Chùa Ta Kúch Chắs còn có tên chùa Trà Quýt cũ (xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành) được xem là ngôi chùa trồng nhiều thốt nốt nhất miền Tây.
Chùa Trà Quýt tọa lạc tại ấp Trà Quýt B, xã Thuận Hòa, được hình thành cách đây trên 142 năm. Trước đây Chùa làm bằng gỗ, lợp lá đơn sơ. Đến tháng 2022, hoàn thành ngôi Chánh điện có kiến trúc, hoa văn chạm trổ độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống Khmer Nam Bộ.
Không chỉ có sức hút về mặt kiến trúc, chùa Trà Quýt cũ còn thu hút du khách gần xa nhờ vào nét đẹp của các mảng xanh, nổi bật là hàng trăm cây thốt nốt được trồng hoàn toàn từ hạt.
Theo Ông Trà Văn Phai - Trưởng Ban quản trị Chùa trước đây Chùa có khoảng 400 cây thốt nốt được trồng qua nhiều đợt, có cây hơn 35 năm, thậm chí có cây gần 90 năm tuổi. Khi Chùa xây dựng lại chánh điện và nhiều công trình, vài trăm cây thốt nốt đã bị đốn hạ, hiện còn khoảng hơn 200 cây.
Nếu như ở những ngôi Chùa Khmer khác hầu như trồng các loại cây sao, dầu..., chùa Trà Quýt cũ chỉ trồng toàn cây thốt nốt.
"Cây trồng gắn liền với cuộc sống của đồng bào dân tộc Khmer ở An Giang. Nhờ những sản phẩm chế biến từ cây thốt nốt như làm nước giải khát, làm bánh, làm đường tạo thêm sinh kế cho người dân. Từ đó, sư cả đời thứ 7 đã đem hạt về trồng với mục đích cho bà con địa phương khai thác để phục vụ cho cuộc sống và kiếm thêm thu nhập", ông Phai nói.
Thốt nốt ở chùa được trồng từ hạt, hoàn toàn không chăm sóc nhưng lại phát triển rất tốt, trái trĩu cành, mỗi cây có nhiều buồng trái, mỗi buồng có khi lên đến trăm trái.
Ông Phai cho biết ngoài tạo cảnh quan, bóng mát, trái thốt nốt còn dùng để sản xuất đường hay nước giải khát... Những năm trước bà con đến lấy nước nấu làm đường, lá để làm chuồng nuôi dơi lấy phân làm phân bón. "Nhà chùa tạo điều kiện miễn phí để bà con khai thác nguồn lợi của cây", ông Phai nói.
Do cây thốt nốt là biểu tượng của Chùa hàng chục năm qua, người dân chung tay giữ gìn. Hiện nhà chùa còn ươm thốt nốt từ trái rơi rụng trong khuôn viên để đem trồng tại những nơi đất trống, giữ gìn bản sắc địa phương.
Chùa Trà Quýt tọa lạc tại ấp Trà Quýt B, xã Thuận Hòa, được hình thành cách đây trên 142 năm. Trước đây Chùa làm bằng gỗ, lợp lá đơn sơ. Đến tháng 2022, hoàn thành ngôi Chánh điện có kiến trúc, hoa văn chạm trổ độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống Khmer Nam Bộ.
Không chỉ có sức hút về mặt kiến trúc, chùa Trà Quýt cũ còn thu hút du khách gần xa nhờ vào nét đẹp của các mảng xanh, nổi bật là hàng trăm cây thốt nốt được trồng hoàn toàn từ hạt.
Chánh điện Chùa Trà Quýt cũ. Ảnh: Phương Anh
Theo Ông Trà Văn Phai - Trưởng Ban quản trị Chùa trước đây Chùa có khoảng 400 cây thốt nốt được trồng qua nhiều đợt, có cây hơn 35 năm, thậm chí có cây gần 90 năm tuổi. Khi Chùa xây dựng lại chánh điện và nhiều công trình, vài trăm cây thốt nốt đã bị đốn hạ, hiện còn khoảng hơn 200 cây.
Nếu như ở những ngôi Chùa Khmer khác hầu như trồng các loại cây sao, dầu..., chùa Trà Quýt cũ chỉ trồng toàn cây thốt nốt.
"Cây trồng gắn liền với cuộc sống của đồng bào dân tộc Khmer ở An Giang. Nhờ những sản phẩm chế biến từ cây thốt nốt như làm nước giải khát, làm bánh, làm đường tạo thêm sinh kế cho người dân. Từ đó, sư cả đời thứ 7 đã đem hạt về trồng với mục đích cho bà con địa phương khai thác để phục vụ cho cuộc sống và kiếm thêm thu nhập", ông Phai nói.
Thốt nốt ở chùa được trồng từ hạt, hoàn toàn không chăm sóc nhưng lại phát triển rất tốt, trái trĩu cành, mỗi cây có nhiều buồng trái, mỗi buồng có khi lên đến trăm trái.
Ông Phai cho biết ngoài tạo cảnh quan, bóng mát, trái thốt nốt còn dùng để sản xuất đường hay nước giải khát... Những năm trước bà con đến lấy nước nấu làm đường, lá để làm chuồng nuôi dơi lấy phân làm phân bón. "Nhà chùa tạo điều kiện miễn phí để bà con khai thác nguồn lợi của cây", ông Phai nói.
Trái thốt nốt dùng để làm nước giải khát, làm bánh, đường. Ảnh: Phương Anh
Do cây thốt nốt là biểu tượng của Chùa hàng chục năm qua, người dân chung tay giữ gìn. Hiện nhà chùa còn ươm thốt nốt từ trái rơi rụng trong khuôn viên để đem trồng tại những nơi đất trống, giữ gìn bản sắc địa phương.
PHƯƠNG ANH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét