Tại xã Tân Lân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An có một ấp tên là Xóm Chùa. Trước đây, ấp có tên là Mương Ông Bường. Tên ấp Xóm Chùa được hình thành từ khi trong ấp có 4 ngôi chùa lần lượt “mọc lên”. Đầu tiên và quan trọng nhất phải kể đến là chùa Phước Lâm.
Có thể nói, chùa Phước Lâm là ngôi cổ tự đặc trưng cho hình thái chùa chiền Nam bộ. Tại Cần Đước, đó được xem là trung tâm Phật giáo của huyện. Theo ông Nguyễn Văn Thiện, người lập Hồ sơ di tích chùa Phước Lâm, ở Cần đước có 15 vị trụ trì các chùa thì có 9 người từng thọ giới và tu học tại chùa Phước Lâm.
Chúng tôi đến thăm chùa Phước Lâm, ngôi chùa không nguy nga, đồ sộ như tưởng tượng. Chùa vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ, điển hình cho nhà ở và đình chùa thế kỷ XIX. Tiếp khách trong khu vực tổ đường, Đại đức Thích Minh Huệ - Trụ trì chùa Phước Lâm, kể về lịch sử hình thành ngôi cổ tự này. Đại đức cho biết: “Chùa được xây dựng vào năm 1880. Ông Bùi Văn Minh là người đứng ra xây dựng. Tại chùa, ngoài chánh điện, tổ đường, còn có khu vực từ đường họ Bùi để tưởng nhớ người lập nên ngôi chùa này”. Chùa Phước Lâm tiêu biểu cho hình thức “cải gia vi tự” khá phổ biến vào khoảng thế kỷ XIX ở Long An (theo Hồ sơ di tích chùa Phước Lâm).
Đại đức Thích Minh Huệ cho biết, mặc dù đã qua một số lần trùng tu nhưng chùa Phước Lâm vẫn giữ nguyên được kiến trúc, cấu tạo như ngày trước. Từng bức hoành phi, hoa văn, tượng gỗ đều được giữ gìn cẩn thận trong suốt mấy trăm năm qua.
Theo Đại đức Thích Minh Huệ, các tác phẩm điêu khắc tại chùa: Câu đối, hoành phi,... đều là gỗ nguyên khối, được chạm trực tiếp lên bề mặt gỗ. Được các nhà nghiên cứu nhận định là “tiêu biểu cho hình ảnh ngôi chùa cổ Nam bộ”, chùa Phước Lâm kết cấu theo kiểu “xuyên trính, cột kê” với 40 cột tròn bằng gỗ, 32 cột gạch đỡ lấy bộ kèo. Nét cổ xưa được lưu giữ vẹn nguyên trong hệ thống hoành phi, câu đối và tượng thờ bằng gỗ.
Theo nhận định của ông Nguyễn Văn Thiện trong Hồ sơ di tích chùa Phước Lâm, “công cuộc xây dựng chùa được đảm trách bởi những cánh thợ lừng danh thời bấy giờ. Riêng phần trang trí nội thất, những bao lam, hoành phi, câu đối và những họa tiết điêu khắc đều được thực hiện bởi những nghệ nhân chạm gỗ nổi tiếng ở Cần Đước”. Các tác phẩm điêu khắc trong chùa Phước Lâm được ứng dụng kỹ thuật chạm nổi, chạm lộng một cách điêu luyện. Bức hoành phi “Pháp Luân thường chuyển”, tượng “Bồ tát thượng kỳ thú”,... là những minh chứng cụ thể và sinh động cho những giá trị vô giá mà chùa Phước Lâm đang gìn giữ.
Không chỉ có giá trị về mặt nghệ thuật, chùa Phước Lâm còn có ý nghĩa về mặt lịch sử khi nơi đây từng che giấu các chiến sĩ cách mạng trong suốt những năm chống Pháp và Mỹ. Mái già lam ở Xóm Chùa từng là nơi lui tới hoạt động cách mạng của lãnh đạo địa phương thời kháng chiến. Sở chỉ huy trận đánh Xóm Chùa nổi tiếng ở Tân Lân năm 1962 cũng được đặt tại chùa Phước Lâm. Vì là cơ sở cách mạng nên chùa Phước Lâm thường xuyên trở thành mục tiêu bắn phá của kẻ thù. Trên chánh điện của chùa vẫn còn những vết tích chiến tranh in hằn trên cột gỗ.
Tiếp nối truyền thống “tốt đời, đẹp đạo” của chư vị trụ trì trước đây, Đại đức Thích Minh Huệ có nhiều hoạt động từ thiện - xã hội, hỗ trợ địa phương. Mỗi năm, chùa đều tặng hàng trăm phần quà cho hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã. Đêm Trung thu, chùa còn tổ chức cho các em vui hội trăng rằm, tặng quà, bánh cho trẻ em trong xã. Ngoài việc hướng dẫn các phật tử học theo Phật pháp, thỉnh thoảng Đại đức cũng dành thời gian “nói pháp”, truyền giảng đạo đức cho phật tử, hướng đến lối sống tốt đẹp, tuân thủ pháp luật, yêu quê hương, làng xã,...
Chùa Phước Lâm ngày nay không phải là ngôi chùa to nhất, đẹp nhất của Xóm Chùa hay xã Tân Lân, huyện Cần Đước. Đó là mái già lam lặng lẽ "giữ gìn" những nét cổ xưa, mang đến cảm giác bình yên cho khách thập phương khi tìm về “nép dưới cội bồ đề”.
*Bài viết được dựa trên Hồ sơ di tích chùa Phước Lâm
Có thể nói, chùa Phước Lâm là ngôi cổ tự đặc trưng cho hình thái chùa chiền Nam bộ. Tại Cần Đước, đó được xem là trung tâm Phật giáo của huyện. Theo ông Nguyễn Văn Thiện, người lập Hồ sơ di tích chùa Phước Lâm, ở Cần đước có 15 vị trụ trì các chùa thì có 9 người từng thọ giới và tu học tại chùa Phước Lâm.
Chúng tôi đến thăm chùa Phước Lâm, ngôi chùa không nguy nga, đồ sộ như tưởng tượng. Chùa vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ, điển hình cho nhà ở và đình chùa thế kỷ XIX. Tiếp khách trong khu vực tổ đường, Đại đức Thích Minh Huệ - Trụ trì chùa Phước Lâm, kể về lịch sử hình thành ngôi cổ tự này. Đại đức cho biết: “Chùa được xây dựng vào năm 1880. Ông Bùi Văn Minh là người đứng ra xây dựng. Tại chùa, ngoài chánh điện, tổ đường, còn có khu vực từ đường họ Bùi để tưởng nhớ người lập nên ngôi chùa này”. Chùa Phước Lâm tiêu biểu cho hình thức “cải gia vi tự” khá phổ biến vào khoảng thế kỷ XIX ở Long An (theo Hồ sơ di tích chùa Phước Lâm).
Tượng “Bồ tát thượng kỳ thú” là một trong những pho tượng cổ nổi tiếng
Đại đức Thích Minh Huệ cho biết, mặc dù đã qua một số lần trùng tu nhưng chùa Phước Lâm vẫn giữ nguyên được kiến trúc, cấu tạo như ngày trước. Từng bức hoành phi, hoa văn, tượng gỗ đều được giữ gìn cẩn thận trong suốt mấy trăm năm qua.
Theo Đại đức Thích Minh Huệ, các tác phẩm điêu khắc tại chùa: Câu đối, hoành phi,... đều là gỗ nguyên khối, được chạm trực tiếp lên bề mặt gỗ. Được các nhà nghiên cứu nhận định là “tiêu biểu cho hình ảnh ngôi chùa cổ Nam bộ”, chùa Phước Lâm kết cấu theo kiểu “xuyên trính, cột kê” với 40 cột tròn bằng gỗ, 32 cột gạch đỡ lấy bộ kèo. Nét cổ xưa được lưu giữ vẹn nguyên trong hệ thống hoành phi, câu đối và tượng thờ bằng gỗ.
Theo nhận định của ông Nguyễn Văn Thiện trong Hồ sơ di tích chùa Phước Lâm, “công cuộc xây dựng chùa được đảm trách bởi những cánh thợ lừng danh thời bấy giờ. Riêng phần trang trí nội thất, những bao lam, hoành phi, câu đối và những họa tiết điêu khắc đều được thực hiện bởi những nghệ nhân chạm gỗ nổi tiếng ở Cần Đước”. Các tác phẩm điêu khắc trong chùa Phước Lâm được ứng dụng kỹ thuật chạm nổi, chạm lộng một cách điêu luyện. Bức hoành phi “Pháp Luân thường chuyển”, tượng “Bồ tát thượng kỳ thú”,... là những minh chứng cụ thể và sinh động cho những giá trị vô giá mà chùa Phước Lâm đang gìn giữ.
Bức hoành phi “Pháp Luân thường chuyển” được lưu giữ nguyên vẹn tại chùa
Không chỉ có giá trị về mặt nghệ thuật, chùa Phước Lâm còn có ý nghĩa về mặt lịch sử khi nơi đây từng che giấu các chiến sĩ cách mạng trong suốt những năm chống Pháp và Mỹ. Mái già lam ở Xóm Chùa từng là nơi lui tới hoạt động cách mạng của lãnh đạo địa phương thời kháng chiến. Sở chỉ huy trận đánh Xóm Chùa nổi tiếng ở Tân Lân năm 1962 cũng được đặt tại chùa Phước Lâm. Vì là cơ sở cách mạng nên chùa Phước Lâm thường xuyên trở thành mục tiêu bắn phá của kẻ thù. Trên chánh điện của chùa vẫn còn những vết tích chiến tranh in hằn trên cột gỗ.
Tại chùa, ngoài chánh điện, tổ đường còn có khu vực từ đường họ Bùi để tưởng nhớ người lập nên ngôi chùa này
Tiếp nối truyền thống “tốt đời, đẹp đạo” của chư vị trụ trì trước đây, Đại đức Thích Minh Huệ có nhiều hoạt động từ thiện - xã hội, hỗ trợ địa phương. Mỗi năm, chùa đều tặng hàng trăm phần quà cho hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã. Đêm Trung thu, chùa còn tổ chức cho các em vui hội trăng rằm, tặng quà, bánh cho trẻ em trong xã. Ngoài việc hướng dẫn các phật tử học theo Phật pháp, thỉnh thoảng Đại đức cũng dành thời gian “nói pháp”, truyền giảng đạo đức cho phật tử, hướng đến lối sống tốt đẹp, tuân thủ pháp luật, yêu quê hương, làng xã,...
Chùa Phước Lâm ngày nay không phải là ngôi chùa to nhất, đẹp nhất của Xóm Chùa hay xã Tân Lân, huyện Cần Đước. Đó là mái già lam lặng lẽ "giữ gìn" những nét cổ xưa, mang đến cảm giác bình yên cho khách thập phương khi tìm về “nép dưới cội bồ đề”.
Quế Lâm
______________________________________*Bài viết được dựa trên Hồ sơ di tích chùa Phước Lâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét