Hiện nay trên địa bàn thành phố Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) có đến 3 ngôi chùa cũng có tên Trà Tim mà người dân quen gọi là Trà Tim cũ, mới và giữa. Tuy nhiên xét về thời gian và bề dày lịch sử thì chùa Trà Tim cũ (có tên là chùa Chroi Tưm Chắc) là lâu đời và hoành tráng nhất.
Thượng tọa Lý Đen, trụ trì chùa cho biết: “…chùa đã có hơn 500 năm tuổi, xưa vốn là vùng đất có rất nhiều người Khơ Me sinh sống, Chroi Tưm có nghĩa là hai đường thẳng song song, biểu trưng cho đạo và đời. Cạnh đó còn mang ý nghĩa là mặt trời đồng hành cùng mặt trăng…”.
Đặc biệt nhất là trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, nơi đây là điểm tập hợp lực lượng bộ đội ta tiến vào thị xã Sóc Trăng, gây tổn thất nặng nề cho kẻ địch. Cạnh đó, nhà chùa và các phật tử đã nhiều lần biểu tình chống chiến dịch bắt lính đôn quân và nổi dậy chống ý định dời chùa của bọn ngụy quân ngụy quyền nhằm biến ngôi chùa thành phi trường, để bọn chúng mở rộng bàn đạp tấn công đàn áp phong trào kháng chiến của quân dân ta.
Sau ngày giải phóng 1975, chùa Trà Tim (cũ) là nơi tu tập cho nhiều vị chức sắc trong khu vực ĐBSCL, đào tạo nguồn sư sãi cho các chùa, mở nhiều lớp tiếng Bali cho giáo sinh. Cạnh đó nhà chùa còn vận động nhiều tín đồ giúp đỡ bà con nghèo bằng sức người, sức của. Nhiều học sinh người dân tộc Khơ Me khó khăn được giúp đỡ sách vở, dụng cụ học tập. Chùa còn tiên phong đóng góp nhiều tài vật để xây dựng giao thông nông thôn, nhà đại đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa mới, xóa mù chữ cho trẻ em nghèo… với phương châm tốt đời, đẹp đạo.
Chùa đã được công nhận là nơi thờ tự văn minh, được xếp vào danh lam thắng cảnh di tích văn hóa cấp tỉnh. Mỗi năm, vào các dịp lễ tết như Chôl Chnăm Thmây, Đôl ta… chùa đã thu hút rất đông du khách đến tham dự và đông đảo bà con người Khmer đến hành lễ.
Thượng tọa Lý Đen, trụ trì chùa cho biết: “…chùa đã có hơn 500 năm tuổi, xưa vốn là vùng đất có rất nhiều người Khơ Me sinh sống, Chroi Tưm có nghĩa là hai đường thẳng song song, biểu trưng cho đạo và đời. Cạnh đó còn mang ý nghĩa là mặt trời đồng hành cùng mặt trăng…”.
Ảnh: Bên ngoài chánh điện
Hiện nay, chùa có diện tích trên 38.500 mét vuông với địa thế độc đáo do tiếp giáp cùng lúc với hai con đường to rộng của thành phố Sóc Trăng. Chỉ riêng về chuyện vì sao ngôi chùa được xây dựng trên phần đất cao ráo nầy cũng có nhiều giả thiết khác nhau nhưng câu chuyện được truyền tụng nhiều nhất là các vị sư cả trước đây nằm mộng thấy thần linh về mách bảo phải chọn cho đúng vùng đất nầy, để xây dựng chùa thì đạo pháp mới phát triển vững chắc, tín đồ sẽ được mạnh khỏe, mùa màng trúng, không bị thiên tai, dịch bệnh… (?).
Ảnh: Bên trong chánh điện
Theo quan sát của chúng tôi, xung quanh chùa có hàng trăm cây Sao “cổ thụ” trên 100 năm tuổi, tạo không gian mát dịu pha lẫn huyền bí, linh thiêng rất lạ thường. Hiện nay ngôi chánh điện cũ đã xuống cấp nhưng vẫn được nhà chùa làm nơi hành lễ quan trọng. Riêng Giảng đường (còn gọi là Sa la) mới được xây dựng rất hoành tráng, to, rộng, đầy màu sắc rực rỡ với lối kiến trúc nghệ thuật vừa hoài cổ vừa cách tân khá lạ lẫm và độc đáo. Cổng chùa nhìn sang hướng Đông với kiến trúc bằng bê tông, vòm cổng là một khối hình 03 ngọn tháp với hoa văn đắp nổi, chân cổng có tượng hai con rồng 07 đầu hai bên mà phần thân rồng được kéo dài vào trong thành hai bờ lan can, trên có mái che cho khách ngồi nghỉ mát.
Từ cổng, một con đường láng xi măng rộng 4 mét đi qua chánh điện, giảng đường, điểm dạy tiếng Bali, tháp cốt, nhà thiêu mang đậm phong cách họa tiết của Khmer Nam Bộ. Nóc mái chính điện cao chừng 1,5 m được nâng bằng cột tròn bê tông cao khoảng 6 m, đầu cột có gắn một tượng thần mình chim có cánh, tư thế đang bay, hai tay nâng đỡ mái giúp cho công trình trông có vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng hơn, bộ cột này cách đều vách trong tạo thành những hành lang, du khách có thể dạo quanh ngắm cảnh chùa trước khi bước vào bên trong điện thất. Bên ngoài sân có nhiều tượng chim muông, rồng, phụng, các bức tranh kể về sự tích Đức Phật Thích Ca. Đặc biệt nhất là tượng Phật nằm rất lớn, đẹp, hoành tráng.
Ông Thạch Cha Rông, ngụ xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên cho biết: “…trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, chùa Trà Tim (cũ) là nơi nuôi chứa nhiều cán bộ cách mạng, quân giải phóng, biệt động để đánh vào sân bay Sóc Trăng và các căn cứ quan trọng khác, địch nhiều lần lùng sục nhưng đều thất bại trước sự che chở của các vị sư trong chùa và bà con phật tử người Khơ Me…”.
Đặc biệt nhất là trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, nơi đây là điểm tập hợp lực lượng bộ đội ta tiến vào thị xã Sóc Trăng, gây tổn thất nặng nề cho kẻ địch. Cạnh đó, nhà chùa và các phật tử đã nhiều lần biểu tình chống chiến dịch bắt lính đôn quân và nổi dậy chống ý định dời chùa của bọn ngụy quân ngụy quyền nhằm biến ngôi chùa thành phi trường, để bọn chúng mở rộng bàn đạp tấn công đàn áp phong trào kháng chiến của quân dân ta.
Sau ngày giải phóng 1975, chùa Trà Tim (cũ) là nơi tu tập cho nhiều vị chức sắc trong khu vực ĐBSCL, đào tạo nguồn sư sãi cho các chùa, mở nhiều lớp tiếng Bali cho giáo sinh. Cạnh đó nhà chùa còn vận động nhiều tín đồ giúp đỡ bà con nghèo bằng sức người, sức của. Nhiều học sinh người dân tộc Khơ Me khó khăn được giúp đỡ sách vở, dụng cụ học tập. Chùa còn tiên phong đóng góp nhiều tài vật để xây dựng giao thông nông thôn, nhà đại đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa mới, xóa mù chữ cho trẻ em nghèo… với phương châm tốt đời, đẹp đạo.
Chùa đã được công nhận là nơi thờ tự văn minh, được xếp vào danh lam thắng cảnh di tích văn hóa cấp tỉnh. Mỗi năm, vào các dịp lễ tết như Chôl Chnăm Thmây, Đôl ta… chùa đã thu hút rất đông du khách đến tham dự và đông đảo bà con người Khmer đến hành lễ.
Trần Trấn Giang - Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TP Cần Thơ
Nét đẹp chùa Trà Tim
Mỗi ngôi chùa ở Sóc Trăng ngoài giá trị văn hóa truyền thống, còn là một địa chỉ đỏ của người dân trong vùng. Chùa Chrui Tưm Chắs là một trong những ngôi chùa tiêu biểu ấy. Theo ngôn ngữ Khmer, Chrui Tưm Chắs có nghĩa là ở giữa, chính giữa, vì chùa này nằm giữa hai ngôi chùa đã có trước: Chùa Luông Basắc Bãi Xàu ở hướng cách chùa 7 km và chùa Anh-tắc–co–xây, ở hướng Tây Bắc cách khoảng 4 km. Người dân quanh vùng gọi là chùa Trà Tim, tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo, khóm Tâm Trung, Phường 10, TP. Sóc Trăng, cách trung tâm thành phố gần 3 km hướng về Bạc Liêu. Đây là một trong những ngôi chùa Khmer cổ, có diện tích rộng trên 38.600 m². Ban đầu chùa đã được khởi dựng bằng gỗ, lợp lá cách nay gần 500 năm.
Đến nay, chùa đã trải qua 20 đời trụ trì, nhiều lần trùng tu, hai lần tu sửa lớn nhất còn ghi chép lại vào năm 1888 và gần đây nhất là năm 1952 chánh điện cũ được xây dựng mới kiên cố và sử dụng đến hôm nay. Ngôi chùa được bao bọc với hàng trăm gốc sao, dầu cổ thụ để tạo bóng mát và để lấy gỗ sửa chùa hoặc cất nhà, làm thuyền, làm ghe Ngo khi cây đã già. Chùa có 3 cổng, 01 cổng chính và 02 cổng phụ, cổng phía sau chùa hướng ra quốc lộ 1A.
Từ cổng chùa đi thẳng vào bên tay trái là chúng ta bắt gặp ngôi chánh điện cổ kín được xây dựng lại 1952, diện tích 260 m² (13m x 20m), trên một nền cao hơn mặt đất 2,6m, chân nền rộng và giật cấp lùi dần về bên trên thành hình tam cấp, mỗi cấp có 4 cổng lên xuống ở 4 hướng đông, bắc, tây, nam. Tây, mỗi bên có 06 cửa.
Ngược sang hướng Nam chừng 60 m, là ngôi nhà lớn kiên cố được xây dựng từ năm 1973 đến năm 1975 mới hoàn thành, ngôi nhà này là trường học tiếng pali cho con em trong vùng học tập. Từ ngôi trường này nhiều vị sư trong chùa đã được đào luyện trở thành các thầy cô giáo dạy các môn khoa học bằng hai thứ tiếng Việt - Khmer cho con em người Khmer và các cán bộ, công chức, viên chức có văn hóa về học tập.
Sau cùng là ngôi nhà thiêu. Đây là ngôi nhà vừa mang ý nghĩa tôn giáo, phong tục tập quán, vừa ứng dụng vào công việc thiết thực là thiêu xác người chết. Nhà thiêu là một gian phòng nhỏ để vừa áo quan và được xây dựng cách xa trung tâm chùa, trên nóc có một cái ống khói, mái có nhiều tầng xếp chồng lên nhau, ở mỗi góc mái đều có gắn đầu rồng. Nhà để những chiếc ghe Ngo của chùa, hiện tại chùa có 2 chiếc ghe ngo, có hồ để tập luyện cho các tay bơi trong mùa lễ hội. Hàng năm tham gia các giải đua tổ chức ở huyện Long Phú, Mỹ Tú….
Hiện tại nhà chùa còn lưu giữ một số hiện vật như 40 pho tượng Phật Thích Ca bằng các chất liệu gỗ, đá, đồng, thuỷ tinh, xi măng cao từ 0,20m đến 1,60m. Thêm 02 con long sư (đầu rồng mình sư tử) bằng gỗ sơn son thếp vàng cao 1,10m (còn gọi là con rệch-trà–xây) dùng để sư ngồi thuyết pháp; 01 con nai bằng gỗ sơn son thếp vàng, dùng để sư ngồi thuyết pháp; 09 phiến bia khánh thành chính điện....
Chùa đã được công nhận là nơi thờ tự văn minh, được xếp vào hàng danh lam thắng cảnh và di tích văn hóa cấp tỉnh 12/5/2015. Chẳng những là nơi thờ phụng, mà từ lâu chùa Trà Tim đã là cơ sở của lực lượng cách mạng trong những cuộc tiến đánh sân bay Sóc Trăng (1963, 1973). Đặc biệt, trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, nơi đây còn là điểm tập hợp lực lượng bộ đội ta tiến vào thị xã Sóc Trăng, gây tổn thất nặng nề cho kẻ địch. Nhà chùa, Phật tử đã nhiều lần biểu tình chống chiến dịch bắt lính đôn quân và nổi dậy chống ý định dời chùa của bọn ngụy quân ngụy quyền nhằm biến ngôi chùa thành phi trường để bọn chúng mở rộng bàn đạp tấn công đàn áp phong trào kháng chiến của quân dân ta.
Ngày nay, trong công cuộc kiến thiết xây dựng quê hương, nhà chùa vận động bà con thực hiện phương châm tốt đời đẹp đạo, đóng góp công sức xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa. Chùa được công nhận là nơi thờ tự văn minh, được xếp vào danh lam thắng cảnh di tích văn hóa cấp tỉnh. Mỗi năm, vào các dịp lễ Chôl Chnăm Thmây, Đôlta và các lễ hội khác, ngoài bà con người Khmer còn thu hút đông đảo khách thập phương đến chiêm bái Đức Phật, tham quan cảnh chùa và vui chơi sinh hoạt văn nghệ với các tiết mục đậm đà bản sắc dân tộc.
Đến nay, chùa đã trải qua 20 đời trụ trì, nhiều lần trùng tu, hai lần tu sửa lớn nhất còn ghi chép lại vào năm 1888 và gần đây nhất là năm 1952 chánh điện cũ được xây dựng mới kiên cố và sử dụng đến hôm nay. Ngôi chùa được bao bọc với hàng trăm gốc sao, dầu cổ thụ để tạo bóng mát và để lấy gỗ sửa chùa hoặc cất nhà, làm thuyền, làm ghe Ngo khi cây đã già. Chùa có 3 cổng, 01 cổng chính và 02 cổng phụ, cổng phía sau chùa hướng ra quốc lộ 1A.
Từ cổng chùa đi thẳng vào bên tay trái là chúng ta bắt gặp ngôi chánh điện cổ kín được xây dựng lại 1952, diện tích 260 m² (13m x 20m), trên một nền cao hơn mặt đất 2,6m, chân nền rộng và giật cấp lùi dần về bên trên thành hình tam cấp, mỗi cấp có 4 cổng lên xuống ở 4 hướng đông, bắc, tây, nam. Tây, mỗi bên có 06 cửa.
Sala chùa Trà Tim
Nóc mái chánh điện cao chừng 1,5m. Khung sườn chịu lực cho mái gồm có: bộ cột vòng ngoài, tường và bộ cột trong. Bộ cột ngoài gồm có 18 thân cột tròn bê tông cao khoảng 6m, dầu cột có gắn một tượng thần mình chim có cánh, tư thế đang bay hai tay nâng đỡ mái giúp cho ngôi chùa trông có vẽ thanh thoát nhẹ nhàng hơn, bộ cột này cách đều vách trong tạo thành bốn hành lang để du khách có thể dạo quanh ngắm cảnh chùa trước khi bước vào bên trong điện thất.
Trên bốn bức tường bên trong các nghệ nhân Khmer đã cố gắng vẽ lại các bức tranh sơn dầu về sự tích đức Phật Thích Ca từ lúc sơ sinh đến lúc thành chánh quả. Bộ cột trung tâm gồm 10 thân cột gỗ tròn phân thành hai hàng song song chia nội thất thành 03 gian, cuối gian giữa là nơi bệ thờ đức Phật. Bệ được đúc bằng bê tông cao 1,10m quanh bệ là các mảng hoa văn đắp nổi phủ kín đến chân. Trên bệ một pho tượng Phật trung tâm cao 1,60m đang ngồi tham thiền trên một toà cao 1,90m có nhiều tầng hoa văn, các pho tượng khác cao từ 0,20m đến 0,70m trong các tư thế tham thiền khất thực, nhập niết bàn được đặt bên dưới trước thân tượng lớn.
Mái chánh điện lợp ngói là một cấu trúc khá phức hợp và độc đáo. Khung mái được làm bằng gỗ tốt và phân thành 03 cấp, mỗi cấp mái được chia thành 03 nếp, nếp ở giữa cao hơn nếp hai bên, cấp mái trên cùng có độ dốc cao hơn hai cấp dưới khá nhiều, đồng thời các cấp mái cũng so le nhau tạo nên một nét đẹp hài hòa cho kiến trúc. Ở hai đầu nóc mái, người ta đắp hai cái đầu rồng cách điệu, sừng thon dần uốn lượn vút lên trên. Tại các góc giao của mái là hình những chiếc đầu rồng và vi lưng cong ngược lên trên. Với cấu trúc mái gấp nếp như vậy, việc trao đổi không khí luôn luôn thông thoáng, mát mẻ cho bên trong chính diện.
Từ ngôi chính điện bước sang cổng Tây chừng 30m ta sẽ thấy ba ngôi sàla từ trái sang phải gồm có: ngôi sàla kiên cố mới xây dựng gần đây, ngôi sàla nhỏ là một ngôi nhà sàn khác, mặt sàn cách mặt đất 1,50m. Sàla này được xây dựng 1952 cùng lúc với ngôi chính điện hiện thời. Bên phải ngôi sàla này là một ngôi sàla lớn hơn bằng vật liệu kiên cố xây dựng từ năm 1971, cả hai ngôi nhà đều có trang trí bàn thờ Phật và cùng quay về hướng Đông.
Giống như những ngôi chùa Khmer khác, quanh ngôi chính diện chùa Trà Tim nhà chùa cũng cho xây dựng một số ngôi tháp dùng để đựng hài cốt người chết đã hoả táng. Kiểu kiến trúc của tháp đều giống nhau gồm 03 phần: chân tháp rộng hình vuông, có một cái lỗ nhỏ để đưa các lọ hài cốt người chết vào, thân tháp có nhiều tầng nhỏ dần từ dưới lên trên, trên đỉnh tháp có đặt tượng đầu thần 04 mặt.
Trên bốn bức tường bên trong các nghệ nhân Khmer đã cố gắng vẽ lại các bức tranh sơn dầu về sự tích đức Phật Thích Ca từ lúc sơ sinh đến lúc thành chánh quả. Bộ cột trung tâm gồm 10 thân cột gỗ tròn phân thành hai hàng song song chia nội thất thành 03 gian, cuối gian giữa là nơi bệ thờ đức Phật. Bệ được đúc bằng bê tông cao 1,10m quanh bệ là các mảng hoa văn đắp nổi phủ kín đến chân. Trên bệ một pho tượng Phật trung tâm cao 1,60m đang ngồi tham thiền trên một toà cao 1,90m có nhiều tầng hoa văn, các pho tượng khác cao từ 0,20m đến 0,70m trong các tư thế tham thiền khất thực, nhập niết bàn được đặt bên dưới trước thân tượng lớn.
Mái chánh điện lợp ngói là một cấu trúc khá phức hợp và độc đáo. Khung mái được làm bằng gỗ tốt và phân thành 03 cấp, mỗi cấp mái được chia thành 03 nếp, nếp ở giữa cao hơn nếp hai bên, cấp mái trên cùng có độ dốc cao hơn hai cấp dưới khá nhiều, đồng thời các cấp mái cũng so le nhau tạo nên một nét đẹp hài hòa cho kiến trúc. Ở hai đầu nóc mái, người ta đắp hai cái đầu rồng cách điệu, sừng thon dần uốn lượn vút lên trên. Tại các góc giao của mái là hình những chiếc đầu rồng và vi lưng cong ngược lên trên. Với cấu trúc mái gấp nếp như vậy, việc trao đổi không khí luôn luôn thông thoáng, mát mẻ cho bên trong chính diện.
Từ ngôi chính điện bước sang cổng Tây chừng 30m ta sẽ thấy ba ngôi sàla từ trái sang phải gồm có: ngôi sàla kiên cố mới xây dựng gần đây, ngôi sàla nhỏ là một ngôi nhà sàn khác, mặt sàn cách mặt đất 1,50m. Sàla này được xây dựng 1952 cùng lúc với ngôi chính điện hiện thời. Bên phải ngôi sàla này là một ngôi sàla lớn hơn bằng vật liệu kiên cố xây dựng từ năm 1971, cả hai ngôi nhà đều có trang trí bàn thờ Phật và cùng quay về hướng Đông.
Giống như những ngôi chùa Khmer khác, quanh ngôi chính diện chùa Trà Tim nhà chùa cũng cho xây dựng một số ngôi tháp dùng để đựng hài cốt người chết đã hoả táng. Kiểu kiến trúc của tháp đều giống nhau gồm 03 phần: chân tháp rộng hình vuông, có một cái lỗ nhỏ để đưa các lọ hài cốt người chết vào, thân tháp có nhiều tầng nhỏ dần từ dưới lên trên, trên đỉnh tháp có đặt tượng đầu thần 04 mặt.
Đoàn diễn viên và nghệ sĩ của Bộ VHNT Vương quốc Campuchia tham quan chùa
Ngược sang hướng Nam chừng 60 m, là ngôi nhà lớn kiên cố được xây dựng từ năm 1973 đến năm 1975 mới hoàn thành, ngôi nhà này là trường học tiếng pali cho con em trong vùng học tập. Từ ngôi trường này nhiều vị sư trong chùa đã được đào luyện trở thành các thầy cô giáo dạy các môn khoa học bằng hai thứ tiếng Việt - Khmer cho con em người Khmer và các cán bộ, công chức, viên chức có văn hóa về học tập.
Sau cùng là ngôi nhà thiêu. Đây là ngôi nhà vừa mang ý nghĩa tôn giáo, phong tục tập quán, vừa ứng dụng vào công việc thiết thực là thiêu xác người chết. Nhà thiêu là một gian phòng nhỏ để vừa áo quan và được xây dựng cách xa trung tâm chùa, trên nóc có một cái ống khói, mái có nhiều tầng xếp chồng lên nhau, ở mỗi góc mái đều có gắn đầu rồng. Nhà để những chiếc ghe Ngo của chùa, hiện tại chùa có 2 chiếc ghe ngo, có hồ để tập luyện cho các tay bơi trong mùa lễ hội. Hàng năm tham gia các giải đua tổ chức ở huyện Long Phú, Mỹ Tú….
Hiện tại nhà chùa còn lưu giữ một số hiện vật như 40 pho tượng Phật Thích Ca bằng các chất liệu gỗ, đá, đồng, thuỷ tinh, xi măng cao từ 0,20m đến 1,60m. Thêm 02 con long sư (đầu rồng mình sư tử) bằng gỗ sơn son thếp vàng cao 1,10m (còn gọi là con rệch-trà–xây) dùng để sư ngồi thuyết pháp; 01 con nai bằng gỗ sơn son thếp vàng, dùng để sư ngồi thuyết pháp; 09 phiến bia khánh thành chính điện....
Chùa đã được công nhận là nơi thờ tự văn minh, được xếp vào hàng danh lam thắng cảnh và di tích văn hóa cấp tỉnh 12/5/2015. Chẳng những là nơi thờ phụng, mà từ lâu chùa Trà Tim đã là cơ sở của lực lượng cách mạng trong những cuộc tiến đánh sân bay Sóc Trăng (1963, 1973). Đặc biệt, trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, nơi đây còn là điểm tập hợp lực lượng bộ đội ta tiến vào thị xã Sóc Trăng, gây tổn thất nặng nề cho kẻ địch. Nhà chùa, Phật tử đã nhiều lần biểu tình chống chiến dịch bắt lính đôn quân và nổi dậy chống ý định dời chùa của bọn ngụy quân ngụy quyền nhằm biến ngôi chùa thành phi trường để bọn chúng mở rộng bàn đạp tấn công đàn áp phong trào kháng chiến của quân dân ta.
Ngày nay, trong công cuộc kiến thiết xây dựng quê hương, nhà chùa vận động bà con thực hiện phương châm tốt đời đẹp đạo, đóng góp công sức xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa. Chùa được công nhận là nơi thờ tự văn minh, được xếp vào danh lam thắng cảnh di tích văn hóa cấp tỉnh. Mỗi năm, vào các dịp lễ Chôl Chnăm Thmây, Đôlta và các lễ hội khác, ngoài bà con người Khmer còn thu hút đông đảo khách thập phương đến chiêm bái Đức Phật, tham quan cảnh chùa và vui chơi sinh hoạt văn nghệ với các tiết mục đậm đà bản sắc dân tộc.
Thủy Truyền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét