lễ hội như thế thường kéo dài nhiều ngày và diễn ra suốt đêm với các sinh hoạt sôi động như đá cầu, ném tạ, nhảy lưới, giấu khăn, bịt mắt bắt dê, đánh đáo, kéo co, thả đèn trời…
Du khách đến chùa vào các dịp lễ hội không chỉ được thưởng thức và tham dự các sinh hoạt văn hóa – văn nghệ truyền thống của người Khmer bản địa mà còn được trải nghiệm các món ăn mà người dân mang đến cúng chùa, trong không khí tưng bừng thâu đêm suốt sáng.
Ngoài nhiệm vụ chính là thực hiện các hoạt động tôn giáo, chùa còn là trung tâm văn hóa giáo dục dành cho người Khmer sống quanh vùng. Trong chùa có trường dạy chữ Khmer, dạy Kinh…, là nơi lưu giữ các tập truyện kể dân gian xưa và nay, các vốn văn hóa truyền thống của cư dân bản địa Khmer.
Với những nét văn hóa đặc trưng, có thể nói chùa Monivongsa Bopharam là nơi bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắc của người Khmer ở Cà Mau, ngôi chùa như một nét duyên của thành phố cực Nam luôn chào đón du khách.
Chùa Monivonsa Bopharam, định danh theo tiếng Pali – Phạn ngữ, và lấy ý nghĩa từ kinh điển Phật giáo, dịch ra tiếng Việt có thể hiểu Liên Hoa Tự – Chùa Liên Hoa.
Chùa Monivongsa Bopharam được xây dựng vào năm 1964 do ngài Đại đức Thạch Kên đứng ra kêu gọi Tăng tín đồ phật tử đóng góp. Chùa Monivongsa Bopharam có diện tích khoảng 230 m², gồm chính điện, sala, nhà ở của các sư sãi, tháp để cốt, am thờ, ao sen…
Màu đỏ và vàng tươi là hai tông màu chủ đạo trong toàn bộ kiến trúc chùa. Hai màu tượng trưng cho sự may mắn, phước lành. Với mái vòm vút cao, mỗi góc cột đều có hình tượng tiên nữ đứng đội mái vòm. Những hình tượng đắp nổi xuất hiện luân phiên và xuyên suốt trong từng mảng kiến trúc.
Cổng chính của chùa quay về hướng đông. Bên trên là hình 3 ngọn tháp tượng trưng cho Tam giới hay Tam bảo, được trang trí bằng nhiều loại hoa văn tinh xảo. Cách cổng 100 mét là khuôn viên chùa với những hàng cây bao quanh. Một ngôi chùa Khmer thường có một cổng chính và nhiều cổng phụ thể hiện tư tưởng rộng cửa đón chào bước chân người hành hương, du khách. Đây cũng chính là nét đặc trưng chung của các ngôi chùa Khmer Nam Bộ.
Cổng chính của chùa
Khi bước vào chùa, ấn tượng nhất là bức tượng Phật “khổng lồ” nằm ngang sân chùa thể hiện phần nào sự uy nghi và bề thế của chùa. Tư thế nằm của Đức Phật được thiết kế độc đáo, tay phải kê đầu nhẹ nhàng, khuôn mặt thanh thoát, toát lên sự ung dung tự tại.
Bức tượng Phật “khổng lồ” nằm
Khuôn viên chùa rộng lớn, có nhiều cây xanh, có ao sen… rất đỗi nên thơ và tĩnh lặng. Đặc biệt gây ấn tượng cho khách là cảnh hàng trăm con chim bồ câu lượn lờ, đậu trên những mái cong làm cho không gian của chùa thêm gần gũi hơn. Vào đây, bạn như được trút hết mọi thứ buồn phiền của cuộc sống lòng cảm thấy an nhiên lạ thường.
Khuôn viên chùa rộng lớn và có rất nhiều chim bồ câu
Chánh điện cao 32 m, nằm ở vị trí trung tâm của khuôn viên, mặt tiền quay về hướng Đông, có bậc tam cấp từ mặt đất dẫn lên nền chánh điện cao 1,5 m. Bên ngoài chánh điện có hành lang bao quanh.
Chánh điện
Bên trong là hai hàng cột cao to nâng đỡ mái chùa nhiều tầng chồng lên nhau, tạo ra khoảng không gian cao vút, rồi hình thành một đỉnh nhọn tượng trưng cho ngọn núi Tudi của nhà Phật. Quan sát trên những hàng cột là phù điêu các tiên nữ và những quái vật. Theo triết lý của người Khmer, đó là những thử thách đối với Phật tử trên bước đường tu thành chánh quả.
Các bích họa trang trí tinh xảo
Trên mái vòm và cầu thang chùa đều chạm trổ họa tiết có hình rắn vì họ quan niệm rằng tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật đã thuần hóa được loài vật nguy hiểm này.
Kiến trúc đặc sắc đậm nét văn hóa Khmer
Vào trong chánh điện, một điểm vô cùng đặc biệt là những bức bích họa được vẽ kín các mặt tường với nội dung chủ yếu là kể lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca từ lúc sinh ra cho đến khi tu thành đạo hạnh hay những câu chuyện để răn đe con người đừng phạm vào những điều ác và làm trái với luân lý đạo đức ở đời.
Giữa chánh điện đặt một bàn thờ với một tượng Phật Thích Ca to lớn ngồi ở trung tâm, hai bên có trang trí thêm tượng rắn Naga bảo vệ Đức Phật tọa thiền. Bên dưới bàn thờ là các tượng Phật trong nhiều tư thế khác nhau thể hiện cho các hóa thân tiền kiếp của Đức Phật. Bàn thờ Phật được trang trí với nhiều hoa văn, điêu khắc tỉ mỉ.
Tượng Phật bên trong chánh điện
Sala (Phước Xá) là nhà hội của sư sãi và các tín đồ Phật giáo Khmer. Trong gian Sala có bàn thờ Phật và ghế ngồi, là nơi các tín đồ bàn bạc, chuẩn bị trước khi lên chính điện hành lễ. Trên vách và trần Sala cũng được trang trí các họa tiết, các bích họa công phu tinh xảo.
Chùa có khu vực hỏa thiêu với một nhà thiêu kiến trúc đơn giản, nằm xa trung tâm chùa. Tháp để cốt được xây cất trong khuôn viên chùa, quanh chính điện là nơi rất thiêng liêng thờ hài cốt tập thể.
Tháp để cốt
Một công trình ấn tượng khác trong chùa là cụm tượng nói về cuộc đời Đức Phật từ lúc sinh ra cho đến khi trưởng thành, giác ngộ cuộc đời người có sinh, lão, bệnh, tử. Cụm tượng với hình ảnh người, cỗ xe ngựa “khổng lồ” được thực hiện rất độc đáo, có ý nghĩa nằm chiếm một vị trí nổi bật ngay cạnh bên chánh điện chùa.
Cụm tượng nói về cuộc đời Đức Phật
Khi vào lễ Phật, du khách phải bỏ các vật dụng cá nhân như giỏ xách, mũ, dép, giày bên ngoài, đi chân không vào chính điện chiêm bái để tỏ lòng tôn kính Đức Phật. Sau khi lễ Phật, du khách có thể tản bộ trong khuôn viên chùa có nhiều cây xanh, ao sen… ngắm nhìn khung cảnh thanh tĩnh hay chơi đùa với đàn chim bồ câu hàng trăm hiền lành và thoải mái cho chúng ăn.
Vào đây du khách sẽ thấy lòng an nhiên lạ thường.
Hàng năm vào các ngày lễ tắm Phật vào ngày 30/8 và 1/9 Âm lịch hay những dịp lễ hội của người Khmer như Chôl Chnăm Thmây, Sene Đolta, Ok Om Bok… người dân địa phương đến chùa cúng viếng, tổ chức vui chơi, thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham dự.
Những dịp lễ hội như thế thường kéo dài nhiều ngày và diễn ra suốt đêm với các sinh hoạt sôi động như đá cầu, ném tạ, nhảy lưới, giấu khăn, bịt mắt bắt dê, đánh đáo, kéo co, thả đèn trời…
Du khách đến chùa vào các dịp lễ hội không chỉ được thưởng thức và tham dự các sinh hoạt văn hóa – văn nghệ truyền thống của người Khmer bản địa mà còn được trải nghiệm các món ăn mà người dân mang đến cúng chùa, trong không khí tưng bừng thâu đêm suốt sáng.
Ngoài nhiệm vụ chính là thực hiện các hoạt động tôn giáo, chùa còn là trung tâm văn hóa giáo dục dành cho người Khmer sống quanh vùng. Trong chùa có trường dạy chữ Khmer, dạy Kinh…, là nơi lưu giữ các tập truyện kể dân gian xưa và nay, các vốn văn hóa truyền thống của cư dân bản địa Khmer.
Với những nét văn hóa đặc trưng, có thể nói chùa Monivongsa Bopharam là nơi bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắc của người Khmer ở Cà Mau, ngôi chùa như một nét duyên của thành phố cực Nam luôn chào đón du khách.
Chùa Monivongsa Bopharam ở Cà Mau
Chùa Monivongsa Bopharam là ngôi chùa Nam tông Khmer lớn nhất, đẹp nhất ở thành phố Cà Mau. Điều này là chắc chắn, bởi vì đây cũng là ngôi chùa Nam tông Khmer duy nhất tại thành phố này.
Tui hơi bất ngờ với thông tin rằng TP Cà Mau chỉ có duy nhất một ngôi chùa Khmer Nam tông, vì Cà Mau thuộc miền Tây Nam bộ là nơi tập trung nhiều chùa Khmer nhất cả nước, điển hình như Trà Vinh có đến 141 ngôi chùa Nam tông Khmer. Vì vậy, tui thử kiểm tra lại và quả nhiên đúng như vậy thiệt. Cả tỉnh Cà Mau chỉ có 7 ngôi chùa Nam tông Khmer, tập trung ở các huyện Thới Bình, huyện Trần văn Thời và TP Cà Mau, trong đó TP Cà Mau chỉ có một ngôi chùa là Monivongsa Bopharam.
Điều bất ngờ nữa là ngôi chùa này mới đươc tạo lập năm 1964, nghĩa là chỉ hơn 50 năm, trong khi nhiều ngôi chùa Khmer khác ở miền Tây Nam bộ có tuổi đời trên dưới 500 năm!
Một điều tuy không bất ngờ như hơi ngộ là cách dân gian gọi tên chùa. Đối với đa số chùa Khmer, do tên dài và khó nhớ, khó đọc nên người Việt thường Việt hóa nó bằng giọng đọc Nam bộ của mình, gọi theo đặc điểm của chùa (như chùa Dơi, chùa Cò, chùa Chén Kiểu...), gọi theo tên địa phương nơi chùa tọa lạc (như chùa Giồng Lớn, chùa Điệp Thạch...). Đối với ngôi chùa này người dân thường gọi đúng tên là Mô-ni-vông-sa hoặc gọi là... chùa Phường 1 (vì chùa tọa lạc tại Phường 1, TP Cà Mau).
Vì là duy nhất, lại lớn và đẹp nên chùa Monivongsa (tui không kêu là chùa phường 1 đâu nghe, vì kêu vậy có vẻ phàm tục quá) là một điểm đến hấp dẫn cho cả du khách lẫn người dân Cà Mau. Kiến trúc ngôi chùa và quần thể điêu khắc xung quanh mang đậm nét riêng biệt của một ngôi chùa Nam tông Khmer.
Chánh điện có diện tích 230 met vuông (nhiều bài trên mạng ghi nhầm là chùa có diện tích 230 met vuông), cao 32 m, lối ra vào theo hướng đông và tây, được bao bọc bởi bốn bức vòng thành, nhiều vị tứ đại thiên vương quay mặt bốn hướng để hộ trì bốn phương thiên hạ. Mái chánh điện được cấu trúc thành nhiều tầng lớp chồng lên nhau, tạo ra khoảng không gian cao vút, hoà với đỉnh nhọn như một chóp tháp.
Ngay phía trước chánh điện có một tượng Phật nằm rất lớn, dễ gây ấn tượng cho người đến viếng chùa. Thành thật mà nói, nét điêu khắc tượng Phật này không được xuất sắc.
Xung quanh chùa là những cụm tượng, những công trình phụ như nhà hội của các sư sãi, nhà ở của các sư, tháp cốt...
Đối với các cụm tượng kể về sự tích Đức Phật Thích Ca thì ngoài các tượng Phật đản sinh, Phật xuất gia, Phật nhập Niết bàn... như đa số các chùa đều có (cả chùa Nam tông Khmer lẫn Bắc tông Việt) thì nơi đây có thêm cụm tượng Phật vi hành và gặp cảnh sinh - lão - bịnh - tử. Nhìn chung nét điêu khắc không xuất sắc lắm.
Một điểm thú vị ở chùa Monivongsa là ngôi chùa này có rất nhiều bồ câu. Chúng hiền lành và thân thiện, đậu ở khắp nơi trong chùa. Bồ câu tập trung nhiều nhất vào buổi sáng sớm và buổi trưa. Khi tui đến viếng chùa là lúc đã chạng vạng hoàng hôn nên chỉ chụp được cảnh một ít bồ câu như trong hình dưới đây thôi. Nếu có một tên gọi dân gian khác để gọi tên chùa Monivongsa thì có lẽ chọn tên là chùa Bồ câu chắc cũng hay đó!
Có một điểm khác nữa giữa chùa Monivongsa và các ngôi chùa Khmer Nam tông cổ kính khác ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng... là khuôn viên chùa ở các nơi ấy đều có rừng cây bao bọc xung quanh, tạo nên vẻ u nhã tuyệt đối cho ngôi chùa. Monivongsa ở ngay trung tâm thành phố, lại mới tạo dựng sau này nên khó thể có điều kiện tự nhiên lý tưởng ấy. Dù vậy, nơi đây cũng có đủ bóng mát cây xanh, có những kiến trúc đặc trưng của một ngôi chùa Khmer Nam tông, đáng để ta đến tham quan khi có dịp đến Cà Mau.
Tui hơi bất ngờ với thông tin rằng TP Cà Mau chỉ có duy nhất một ngôi chùa Khmer Nam tông, vì Cà Mau thuộc miền Tây Nam bộ là nơi tập trung nhiều chùa Khmer nhất cả nước, điển hình như Trà Vinh có đến 141 ngôi chùa Nam tông Khmer. Vì vậy, tui thử kiểm tra lại và quả nhiên đúng như vậy thiệt. Cả tỉnh Cà Mau chỉ có 7 ngôi chùa Nam tông Khmer, tập trung ở các huyện Thới Bình, huyện Trần văn Thời và TP Cà Mau, trong đó TP Cà Mau chỉ có một ngôi chùa là Monivongsa Bopharam.
Điều bất ngờ nữa là ngôi chùa này mới đươc tạo lập năm 1964, nghĩa là chỉ hơn 50 năm, trong khi nhiều ngôi chùa Khmer khác ở miền Tây Nam bộ có tuổi đời trên dưới 500 năm!
Một điều tuy không bất ngờ như hơi ngộ là cách dân gian gọi tên chùa. Đối với đa số chùa Khmer, do tên dài và khó nhớ, khó đọc nên người Việt thường Việt hóa nó bằng giọng đọc Nam bộ của mình, gọi theo đặc điểm của chùa (như chùa Dơi, chùa Cò, chùa Chén Kiểu...), gọi theo tên địa phương nơi chùa tọa lạc (như chùa Giồng Lớn, chùa Điệp Thạch...). Đối với ngôi chùa này người dân thường gọi đúng tên là Mô-ni-vông-sa hoặc gọi là... chùa Phường 1 (vì chùa tọa lạc tại Phường 1, TP Cà Mau).
Vì là duy nhất, lại lớn và đẹp nên chùa Monivongsa (tui không kêu là chùa phường 1 đâu nghe, vì kêu vậy có vẻ phàm tục quá) là một điểm đến hấp dẫn cho cả du khách lẫn người dân Cà Mau. Kiến trúc ngôi chùa và quần thể điêu khắc xung quanh mang đậm nét riêng biệt của một ngôi chùa Nam tông Khmer.
Tam quan chùa với tên chùa. Nhìn kiến trúc này ta liên tưởng đến những ngôi đền Angkor.
Dọc theo tường bao quanh khuôn viên chùa là những ngôi tháp mộ, mới được xây vài năm gần đây
Như tất cả các ngôi chùa Nam tông Khmer khác, trong chánh điện là một khoảng không gian rộng và thoáng, chỉ có tượng Phật Thích Ca. Trên vách, trên trần và các cột chùa được trang trí bằng nhiều phù điêu, bích hoạ kể lại cuộc đời Đức Phật.
Ngôi chánh điện
Hình ảnh Đức Phật bên trong chánh điện
Trang trí bên ngoài chánh điện
Các cụm tượng và công trình phụ trong khuôn viên chùa
Một điểm thú vị ở chùa Monivongsa là ngôi chùa này có rất nhiều bồ câu. Chúng hiền lành và thân thiện, đậu ở khắp nơi trong chùa. Bồ câu tập trung nhiều nhất vào buổi sáng sớm và buổi trưa. Khi tui đến viếng chùa là lúc đã chạng vạng hoàng hôn nên chỉ chụp được cảnh một ít bồ câu như trong hình dưới đây thôi. Nếu có một tên gọi dân gian khác để gọi tên chùa Monivongsa thì có lẽ chọn tên là chùa Bồ câu chắc cũng hay đó!
Có một điểm khác nữa giữa chùa Monivongsa và các ngôi chùa Khmer Nam tông cổ kính khác ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng... là khuôn viên chùa ở các nơi ấy đều có rừng cây bao bọc xung quanh, tạo nên vẻ u nhã tuyệt đối cho ngôi chùa. Monivongsa ở ngay trung tâm thành phố, lại mới tạo dựng sau này nên khó thể có điều kiện tự nhiên lý tưởng ấy. Dù vậy, nơi đây cũng có đủ bóng mát cây xanh, có những kiến trúc đặc trưng của một ngôi chùa Khmer Nam tông, đáng để ta đến tham quan khi có dịp đến Cà Mau.
Phạm Hoài Nhân
Nét đẹp chùa Khmer ở Cà Mau
Ngôi chùa Khmer Monivongsa Bopharam được xây dựng từ năm 1964, tọa lạc giữa trung tâm Cà Mau như một nét duyên của thành phố cực Nam chào đón du khách.
Khuôn viên chùa rộng lớn với những tán cây thốt nốt vươn thẳng lên trời cao. Mái chính điện được cấu trúc thành nhiều tầng tầng lớp lớp chồng lên nhau, tạo không gian cao vút. Đây chính là nét đặc trưng của một ngôi chùa Khmer Nam Bộ.
Bức tượng Phật khổng lồ nằm ngang trước chánh điện chùa Monivongsa Bopharam gây ấn tượng đặc biệt. Tư thế nằm của Đức Phật được thiết kế độc đáo, tay phải kê đầu nhẹ nhàng, khuôn mặt thanh thoát, toát lên sự ung dung tự tại.
Màu đỏ và vàng tươi là hai tông màu chủ đạo trong kiến trúc chùa. Hai màu tượng trưng cho sự may mắn, phước lành. Hai sắc màu nóng này phối hợp hài hòa trong tổng thể kiến trúc mang lại vẻ đẹp thu hút mọi ánh nhìn.
Tháp để cốt được xây cất trong khuôn viên chùa, quanh chính điện là nơi rất thiêng liêng thờ hài cốt tập thể.
Một tượng Phật được xây dựng trước ao sen trong khuôn viên chùa.
Trên vách, trên trần và các cột chùa được trang trí bằng nhiều màu sắc, bằng các phù điêu bích họa độc đáo. Đặc biệt là các bích họa về câu chuyện cuộc đời của Đức Phật và trích từ trường ca cổ do nghệ nhân Danh Bên ở Cà Mau khắc họa.
Ngoài nhiệm vụ chính là thực hiện các hoạt động tôn giáo, chùa còn là trung tâm văn hóa giáo dục dành cho người Khmer sống quanh vùng. Trong chùa có trường dạy chữ Khmer, dạy Kinh..., là nơi lưu giữ các tập truyện kể dân gian xưa và nay, các vốn văn hóa truyền thống của cư dân bản địa Khmer.
Tượng Phật xuất hiện trong nhiều yếu tố điêu khắc. Với dân tộc Khmer, tính cộng đồng rất cao, ngôi chùa là nơi thiêng liêng nhưng cũng rất gần gũi. Khi vào chùa, khách thăm viếng nhớ phải bỏ mũ nón, đi chân không để tỏ lòng tôn kính.
Cổng sau của chùa. Một ngôi chùa Khmer thường có một cổng chính điện và nhiều cổng phụ thể hiện tư tưởng rộng cửa đón chào bước chân người hành hương, du khách. Hàng năm lễ tắm Phật vào ngày 30/8 và 1/9 Âm lịch tại chùa Monivongsa Bopharam thu hút hàng nghìn lượt khách thập phương đến tham quan.
Về chiều, từng đàn bồ câu sà xuống khuôn viên chùa kiếm thóc giữa không gian tĩnh mịch càng tôn lên sự yên bình của ngôi chùa ở vùng đất cực Nam tổ quốc. Ghé thăm chùa Khmer ở địa chỉ đường Lý Văn Lâm, khóm 3, phường 1, TP Cà Mau.
Khánh Ly
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét