Từ trung tâm Hành chính tỉnh Hà Tĩnh, đi ngược theo Tỉnh lộ 15 (đường đi hồ Kẻ Gỗ) qua đường tránh thành phố Hà Tĩnh chừng 800m, rẽ phải chừng 500m, rẽ trái 300m là đến ngôi chùa cổ Vĩnh Phúc, thuộc xã Thạch Hương, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).
Chùa Vĩnh Phúc, thường gọi là chùa Sắt, xưa có tên Nông Sắt, ở xã Hương Bộc, tổng Thượng Nhất, nay là xóm 11, xã Thạch Hương, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Theo các văn bia, câu đối còn ghi lại nơi đây, thông qua lời kể của các cụ cao niên trong làng và lời dịch lại của Giáo sư Phan Huy Lê trong lần về thăm chùa năm 2012, cũng như theo cuốn sách “Chùa Cổ Hà Tĩnh” do nhà nghiên cứu Thái Kim Đỉnh chủ biên, chùa được xây dựng vào năm 654, thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên, trên khuôn viên hơn 7.000 m².
Trong chùa có hai câu đối:
Trước đây chùa có đầy đủ các công trình như nhà Tăng, chùa Thượng, chùa Hạ, tượng Hộ pháp, cổng tam quan, giếng nước… Xung quanh có rất nhiều cây cối rậm rạp, có nhiều cây lấy gỗ như cây dung, cây bời lời… cây ăn quả như cây nhời, cây bứa, cây nổ bìa… Đặc biệt có rất nhiều loài chim muông về đây làm tổ sinh sống.
Chùa xưa uy nghi, nghiêm trang thầm chứa nét đẹp bình an của chốn thiền môn thanh tịnh.
Chùa có một giếng nước trong vắt, lấy nước ở giếng chùa nấu với chè xanh Hương Bộc thì được xem như đặc sản tuyệt trần của vùng đất này. Theo lời cố phật tử Biện Văn Hiếu, Pháp danh Lệ Quảng tự Thanh Bình (năm 2016 – 93 tuổi), một trong những đệ tử tại gia của cố Hòa thượng Thích Tinh Cần, người ở xóm Cửa Nương, kể lại.
Chùa có từ đời Đường, ngày xưa lối vào cổng chùa là lối giáp ranh giữa nhà ông Hiếu và nhà anh Hòa bây giờ. Cổng chùa được làm bằng gỗ, phía trên lợp tranh, hai bên có tượng hai ông gọi là ông Hộ pháp. Qua cổng là vào sân chùa, trước cửa sân có xây một bàn gọi là thập loại.
Tiếp đến sân là nhà bái đường, có diện tích khoảng 5x9m. Tường xây lợp ngói phía trước có mở ba cửa vòm. Trên đỉnh nóc có hình lưỡng long chầu nguyệt. Cột kèo văn xà làm bằng gỗ lim, ở chính giữa có xây một hương án là nơi sư thầy làm lễ và có chỗ ngồi cho khoảng 50 – 60 người dự lễ.
Chùa Vĩnh Phúc có một quả chuông đúc dòng chữ “Nông Sắt tự chung”, với bồ lao và bốn nụ cao khoảng 0,65 m, đường kính 0,3 m; một chiếc trống lớn và một bộ chuông nhỏ để tụng kinh niệm Phật.
Chính điện có diện tích khoảng 25 m² xây bằng đá, vôi, mật ong, mái lợp cong cuốn, đường nét tinh xảo. Phía trong thiết trí tôn tượng Tam Thế.
Bậc dưới chính giữa có tượng Phật Thích Ca đản sinh, có 9 con rồng xung quanh gọi là Cửu Long. Tất cả các pho tượng đều làm bằng gỗ quý sơn son thiếp vàng. Gian bên trái có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, bên phải có tượng Địa Tạng, cao gần 2 m. Chùa có ruộng riêng khoảng 9 sào đất tốt.
Ngoài ra còn những câu chuyện nhân quả có thể trùng lặp xảy ra là do chúng tôi muốn để cho khách thập phương khi về thăm tự tìm hiểu…
Hiện nay, chùa Vĩnh Phúc chỉ còn lại một nhà thượng điện, diện tích khoảng 25 m² tọa lạc trên diện tích đất gần 200 m². Nơi Chính điện, các họa tiết hoa văn dù bị hư hỏng nhiều nhưng vẫn nhận ra những nét tinh xảo và một số mảng màu sắc nguyên gốc thuở xưa được lưu lại. Đặc biệt, ngôi thượng điện này được “thiên nhiên bảo vệ” bởi một cây cổ thụ xanh tươi bao bọc giúp chống chọi trước thử thách của thời gian.
Giếng nước trong xanh trước đây cung cấp nước uống cho cả dân làng giờ đã bị lấp, đất chùa đã bị lấn chiếm.
Trải qua các cuộc chiến tranh, ngôi chùa không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân trong thôn xóm mà còn là minh chứng lịch sử cho thời kỳ kháng chiến hào hùng của dân tộc Việt Nam bởi hầu hết các đình, chùa, đền, miếu được lấy làm địa điểm học tập và hội họp của đoàn thể. Trong kháng chiến, chùa Vĩnh Phúc cũng là nơi tránh bom đạn giặc Mỹ của bà con nhân dân.
Thạch Hương là một xã thuần nông, địa phương này có hơn 70% là người theo đạo Thiên Chúa, đa số phật tử thiện tín đến chùa đều nghèo khó lam lũ, dù vậy, với tinh thần ham tu học và nguyện vọng muốn có nơi sinh hoạt Phật pháp và khôi phục lại mái chùa truyền thông đã có bề dày hơn 1300 năm.
Theo các văn bia, câu đối còn ghi lại nơi đây, thông qua lời kể của các cụ cao niên trong làng và lời dịch lại của Giáo sư Phan Huy Lê trong lần về thăm chùa năm 2012, cũng như theo cuốn sách “Chùa Cổ Hà Tĩnh” do nhà nghiên cứu Thái Kim Đỉnh chủ biên, chùa được xây dựng vào năm 654, thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên, trên khuôn viên hơn 7.000 m².
Trong chùa có hai câu đối:
Vĩnh cửu thiên trung khai tuệ nhật,
Phúc duyên sơn thượng ấm từ vân.
(Vĩnh viễn giữa trời vừng tuệ đó,
Phúc duyên trên núi đám mây từ)
Dữ thiên địa trường tồn, Dương, Mặc, Lão, Trang hà tại
Cắng cổ kim phụng sư, Lương, Đường, Tần, Hán dĩ lai.
(Cùng trời đất lâu dài, Dương, Mặc, Lão, Trang đâu nữa?
Suốt xưa nay thờ phụng, Lương, Đường, Tần, Hán đến giờ).
Trước đây chùa có đầy đủ các công trình như nhà Tăng, chùa Thượng, chùa Hạ, tượng Hộ pháp, cổng tam quan, giếng nước… Xung quanh có rất nhiều cây cối rậm rạp, có nhiều cây lấy gỗ như cây dung, cây bời lời… cây ăn quả như cây nhời, cây bứa, cây nổ bìa… Đặc biệt có rất nhiều loài chim muông về đây làm tổ sinh sống.
Chùa xưa uy nghi, nghiêm trang thầm chứa nét đẹp bình an của chốn thiền môn thanh tịnh.
Chùa có một giếng nước trong vắt, lấy nước ở giếng chùa nấu với chè xanh Hương Bộc thì được xem như đặc sản tuyệt trần của vùng đất này. Theo lời cố phật tử Biện Văn Hiếu, Pháp danh Lệ Quảng tự Thanh Bình (năm 2016 – 93 tuổi), một trong những đệ tử tại gia của cố Hòa thượng Thích Tinh Cần, người ở xóm Cửa Nương, kể lại.
Chùa có từ đời Đường, ngày xưa lối vào cổng chùa là lối giáp ranh giữa nhà ông Hiếu và nhà anh Hòa bây giờ. Cổng chùa được làm bằng gỗ, phía trên lợp tranh, hai bên có tượng hai ông gọi là ông Hộ pháp. Qua cổng là vào sân chùa, trước cửa sân có xây một bàn gọi là thập loại.
Tiếp đến sân là nhà bái đường, có diện tích khoảng 5x9m. Tường xây lợp ngói phía trước có mở ba cửa vòm. Trên đỉnh nóc có hình lưỡng long chầu nguyệt. Cột kèo văn xà làm bằng gỗ lim, ở chính giữa có xây một hương án là nơi sư thầy làm lễ và có chỗ ngồi cho khoảng 50 – 60 người dự lễ.
Chùa Vĩnh Phúc có một quả chuông đúc dòng chữ “Nông Sắt tự chung”, với bồ lao và bốn nụ cao khoảng 0,65 m, đường kính 0,3 m; một chiếc trống lớn và một bộ chuông nhỏ để tụng kinh niệm Phật.
Chính điện có diện tích khoảng 25 m² xây bằng đá, vôi, mật ong, mái lợp cong cuốn, đường nét tinh xảo. Phía trong thiết trí tôn tượng Tam Thế.
Bậc dưới chính giữa có tượng Phật Thích Ca đản sinh, có 9 con rồng xung quanh gọi là Cửu Long. Tất cả các pho tượng đều làm bằng gỗ quý sơn son thiếp vàng. Gian bên trái có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, bên phải có tượng Địa Tạng, cao gần 2 m. Chùa có ruộng riêng khoảng 9 sào đất tốt.
Đây là ngôi chùa duy nhất ở Hương Bộc thời bấy giờ được cấp ruộng riêng. Hàng năm dân làng thay nhau cày cấy, chăm sóc, lấy sản phẩm phục vụ cho việc thờ cúng ở chùa.
Theo cụ ông Nguyễn Đường (89 tuổi – 2014), người có thâm niên hơn 20 năm nguyên là Bí thư Đảng ủy xã Thạch Hương, thì chùa bị hư hỏng, đập phá hoàn toàn vào khoảng năm 1965 – 1966, đến năm 1972, chùa bị đem làm kho thuốc bảo vệ thực vật. Đất vườn chùa bị chia cho các hộ dân trong xã, đến nay có 06 hộ dân đang sinh sống trên đất của chùa. Theo lời kể của các cụ cao niên tại địa phương và bà Đặng Thị Liệu (1925 – 2014) kể lại:
Ở chùa Vĩnh Phúc trước đây thực hành các nghi lễ thờ cúng như sau:
Một năm có 3 ngày lễ lớn:
– Ngày Rằm tháng Giêng: Lễ đầu năm.
– Ngày 8 tháng 4 (Âm lịch): Lễ Trập Bụt.
– Ngày Rằm tháng Bảy: Lễ báo hiếu cha mẹ và cúng cô hồn.
Chùa Vĩnh Phúc còn là nơi mang đậm dấu ấn về sự ra đời của Phật giáo Hà Tĩnh lúc bấy giờ.
Năm 1935, Hòa thượng Thích Tinh Cần, thế danh Hà Thế Hanh, sinh năm 1902, nguyên quán xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Năm 1916, mới 14 tuổi ngài vào cố đô Huế để xuất gia tu học. Với bản tính thông minh nhanh nhẹn, siêng năng cần cù, chú tiểu đất Quảng Bình được các bậc tôn túc Hòa thượng yêu quý, đặc biệt là vị thầy Bổn sư đã kèm cặp tu hành khiến chú tiểu sớm trở thành một vị Tỳ kheo trẻ tinh thông giáo lý đức Phật và có phẩm hạnh. Năm Ất Hợi (1935), Tỳ kheo Thích Tinh Cần được bổ xứ ra Hà Tĩnh để hoằng truyền giáo pháp và xây dựng Phật pháp trên mảnh đất Hà Tĩnh. Lúc ấy Ngài mới 33 tuổi.
Tại đây, Ngài đã xây dựng đạo tràng, chùa tháp, trụ trì ngôi chùa Cổ Lam tự (cạnh Nhà Văn hóa tỉnh Hà Tĩnh ngày nay). Từ đó, Ngài đã đặt chân đến hầu hết các chùa trên đất Hà Tĩnh. Ngài còn thường xuyên thỉnh mời những vị giáo thọ từ miền Bắc để nhằm bồi dưỡng, trau dồi kiến thức Phật pháp cho tăng, ni, phật tử trong tỉnh.
Mới hoàn thành tâm nguyện bước đầu, nhưng nạn đói năm Ất Dậu 1945 đã cướp đi sinh mạng của cha mẹ và 2 người anh chị của Ngài; để lại người cháu đích tôn duy nhất là Hà Thế Nhơn. Năm 1945, Tỳ kheo Thích Tinh Cần đã về quê đưa người cháu ruột ra nương nhờ cửa Phật để tiếp bước Ngài, nhưng duyên lành xuất gia chưa đủ nên người cháu đã lập gia đình.
Sau năm 1945, Ngài phụ trách Tỉnh hội Phật giáo Hà Tĩnh. Năm 1954 thực dân Pháp rút quân khỏi Đông Dương, Phật giáo miền Bắc kiện toàn, Ngài được tấn phong Hòa thượng và phụ trách Phật giáo Tỉnh hội Hà Tĩnh.
Ngài đã về trụ trì chùa Vĩnh Phúc (Chùa Sắt). Ngày 3 tháng 7 năm Ất Mùi (20/08/1955) Ngài viên tịch, ninh phần tháp mộ lúc đầu được an táng tại thị xã Hà Tĩnh (Nhà Văn hóa tỉnh ngày nay), sau đó ông Hà Thế Nhơn – cháu ruột (quê ở Thạch Hương) đã đưa mộ Ngài về an táng tại nghĩa trang xã Thạch Hương. Ngày 3/7 (Âm lịch) hàng năm được lấy làm giỗ cố Hòa thượng tại chùa Vĩnh Phúc (Chùa Sắt).
Theo bà con nhân dân ở gần chùa kể lại, có rất nhiều câu chuyện nhiệm mầu về chốn linh thiêng này, như những cây lá xung quanh hay giếng nước được coi như vị thuốc chữa trị những căn bệnh đơn giản cho dân làng, hay chuyện trẻ con bị sài lở lấy lá xung quanh giếng chùa về sắc uống là lành bệnh…
Theo cụ ông Nguyễn Đường (89 tuổi – 2014), người có thâm niên hơn 20 năm nguyên là Bí thư Đảng ủy xã Thạch Hương, thì chùa bị hư hỏng, đập phá hoàn toàn vào khoảng năm 1965 – 1966, đến năm 1972, chùa bị đem làm kho thuốc bảo vệ thực vật. Đất vườn chùa bị chia cho các hộ dân trong xã, đến nay có 06 hộ dân đang sinh sống trên đất của chùa. Theo lời kể của các cụ cao niên tại địa phương và bà Đặng Thị Liệu (1925 – 2014) kể lại:
Ở chùa Vĩnh Phúc trước đây thực hành các nghi lễ thờ cúng như sau:
Một năm có 3 ngày lễ lớn:
– Ngày Rằm tháng Giêng: Lễ đầu năm.
– Ngày 8 tháng 4 (Âm lịch): Lễ Trập Bụt.
– Ngày Rằm tháng Bảy: Lễ báo hiếu cha mẹ và cúng cô hồn.
Chùa Vĩnh Phúc còn là nơi mang đậm dấu ấn về sự ra đời của Phật giáo Hà Tĩnh lúc bấy giờ.
Năm 1935, Hòa thượng Thích Tinh Cần, thế danh Hà Thế Hanh, sinh năm 1902, nguyên quán xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Năm 1916, mới 14 tuổi ngài vào cố đô Huế để xuất gia tu học. Với bản tính thông minh nhanh nhẹn, siêng năng cần cù, chú tiểu đất Quảng Bình được các bậc tôn túc Hòa thượng yêu quý, đặc biệt là vị thầy Bổn sư đã kèm cặp tu hành khiến chú tiểu sớm trở thành một vị Tỳ kheo trẻ tinh thông giáo lý đức Phật và có phẩm hạnh. Năm Ất Hợi (1935), Tỳ kheo Thích Tinh Cần được bổ xứ ra Hà Tĩnh để hoằng truyền giáo pháp và xây dựng Phật pháp trên mảnh đất Hà Tĩnh. Lúc ấy Ngài mới 33 tuổi.
Tại đây, Ngài đã xây dựng đạo tràng, chùa tháp, trụ trì ngôi chùa Cổ Lam tự (cạnh Nhà Văn hóa tỉnh Hà Tĩnh ngày nay). Từ đó, Ngài đã đặt chân đến hầu hết các chùa trên đất Hà Tĩnh. Ngài còn thường xuyên thỉnh mời những vị giáo thọ từ miền Bắc để nhằm bồi dưỡng, trau dồi kiến thức Phật pháp cho tăng, ni, phật tử trong tỉnh.
Mới hoàn thành tâm nguyện bước đầu, nhưng nạn đói năm Ất Dậu 1945 đã cướp đi sinh mạng của cha mẹ và 2 người anh chị của Ngài; để lại người cháu đích tôn duy nhất là Hà Thế Nhơn. Năm 1945, Tỳ kheo Thích Tinh Cần đã về quê đưa người cháu ruột ra nương nhờ cửa Phật để tiếp bước Ngài, nhưng duyên lành xuất gia chưa đủ nên người cháu đã lập gia đình.
Sau năm 1945, Ngài phụ trách Tỉnh hội Phật giáo Hà Tĩnh. Năm 1954 thực dân Pháp rút quân khỏi Đông Dương, Phật giáo miền Bắc kiện toàn, Ngài được tấn phong Hòa thượng và phụ trách Phật giáo Tỉnh hội Hà Tĩnh.
Ngài đã về trụ trì chùa Vĩnh Phúc (Chùa Sắt). Ngày 3 tháng 7 năm Ất Mùi (20/08/1955) Ngài viên tịch, ninh phần tháp mộ lúc đầu được an táng tại thị xã Hà Tĩnh (Nhà Văn hóa tỉnh ngày nay), sau đó ông Hà Thế Nhơn – cháu ruột (quê ở Thạch Hương) đã đưa mộ Ngài về an táng tại nghĩa trang xã Thạch Hương. Ngày 3/7 (Âm lịch) hàng năm được lấy làm giỗ cố Hòa thượng tại chùa Vĩnh Phúc (Chùa Sắt).
Theo bà con nhân dân ở gần chùa kể lại, có rất nhiều câu chuyện nhiệm mầu về chốn linh thiêng này, như những cây lá xung quanh hay giếng nước được coi như vị thuốc chữa trị những căn bệnh đơn giản cho dân làng, hay chuyện trẻ con bị sài lở lấy lá xung quanh giếng chùa về sắc uống là lành bệnh…
Hiện nay, chùa Vĩnh Phúc chỉ còn lại một nhà thượng điện, diện tích khoảng 25 m² tọa lạc trên diện tích đất gần 200 m². Nơi Chính điện, các họa tiết hoa văn dù bị hư hỏng nhiều nhưng vẫn nhận ra những nét tinh xảo và một số mảng màu sắc nguyên gốc thuở xưa được lưu lại. Đặc biệt, ngôi thượng điện này được “thiên nhiên bảo vệ” bởi một cây cổ thụ xanh tươi bao bọc giúp chống chọi trước thử thách của thời gian.
Giếng nước trong xanh trước đây cung cấp nước uống cho cả dân làng giờ đã bị lấp, đất chùa đã bị lấn chiếm.
Trải qua các cuộc chiến tranh, ngôi chùa không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân trong thôn xóm mà còn là minh chứng lịch sử cho thời kỳ kháng chiến hào hùng của dân tộc Việt Nam bởi hầu hết các đình, chùa, đền, miếu được lấy làm địa điểm học tập và hội họp của đoàn thể. Trong kháng chiến, chùa Vĩnh Phúc cũng là nơi tránh bom đạn giặc Mỹ của bà con nhân dân.
Thạch Hương là một xã thuần nông, địa phương này có hơn 70% là người theo đạo Thiên Chúa, đa số phật tử thiện tín đến chùa đều nghèo khó lam lũ, dù vậy, với tinh thần ham tu học và nguyện vọng muốn có nơi sinh hoạt Phật pháp và khôi phục lại mái chùa truyền thông đã có bề dày hơn 1300 năm.
Minh Tuệ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét