11 tháng 9, 2021

Chùa Khải Đoan

Tên thường gọi: Chùa Khải Đoan

Chùa tọa lạc ở số 117 đường Phan Bội Châu, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Dak Lăk. ĐT: 050.853837. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Một góc chùa

Tam quan chùa

Tam quan chùa

Tam quan chùa (mặt sau)

Mặt tiền chùa

Chùa thường được gọi là chùa Lớn hay chùa Tỉnh, hướng mặt Tây Nam, nhìn xuống suối Đốc Học.

Khải Đoan là ngôi chùa Sắc tứ cuối cùng của nhà Nguyễn, là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật giáo thời kỳ Chấn hưng Phật giáo Việt Nam ở Tây Nguyên, vùng đất Hoàng triều cương thổ thời Bảo Đại.

Chùa do Đoan Huy Hoàng thái hậu Hoàng Thị Cúc (chính phi của Vua Khải Định) cùng một số Phật tử hiến cúng cho Giáo hội Tăng già Trung Việt. Hòa thượng Thích Trí Thủ đứng ra xây dựng và cử trưởng tử là thầy Thích Đức Thiệu chỉ đạo việc xây cất chùa trên khu đất rộng gần 7 mẫu 8 sào 28m2 và làm trụ trì đầu tiên. Năm 1951, chùa xây phần hậu tổ và nhà giảng, đến năm 1953 xây chánh điện. Tên Khải Đoan là ghép từ hai chữ Khải Định – Đoan Huy.

Điện Phật

Bàn thờ đức Phật Thích Ca và đức Phật A Di Đà (tượng đồng)

Bàn thờ Bồ tát Quán Thế Âm (tượng đồng)

Bàn thờ Bồ tát Đại Thế Chí (tượng đồng)

Bàn thờ Bồ tát Văn Thù (tượng đồng)

Bàn thờ Bồ tát Phổ Hiền (tượng đồng)

Tượng đức Phật Thích Ca

Ngày 29 – 6 – 1953 (19 – 5 năm Quý Tỵ), ngài Narada Thera (Tích Lan) đã cung thỉnh ngọc Xá lợi Phật dâng đức Từ Cung tại Buôn Ma Thuột. Dự lễ có Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam, cùng chư tăng, Phật tử và đông đảo nhân dân chiêm bái Xá lợi Phật và đảnh lễ cầu nguyện cho đất nước hòa bình.

Cổng tam quan xây hai tầng, cao 7m, rộng 10,5m, gian giữa tầng trên thờ Hộ Pháp, hai gian bên đặt tượng Hộ Pháp, Tiêu Diện. Cổng được trùng tu năm 2003, giữa có chữ Sắc tứ Khải Đoan, hai bên xây tường bao dọc theo đường Quang Trung, trang trí chữ Vạn, hoa sen và tên chùa (chữ Hán).

Sau cổng, bên phải là đài Quan Âm xây năm 1970. Bên trái là tháp tôn trí đức Phật A Di Đà, dưới thờ linh cốt cố Hòa thượng Thích Quang Huy, vị trụ trì tiền nhiệm. Phía sau là cây bồ đề, tượng đức Phật Thích Ca lộ thiên, hội trường và nhà thờ linh cốt. Sau chánh điện, cách một sân rộng là nhà hậu tổ.

Thư quán

Nhà Tổ

Đài Quan Âm

Đài thờ đức Phật A di đà

Ngôi chánh điện có mặt bằng hình chữ nhật (16m x 20m), chia làm hai phần. Nửa phần trước mang kiểu dáng cung đình Huế với cấu trúc cột kèo theo kiểu nhà rường, mái chồng diêm, kết hợp với phong cách nhà dài dân tộc Tây Nguyên. Nửa phần sau xây theo lối hiện đại. Bờ nóc chùa trang trí lưỡng long chầu nguyệt. Giữa hai mái, mặt trước có bảy tấm phù điêu minh họa sự tích đức Phật Thích Ca.

Chánh điện gồm năm gian thờ 6 vị Phật và Bồ tát (bằng đồng). Gian giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca (tượng cao 1,8m). Trước tượng Phật Thích Ca là tháp ngọc Xá lợi Phật (được tôn thờ từ năm 2001), tượng đức Phật A Di Đà. Hai bên tôn trí tượng bốn vị Bồ tát Quan Âm, Thế Chí, Văn Thù và Phổ Hiền. Tượng đức Phật Thích Ca và tượng bốn vị Bồ tát bằng đồng được chùa đặt đúc tại Đồng Nai và đã tổ chức trọng thể lễ an vị vào ngày 25 – 10 – 2003 (01 – 10 năm Quý Mùi). Trung tâm điện Phật có treo tấm biển chạm trỗ công phu, giữa có ghi tên chùa bằng chữ Hán mạ vàng: Sắc Tứ Khải Đoan Tự, bên trái có hàng chữ nhỏ: Bảo Đại Quý Tỵ Niên Xuân Cát Nhật, do các nghệ nhân Huế tôn lập. Trong chánh điện còn có một quả đại hồng chung nặng 380 kg do Thái tử Nguyễn Phúc Bảo, pháp danh Tâm Ấn cúng, được các nghệ nhân phường Phường Đúc (Huế) thực hiện ngày 15 – 12 năm Quý Tỵ (19–01–1954), đường nét chạm khắc tinh xảo. Thân chuông cao 1,15m, quai chuông là một đôi rồng liền thân, miệng ngậm hạt châu. Phần trên thân chuông ghi bốn chữ Hán: Khải Đoan Chung Tự.

Trải qua hơn nửa thế kỷ, chùa kế tục bảy đời trụ trì. Hòa thượng Thích Đức Thiệu trụ trì đầu tiên. Kế tục các đời trụ trì là : Hòa thượng Thích Từ Mãn, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Hòa thượng Thích Viên Đức, Thượng tọa Thích Quảng Hương, Hòa thượng Thích Quang Huy. Trụ trì hiện nay là Thượng tọa Thích Châu Quang.

Năm 1986, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh được thành lập. Chùa được chọn đặt văn phòng Phật giáo của tỉnh cho đến nay. Chùa Khải Đoan là ngôi danh lam bậc nhất trên cao nguyên miền Trung.

Biển tên chùa


Đại hồng chung

Đại pháp cổ

Tụng kinh

Non bộ

Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Ngôi chùa được ghép từ tên vợ chồng vua Khải Định

Chùa Khải Đoan ở Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk được khởi công xây dựng vào năm 1951 và là nơi nhận Sắc tứ cuối cùng của triều đình nhà Nguyễn. 

Chùa Khải Đoan nằm ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột. Chùa được khởi công xây dựng vào năm 1951, theo lệnh của Đoan Huy Hoàng Thái hậu (vợ vua Khải Định). Khải Đoan cũng là ngôi chùa cuối cùng ở Việt Nam được phong Sắc tứ của chế độ phong kiến.

Sau khi được ban Sắc tứ xây dựng (một tấm vải màu vàng ghi lại lệnh của vua), Hoàng hậu Nam Phương (vợ vua Bảo Đại) được chỉ định giám sát quá trình thực hiện. Chùa ban đầu chỉ xây nhà giảng và phần hậu tổ, đến năm 1953 thì xây thêm chánh điện. 

Chùa nằm trên khu đất rộng gần 4 ha. Qua hơn 60 năm tồn tại, chùa trải qua đợt đại trùng tu vào rằm tháng 3 âm lịch năm 2012, đến 2/10 âm lịch năm 2016 thì khánh thị trở lại. 

Đợt trùng tu đã dỡ bỏ hoàn toàn kiến trúc cũ và chỉ giữ lại phần chánh điện, các tượng Phật và một số cột chèo. Chánh điện là công trình chính của chùa, nằm trên 320 mét vuông đất, được chia làm hai gian chính. Nửa phần trước mang dáng dấp nhà dài Tây Nguyên nhưng cấu trúc cột kèo theo kiểu nhà rường Huế, còn nửa sau được xây theo lối hiện đại. Chính giữa điện là tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao 1,1 mét toạ trên đài sen bằng gỗ quý. 

Chuông đồng lớn được đặt bên cánh hữu của chùa. Chuông cao 1,15 mét, chu vi đáy 2,7 mét, nặng 380 kg do các nghệ nhân phường đúc đồng ở phía Tây kinh thành Huế hoàn thành vào tháng 1/1954. 

Nhiều vật dụng từ xưa vẫn còn được giữ lại và sử dụng. 

Đáng chú ý là các vách gỗ của chùa đều được chạm khắc hình hài những vị thần, các vị La Hán, Đức Phật. 

Bên ngoài chùa, nằm ở cánh tả là một khu vườn được bố trí nhiều tượng La Hán. Hàng chục bức tượng được tạc nên nhờ công đức của Phật tử. 

Tên gọi Khải Đoan được giải thích là 2 chữ đầu của vua Khải Định và Đoan Huy Hoàng Thái hậu, với ý ghi nhận công đức người sáng lập ngôi chùa. 

Trong khuôn viên chùa còn có một gian nhà đọc sách. Tại đây có hàng trăm quyển kinh Phật được bày trí. Khách vãn cảnh chùa hay các Phật tử quan tâm có thể ghé chân và đọc miễn phí. 

Hiện Khải Đoan là trụ sở của Phật giáo tỉnh Đắk Lắk, được người dân quen gọi là chùa lớn hay chùa tỉnh. Đây không chỉ là trung tâm sinh hoạt tôn giáo lớn mà còn là điểm dừng chân của nhiều Phật tử mỗi khi có dịp ghé chân mảnh đất Tây Nguyên. 

Nhóm du khách đến từ thủ đô rất hân hoan khi thăm chùa dù bên ngoài trời nắng cao. Ông Thành (Hà Nội) nhận xét: "Chùa có kiến trúc rất đẹp và cổ kính". 

Phong Vinh
Thăm chùa do mẹ vua Bảo Đại khởi dựng

Đến thăm ngôi chùa Sắc Tứ Khải Đoan ở số 117 đường Phan Bội Châu, phường Thống Nhất, TP.Buôn Mê Thuột (tỉnh Đăk Lăk), du khách có dịp ngỡ ngàng trước một công trình kiến trúc cổ đặc sắc cả về xuất xứ lẫn tạo hình của nó.

Đây là ngôi chùa do đích thân bà Đoan Huy Hoàng Thái Hậu – Hoàng Thị Cúc (Thân Mẫu của vua Bảo Đại) hiến cúng cho Tổng Hội Phật Giáo vùng đất Tây Nguyên vào năm 1951. Chùa có rất nhiều hạng mục nhưng được kết hợp vô cùng hài hòa, giản dị. Đặc biệt nhiều hạng mục như rồng, voi phục…cùng vô số đại cột bằng đá, gỗ…mái chùa cong truyền thống và hoà quyện những nét nhà sàn mang bản sắc văn hoá của đồng bào Tây nguyên.


Đại đức Hải Thông, Phó trụ trì chùa cho biết: Chùa Sắc Tứ Khải Đoan là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật Giáo có mặt tại Đăk Lăk, được khởi dựng trên khu đất rộng hơn 8 mẫu. Thời gian khởi công ngôi chùa, triều đình đã cử thứ phi Mộng Điệp theo dõi việc xây dựng.


Chùa có mặt tiền theo hướng Tây nam, nhìn xuống suối Đốc Học, lưng núi, tạo nên thế phong thủy “tiền thủy hậu sơn” mang lại phúc trạch cho con cháu. Lối kiến trúc phỏng theo kiểu dáng cung đình Huế kết hợp với phong cách nhà sàn của đồng bào dân tộc Tây nguyên, pha chút kiến trúc hiện đại. Mái chùa cong rất uyển chuyển mềm mại, với những đôi dao long quyện mây lướt gió vừa độc đáo vừa gần gũi. Tên chùa được ghép từ 2 chữ đầu trong tên của nhà vua Khải Định và Đoan Huy Hòang Thái Hậu, mang ý nghĩa ghi nhận công đức người sáng lập.


Xuyên suốt hơn nửa thế kỷ, chùa Sắc Tứ Khải Đoan kế tục 7 đời trụ trì, trở thành trụ sở của Phật giáo cả vùng.

Trong sân chùa có một cây Bồ Đề chu vi thân đến vài mét, là tặng vật lưu niệm của Đại đức Narada mang từ Cô-lôm-bô qua Việt Nam vào năm 1962.

Từng hạng mục trong chùa được xây dựng, tôn tạo qua nhiều thế hệ, như Quan Âm Các được Phật tử tứ phương đóng góp xây dựng năm 1972, Đại Hồng Chung, là bảo vật hiến cúng của Hoàng thái tử Bảo Long và Bảo Thăng, do các nghệ nhân phường đúc Huế tôn tạo tại làng Hưng Đạo 1953, Cổng Tam Quan, công trình kiến trúc thực sự mang đậm sắc thái nghệ thuật kiến trúc kinh thành, cao, rộng, sâu. Phía dưới có 3 cổng ra vào, phía trên có 3 lầu vọng nguyệt, tựa như cổng ngỏ của của các vương phủ...

Cổng Tam Quan

Quan Âm các

Dù được tu bồi trong nhiều năm, tổng thể của ngôi chùa vẫn luôn được tôn trọng để gìn giữ cái hồn nguyên bản. Ngày nay, ngôi chùa đã trở thành điểm đến không chỉ của Phật tử cả nước, mà ngôi chùa còn là di tích lịch sử, một thắng cảnh du lịch của cả vùng Tây nguyên.


Một số hình ảnh của chùa Sắc Tứ Khải Đoan

Đại đức Hải Thông, Phó trụ trì, tự hào về ngôi chùa đặc sắc bậc nhất vùng Tây Nguyên

Ngôi chùa vẫn giữ nguyên nét mộc mạc, cổ kính

Tượng voi chầu, phù điêu được chạm khắc tỉ mỉ

Từng hạng mục được chăm sóc tỉ mỉ, tôn tạo qua nhiều năm tháng

Chùa là điểm đến của du khách gần xa

Để chiêm ngưỡng một công trình được gầy công dựng xây từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân xứ Huế và tấm lòng của Phật tử gần xa

Cây bồ đề của Đại đức Narada

Chùa có mang nét đẹp kiến trúc nhà sàn của vùng Tây Nguyên

Công Thi

Chùa Khải Đoan: Ngôi chùa được phong Sắc tứ cuối cùng tại Việt Nam


Chùa Khải Đoan là một trong những ngôi chùa lớn nhất ở Tây Nguyên, nằm ở phường Thống Nhất (thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk). Đây cũng là ngôi chùa cuối cùng được phong Sắc tứ ở Việt Nam.

Bên phải chùa là lầu chuông có treo quả đại hồng chung cao 1,15 mét, chu vi đáy 2,7 mét, nặng 380kg do các nghệ nhân phường đúc đồng ở phía Tây Kinh thành Huế hoàn thành vào tháng 1/1954. Đây là bảo vật hiến cúng của Hoàng tử Bảo Long và Bảo Thăng (con vua Bảo Đại).

Kiến trúc công trình trong chùa Khải Đoan đều được xây dựng, trang trí công phu, tỉ mỉ, giàu tính dân tộc, có giá trị thẩm mỹ cao.

Vách và cửa gỗ được chạm trổ công phu, đầy thẩm mỹ các hình ảnh Đức Phật, La Hán, Bồ Tát và những hoa văn mang màu sắc Phật giáo.

Vách và cửa gỗ được chạm trổ công phu, đầy thẩm mỹ các hình ảnh Đức Phật, La Hán, Bồ Tát và những hoa văn mang màu sắc Phật giáo.


Điện thờ Phật có 5 gian, được bài trí tôn nghiêm, ở giữa tôn trí tượng đức Phật A Di Đà và đức Phật Thích Ca, hai phía là tượng bốn vị Bồ Tát: Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù và Phổ Hiền.

Bức tường với thiết kế tinh xảo trong chính điện của chùa Khải Đoan.

Bảo tháp với kiến trúc tinh xảo đặt trong nội điện.

PV

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét