Cách trung tâm thị trấn Hội An (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) khoảng 1km, chùa Phước Hội hiền hòa nằm sâu bên trong rạch Cái Tàu Thượng. Vẻ đơn sơ, mộc mạc xen lẫn những hàng cây cổ thụ rợp bóng mát quanh năm là điểm nhấn thu hút của ngôi chùa. Đặc biệt, chùa còn là cơ sở cách mạng vững chắc từ khi mới thành lập cho đến lúc đất nước hoàn toàn giải phóng. Đây là nơi ghi dấu sự kiện lịch sử quan trọng của quê hương Hội An anh hùng.
Ngôi chùa mộc mạc
Chùa Phước Hội được người dân địa phương gọi với tên thân thương là chùa Bà Lê. Sở dĩ có tên gọi này bởi ngôi chùa được xây dựng trên phần đất của bà Lê, một người Việt gốc Hoa sống tại địa phương. Chùa Bà Lê theo hệ phái Đại thừa, được xây dựng vào cuối năm 1897, bằng tre, lá đơn sơ làm nơi tín ngưỡng của người dân địa phương.
Theo các vị cao niên, bà Lê là người gốc Triều Châu, sinh năm 1840, tại thôn Mỹ An, tổng An Thạnh, huyện Vĩnh An, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang (nay thuộc xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp). Bà là người sáng lập chùa Phước Hội, pháp danh Diệu Tâm. Lúc sinh thời, vào những ngày rằm, 30 hàng tháng, bà Lê thường mua chim, cá, rùa ở chợ Cái Tàu để phóng sinh.
Bà mất vào năm 1911, hưởng thọ 72 tuổi. Bà Lê vốn không có con, sau khi mất, con nuôi là ông Võ Châu đã xây mộ tháp để an táng bà gần cạnh chùa. Từ đó, người đời thường gọi tháp Bà Lê. Ngôi chùa do bà dựng nên cũng được gọi là chùa Bà Lê. Đến năm 1922, hoà thượng Thích Quảng Đạt đứng ra kêu gọi nhân dân đóng góp xây dựng chùa và đặt tên là Phước Hội Tự. Qua nhiều lần thay đổi, hiện nay, chùa do đại đức Thích Bửu Quảng làm trụ trì.
Chùa Phước Hội thờ Phật A Di Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Di Lặc, Quán Thế Âm bồ tát, Đại Thế Chí bồ tát, Địa Tạng bồ tát... Không chỉ thờ Phật, tại chính điện chùa Bà Lê còn thờ các vị: Ngọc Hoàng đại đế, Nam Tào, Bắc Đẩu, Tứ đại Thiên Vương… Ngoài ra, trong chùa còn có khu vực thờ những người có công, hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ đất nước.
Chùa Bà Lê có khuôn viên rộng lớn, được bày trí nhiều loại hoa kiểng, trồng nhiều cây xanh cổ thụ… Nhờ vậy, giúp cho bầu không khí nơi đây trở nên rất trong lành, thanh tịnh và dễ chịu.
Dấu ấn lịch sử
Không chỉ là nơi thờ tự, chùa Phước Hội còn là “địa chỉ đỏ”, ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử của địa phương. Đặc biệt, ngay từ những năm đầu thành lập, chùa là nơi tụ họp của nhân dân đấu tranh chống lại quân thù.
Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ của quân và dân tỉnh An Giang, chùa Phước Hội là một trong những cơ sở cách mạng vững chắc. Từ năm 1920-1965, khi hòa thượng Thích Quảng Đạt về làm trụ trì tại chùa, đã có công lớn trong công tác, hoạt động cách mạng như: Tiếp tế lương thực, vũ khí, đạn dược và nuôi chứa nhiều cán bộ cách mạng cấp tỉnh, huyện. Trong những năm 1945-1946, chùa Bà Lê là cơ sở Văn phòng của Ủy ban Hành chánh Kháng chiến; là nơi tổ chức thanh niên tập luyện quân sự chống Pháp. Đây còn là cơ sở chế tạo vũ khí thô sơ và in ấn truyền đơn, tài liệu...
Chùa Bà Lê là nơi đào tạo nhiều thế hệ quần chúng yêu nước. Nhiều cán bộ địa phương đã trưởng thành, đóng góp tích cực vào công cuộc đấu tranh giành độc lập, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Đặc biệt, nhiều cán bộ xuất thân từ ngôi chùa đã đóng góp xương máu và cả tính mạng cho Tổ quốc. Nổi bật trong đó có chị Huỳnh Thị Hưởng, liệt sĩ được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Tấm gương chiến đấu và hy sinh anh dũng của chị Huỳnh Thị Hưởng đã làm sáng ngời truyền thống vẻ vang cho quê hương, xứ sở. Đồng thời làm sáng lên tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân An Giang. Ngày nay, trên quê hương Hội An có một ngôi trường được xây dựng khang trang mang tên Huỳnh Thị Hưởng, lưu dấu cho các thế hệ học sinh nhớ đến tấm gương bất khuất của người nữ du kích anh hùng.
Ngày 12/12/1986, Bộ Văn hóa ra Quyết định 235/VH-QĐ, công nhận chùa Bà Lê (Phước Hội Tự) là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Trên cơ sở đó, chính quyền, cơ quan chức năng cùng nhân dân địa phương chăm lo bảo quản di tích. Đồng thời, giáo dục cho thế hệ thanh niên học tập, noi theo tinh thần yêu nước của cha anh ngày trước.
Những năm gần đây, chùa Bà Lê đã được tỉnh, huyện, chính quyền địa phương cùng nhân dân quan tâm tái thiết, nâng cấp, trùng tu. Đặc biệt, hàng năm, vào dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), chùa đón tiếp nhiều cán bộ, chiến sĩ đến dâng hương, thành tâm kính bái trước anh linh của các anh hùng liệt sĩ được thờ phụng trong chùa. Qua đó, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng trên mảnh đất anh hùng.
Chùa Phước Hội được người dân địa phương gọi với tên thân thương là chùa Bà Lê. Sở dĩ có tên gọi này bởi ngôi chùa được xây dựng trên phần đất của bà Lê, một người Việt gốc Hoa sống tại địa phương. Chùa Bà Lê theo hệ phái Đại thừa, được xây dựng vào cuối năm 1897, bằng tre, lá đơn sơ làm nơi tín ngưỡng của người dân địa phương.
Theo các vị cao niên, bà Lê là người gốc Triều Châu, sinh năm 1840, tại thôn Mỹ An, tổng An Thạnh, huyện Vĩnh An, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang (nay thuộc xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp). Bà là người sáng lập chùa Phước Hội, pháp danh Diệu Tâm. Lúc sinh thời, vào những ngày rằm, 30 hàng tháng, bà Lê thường mua chim, cá, rùa ở chợ Cái Tàu để phóng sinh.
Bà mất vào năm 1911, hưởng thọ 72 tuổi. Bà Lê vốn không có con, sau khi mất, con nuôi là ông Võ Châu đã xây mộ tháp để an táng bà gần cạnh chùa. Từ đó, người đời thường gọi tháp Bà Lê. Ngôi chùa do bà dựng nên cũng được gọi là chùa Bà Lê. Đến năm 1922, hoà thượng Thích Quảng Đạt đứng ra kêu gọi nhân dân đóng góp xây dựng chùa và đặt tên là Phước Hội Tự. Qua nhiều lần thay đổi, hiện nay, chùa do đại đức Thích Bửu Quảng làm trụ trì.
Chùa Phước Hội thờ Phật A Di Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Di Lặc, Quán Thế Âm bồ tát, Đại Thế Chí bồ tát, Địa Tạng bồ tát... Không chỉ thờ Phật, tại chính điện chùa Bà Lê còn thờ các vị: Ngọc Hoàng đại đế, Nam Tào, Bắc Đẩu, Tứ đại Thiên Vương… Ngoài ra, trong chùa còn có khu vực thờ những người có công, hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ đất nước.
Chùa Bà Lê có khuôn viên rộng lớn, được bày trí nhiều loại hoa kiểng, trồng nhiều cây xanh cổ thụ… Nhờ vậy, giúp cho bầu không khí nơi đây trở nên rất trong lành, thanh tịnh và dễ chịu.
Dấu ấn lịch sử
Không chỉ là nơi thờ tự, chùa Phước Hội còn là “địa chỉ đỏ”, ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử của địa phương. Đặc biệt, ngay từ những năm đầu thành lập, chùa là nơi tụ họp của nhân dân đấu tranh chống lại quân thù.
Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ của quân và dân tỉnh An Giang, chùa Phước Hội là một trong những cơ sở cách mạng vững chắc. Từ năm 1920-1965, khi hòa thượng Thích Quảng Đạt về làm trụ trì tại chùa, đã có công lớn trong công tác, hoạt động cách mạng như: Tiếp tế lương thực, vũ khí, đạn dược và nuôi chứa nhiều cán bộ cách mạng cấp tỉnh, huyện. Trong những năm 1945-1946, chùa Bà Lê là cơ sở Văn phòng của Ủy ban Hành chánh Kháng chiến; là nơi tổ chức thanh niên tập luyện quân sự chống Pháp. Đây còn là cơ sở chế tạo vũ khí thô sơ và in ấn truyền đơn, tài liệu...
Chùa Bà Lê là nơi đào tạo nhiều thế hệ quần chúng yêu nước. Nhiều cán bộ địa phương đã trưởng thành, đóng góp tích cực vào công cuộc đấu tranh giành độc lập, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Đặc biệt, nhiều cán bộ xuất thân từ ngôi chùa đã đóng góp xương máu và cả tính mạng cho Tổ quốc. Nổi bật trong đó có chị Huỳnh Thị Hưởng, liệt sĩ được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Tấm gương chiến đấu và hy sinh anh dũng của chị Huỳnh Thị Hưởng đã làm sáng ngời truyền thống vẻ vang cho quê hương, xứ sở. Đồng thời làm sáng lên tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân An Giang. Ngày nay, trên quê hương Hội An có một ngôi trường được xây dựng khang trang mang tên Huỳnh Thị Hưởng, lưu dấu cho các thế hệ học sinh nhớ đến tấm gương bất khuất của người nữ du kích anh hùng.
Ngày 12/12/1986, Bộ Văn hóa ra Quyết định 235/VH-QĐ, công nhận chùa Bà Lê (Phước Hội Tự) là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Trên cơ sở đó, chính quyền, cơ quan chức năng cùng nhân dân địa phương chăm lo bảo quản di tích. Đồng thời, giáo dục cho thế hệ thanh niên học tập, noi theo tinh thần yêu nước của cha anh ngày trước.
Những năm gần đây, chùa Bà Lê đã được tỉnh, huyện, chính quyền địa phương cùng nhân dân quan tâm tái thiết, nâng cấp, trùng tu. Đặc biệt, hàng năm, vào dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), chùa đón tiếp nhiều cán bộ, chiến sĩ đến dâng hương, thành tâm kính bái trước anh linh của các anh hùng liệt sĩ được thờ phụng trong chùa. Qua đó, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng trên mảnh đất anh hùng.
MINH ĐỨC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét