Không chỉ là tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất châu Á tọa lạc trên đỉnh núi, tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn sừng sững trên 'nóc nhà Nam Bộ' còn chất chứa trong mình rất nhiều 'mật mã văn hóa, kiến trúc' mà ít người biết được.
Với tổng chiều cao 72m, được đúc bởi hơn 170 tấn đồng đỏ theo kỹ thuật công nghệ gia công cơ khí áp lực cao của châu Âu, tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn tại Tây Ninh đã xác lập kỷ lục "Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất châu Á tọa lạc trên đỉnh núi" và "Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất Việt Nam tọa lạc trên đỉnh núi".
Từ xưa tới nay, trong tín ngưỡng dân gian, Phật Bà luôn là biểu tượng vĩnh hằng của trí tuệ, đức hạnh và cả tinh thần bác ái bao la. Mỗi lần chiêm bái Phật Bà, lòng người cảm thấy nhẹ bẫng và thanh tịnh, mọi muộn phiền dường như buông bỏ lại sau lưng.
Có lẽ bởi thế mà giữa không gian mênh mang mây núi đẹp tựa cõi tiên của Núi Bà Đen nổi tiếng linh thiêng, tập đoàn Sun Group cùng nhà điêu khắc Phạm Bá Đua đã kỳ công tạo tác nên một tuyệt tác tâm linh như tiệp vào đất trời Tây Ninh, hội tụ đầy đủ các yếu tố chuẩn mực về tượng Phật giáo Việt Nam.
"Trong quá trình tạo hình, chúng tôi đã tham khảo một số mẫu tượng Quán Thế Âm Bồ Tát tại các chùa phía Bắc như chùa Trầm (Hà Tây cũ), chùa Gián (Cẩm Giàng, Hải Dương) cũng như một số pho tượng Phật Quán Thế Âm hiện đang là bảo vật quốc gia được lưu giữ trong bảo tàng lịch sử - mỹ thuật", nhà điêu khắc Phạm Bá Đua nhấn mạnh.
Cũng theo tác giả, tượng Phật được tạc trong các chùa ở thời kỳ nhà Lê có các đường nét chắc chắn, họa tiết hoa văn phong phú, tượng đẹp và đậm nét Việt. Do đó, tạo hình này sẽ vừa bảo tồn đầy đủ các yếu tố quy thức, tinh thần tượng Phật giáo cổ Việt Nam, đồng thời vừa đạt được tính hoành tráng cho một công trình Đại Tượng Phật đặt tại một nơi độc đáo như núi Bà Đen.
Tuy nhiên, điểm độc đáo là tác giả đã không hoàn toàn chép lại theo một nguyên mẫu tượng nào, mà có sự chắt lọc về hoa văn, trang sức, y, áo, mũ để tạo nên mẫu tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn, đảm bảo các quy thức trong việc tạo tác tượng Phật, đồng thời vẫn chuyển tải đầy đủ các yêu cầu về tâm linh đối với mẫu tượng Quán Thế Âm.
"Từ những ý tưởng trên, chúng tôi thể hiện nên một mẫu tượng Quán Thế Âm Bồ Tát bằng cách kết hợp hoa văn trên đài sen. Cách tạo dáng mũ theo cách làm thời Lê, không bị nhầm lẫn với cách tạo khăn chùm đầu của tượng Phật Trung Quốc mà hiện nhiều nơi vẫn đang làm".
"Đài sen của các quốc gia khác nói chung đều không xuất hiện hoa văn mà chỉ làm trơn hoặc chỉ có đường sống kéo xuống một cách đơn giản. Duy nhất các tượng Phật của Việt Nam bao hàm yếu tố này", nhà điêu khắc Phạm Bá Đua nói.
Trong khi đó, theo nghệ nhân Nguyễn Trọng Hạnh - người chuyển tải mẫu tượng sang chất liệu đồng đỏ, đồng thời cũng là chủ nhiệm công trình, tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn ẩn chứa trong mình rất nhiều nét tinh hoa của văn hóa - kiến trúc Phật Giáo Việt.
Cụ thể, Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn đội vương miện chạm khắc hình ảnh Đức Phật A Di Đà, tôn vinh trí tuệ mẫn tiệp và lòng từ bi phổ độ chúng sinh của Đức Phật với thế gian. Tay trái tượng cầm bình cam lộ đang dốc xuống, biểu trưng cho hành động ban phát phước lành, cứu rỗi con người khỏi khổ đau. Tay phải nâng lên bắt quyết Giáo hóa ấn Karana Mudr, mang ý nghĩa lìa xa ác nghiệp.
Đối với tượng Tây Bổ Đà Sơn, hoa văn, họa tiết của đài sen được phỏng theo cánh sen tượng Phật thời Lê, với tạo hình đám mây và ba giọt nước, tượng trưng cho lời cầu nguyện mưa thuận gió hòa
"Với mẫu tượng này, công trình sẽ là điểm nhấn nổi bật không những cho quần thể khu di tích núi Bà Đen - Tây Ninh mà còn là cho cả miền Nam Bộ, góp phần tạo nên những địa chỉ du lịch đặc sắc, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế", nhà điêu khắc nhấn mạnh.
Những ngày đầu xuân mới, hành hương chiêm bái tượng Phật Bà uy nghi mà từ bi, dạo bước giữa khung cảnh tươi đẹp của những suối hoa tuôn chảy trên đỉnh núi Bà, thưởng thức tinh hoa ẩm thực tại nhà hàng Vân Sơn tại đỉnh núi, chinh phục nóc nhà Nam Bộ và nguyện cầu một năm mới sung túc an vui, quả không còn gì đáng mong cầu hơn thế.
Với tổng chiều cao 72m, được đúc bởi hơn 170 tấn đồng đỏ theo kỹ thuật công nghệ gia công cơ khí áp lực cao của châu Âu, tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn tại Tây Ninh đã xác lập kỷ lục "Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất châu Á tọa lạc trên đỉnh núi" và "Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất Việt Nam tọa lạc trên đỉnh núi".
Từ xưa tới nay, trong tín ngưỡng dân gian, Phật Bà luôn là biểu tượng vĩnh hằng của trí tuệ, đức hạnh và cả tinh thần bác ái bao la. Mỗi lần chiêm bái Phật Bà, lòng người cảm thấy nhẹ bẫng và thanh tịnh, mọi muộn phiền dường như buông bỏ lại sau lưng.
Có lẽ bởi thế mà giữa không gian mênh mang mây núi đẹp tựa cõi tiên của Núi Bà Đen nổi tiếng linh thiêng, tập đoàn Sun Group cùng nhà điêu khắc Phạm Bá Đua đã kỳ công tạo tác nên một tuyệt tác tâm linh như tiệp vào đất trời Tây Ninh, hội tụ đầy đủ các yếu tố chuẩn mực về tượng Phật giáo Việt Nam.
Tượng Phật Bà trên đỉnh núi Bà Đen được tạo tác theo tượng Phật thời Lê
"Trong quá trình tạo hình, chúng tôi đã tham khảo một số mẫu tượng Quán Thế Âm Bồ Tát tại các chùa phía Bắc như chùa Trầm (Hà Tây cũ), chùa Gián (Cẩm Giàng, Hải Dương) cũng như một số pho tượng Phật Quán Thế Âm hiện đang là bảo vật quốc gia được lưu giữ trong bảo tàng lịch sử - mỹ thuật", nhà điêu khắc Phạm Bá Đua nhấn mạnh.
Cũng theo tác giả, tượng Phật được tạc trong các chùa ở thời kỳ nhà Lê có các đường nét chắc chắn, họa tiết hoa văn phong phú, tượng đẹp và đậm nét Việt. Do đó, tạo hình này sẽ vừa bảo tồn đầy đủ các yếu tố quy thức, tinh thần tượng Phật giáo cổ Việt Nam, đồng thời vừa đạt được tính hoành tráng cho một công trình Đại Tượng Phật đặt tại một nơi độc đáo như núi Bà Đen.
Đây cũng là tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất Việt Nam tọa lạc trên đỉnh núi
Tuy nhiên, điểm độc đáo là tác giả đã không hoàn toàn chép lại theo một nguyên mẫu tượng nào, mà có sự chắt lọc về hoa văn, trang sức, y, áo, mũ để tạo nên mẫu tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn, đảm bảo các quy thức trong việc tạo tác tượng Phật, đồng thời vẫn chuyển tải đầy đủ các yêu cầu về tâm linh đối với mẫu tượng Quán Thế Âm.
"Từ những ý tưởng trên, chúng tôi thể hiện nên một mẫu tượng Quán Thế Âm Bồ Tát bằng cách kết hợp hoa văn trên đài sen. Cách tạo dáng mũ theo cách làm thời Lê, không bị nhầm lẫn với cách tạo khăn chùm đầu của tượng Phật Trung Quốc mà hiện nhiều nơi vẫn đang làm".
"Đài sen của các quốc gia khác nói chung đều không xuất hiện hoa văn mà chỉ làm trơn hoặc chỉ có đường sống kéo xuống một cách đơn giản. Duy nhất các tượng Phật của Việt Nam bao hàm yếu tố này", nhà điêu khắc Phạm Bá Đua nói.
Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát kết hợp hoa văn trên đài sen
Trong khi đó, theo nghệ nhân Nguyễn Trọng Hạnh - người chuyển tải mẫu tượng sang chất liệu đồng đỏ, đồng thời cũng là chủ nhiệm công trình, tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn ẩn chứa trong mình rất nhiều nét tinh hoa của văn hóa - kiến trúc Phật Giáo Việt.
Cụ thể, Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn đội vương miện chạm khắc hình ảnh Đức Phật A Di Đà, tôn vinh trí tuệ mẫn tiệp và lòng từ bi phổ độ chúng sinh của Đức Phật với thế gian. Tay trái tượng cầm bình cam lộ đang dốc xuống, biểu trưng cho hành động ban phát phước lành, cứu rỗi con người khỏi khổ đau. Tay phải nâng lên bắt quyết Giáo hóa ấn Karana Mudr, mang ý nghĩa lìa xa ác nghiệp.
Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn đội vương miện chạm khắc hình ảnh Đức Phật A Di Đà - Tay trái tượng cầm bình cam lộ đang dốc xuống
Đối với tượng Tây Bổ Đà Sơn, hoa văn, họa tiết của đài sen được phỏng theo cánh sen tượng Phật thời Lê, với tạo hình đám mây và ba giọt nước, tượng trưng cho lời cầu nguyện mưa thuận gió hòa
"Với mẫu tượng này, công trình sẽ là điểm nhấn nổi bật không những cho quần thể khu di tích núi Bà Đen - Tây Ninh mà còn là cho cả miền Nam Bộ, góp phần tạo nên những địa chỉ du lịch đặc sắc, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế", nhà điêu khắc nhấn mạnh.
Những ngày đầu xuân mới, hành hương chiêm bái tượng Phật Bà uy nghi mà từ bi, dạo bước giữa khung cảnh tươi đẹp của những suối hoa tuôn chảy trên đỉnh núi Bà, thưởng thức tinh hoa ẩm thực tại nhà hàng Vân Sơn tại đỉnh núi, chinh phục nóc nhà Nam Bộ và nguyện cầu một năm mới sung túc an vui, quả không còn gì đáng mong cầu hơn thế.
Công trình tượng Phật Bà trên đỉnh núi Bà Đen đã thể hiện ý nghĩa sâu xa: Cầu cho nhân dân Tây Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung vạn sự cát tường như ý. Trong tương lai, công trình sẽ là di sản kế thừa cho con cháu và sẽ trường tồn với thời gian.
Hoà thượng Thích Niệm Thới – Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tại tỉnh Tây Ninh
THANH TRÍ - M.TÚ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét