26 tháng 8, 2021

Chùa Diên Hựu

Tên thường gọi: Chùa Một Cột

Chùa thường được gọi là chùa Một Cột, tọa lạc ở số 1 phố Chùa Một Cột, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. ĐT : 04. 8436299. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Tam quan chùa

Mặt tiền chùa

Chùa được vua Lý Thái Tông (1028–1054) cho xây dựng vào năm 1049, do tích nhà vua chiêm bao thấy Bồ tát Quan Âm ngồi trên tòa sen, dắt vua lên tòa. Nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua xây chùa, dựng cột đá giữa ao, đặt tòa sen của Phật trên cột như đã thấy trong chiêm bao.

Một tích khác cho biết vua Lý Thái Tông tuổi đã cao mà chưa có con trai, thường đến cầu tự ở các chùa. Một đêm vua nằm chiêm bao thấy đức Bồ tát Quan Âm hiện trên đài hoa sen trong một cái hồ vuông phía Tây kinh thành, tay bế một bé trai đưa cho nhà vua. Sau đó nhà vua sinh con trai. Vua liền cho xây chùa Một Cột để thờ Bồ tát Quan Âm, triệu tập hằng ngàn tăng ni đến tụng kinh suốt bảy ngày đêm, lập thêm ngôi chùa Diên Hựu bên cạnh để thờ chư Phật, Bồ tát để tỏ lòng cầu nguyện được hưởng phúc thọ dài lâu.

Ngôi chùa được xây lại vào thời Trần (năm 1249) và đã trùng tu nhiều lần. Chùa hiện nay được xây dựng vào năm 1955. Đài Liên Hoa có kết cấu hình vuông, mỗi chiều dài 3m, bốn mái cong, bốn đầu đao được đắp hình đầu rồng. Trong đài tôn trí tượng Bồ tát Quan Âm. Toàn bộ đài đặt trên một cột trụ, trụ đặt giữa một hồ vuông thả sen, mỗi cạnh hồ dài 20m. Nhìn toàn bộ đài Liên Hoa như một đóa sen lớn vươn lên khỏi mặt nước.

Phía Tây Nam đài Liên Hoa, cách khoảng 10m là chùa Diên Hựu. Kiến trúc chùa bao gồm: Tam quan hai tầng kiêm gác chuông, tiền đường, thượng điện, nhà Tổ và vườn tháp. Hệ thống tượng trong chùa được tạo tác vào thế kỷ XIX, có giá trị nghệ thuật cao.

Gắn liền với lịch sử thủ đô, chùa Một Cột và gác Khuê Văn là biểu tượng của Hà Nội ngàn năm văn vật.

Trụ trì hiện nay là Thượng tọa Thích Thanh Khánh.

Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1962.

Điện Phật

Bàn thờ Đức Ông

Bàn thờ Đức thánh tăng

Bàn thờ Bồ tát Địa tạng

Bàn thờ Tổ

Tượng Bồ tát Quan Âm trong đài Liên hoa

Tượng Minh Vương


Tượng Hộ pháp

Đài Liên hoa

Khánh đồng

Cây bồ đề nơi Đức Phật Thích Ca thành đạo tại Ấn Độ (do Tổng thống Ấn đô tặng tháng 2/1958)

Ảnh lưu niệm đoàn đại biểu Phật giáo các nước chấu Á đến thăm chùa

Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á

Vừa qua, chùa Một Cột đã được Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận là "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á". Như vậy, sau hơn nửa thế kỷ được xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật quốc gia (1962), sau 7 năm được sách kỷ lục Guiness Việt Nam ghi nhận là "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam", giá trị kiến trúc của chùa Một Cột lại một lần nữa được tôn vinh.

Sự công nhận của Tổ chức Kỷ lục Châu Á một lần nữa khẳng định và tôn vinh giá trị có một không hai của ngôi chùa gần nghìn năm tuổi này. Đây là niềm tự hào của những người con đất Thăng Long địa linh nhân kiệt.

Chùa Một Cột như một điểm nhấn trong Quần thể di tích lịch sử văn hóa quanh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Chùa Một Cột còn có tên gọi là “Liên hoa đài”, xuất phát từ vẻ đẹp kiến trúc độc đáo của ngôi chùa, được dựng trên một cột, kiến trúc tựa như bông sen nở giữa hồ.

Du khách chụp hình lưu niệm trước chùa Một Cột. 

Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", chùa được xây dựng vào nǎm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo 1 (1049) đời Lý Thái Tông. Vua Lý Thái Tông (1028-1054) chiêm bao thấy Quan Thế Âm Bồ Tát trên tòa sen đưa tay dắt vua lên tòa. Khi tỉnh dậy, vua kể lại cho các quan nghe. Sư Thiên Tuế khuyên nhà vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa hồ, làm tòa sen của Quan Thế Âm Bồ Tát như là trong mộng. Chùa xây xong, đài sen nghìn cánh đỡ tòa Phật sắc hồng, trong đặt tượng Phật vàng lấp lánh. Các nhà sư đến làm lễ, đi vòng quanh chùa niệm Phật cầu phúc cho vua sống lâu, vì thế đặt tên là chùa Diên Hựu với nghĩa chiết tự "Diên Hựu" (phúc lành dài lâu).

Chùa Một Cột đã được trùng tu, phục dựng nhiều lần qua các thời Trần, Hậu Lê, Nguyễn..., nhìn từ xa tựa như tòa sen nhô lên mặt nước, vừa thể hiện sự tinh tế trong thẩm mỹ của người xưa, vừa thể hiện triết lý giác ngộ trong đạo Phật. "Chùa Một Cột là biểu trưng của đạo Phật, của giác ngộ tự giác (hạnh phúc, tự do), có ý nghĩa văn hóa, tôn giáo to lớn nhưng quy mô lại thu nhỏ với lối kiến trúc độc đáo vượt qua tất cả các kiến trúc đương thời" - Hòa thượng Thích Đức Nghiệp, Phó Tổng Thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định.

Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát được tôn trí trang nghiêm trên đài sen theo giấc mộng của vua Lý Thái Tông.

Vẻ đẹp kiến trúc chùa Một Cột.

Kiến trúc gỗ góp phần tôn thêm vẻ đẹp của ngôi chùa.

Kiến trúc rồng chầu mặt nguyệt trên mái chùa.

Vì kèo cổ trong nội điện.

Hình tượng mặt nguyệt trên mái chùa. 


Câu đối bằng chữ Hán tôn thêm vẻ cổ kính của ngôi chùa

Chùa Một Cột làm bằng gỗ, lợp ngói ta, mỗi cạnh 3m, dựng trên một trụ đá, đó là nét độc đáo nhất của ngôi chùa. Trụ đá cao 4m (chưa kể phần chìm dưới nước), đường kính 1,2m, gồm hai khối gắn liền nhau, tưởng như chỉ là một khối. Mái chùa có mặt nguyệt và đầu rồng chầu mặt nguyệt. Trong chùa, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát được tôn trí tọa trên một tòa sen bằng gỗ sơn son thiếp vàng ở vị trí cao nhất theo như giấc mộng của vua Lý Thái Tông. Nhìn toàn bộ đài Liên Hoa như một đóa sen lớn vươn lên trên mặt nước. Với những giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc độc đáo, chùa Một Cột đã trở thành một trong những ngôi chùa nổi tiếng và được nhắc đến nhiều lần trong lịch sử Việt Nam.

Sự kiện chùa Một Cột được công nhận là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á” đã góp phần tôn vinh giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của một ngôi chùa cổ trên đất Thăng Long.

Bài: Thục Hiền - Ảnh: Trịnh Văn Bộ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét