2 tháng 9, 2022

Chùa Pháp Vân

Ngôi chùa ở TP.HCM do Thiền sư Nhất Hạnh khởi xướng giữ 3 kỷ lục Việt Nam

Chùa Pháp Vân (quận Tân Phú, TP.HCM) do Thiền sư Nhất Hạnh khởi xướng xây dựng từ năm 1965 hiện đang giữ 3 kỷ lục Việt Nam về tượng Phật, bộ kinh và kỳ lân.

Ngôi chùa Chùa Pháp Vân hơn 50 tuổi giữ 3 kỷ lục Việt Nam hiện tọa lạc tại số 16 đường Lê Thúc Hoạch, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú. Đây tiền thân là Thiền đường dành cho sinh viên thiền tập, nằm trong khuôn viên trường ĐH vạn Hạnh do Thiền sư Nhất Hạnh sáng lập và khởi xướng năm 1965.

Chùa Pháp Vân hiện đang giữ 3 kỷ lục Việt Nam gồm: Tượng Bồ Tát Quan Âm nghìn tay nghìn mắt (ở thế đứng) bằng đồng cao nhất Việt Nam. Cặp kỳ lân bằng đá hoa cương lớn nhất qua bàn tay người thợ đục đẽo, tạc ra tượng với các đường nét vừa cứng cáp lại mềm mại; và Kinh Bát nhã bằng tiếng Việt (bản dịch của Thiền sư Nhất Hạnh) được khắc lộng vào bộ cửa bằng gỗ sao lớn nhất. Ảnh: Nhật Thịnh

Chùa Pháp Hoa cùng di tích địa đạo Phú Thọ Hòa, đình Tân Thới,… là 3 điểm đến nằm trong tour "Tân Phú – Đi là nhớ" nhằm hưởng ứng chương trình mỗi quận, huyện một sản phẩm du lịch đặc trưng do Sở Du lịch phát động. Ảnh: Nhật Thịnh

Cố Thiền sư Thích Nhất Hạnh - Sư ông Làng Mai là bậc thầy hướng dẫn tâm linh có công hạnh hoằng hóa rộng rãi và ảnh hưởng sâu rộng trên khắp thế giới. Thiền sư đồng thời là một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ, một học giả, một sử gia.... Cố Thiền sư Thích Nhất Hạnh được mọi người trên thế giới biết đến qua những buổi thuyết giảng công cộng cho cả hàng chục ngàn người và hơn 120 tác phẩm xuất bản giá trị. Ông đã mở ra hướng đi và phát triển những pháp môn thực tập với nhiều khóa tu dành cho các nhà giáo dục, thanh thiếu niên, nghệ sĩ, doanh nhân, các nhà lãnh đạo, y bác sĩ…

Cố Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viên tịch vào lúc 1 giờ 30 phút ngày 22.1.2022 (nhằm ngày 20 tháng Chạp năm Tân Sửu), trụ thế 97 tuổi và 72 hạ lạp tại Tổ đình Từ Hiếu, TP. Huế.

Ông Nguyễn Công Chánh, Phó Chủ tịch UBND quận Tân Phú cho biết, thời gian qua quận đã cùng các chuyên gia du lịch, doanh nghiệp lữ hành nghiên cứu xây dựng hành trình tour khám phá vùng đất này. Ảnh: Nhật Thịnh

Ngày 25.7.2015, tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập đây là cặp kỳ lân bằng đá hoa cương lớn nhất với chiều dài 10m, rộng 4,2m và cao 5m được thực hiện bởi 15 thợ điêu khắc trong suốt 3 năm (2010-2013). Ảnh: Nhật Thịnh

Năm 2017, chùa Pháp Vân được tiếp nhận thêm kỷ lục Việt Nam mới "Tôn tượng Bồ Tát Quan Thế Âm nghìn tay nghìn mắt (ở thế đứng) bằng đồng cao nhất Việt Nam". Ảnh: Nhật Thịnh

Từ một ngôi chùa nhỏ đơn sơ ít người biết đến, sau nhiều năm tu sửa, chùa Pháp Vân nay đã trở thành một ngôi Già lam trang nghiêm cao rộng với nhiều công trình quy mô phục vụ cho việc tu học của hàng ngàn đại chúng. Ảnh: Nhật Thịnh

Đền chùa Pháp Vân, khách đến vãn cảnh chùa sẽ được ngắm toàn cảnh toàn quận Tân Phú từ tháp cao 14 tầng (64m). Ảnh: Nhật Thịnh

Trước đây, chùa Pháp Vân cũng là nơi đón tiếp phái đoàn Tăng thân Làng Mai do Thiền sư Thích Nhất Hạnh dẫn đầu cùng trên 200 thiền sinh từ Pháp về thăm. Cũng từ đó chùa Pháp Vân được nhiều người biết và tìm đến tu học. Ảnh: Nhật Thịnh

Cũng trong năm 2017, Kỷ lục Việt Nam được xác lập tại chùa Pháp Vân với Kinh Bát nhã bằng tiếng Việt (bản dịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) được khắc lộng vào bộ cửa bằng gỗ sao lớn nhất. Ảnh: Nhật Thịnh

Bà Phan Thị Thắng, Phó chủ tịch UBND TP.HCM chia sẻ, việc đưa 3 tuyến điểm nổi bật của quận Tân Phú gồm địa đạo Phú Thọ Hòa, chùa Pháp Vân và làng vải vào khai thác du lịch được kỳ vọng sẽ mang đến trải nghiệm mới mẻ cho du khách. Ảnh: Nhật Thịnh

Vũ Phượng - Nhật Thịnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét