10 tháng 5, 2023

Chùa Kal Pô Prưk

Cổ kính chùa Kal Pô Prưk

Tọa lạc ở thị trấn Óc Eo, chùa Kal Pô Prưk không chỉ đặc biệt khi là ngôi chùa Khmer duy nhất ở huyện Thoại Sơn, mà còn là một trong số chùa cổ nhất theo kiến trúc Khmer trên địa bàn tỉnh An Giang.



Theo Phó cả Thạch Phong, tên “Kal Pô Prưk” có nghĩa là hoa ưu đàm – một loại hoa mang ý nghĩa điềm lành được nhắc đến trong kinh Phật. Căn cứ theo tài liệu ghi chép, chùa có tuổi đời hơn 200 năm. Nhưng theo lời truyền lại từ các vị sư, thời gian chùa tồn tại ở đây thực tế còn lâu hơn.



Nằm ở vùng thị tứ, cư dân Óc Eo có sự giao thoa về văn hóa, tín ngưỡng, sinh hoạt đời sống, nên môi trường ở đây rất gần gũi. Không chỉ đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, người dân trong vùng đều xem chùa là điểm tựa tâm linh, nơi sinh hoạt đời sống văn hóa tinh thần. Họ đến chùa cúng bái vào những dịp lễ trọng, gửi con em vào lớp dạy chữ Khmer hoặc tìm gặp các nhà sư để nghe lời chỉ bảo khi gặp khó khăn trong cuộc sống.




Chùa được xây dựng theo kiến trúc Angkor và ảnh hưởng bởi ba dòng văn hóa, tín ngưỡng: Văn hóa dân gian, đạo Bà-la-môn và Phật giáo, nên mang vẻ đẹp độc đáo và nhiều giá trị thẩm mỹ.


Hình tượng rắn thần Naga luôn xuất hiện trên cầu thang, lối đi, cổng vào với ý nghĩa xua đuổi tà ma, ám khí.




Hoa văn, phù điêu và màu sắc đặc trưng của chùa Khmer luôn tạo ấn tượng mạnh về thị giác.



Những bức bích họa được vẽ kín các mặt tường gian chính điện, với nội dung chủ yếu của những bức tranh tường này là kể lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca từ lúc sinh ra cho đến khi tu thành đạo hạnh… - một đặc trưng của các ngôi chùa Khmer An Giang.



Bức tượng Phật cao lớn phía sau chùa được dựng ở lưng chừng núi Ba Thê, nổi bật giữa thảm cây rừng xanh mát.


Nét cổ kính, khung cảnh pha lẫn hơi hướng thơ mộng và thoát tục giữa núi rừng của chùa Kal Pô Prưk đã tạo nên sức hút đặc biệt. Những người đam mê du lịch chia sẻ nơi đây là một trong số “địa chỉ check-in xịn xò” đẹp nhất ở An Giang.

HOÀI ANH

Chùa Kal Bô Prưk – Ngôi chùa Khmer cổ trên triền núi Ba Thê

Chùa Kal Bô Prưk nằm trên triền núi Ba Thê, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Chùa có kiến trúc đặc trưng của người Khmer và tượng Phật lớn nổi bật trên màu xanh của núi rừng. Nét cổ kính, khung cảnh thanh tịnh và thoát tục của chùa Kal Pô Prưk đã tạo nên sức hút đặc biệt và trở thành điểm du lịch An Giang không thể bỏ qua.

Toàn cảnh Chùa Kal Bô Prưk

Theo Phó cả Thạch Phong, tên “Kal Pô Prưk” có nghĩa là hoa ưu đàm – một loại hoa mang ý nghĩa điềm lành được nhắc đến trong kinh Phật. Căn cứ theo tài liệu ghi chép, chùa có tuổi đời hơn 200 năm. Nhưng theo lời truyền lại từ các vị sư, thời gian chùa tồn tại ở đây thực tế còn lâu hơn.

Cổng chùa

Chùa được xây dựng vào năm 1816 khi cộng đồng người Khmer có mặt ở đây, người sáng lập là sư Xay Hath. Ban đầu, chùa được cất bằng cây tạp, lợp tranh với diện tích 2.500 m2. Năm 1866, sư Mai Panh đứng ra sửa chữa lại chùa, mái lợp lá. Năm 1957, sư Mai Sête sửa chữa lại toàn bộ ngôi chùa sau thời gian bị chiến tranh tàn phá. Tiếp đến, chùa được nhiều lần trùng tu và xây dựng theo kiến trúc Angkor và ảnh hưởng bởi ba dòng văn hóa, tín ngưỡng: Văn hóa dân gian, đạo Bà-la-môn và Phật giáo, nên mang vẻ đẹp độc đáo và nhiều giá trị thẩm mỹ.

Chùa có kiến trúc đặc trưng của người Khmer

Những bức bích họa được vẽ kín các mặt tường gian chính điện, với nội dung chủ yếu của những bức tranh tường này là kể lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca từ lúc sinh ra cho đến khi tu thành đạo hạnh… – một đặc trưng của các ngôi chùa Khmer.

Chánh điện

Nằm ở vùng thị tứ, cư dân Óc Eo có sự giao thoa về văn hóa, tín ngưỡng, sinh hoạt đời sống, nên môi trường ở đây rất gần gũi. Không chỉ đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, người dân trong vùng đều xem chùa là điểm tựa tâm linh, nơi sinh hoạt đời sống văn hóa tinh thần. Họ đến chùa cúng bái vào những dịp lễ trọng, gửi con em vào lớp dạy chữ Khmer hoặc tìm gặp các nhà sư để nghe lời chỉ bảo khi gặp khó khăn trong cuộc sống.

Tượng Phật lớn nổi bật trên màu xanh của núi rừng

Du khách có thể đến tham quan vãn cảnh, tìm hiểu sinh hoạt tôn giáo của người dân Khmer tại chùa. Chụp ảnh lưu niệm, đi dạo trên những con đường, xóm làng thanh bình và khám phá các di tích khác quanh núi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét