1 tháng 9, 2021

Chùa Thành Đạo

Tên thường gọi: Chùa Đậu

Chùa còn có tên là chùa Pháp Vũ hay chùa Đậu, tọa lạc ở xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Chùa cách Hà Nội 23 km về hướng Nam. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa Đậu

Tam quan chùa

Hành lang

Mặt tiền chùa

Theo truyền thuyết, chùa Thành Đạo có từ thời Bắc thuộc, nhưng các di vật còn lại hiện nay cho biết chùa được khởi dựng từ thời Lý, được trùng tu vào thế kỷ XVI, XVII. Năm 1635, đời Vua Lê Thần Tông, cung tần Ngô Thị Ngọc Nguyên đã làm hội chủ hưng công trùng kiến quy mô ngôi chùa.

Tam quan chùa là một gác chuông hai tầng tám mái, tầng trên treo quả đại hồng chung đúc năm 1801, thời Tây Sơn.

Chùa kiến trúc theo kiểu “Nội Công Ngoại Quốc”. Ở nội điện và hành lang có nhiều bia đá từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII; khánh đồng đúc năm 1774; sách đồng ghi lịch sử chùa (có 10 tờ dát mỏng khắc chữ Hán cả 2 mặt, mỗi tờ chiều ngang 0,13m, chiều dọc 0,24m).

Chùa thờ Phật và thờ Bà Đậu hay nữ thần Pháp Vũ.



Điện Phật

Tượng Phật

Tượng Đản sanh


Tượng Hộ pháp

Đặc biệt, chùa thờ nhục thân hai vị Thiền sư Đạo Chân (tục danh Vũ Khắc Minh) và Đạo Tâm (tục danh Vũ Khắc Trường) vào khoảng thế kỷ XVII đã tu hành đắc đạo ở chùa. Gần đây, hai pho tượng xá lợi bị hư hỏng nặng. Bộ Văn hóa và Thông tin đã có dự án tu bổ và bảo quản hai pho tượng này do PGS.TS. Nguyễn Lân Cường làm Chủ nhiệm dự án.

Báo Thể thao và Văn hóa số 89 ngày 07 – 11 – 2003 cho biết, tượng Thiền sư Vũ Khắc Minh được các nhà khoa học gỡ bỏ các chất gắn cũ trên vết nứt, hỏng; diệt khuẩn trong tượng; gia cố xương; xông tượng bằng chất thy-mol; gắn các vết nứt bằng sơn ta trộn mùn cưa mịn. Sau đó, tượng được sơn thếp vàng, phủ màu hoàng kim, hoàn thiện và ủ trong buồng có nhiệt độ 20 –25°C. Hai pho tượng đã được tu bổ, tôn tạo từ ngày 18 – 4 – 2003 và chính thức được nghiệm thu ngày 06 – 11 – 2003. Hai pho tượng sau khi phục nguyên xong được đặt trong hai khám bằng gỗ, ngoài có hộp kín bằng pha lê (đã rút hết không khí và bơm khí nitơ) có thể giữ độ bền cả trăm năm.

Chùa đã được coi là Đệ nhất danh lam thời Lê. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.


















Tượng La Hán


Tượng xá lợi Thiền sư Vũ Khắc Minh


Tượng Xá lợi Thiền sư Vũ Khắc Trường

Bàn thờ Thiền sư Vũ Khắc Minh

Bàn thờ các vị La Hán


Gác chuông

    Cốc tu của Thiền sư Vũ Khắc Minh

Bìa sách đồng

Sách đồng

Bia chùa

Khánh đồng

Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Viếng chùa Đậu chiêm bái tượng nhục thân đầu tiên tại Việt Nam

Tượng táng là một hình thức mai táng hiếm gặp trên thế giới, ở nước ta hình thức mai táng này xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 17, khi hai thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường được các đệ tử giữ nguyên thân xác sau khi qua đời ở chùa Đậu (thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, TP Hà Nội).


Chùa Đậu là một ngôi chùa cổ, theo như truyền thuyết thì chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 7 nhưng theo văn bia trong chùa thì chùa được xây dựng vào đầu thời Lý (thế kỷ thứ 11). Chùa có tên chữ là Thành Đạo tự, chùa được tu sửa nhiều lần trong đó lần lớn nhất là vào năm 1635 đời vua Lê Thần Tông. 

Kiến trúc tổng quát của chùa Đậu là “nội công ngoại quốc” một kiểu kiến trúc phổ biến của chùa Việt Nam, tam quan chùa là một gác chuông đẹp, vẫn còn nguyên vẹn từ thời nhà Lê, có 2 tầng và tám mái, đầu đao cong vút, tần trên treo quả chuông đúc năm Cảnh Thịnh thứ 9 (1801) thời Tây Sơn, hiện tại tam quan có dấu hiệu yếu nên nhà chùa đã dừng việc cho du khách lên trên tầng hai. Ngoài ra chùa Đậu còn nhiều viên gạch lớn và một số bia có niên hiệu Sùng Khang (1566-1567). 

Chùa Đậu vốn thờ bà Đậu hay bà Pháp Vũ, một trong bốn nữ thần trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, nhưng nổi tiếng hơn cả đó chính là hai pho tượng bằng xương bằng thịt của hai nhà sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường thế kỷ 17. 

Theo ông Nguyễn Xuân Tĩnh, một người tìm hiểu văn hóa dân gian ở thôn thì sau khi hai nhà sư qua đời, các đệ tử đã tiến hành bó sơn ta rồi quang dầu bên ngoài thi hài các ngài và lưu giữ trong chùa. Đến năm 1993, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã lập phương án thiết kế để bảo toàn hai pho tượng trên. Khi chiếu tia X-quang lên pho tượng thiền sư Vũ Khắc Minh, các nhà nghiên cứu còn thấy rõ xương cốt bên trong thi hài, không thấy vết đục đẽo, các khớp xương dính chặt với nhau như thể tự nhiên. Tượng thiền sư Vũ Khắc Minh đã được tu bổ lại với các kỹ thuật truyền thống như bó, hom, lót…với các nguyên liệu vải màn, sơn ta, giấy dó, tổng số lớp sơn và thếp vàng là 14, trước khi tu bổ là 7kg, sau khi tu bổ là 7,5kg. 

Tam quan cổ kính ở chùa Đậu 

Đối với pho tượng thiền sư Vũ Khắc Trường, bị hỏng nặng vào năm 1983 do am đặt tượng bị ngập sau trận lũ lớn, trước đây đã được ông Vũ Văn Tuyền, cháu của thiền sư đắp lại bằng đất và sơn ta. Năm 2000, tượng đã được các nhà nghiên cứu sắp xếp lại những xương bị gãy, xông thuốc 2 lần và phủ xương bằng dung dịch PVC và đưa lại xương vào trong tượng và bao kín toàn tượng bằng sơn ta, giấy bản, vải màn, mạt cưa, đất và thếp bạc, chỗ dày nhất tới 22 lớp. Toàn bộ pho tượng sau khi tu bổ nặng 31 kg. 

Ở Việt Nam, hai pho tượng táng ở chùa Đậu được các nhà khoa học cho là cổ nhất, đồng thời được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là ngôi chùa có tượng nhục thân đầu tiên tại Việt Nam và xác nhận kỷ lục có Quyển sách ghi lịch sử chùa bằng đồng xưa nhất Việt Nam vào năm 2007. 

Ngoài ra, chùa Đậu còn là một ngôi chùa với rất nhiều cây cối, xanh mát quanh năm với một hồ nhân tạo vòng quanh chùa rộng khoảng 5 mẫu, ở giữa là một phương đình lớn được bắc qua một chiếc cầu tre, cảnh vật rất nên thơ làm điểm nghỉ chân cho du khách tham quan. Trước cổng chùa là hàng cây Osaka đỏ, hoa nở quanh năm, màu sắc rực rỡ, được biết đây là một loại hoa quý có xuất xứ từ Nhật Bản do một số du khách người Thái Lan cung tiến trồng trước cổng chùa cách đây 10 năm. 

Tòa Bái đường chùa Đậu đang trong thời gian tu sửa 


Đôi rồng đá mang đậm những nét phong cách nghệ thuật thời Lý 

Những nét điêu khắc cổ kính trên gác mái tòa Bái đường 


Phương đình chùa Đậu rộng lớn giữa lòng hồ 

Bút tích của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi thăm chùa năm 1991 

Tấm bia đá từ thời Lê ghi lại những sự kiện lớn của chùa 

Hậu cung của chùa Đậu nơi thờ nhục thân hai thiền sư 


Hình rồng thời Mạc trên các viên gạch làm bậc đi vào tòa Bái đường 

Tượng các vị La hán ở hai dãy tả vu và hữu vu 

Nhục thân thiền sư Vũ Khắc Minh 

Nhục thân thiền sư Vũ Khắc Trường 

Hàng cây Osaka đỏ bên hồ nhân tạo trước cổng chùa 

Hoa Osaka đỏ nở rực quanh năm 

Chùa Đậu luôn xanh mát quanh năm với cây cối um tùm 

Nguyễn Văn Công
Chùa Đậu - Hà Tây

Chùa Đậu toạ lạc ở cuối làng Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội 24 km về phía nam. Chùa thờ bà Đậu hay nữ thần Pháp Vũ trong hệ thống Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) nên còn gọi là Pháp Vũ Tự.

Ngoài những ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội như Trấn Quốc, Quán Sứ, Quan Thánh, phủ Tây Hồ… các tỉnh lân cận Hà Nội đều là nơi lưu giữ nhiều chứng tích của sự phát triển Phật Giáo ở Việt Nam qua nhiều ngôi chùa cổ: Bắc Ninh có chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích …Hà Nam có đền Trúc, chùa Bà Đanh…Hà Tây nổi tiếng với chùa Hương, chùa Tây Phương, chùa Thầy ... Đặc biệt là Chùa Đậu. 

Chùa Đậu 

Trong cuốn sách bằng đồng có từ thời Sĩ Nhiếp đầu thế kỷ thứ III (năm 200 - 210) hiện còn cất giữ tại Chùa, có ghi rõ sự tích nàng Man Nương và Phật giáo Ấn Độ du nhập vào Việt Nam. Vì vậy, chùa còn có tên gọi khác là chùa Vua, chùa Bà. Cũng theo "Sách đồng", chùa Đậu được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 sau công nguyên, cách đây gần 2000 năm. Chùa đã được nhiều đời vua chúa sau đó sửa chữa, tôn tạo. Sử sách ghi lại, các bậc vua chúa khi đến đây lễ bái, cầu an đều rất linh ứng nên ngày xưa, chùa Đậu được phong tặng là "Đệ nhất đại danh lam". 

Chùa Đậu được phong tặng là "Đệ nhất đại danh lam" 

Chùa Đậu kiến trúc theo kiểu "nội công, ngoại quốc", "tiền Phật, hậu thánh" theo cấu trúc hệ thống tứ pháp nhà Phật. Nghệ thuật kiến trúc của chùa có nhiều nét độc đáo, đặc trưng của nền nghệ thuật dân gian hưng thịnh vào thế kỷ 17. Ngôi chính điện từ đời Lê, mái lợp ngói mũi hài, các cột, xà đều chạm rồng; những bệ đá chân cột chạm hoa sen, bộ cửa tám cánh đều chạm tứ linh, tứ quý, sơn son, thếp vàng... 

Tam quan chùa đồng thời là gác chuông hai tầng tám mái 

Năm 1947, những công trình quý báu này bị thực dân Pháp phá hoại, đốt cháy. Tuy nhiên, vẫn còn một số điêu khắc giá trị ở gác chuông Tam quan và Hộ tiền đường, chạm trổ tiên nữ cưỡi rồng, chàng trai cưỡi hổ... rất sống động. Ngoài ra còn có một số đồ thờ cổ có giá trị như đôi rồng đá (đời Trần), gạch (đời Mạc), sách đồng (đời Lê) và khánh, chuông…Tam quan chùa đồng thời là gác chuông hai tầng tám mái. Tầng trên treo quả đại hồng chung đúc năm Cảnh Thịnh thứ 9 (1801) đời Tây Sơn. 

Tượng La Hán chùa Đậu 

Đặc biệt, chùa Đậu là nơi lưu giữ tượng táng của hai nhà sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường, đặt trong hai am thờ phía sau chùa. Ngôi am gạch nơi nhà sư Vũ Khắc Minh nhập thất vẫn còn khá nguyên vẹn. Tương truyền 2 vị thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường là người thôn Gia Phúc, sống vào đầu và giữa thế kỷ XVII, kế tiếp nhau trụ trì Chùa Đậu. Theo di chúc của các vị thiền sư: "Ta vào nhập thất 100 ngày tụng kinh niệm Phật, sau đó xác thân sẽ được giữ nguyên". Hết 100 ngày các Phật tử mở cửa am, thấy thiền sư vẫn ngồi theo thế nhập thiền và có mùi thơm. Qua vài chục năm áo vải bị ẩm, rơi rụng. Khi đó thiền sư chỉ còn da bọc xương nên các thiện tín đã mặc cho ông một lớp áo bằng sơn ta.

Thi hài của hai thiền sư là hiện vật lịch sử quý hiếm vì họ đã để lại Toàn thân Xá lợi. Xá lợi đốt không cháy, ngâm trong nước không tan, không bị không khí, thời gian bào mòn. Trên thế giới, rất ít các pho tượng để lại Toàn thân Xá lợi ngoài một vài nơi như Ấn Độ, Tây Tạng, Nhật Bản, Trung Quốc…


GIAO THỦY

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét