24 tháng 9, 2021

Chùa Tây An

Tên thường gọi: Chùa Phật Thầy

Chùa tọa lạc ở ngã ba núi Sam, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Chùa cách thị xã khoảng 5km, nằm trong quần thể di tích nổi tiếng ở An Giang là chùa Tây An, chùa Phước Điền (chùa Hang), lăng ông Thoại Ngọc Hầu và miếu bà Chúa Xứ. ĐT: 076.863216. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Toàn cảnh chùa

Đường vào chùa

Một góc chùa

Chùa Tây An

Về hai chữ Tây An, có nhiều ý kiến giải thích khác nhau. Có ý kiến cho rằng chữ Tây An thể hiện các yếu tố tạo nên chùa: vật liệu từ Trấn Tây, Tây Thành và xây cất trên đất An Giang. Có ý kiến lại cho Tây An là ngôi chùa ở phía Tây thành An Giang. Ý kiến khác cho rằng Tây An là an bình cho miền Tây Nam đất nước, ước muốn vùng đất mới được khai phá, từ nay dân sẽ vĩnh viễn an cư lạc nghiệp.

Chùa được Tổng đốc Doãn Uẩn cho xây dựng vào năm 1847. Năm 1861, chùa được ngài Nhất Thừa tổ chức trùng tu chánh điện và hậu tổ. Kể từ đời Phật thầy Minh Huyên trụ trì đến nay, chùa đã trải qua 7 đời truyền thừa.

Chùa đã được trùng tu nhiều lần. Kiến trúc chùa ngày nay được tôn tạo dưới thời Hòa thượng Bửu Thọ vào năm 1958. Ngài cho xây 3 ngôi cổ lầu, mặt tiền chùa và sửa lại chánh điện, tạo nét kiến trúc phương Đông kết hợp với kiến trúc Ấn Độ. Từ năm 1993 đến nay, Thượng tọa trụ trì Thích Huệ Kỉnh (đương nhiệm Phó Trưởng ban Trị sự kiêm Ủy viên Kinh tế Tài chánh Phật giáo tỉnh An Giang) đã tổ chức trùng tu và xây mới nhiều công trình phục vụ khách hành hương đến chùa mỗi năm mỗi đông hơn. Chùa còn là cơ sở có nhiều đóng góp cho công tác từ thiện xã hội tại địa phương.

Điện Phật


Bàn thờ La Hán


Bàn thờ Minh Vương

Ở cổng tam quan có pho tượng Quan Âm Thị Kính. Sách Điển tích văn học – một trăm truyện hay đông tây kim cổ (Mai Thục, Đỗ Đức Hiểu, NXB. Giáo dục, Hà Nội, 1996) đã giới thiệu Thị Kính nguyên kiếp trước là đàn ông, tu hành sắp thành Phật, nhưng Thích Ca muốn thử lòng, cho đầu thai xuống làm một cô gái nghèo, xinh đẹp, nết na, có chồng là Thiện Sĩ. Một hôm chồng ngủ, Thị Kính đưa dao cắt sợi râu mọc ngược ở cằm, nhưng Thiện Sĩ thức dậy tưởng vợ giết mình nên đuổi nàng về nhà cha mẹ. Bị tiếng oan, Thị Kính giả trai đi tu ở chùa Vân Tự với tên Kính Tâm. Nỗi oan khác lại đến. Thị Mầu, một cô gái quê xinh đẹp, dan díu với một anh lực điền. Làng bắt vạ, Thị Mầu đổ tội cho Kính Tâm và bỏ con cho Kính Tâm nuôi dưỡng. Sau ba năm nhẫn nhục nuôi cháu bé, Kính Tâm lâm bệnh mất. Đức Phật xét Kính Tâm đã tu hành đắc đạo, siêu thăng làm Phật Bà Quan Âm (Quan Âm Thị Kính).

Sau tam quan, có hai con voi: voi trắng 6 ngà, voi đen 2 ngà. Tác giả Nguyễn Hữu Hiệp (Báo Giác Ngộ số 90, ngày 15 – 9 – 1994) cho biết voi trắng là voi Phật dẫn từ tích Hoàng hậu Ma Gia nằm mộng thấy bạch tượng 6 ngà trên lưng chở một vị Bồ tát và sau đó hạ sanh thái tử Sĩ Đạt Ta, tức đức Phật Thích Ca. Còn voi 2 ngà là voi ngự có tên là Ô Long, có công giúp quân đội triều đình dẹp giặc, lúc chết được chôn cất tử tế.

Bàn thờ Quan Âm và chư vị thiên thần

Tượng đức Phật A Di Đà

Tượng Bồ Tát Quan Âm

Tượng Bồ Tát Đại Thế Chí

Bàn thờ đức Phật A Di Đà và Bồ tát Địa Tạng

Tranh vẽ đức Phật Thích Ca

Với diện tích 525m2, chánh điện, nhà giảng và hậu Tổ có khoảng 200 pho tượng Phật, Bồ tát, Hộ Pháp … đa số bằng danh mộc, có giá trị nghệ thuật cao, như bộ tượng Tứ Thiên Vương, bộ tượng Bát Bộ Kim Cang … Chùa còn có nhiều hoành phi và câu đối do các nghệ nhân ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX chạm trổ công phu.

Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Tượng đức Phật A Di Đà tôn trí ở bàn cao nhất. Phía dưới và hai bên có các tượng đức Phật Thích Ca, tượng Bồ tát Quan Thế Âm, Bồ tát Đại Thế Chí, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền, Bồ tát Địa Tạng, Bồ tát Chuẩn Đề, Ca Diếp, A Nan, Hộ Pháp, Tiêu Diện, Bát bộ Kim Cang, Tứ Thiên Vương, Thập Bát La Hán, Thập Điện Minh Vương…

Phía sau chùa có nhiều tháp mộ, trong đó, đáng chú ý nhất là mộ ngài Minh Huyên (1807 – 1856). Ngài là người được nhân dân trong vùng kính trọng và tôn xưng là Phật thầy Tây An. Ngày 12 tháng 8 (âm lịch) hằng năm là ngày giỗ Phật Thầy, khách hành hương và bà con trong vùng đến lễ bái rất đông.

Chùa là ngôi danh lam bậc nhất ở An Giang và Nam Bộ. Hằng năm, có hàng vạn du khách, Phật tử đến tham quan, chiêm bái. 

Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.








Tượng Kim Cang

Tượng Quan Âm Thị Kính

Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Chùa Tây An Núi Sam Châu Đốc (Tây An Cổ Tự) - Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia

Xứ Châu Đốc – An Giang nổi tiếng là vùng đất có nhiều ngôi chùa đẹp và linh thiêng. Trong đó không thể không nhắc đến Chùa Tây An. Chùa Tây An còn được gọi là Tây An Cổ Tự – là một ngôi chùa Phật giáo, thuộc phái Bắc Tông tọa lạc tại ngã ba, dưới chân núi Sam thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đặc biệt hơn, chùa còn là biểu tượng lịch sử cho sự giao lưu kiến trúc giữa Việt Nam và Ấn Độ.

Chùa Tây An nhìn từ xa

Cách thành phố Châu Đốc khoảng 5km, nằm trong quần thể di tích nổi tiếng ở An Giang là khu du lịch Núi Sam với các địa danh: chùa Tây An, chùa Phước Điền (chùa Hang),lăng Thoại Ngọc Hầu và miếu Bà Chúa Xứ. Đã được Bộ Văn hóa xếp hàng là di tích “kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia” ngày 10 tháng 07 năm 1980 và đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận đây là “ngôi chùa có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên tại Việt Nam”.

Màu sắc nổi bật của chùa

Có nhiều ý kiến khác nhau để giải thích về tên “Tây An”. Có ý kiến cho rằng Tây An là ngôi chùa ở phía Tây thành An Giang. Một số khác cho rằng Tây An là thể hiện các yếu tố tạo nên chùa như vật liệu từ Trấn tây, Tây Thành và xây dựng trên đất An Giang. Vài ý kiến cho rằng Tây An là cầu mong bình an cho miền Tây Nam đất nước, với ước muốn vùng đất mới được khai phá từ nay sẽ an cư lạc nghiệp lâu dài.

Theo một số thông tin cho rằng chùa Tây An do một vị quan triều Nguyễn đời Minh Mạng có tên là Nguyễn Nhật An xây dựng năm 1820. Khi được triều đình phái đi Cao Miên, ông đã khấn rằng nếu chuyến đi thành công, khi về sẽ dựng một ngôi chùa thờ Phật tại chân núi Sam. Sau khi xây dựng chùa xong, ông thỉnh vị Hòa thượng đầu tiên có pháp hiệu là Hải Tịnh đến trụ trì. Đến năm 1847 chùa thỉnh thêm một vị Hòa thượng nữa có pháp danh là Pháp Tang đến trụ trì. Ông là một chí sĩ yêu nước, mặc dù mất sớm nhưng ông đã làm được rất nhiều việc như thành lập nhiều trại ruộng quanh vùng Bảy Núi để khẩn hoang, sản xuất và trở thành căn cứ chống Pháp. Ông có rất nhiều đệ tử nổi tiếng như Trần Văn Thành, Tăng Chủ, Đình Tây, Đạo Xuyển,… đó là những người từng một thời làm giặc Pháp phải khiếp sợ vùng Bảy Núi. Ngoài việc tu hành, ông còn có tài làm thuốc trị bệnh cho nhân dân nên sau khi ông mất, người dân ở đây suy tôn Hòa thượng với danh hiệu là Phật thầy Tây An.

Chùa Tây An kể từ thời Phật thầy Pháp Tang trụ trì đến nay đã trải qua 7 đời truyền thừa và qua nhiều lần tu sửa. Kiến trúc ngày nay của chùa được tôn tạo dưới thời Hòa Thượng Bửu Thọ vào năm 1958. Người đã cho xây dựng thêm 3 ngôi lầu cổ, mặt tiền chùa và sửa lại chánh điện, tạo thêm nét kiến trúc phương Đông kết hợp với kiến trúc Ấn Độ. Từ năm 1993 đến nay, Thượng tọa trụ trì Thích Huệ Kỉnh đã tổ chức trùng tu và xây mới nhiều công trình để phục vụ du khách thập phương đến hành hương vào mỗi năm.

Du lịch An Giang, đến với Châu Đốc du khách sẽ được chiêm ngưỡng ngôi chùa Tây An được xây dựng trên nền cao, thoáng rộng trong khuôn viên có diện tích 15.000m2 . Tổng thể công trình kiến trúc chùa Tây An được xây dựng theo lối kiến trúc nghệ thuật cổ xưa của Việt Nam kết hợp cùng với kiến trúc độc đáo của Ấn Độ theo phong cách Nam Bộ.

Chùa có kiến trúc kết hợp giữa Ấn Độ và Việt Nam độc đáo

Toàn bộ chùa được xây dựng bằng gạch ngói và xi măng, trải qua những biến đổi thời gian chùa vẫn giữ nguyên được nét đẹp từ thuở mới được trùng tu. Phía sau là Núi Sam như bức bình phong làm nổi bật ngôi chùa với một màu xanh thẫm. Điểm nhấn ấn tượng nhất của chùa là 3 ngôi cổ lầu nóc tròn hình củ hành, màu sắc sặc sỡ nhưng hài hòa.

Chùa được trang trí rất cầu kỳ tinh xảo

Giống như hầu hết các ngôi chùa, công trình kiến trúc đầu tiên chính là khu vực cổng tam quan. Cổng tam quan được chia làm 3 cửa, cửa ở giữa của cổng tam quan là nơi thờ tụng tượng phật Quan Âm Thị Kính bồng con của Thị Mầu, 2 bên là 2 biển ghi tên của chùa là “Tây An cổ tự”.

Cổng Tam Quan của chùa nổi bật với tượng Quan Âm Thị Kính

Khuôn viên của chùa được xây dựng rất rộng rãi và thoáng mát với nhiều cây xanh. Vừa bước vào bên trong khuôn viên du khách sẽ nhìn thấy một cột cờ rất cao – khoảng chừng 16m. Cùng với đó là hình ảnh 2 chú voi, 1 chú voi trắng 6 ngà và một chú voi đen 2 ngà. Voi trắng chính là điềm báo hạ sinh thái tử Sĩ Đạt Ta (chính là đức phật Thích Ca), voi đen là chú voi ngự có tên gọi là Ô Long – có công giúp triều đình đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Hình ảnh 2 chú voi, 1 chú voi trắng 6 ngà và một chú voi đen 2 ngà

Ngay bậc thang chùa có đúc bạch tượng và hắc tượng, vai có đắp nổi hai vị thần tiên ngồi bên trên mặt trăng lưỡi liềm, hai bên là hai hành lang, phân biệt cho tín đồ nam nữ. Phía sau của khuôn viên chùa được xây dựng rất nhiều mộ tháp với kiến trúc vô cùng độc đáo. Được chú ý nhất là khu mộ của ngài Minh Huyên – ngài chính là Phật thầy Tây An. Hàng năm, cứ vào ngày 12/08 âm lịch, hàng ngàn người dân và các tăng ni phật tử trong và ngoài vùng lại đến đây khấn bái rất đông.

Khuôn viên rộng rãi nhiều cây xanh

Khu vực chánh điện là khu nhà rộng và được xây dựng ở chính giữa trong thửa đất của chùa. Ngôi chính điện được xây dựng lớn với 2 tầng mái cong vút. Khác với những ngôi chùa cổ ở miền Bắc, phần mái ngói lợp bằng ngói vảy cá, mái ngói của chùa Tây An được lợp là ngói đại ống. Toàn bộ những cột chống được làm bằng những cột gỗ lớn, sàn nhà được lát bằng gạch đá hoa. Hai bên của khu vực chánh điện là khu lầu chiêng và khu lầu trống được thiết kế theo lối kiến trúc hình tứ giác. Trên đỉnh của điện được trang trí hình ảnh tứ linh: long, lân, quy, phượng vô cùng độc đáo. Từ trên cao, có thể thấy toàn cảnh khu di tích chùa Tây An như một con chim phượng hoàng đang vỗ cánh tung bay.

Chánh điện

Chùa theo phái Đại thừa, có tới 11.270 tượng lớn nhỏ đặt khắp nơi trong chùa. Đa số các tượng này đều được làm bằng danh mộc, chạm trổ công phu và mỹ thuật, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc Việt Nam vào TK XIX. Bên cạnh đó, chùa còn có nhiều hoành phi và câu đối có màu sắc rực rỡ. Từ khu vực chính điện, các bạn có thể sang tham quan Đại Hồng chung ở khu vực lầu chuông, Chiếc Đại Hồng chung này được tạc vào năm thứ 32 đời vua Tự Đức (năm 1879).

Bên trong chánh điện có nhiều tượng phật

Nếu du khách không muốn thăm viếng chùa Tây An vào ban ngày vì ngại nắng và khách hành hương đông đúc thì cũng có thể đến tham quan và lễ phật vào buổi tối. Với lối kiến trúc đặt biệt hơn những ngôi chùa khác nên về nhà chùa có cho lắp những cái đèn màu vàng để chiếu sáng làm cho ngôi chùa trở nên uy nghi, trán lệ như những tòa lâu đài lộng lẫy trong màn đêm.

Chùa Tây An lung linh về đêm

Tây An Cổ Tự chính là một trong những điểm du lịch Châu Đốc nổi tiếng mà bất cứ ai đến Châu Đốc đều đã nghe nói đến. Nơi đây khung cảnh thiên nhiên vô cùng đẹp và hữu tình, khiến khách chiêm bái không khỏi thích thú và cảm thấy thư thái. Chùa Tây An , không chỉ có giá trị về nghệ thuật kiến trúc cổ xưa độc đáo mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa – tín ngưỡng tốt đẹp, gắn liền với việc khai hoang, lập ấp của người dân An Giang xưa.

Chùa Tây An ở Châu Đốc, An Giang

Chùa Tây An nằm ở chân núi Sam đã được Bộ Văn hóa xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Ngôi chùa được xây dựng vào năm 1847.

Nằm ở chân núi Sam, TP Châu Đốc, chùa Tây An được Tổng đốc Doãn Uẩn lập vào năm 1847, trải qua nhiều lần mở rộng, trùng tu. Đây còn là nơi bắt nguồn cho văn hóa tôn giáo của người dân quanh vùng nói riêng và miền Tây nói chung. 

Chùa tọa lạc trên nền đất cao và thoáng rộng. Tổng diện tích khuôn viên chùa là 15.000 m2. Đứng từ xa, du khách có thể nhìn thấy chùa với điểm nhấn ấn tượng là ba ngôi cổ lầu nóc tròn hình củ hành, màu sắc rực rỡ. 
Chùa cất theo lối chữ tam, được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là "ngôi chùa có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên tại Việt Nam". 

Trong chính điện có khoảng 150 pho tượng lớn nhỏ. Các tượng Phật, Bồ tát, La hán, Bát bộ kim cang, Ngọc hoàng, Huỳnh đế, Thần nông... được làm bằng gỗ cổ thụ, chạm trổ công phu. 

Trải qua hơn một thế kỷ, kiến trúc của ngôi chùa vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn. Chính điện là dãy nhà rộng, hai tầng mái, lợp ngói đại ống, cột gỗ căm xe. Hai bên là lầu chiêng và lầu trống, trên đỉnh trang trí các tượng tứ linh (long, lân, quy, phụng) đẹp mắt. 

Nền chùa lát gạch bông. Đằng sau chánh điện là gian nhà thờ rộng thoáng. Các cột gỗ được trùng tu, đỡ bằng trụ bê tông. 

Chiếc chuông đồng to bên trong chánh điện. 

Chùa được xây dựng với các vật liệu bền chắc như gạch ngói, xi măng. Họa tiết thể hiện kiến trúc Việt ở các cây cột. 

Tượng các vị thần Ấn Độ trên trần tại lối vào chánh điện. 

Chùa được bao quanh bởi khu vườn có nhiều cây cối xanh mát. Bên trong sân chùa có một cột phướn cao 16 m. 

Hai ngọn tháp có phần dưới vuông giống như kiến trúc chùa tháp Việt, phần đỉnh lại mang dáng dấp kiểu Ấn Độ. 

Ngôi chùa đã được Bộ Văn hóa xếp hạng là di tích "kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia" vào tháng 7/1980. Công trình được xem như là một biểu tượng lịch sử, minh chứng cho sự giao lưu giữa kiến trúc cổ Việt Nam và Ấn Độ. Đây không chỉ là nơi thu hút đông Phật tử vào mỗi dịp lễ hội mà còn là điểm dừng chân thú vị cho người yêu thích khám phá các công trình kiến trúc cổ. 

Phong Vinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét