Chùa tọa lạc ở thôn Đắc Nhơn, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, nằm cạnh đường từ Phan Rang đi Đà Lạt, cách Phan Rang khoảng 10km. ĐT: 068.853252. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Mặt sau chùa
Thiền sư Đức Tạng (quê ở Phú Yên) khai sơn chùa vào khoảng giữa thế kỷ XIX. Chùa được vua Bảo Đại ban tấm biển “Sắc tứ Thiền Lâm Tự”. Kiến trúc chùa hiện nay do Hòa thượng Thích Huyền Tân cho trùng kiến vào năm 1959. Ở điện Phật còn một số tượng cổ bằng đồng, đất nung. Thượng tọa trụ trì Thích Đổng Hoằng đã cho trùng tu ngôi chùa những năm gần đây. Vườn chùa có tháp của Tổ Đức Tạng và Tổ Huyền Tân.
Điện Phật
Bàn thờ chư Phật, Bồ tát
Tượng đức Phật A di đà
Vườn tháp
Tháp Tổ
Biển tên chùa
Sinh hoạt gia đình Phật tử
Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Chùa cổ Thiền Lâm ở Ninh Thuận
Trải qua hơn 230 năm khai sơn và truyền thừa với biết bao thăng trầm, biến cố của thời gian, ngôi chùa cổ Thiền Lâm ở thôn Đắc Nhơn, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) vẫn giữ được sự uy nghi trước phong ba bão tố. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông và cũng là cái nôi Phật giáo của tỉnh Ninh Thuận...
Một ngày trung tuần tháng 10/2022, trong tiết trời se se lạnh của vùng đất "nắng và gió", chúng tôi theo Quốc lộ 27 từ trung tâm TP. Phan Rang-Tháp Chàm khoảng 10km về hướng Đà Lạt, để với chùa Thiên Lâm (còn gọi là Tổ đình Sắc Tứ Thiền Lâm Tự).
Theo ghi nhận của chúng tôi, chùa Thiền Lâm nằm ven con sông Dinh thơ mộng, bên một cánh rừng nhỏ dưới chân núi Ngỗng, thuộc thôn Đắc Nhơn, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận). Có thể nói, không gian và cảnh quan "sơn thủy hữu tình" nơi đây thật thanh bình, yên ả...
Chùa Thiền Lâm hơn 230 tuổi
Chị Thanh Mai - một du khách đến từ TP.HCM cho biết, đây là lần đầu tiên chị đưa gia đình đến đây. Trước đó, mấy lần gia đình chị đi du lịch tắm biển ở Vịnh Vĩnh Hy nhưng không biết có ngôi chùa cổ này. Lần nay cho thông tin nên chị đưa cả gia đình hơn 10 người đến chùa Thiền Lâm lễ Phật, cầu an...
"Vừa bước vào cổng chùa, chúng tôi cảm nhận được không gian yên tĩnh, thanh tịnh với những hàng cây xanh mát xõa bóng lên mái chùa đã nhuốm màu rêu phong. Tôi rất ấn tượng khi thấy 2 cây bồ đề cổ thụ sừng sững, uy nghi trên lối dẫn vào chánh điện. Tôi cũng bất ngờ khi biết ngôi chùa và 2 cây bồ đề này đã có có tuổi đời hơn 230 năm...", chị Thanh Mai chia sẻ.
Còn anh Trần Tâm- du khách từ Lâm Đồng xuống viếng chùa cảm nhận: "Mùi thơm của hương trầm từ chánh điện chùa Thiền Lâm tỏa ra, cộng với tiếng đại hồng chung ngân vang vang, chúng tôi cảm thấy như trút bỏ hết mọi ưu phiền của cuộc sống, cảm thấy mình như trẻ lại mấy tuổi...".
Theo tư liệu Phật giáo tỉnh Ninh Thuận, người khai sơn chùa Thiền Lâm là Tổ Liễu Minh (hiệu Đức Tạng) đời thứ 37 thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông. Tính đến nay, chùa đã trên 230 tuổi đã từng được Vua Bảo Đại sắc phong "Sắc Tứ Thiền Lâm Tự" vào năm 1941.
Theo đó, vào cuối Thế kỷ XVII, tức năm Kỷ Dậu (1789), Tổ Liễu Minh theo phong trào di dân lập ấp của chúa Nguyễn, từ miền Trung vào Nam vân du hóa đạo, truyền bá Phật pháp.
Khi ngang qua vùng đất Ma Nương (nay gọi là thôn Đắc Nhơn), nhận thấy phong cảnh hữu tình, đất đai phì nhiêu nên Tổ Liễu Minh đã dừng chân lưu lại lập thảo am để tu hành. Lúc bấy giờ chùa được xây dựng đơn sơ với thiết kế theo mô hình chữ "khẩu" có mặt quay về Đông bao gồm Chánh điện, phương trượng...
Thời điểm này chùa lấy tên là chùa Bồ Đề, với mục đích gieo trồng hạt giống Bồ Đề, làm nền tảng đạo đức cho số lưu dân. Nhưng sau đó đổi lại là chùa Thiền Lâm như ngày nay,
Tổ Liễu Minh ra sức đem giáo lý và tinh thần từ bi - hỷ xả - cứu khổ - cứu nạn của Phật giáo đến với đời sống sinh hoạt của người dân địa phương. Đồng thời, ngài cũng quy tụ nhiều lưu dân và vận động khai hoang đất đai, mở rộng vùng đất trù phú trãi dài từ Tháp Chàm đến Đồng Mé (một phần lớn của huyện Ninh Sơn ngày nay) để làm nông nghiệp, lấy lương thực phục vụ đời sống người dân.
Vào năm Gia Long thứ 7 (1808), Tổ Liễu Minh đã vận động tín đồ phật tử khắp vùng chung tay kiến thiết chùa Thiền Lâm và cho đúc Đại Hồng Chung(chuông đồng) có đường kính 0,4m cao gần 1m, có khắc dòng chữ Hán nổi: "Thiền Lâm trụ trì Liễu Minh, hiệu Đức Tạng" và hàng chữ Hán chìm: "Kiến tạo năm Mậu Thìn".
Hiện nay, chuông đồng vẫn còn ở chùa Thiền Lâm và thanh âm hàng ngày vẫn ngân vang trong mỗi sáng, chiều về...
Trải qua nhiều chư vị tổ truyền, đến Thiền sư Bảo Tạng, húy Hải Bình đảm nhiệm trụ trì thứ 7 của chùa và bắt đầu đại trùng tu chùa Thiền Lâm lần thứ nhất năm 1854. Thời điểm này, chùa dùng vật liệu chính là các loại gỗ quý được chuyển từ phủ Bình Thuận ra. Kể từ đó chùa Thiền Lâm có mặt hướng về phía Nam như ngày nay.
Từ đó, chùa Thiền Lâm trở thành trung tâm hành đạo hưng thịnh, đào tạo nhiều danh Tăng tài đức, cống hiến nhiều bậc cao Tăng với sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh, có uy tín với đạo và đời qua các thời kỳ lịch sử.
Trong đó, phải kể đến Tổ Hải Bình-Bảo Tạng và Hòa Thượng Huyền Tân. Cụ thể, Tổ Hải Bình-Bảo Tạng trụ trì thứ 7. Ngoài việc kiến thiết chùa Thiền Lâm, ngài còn làm tốt vai trò truyền giáo, khai sơn phá thạch ở nhiều địa phương khác như: chùa Linh Sơn ở núi Cà Đú-Ninh Thuận, chùa Trà Cang-Ninh Thuận, chùa Linh Sơn-Vĩnh Hảo (Bình Thuận), chùa Cổ Thạch ở Tuy Phong (Bình Thuận) và các chùa khác như: chùa Bửu Long, chùa Châu Viên, chùa Ngọc Tuyền trên núi Kỳ Vân ở phái nam vùng biển Long Hải, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ đó, chùa Thiền Lâm trở thành cơ sở giáo dục cho tông môn, được xem là Phật học viện đầu tiên của tỉnh Ninh Thuận. Những đệ tử của ngài xuất thân từ Tổ đình có không ít vị là những bậc cao tăng, đức trí vẹn toàn, có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển Phật pháp và phục vụ dân tộc.
Trong khuôn viên ngôi cổ tự, phía trước Chánh điện được trồng nhiều cây xanh trải dài ra tận bờ sông Dinh, tạo cảnh quan xanh rợp bóng mát khiến phật tử xa gần đến chùa đều thích thú...
Thượng tọa Thích Hạnh Tú, trụ trì tổ đình Sắc Tứ Thiền Lâm Tự hiện nay cho biết, vào năm Bảo Đại thứ 16 (1941), Vua Bảo Đại đã phong Sắc tứ, từ đó có chùa mang tên "Sắc Tứ Thiền Lâm Tự" như ngày nay.
"Hiện nay, sắc phong bằng tiếng Hán của vua Bảo Đại vẫn còn lưu giữ và được trưng bày trong chánh điện của chùa. Việc này như để nhắc nhở các chư tăng của chùa tiếp tục kiến thiết và bảo tồn song song với nhau, phát huy tông phong, tiếp tăng độ chúng, đưa Phật giáo tỉnh nhà nói chung ngày càng phát triển...", Thượng tọa Thích Hạnh Tú cho biết.
Một ngày trung tuần tháng 10/2022, trong tiết trời se se lạnh của vùng đất "nắng và gió", chúng tôi theo Quốc lộ 27 từ trung tâm TP. Phan Rang-Tháp Chàm khoảng 10km về hướng Đà Lạt, để với chùa Thiên Lâm (còn gọi là Tổ đình Sắc Tứ Thiền Lâm Tự).
Theo ghi nhận của chúng tôi, chùa Thiền Lâm nằm ven con sông Dinh thơ mộng, bên một cánh rừng nhỏ dưới chân núi Ngỗng, thuộc thôn Đắc Nhơn, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận). Có thể nói, không gian và cảnh quan "sơn thủy hữu tình" nơi đây thật thanh bình, yên ả...
Chánh điện và 1 trong 2 cây Bồ Đề cổ thụ xanh tươi trong sân chùa Thiền Lâm. (Ảnh: Đức Cường)
Chị Thanh Mai - một du khách đến từ TP.HCM cho biết, đây là lần đầu tiên chị đưa gia đình đến đây. Trước đó, mấy lần gia đình chị đi du lịch tắm biển ở Vịnh Vĩnh Hy nhưng không biết có ngôi chùa cổ này. Lần nay cho thông tin nên chị đưa cả gia đình hơn 10 người đến chùa Thiền Lâm lễ Phật, cầu an...
"Vừa bước vào cổng chùa, chúng tôi cảm nhận được không gian yên tĩnh, thanh tịnh với những hàng cây xanh mát xõa bóng lên mái chùa đã nhuốm màu rêu phong. Tôi rất ấn tượng khi thấy 2 cây bồ đề cổ thụ sừng sững, uy nghi trên lối dẫn vào chánh điện. Tôi cũng bất ngờ khi biết ngôi chùa và 2 cây bồ đề này đã có có tuổi đời hơn 230 năm...", chị Thanh Mai chia sẻ.
Theo tư liệu Phật giáo tỉnh Ninh Thuận, người khai sơn chùa Thiền Lâm là Tổ Liễu Minh (hiệu Đức Tạng) đời thứ 37 thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông. Tính đến nay, chùa đã trên 230 tuổi đã từng được Vua Bảo Đại sắc phong "Sắc Tứ Thiền Lâm Tự" vào năm 1941.
Theo đó, vào cuối Thế kỷ XVII, tức năm Kỷ Dậu (1789), Tổ Liễu Minh theo phong trào di dân lập ấp của chúa Nguyễn, từ miền Trung vào Nam vân du hóa đạo, truyền bá Phật pháp.
Khi ngang qua vùng đất Ma Nương (nay gọi là thôn Đắc Nhơn), nhận thấy phong cảnh hữu tình, đất đai phì nhiêu nên Tổ Liễu Minh đã dừng chân lưu lại lập thảo am để tu hành. Lúc bấy giờ chùa được xây dựng đơn sơ với thiết kế theo mô hình chữ "khẩu" có mặt quay về Đông bao gồm Chánh điện, phương trượng...
Thời điểm này chùa lấy tên là chùa Bồ Đề, với mục đích gieo trồng hạt giống Bồ Đề, làm nền tảng đạo đức cho số lưu dân. Nhưng sau đó đổi lại là chùa Thiền Lâm như ngày nay,
Mặt trước chánh điện chùa Thiền Lâm hiện nay. (Ảnh: Đức Cường)
Tổ Liễu Minh ra sức đem giáo lý và tinh thần từ bi - hỷ xả - cứu khổ - cứu nạn của Phật giáo đến với đời sống sinh hoạt của người dân địa phương. Đồng thời, ngài cũng quy tụ nhiều lưu dân và vận động khai hoang đất đai, mở rộng vùng đất trù phú trãi dài từ Tháp Chàm đến Đồng Mé (một phần lớn của huyện Ninh Sơn ngày nay) để làm nông nghiệp, lấy lương thực phục vụ đời sống người dân.
Vào năm Gia Long thứ 7 (1808), Tổ Liễu Minh đã vận động tín đồ phật tử khắp vùng chung tay kiến thiết chùa Thiền Lâm và cho đúc Đại Hồng Chung(chuông đồng) có đường kính 0,4m cao gần 1m, có khắc dòng chữ Hán nổi: "Thiền Lâm trụ trì Liễu Minh, hiệu Đức Tạng" và hàng chữ Hán chìm: "Kiến tạo năm Mậu Thìn".
Hiện nay, chuông đồng vẫn còn ở chùa Thiền Lâm và thanh âm hàng ngày vẫn ngân vang trong mỗi sáng, chiều về...
Đại Hồng Chung còn được lưu giữ và sử dụng tại chùa Thiền Lâm. (Ảnh: Đức Cường)
Trải qua nhiều chư vị tổ truyền, đến Thiền sư Bảo Tạng, húy Hải Bình đảm nhiệm trụ trì thứ 7 của chùa và bắt đầu đại trùng tu chùa Thiền Lâm lần thứ nhất năm 1854. Thời điểm này, chùa dùng vật liệu chính là các loại gỗ quý được chuyển từ phủ Bình Thuận ra. Kể từ đó chùa Thiền Lâm có mặt hướng về phía Nam như ngày nay.
Sau này, cố Hòa thượng Huyền Tân (trụ trì thứ 12 của chùa Thiền Lâm) cũng đã cho trùng tu chùa lần thứ 2 (1959), chánh điện được nới rộng thêm gian trước và xây dựng nhiều công trình phụ khác.
Trải qua thời dài do mối mọt tàn phá, một số cây gỗ dần xuống cấp, ngày 13/6/1996, một phần chánh điện bất ngờ đổ sập. Việc này kéo theo nhiều công trình phụ trợ khác cũng bị ảnh hưởng theo. Sau sự cố này, chùa được tái tạo lại với nhiều công trình kiến trúc mới dựa trên kiến trúc của của chùa...
Hiện nay chùa Thiền Lâm vẫn còn lưu giữ nhiều cổ vật thờ cúng như chuông Đại Hồng Chung, lư hương, chén bát thờ cúng và một số giấy tờ ruộng đất cùng nhiều kinh, sách cổ viết bằng chữ Hán, chữ Chăm và chữ Việt có từ thời Gia Long thứ 8 (1809).
Chùa Thiền Lâm - cái nôi Phật giáo Ninh Thuận
Sau thời gian khai sơn chùa Thiền Lâm, Tổ Liễu Minh-Đức Tạng tiếp tục khai mở đạo tràng, tiếp Tăng độ chúng, tích cực hoằng hóa độ sanh, Ngài không phân biệt người vùng miền và Chăm-Việt, bởi thế, khắp mọi nơi, ai ai cũng quý mến và quy hướng về Ngài.
Trải qua thời dài do mối mọt tàn phá, một số cây gỗ dần xuống cấp, ngày 13/6/1996, một phần chánh điện bất ngờ đổ sập. Việc này kéo theo nhiều công trình phụ trợ khác cũng bị ảnh hưởng theo. Sau sự cố này, chùa được tái tạo lại với nhiều công trình kiến trúc mới dựa trên kiến trúc của của chùa...
Hiện nay chùa Thiền Lâm vẫn còn lưu giữ nhiều cổ vật thờ cúng như chuông Đại Hồng Chung, lư hương, chén bát thờ cúng và một số giấy tờ ruộng đất cùng nhiều kinh, sách cổ viết bằng chữ Hán, chữ Chăm và chữ Việt có từ thời Gia Long thứ 8 (1809).
Chùa Thiền Lâm - cái nôi Phật giáo Ninh Thuận
Sau thời gian khai sơn chùa Thiền Lâm, Tổ Liễu Minh-Đức Tạng tiếp tục khai mở đạo tràng, tiếp Tăng độ chúng, tích cực hoằng hóa độ sanh, Ngài không phân biệt người vùng miền và Chăm-Việt, bởi thế, khắp mọi nơi, ai ai cũng quý mến và quy hướng về Ngài.
Sắc phong của Vua Bảo Đại tại chùa Thiền Lâm. (Ảnh: Đức Cường)
Từ đó, chùa Thiền Lâm trở thành trung tâm hành đạo hưng thịnh, đào tạo nhiều danh Tăng tài đức, cống hiến nhiều bậc cao Tăng với sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh, có uy tín với đạo và đời qua các thời kỳ lịch sử.
Trong đó, phải kể đến Tổ Hải Bình-Bảo Tạng và Hòa Thượng Huyền Tân. Cụ thể, Tổ Hải Bình-Bảo Tạng trụ trì thứ 7. Ngoài việc kiến thiết chùa Thiền Lâm, ngài còn làm tốt vai trò truyền giáo, khai sơn phá thạch ở nhiều địa phương khác như: chùa Linh Sơn ở núi Cà Đú-Ninh Thuận, chùa Trà Cang-Ninh Thuận, chùa Linh Sơn-Vĩnh Hảo (Bình Thuận), chùa Cổ Thạch ở Tuy Phong (Bình Thuận) và các chùa khác như: chùa Bửu Long, chùa Châu Viên, chùa Ngọc Tuyền trên núi Kỳ Vân ở phái nam vùng biển Long Hải, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Ba Bảo Tháp phía trước bên phải cổng chính dẫn vào chùa có nhục thân của Tổ Đức Tạng. (Ảnh: Đức Cường)
Từ đó, chùa Thiền Lâm trở thành cơ sở giáo dục cho tông môn, được xem là Phật học viện đầu tiên của tỉnh Ninh Thuận. Những đệ tử của ngài xuất thân từ Tổ đình có không ít vị là những bậc cao tăng, đức trí vẹn toàn, có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển Phật pháp và phục vụ dân tộc.
Từ ngôi một ngôi chùa Thiền Lâm ban đầu, đến nay toàn tỉnh Ninh Thuận đã có đến hơn 120 tổ đình, thiền viện, chùa, niệm phật đường và tịnh xá.
Giữ gìn phát huy tông phong chùa Thiền Lâm
Trải qua hơn 230 năm thăng trầm của lịch sử, chùa Thiền Lâm đã được trùng tu ngày càng khang trang và ngày càng đông phật tử cùng du khách vãn cảnh, lễ Phật.
Trước sân hiện vẫn còn hai cây bồ đề cổ thụ tỏa cành xanh rợp trước cổng tam quan. Theo những người cao tuổi ở thôn Đắc Nhơn, cặp bồ đề đại thụ này đã lớn lên cùng với "tuổi tác" của chùa Thiền Lâm. Đường kính của cặp bồ đề này khoảng gần 4 mét (khoảng 20 người lớn dang tay ôm mới giáp vòng).
Giữ gìn phát huy tông phong chùa Thiền Lâm
Trải qua hơn 230 năm thăng trầm của lịch sử, chùa Thiền Lâm đã được trùng tu ngày càng khang trang và ngày càng đông phật tử cùng du khách vãn cảnh, lễ Phật.
Trước sân hiện vẫn còn hai cây bồ đề cổ thụ tỏa cành xanh rợp trước cổng tam quan. Theo những người cao tuổi ở thôn Đắc Nhơn, cặp bồ đề đại thụ này đã lớn lên cùng với "tuổi tác" của chùa Thiền Lâm. Đường kính của cặp bồ đề này khoảng gần 4 mét (khoảng 20 người lớn dang tay ôm mới giáp vòng).
Con em phật tử làng Đắc Nhơn theo học giáo lý tại chùa Thiền Lâm, bên gốc cây bồ đề cổ thụ có đường kính khoảng 4m. (Ảnh: Đức Cường)
Trong khuôn viên ngôi cổ tự, phía trước Chánh điện được trồng nhiều cây xanh trải dài ra tận bờ sông Dinh, tạo cảnh quan xanh rợp bóng mát khiến phật tử xa gần đến chùa đều thích thú...
Thượng tọa Thích Hạnh Tú, trụ trì tổ đình Sắc Tứ Thiền Lâm Tự hiện nay cho biết, vào năm Bảo Đại thứ 16 (1941), Vua Bảo Đại đã phong Sắc tứ, từ đó có chùa mang tên "Sắc Tứ Thiền Lâm Tự" như ngày nay.
"Hiện nay, sắc phong bằng tiếng Hán của vua Bảo Đại vẫn còn lưu giữ và được trưng bày trong chánh điện của chùa. Việc này như để nhắc nhở các chư tăng của chùa tiếp tục kiến thiết và bảo tồn song song với nhau, phát huy tông phong, tiếp tăng độ chúng, đưa Phật giáo tỉnh nhà nói chung ngày càng phát triển...", Thượng tọa Thích Hạnh Tú cho biết.
Tổ Liễu Minh-Đức Tạng viên tịch vào ngày 25 tháng 5, niên hiệu Gia Long thứ 12 (1813), và được xây dựng tháp thờ tại chùa Thiền Lâm.Tháp này, xưa nay tương truyền cho rằng trong tháp không có nhục thân của Tổ, chỉ là tháp vọng. Nhưng trên thực tế, vào ngày 28/11/2008, khi chư tăng chùa Thiền Lâm tiến hành dời tháp về nơi trang nghiêm hơn thì thật ngỡ ngàng phát hiện trong tháp có một bộ hài cốt của Tổ.Chư tăng chùa Thiền Lâm có mặt lúc ấy tự nhiên đều có một cảm giác xúc động dâng trào, không ai nói với ai lời nào nhưng trong thâm tâm đều có cùng dòng suy nghĩ, đây chính là nhục thân của Tổ khai sơn.Ngay sau đó, chư tăng lập tức tiến hành nghi lễ cung nghinh Tổ về tháp mới như đã được sắp xếp trước. Qua thực tế, chúng ta mạnh dạn xác định tổ Liễu Minh – Đức Tạng là tổ khai sơn chùa thiền Lâm, nhục thân của ngài được an táng tại chùa.
Đức Cường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét