Chùa thường gọi là chùa Kim Liên, tọa lạc ở một khu đất cao ven hồ Tây thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội. ĐT: 04. 8290221. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Tam quan chùa
Trụ trì hiện nay là Ni sư Thích Đàm Thành.
Xưa kia, đây nguyên là chùa Đống Long, dựng từ thời Trần, trên nền cũ của cung Từ Hoa có từ thời Lý. Năm 1638, chùa được đại trùng tu và mang tên chùa Đại Bi. Năm 1771, Chúa Trịnh Sâm cho dời chùa Bảo Lâm về, tu bổ chùa Đại Bi và đổi tên là chùa Kim Liên.
Vào năm 1792, chùa lại được đại trùng tu, mang dấu ấn kiến trúc nghệ thuật thời Tây Sơn. Từ năm 1983 đến năm 2000, chùa được trùng tu nhưng vẫn giữ kiến trúc ngôi chùa cổ hơn hai trăm năm trước.
Chùa kiến trúc theo kiểu chữ “Tam” với 3 nếp nhà: chùa Thượng, chùa Trung, chùa Hạ xếp song song. Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Hệ thống tượng thờ được tạo tác vào các thế kỷ XVII, XVIII, XIX có giá trị nghệ thuật cao, như bộ tượng Di Dà Tam Tôn, tượng Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền, tượng công chúa Từ Hoa… Ngoài ra, chùa còn lưu giữ một số cổ vật như các tấm bia đá có niên đại từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX, đại hồng chung đúc vào thời Lê. Đặc biệt, cổng tam quan là một công trình kiến trúc bằng gỗ độc đáo với những mảng chạm khắc tinh xảo.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Mặt tiền chùa
Chùa Kim Liên, Hà Nội
Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Chùa Kim Liên - bông sen vàng giữa lòng Hà Nội
Chùa Kim Liên là một trong 12 di tích đã được Bộ VHTT và DL công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia đợt đầu tiên ở Hà Nội năm 1962.
Cổng tam quan toát lên vẻ đẹp thầm kín và kiêu hãnh với kiến trúc gỗ độc đáo: Hàng bốn cột gỗ tròn, bên trên có hệ con sơn đua rộng ra phía tầng dưới, thu hẹp dần ở tầng tên đỡ bộ vì mái với những tàu đao vút cong. Đôi cột cái ở giữa to cao nâng dải mái vươn lên tạo thành cổng lớn, cao rộng hơn hai cổng hai bên, với hình rồng, hình hoa lá tinh xảo, uyển chuyển
Tiền đường và hậu cung rộng 5 gian, trung đường 3 gian, cho phép bố trí một chính điện vừa rộng vừa sâu với vài chỗ lấy ánh sáng. Phần lớn diện tích tiền đường để trống, gợi cảm giác thoáng đãng mà trang nghiêm
Chùa còn có một tấm bia cổ hiện dựng phía bên phải cổng chùa trên bệ đá hình vuông, dù năm tháng đã làm phai mờ nhiều nét chữ nhưng còn xem được niên hiệu: Thái Hòa tam niên Ất Sửu, tức năm 1445 thời Lê Nhân Tông. Đây là tấm bia cổ nhất ở Hà Nội hiện nay
Phật điện tại hậu cung: Tại Phật điện trong hậu cung, trên cùng là bộ tượng Tam Thế, tiếp theo có tượng A-di-đà với hai Bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí ngồi ở hai bên, dưới cùng là tượng các tôn giả A Nan, Ca Diếp đứng chắp tay
Bên trái điện này còn có tượng Quan Âm Tống Tử hiền hậu
Chùa xoay lưng ra sông Nhị, hồ Tây quanh trước mắt, khói sóng man mác, trời nước một màu...”, ... “phía bên trái có mấy gò nổi, tháp gạch xây ở trên, khóm trúc, cội tùng phơ phất...” – Danh sĩ Phạm Đình Hổ.
Ba tòa nhà đều xây 2 tầng chồng diêm với 8 mái lợp ngói vảy, đầu đao mềm mại
Nhìn từ hông chùa, các đầu hồi nhà trổ cửa sổ tròn với biểu tượng của triết lý “sắc sắc không không”
Hai bên trung đường có cửa ngách thông sang sân sau khá rộng. Sân này được các dãy nhà khách, nhà Ni, nhà Tổ bao kín, lại có nhiều cây nhãn và khế cổ thụ che mát.
Kiến trúc gỗ độc đáo, với họa tiết sắc nét và kiến trúc mái lợp ngói hai tầng theo kiểu chồng diêm
Mỗi nếp 8 mái, có tám tàu đao hình rồng uốn cong. Chân cột kê trên đá tảng chạm hình hoa sen cách điệu
Hai bên trung đường có cửa ngách thông sang sân sau khá rộng. Sân này được các dãy nhà khách, nhà Ni, nhà Tổ bao kín, lại có nhiều cây nhãn và khế cổ thụ che mát.
Nhà thờ Phật
Ban thờ ngoài sân chùa Kim Liên
Chính điện chùa Kim Liên
Toàn Dũng Media
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét