19 tháng 9, 2021

Tịnh xá Trung Tâm

Tên thường gọi: Tịnh xá Trung Tâm

Tịnh xá tọa lạc tại số 21 đường Nguyễn Trung Trực, phường 5, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8941552, 08.8943144. Tịnh xá thuộc hệ phái Khất sĩ, Giáo đoàn 4.

Toàn cảnh Tịnh Xá


Tam quan tịnh xá

Tịnh Xá Trung Tâm

Mặt tiền Tịnh xá

Tịnh xá được xây dựng trong khoảng 10 năm, bắt đầu từ tháng 4 năm 1965, trên một khu đất rộng 5490 m2 do bà Diệu Kiến phát tâm cúng dường.

Thượng tọa Thích Giác Toàn và Thượng tọa Thích Giác Phúc đã tổ chức trùng tu, mở rộng tịnh xá vào năm 1980. Ngôi chánh điện xây kiểu tháp bát giác 2 tầng theo họa đồ của kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện. Tầng trên là điện Phật, tôn trí bảo tượng đức Phật Thích Ca, chung quanh tường có 8 bức phù điêu (mỗi bức cao 2,20m, dài 4,50m) giới thiệu cuộc đời đức Phật do các điêu khắc gia Minh Dung và Hai Long thực hiện. Phía sau điện Phật có tượng Bồ tát đản sanh và căn phòng thờ Cửu huyền thất tổ, ở giữa có tháp thờ Bồ tát Địa Tạng. Tầng trệt là giảng đường, có đặt tượng thờ đức Tổ sư Minh Đăng Quang.



Điện Phật

Bàn thờ tổ sư Minh Đăng Quang

Tượng Tổ Sư Minh Đăng Quang

Tháp xá lợi Phật

Xá lợi Phật được thờ trong Bảo Tháp Ngọc Phật

Tượng Bồ Tát Quan Âm


Bảo tháp Ngọc Phật

Sân trước chùa có bảo tượng Bồ tát Quan Thế Âm cao 9m, đứng trên đài sen cao 3m.

Từ Tam quan vào, Bảo tháp Ngọc Phật được xây dựng bên trái, cạnh cây Bồ-đề được trồng từ năm 1965 đến nay cành lá xum xuê, quanh năm tỏa bóng mát. Bảo tháp xây hình bát giác, cao chín tầng, tượng trưng cho Bát chánh đạo và Cửu phẩm Liên hoa. Thượng tọa Thích Giác Toàn, trụ trì Tịnh xá Trung Tâm cho biết Tịnh xá dự kiến xây dựng ngôi Bảo tháp vào năm 1980 để phụng thờ Ngọc Xá Lợi Phật được Trưởng lão Narada tặng Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam vào năm 1965.

18 năm sau, vào ngày 20 tháng 7 năm Mậu Dần (10 – 9 – 1998), Bảo tháp mới được khởi công xây dựng do Hòa thượng Thích Giác Phúc chứng minh, Thượng tọa Thích Giác Toàn chủ trì. Bảo tháp do kiến trúc sư Trần Tuấn Anh (pháp danh Chúc Lạc) thiết kế họa đồ kiến trúc, Thượng tọa Thích Giác Tuệ quản lý thi công, Đạo hữu Minh Thạnh và nhóm thợ thực hiện công trình.

Tuệ Tĩnh đường và phòng phát hành kinh sách

Đại hồng chung trong bảo tháp Ngọc Phật

Thượng tọa trụ trì Thích Giác Toàn giảng pháp

Đi kinh hành

Tượng Thái tử đản sanh


Lễ đài Phật đản PL.2538

Bảo tháp cao 37m, đường kính chân tháp 7m, kể cả lan can là 9,8m. Cầu thang đi lên 9 tầng tháp được thiết kế bên ngoài. Các phòng ở mỗi tầng của tháp được tôn trí như sau:
  • Tầng 9: Bảo tượng đức Bổn sư , ngọc Xá Lợi Phật và đất thiêng (do phái đoàn Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thỉnh về năm 1994 từ 4 thánh tích ở Ấn Độ: đản sinh, thành đạo, chuyển pháp luân và nhập Niết bàn), 8 bức phù điêu cuộc đời đức Phật quanh đỉnh tháp (do gia đình nghệ nhân Minh Dung thực hiện).
  • Tầng 8: Thờ Pháp Bảo Tam Tạng.
  • Tầng 7: Bảo tượng Tổ sư Minh Đăng Quang, linh vị chư Trưởng lão đại đệ tử của Tổ sư và các đức Thầy trưởng các Giáo đoàn đầu tiên.
  • Tầng 6: Di ảnh, linh vị, y bát, tro tàn Xá lợi cố Đại lão Hòa thượng Thích Giác Nhu (1912 – 1997) cùng chư Tôn Đức Giáo phẩm và chư Tăng.
  • Tầng 5: Đại hồng chung nặng 1200 kg, cao 2,2m, đường kính 1,20m do gia đình Phật tử Phước Thiện – Hiếu Hạnh dâng cúng và Phật tử Nguyễn Văn Sở, nghệ nhân đúc chuông ở Huế thực hiện.
  • Tầng 4: Đại Tạng Kinh chữ Pàli và tiếng Anh.
  • Tầng 3: Đại Tạng Kinh chữ Hán.
  • Tầng 2: Đại Tạng Kinh Việt Nam và các kinh sách phổ thông dành cho Tăng Ni.
  • Tầng 1: Đại Tạng Kinh Việt Nam và các kinh sách phổ thông dành cho Phật tử.

Lễ dâng y


Thiếu nhi dâng hoa trong lễ dâng y


Lễ dâng y

Chư tăng trong lễ dâng y

Chư tăng thọ trai

Phật tử thọ trai

Đi bát hội

Bảo tháp Ngọc Phật ở Tịnh xá Trung Tâm khánh thành vào ngày 01 & 02 – 9 năm Kỷ Mão (09 & 10 – 10 – 1999). Đây là ngôi tháp đẹp, cao, thanh thoát với ngọn đuốc Chân Lý tỏa sáng huyền diệu thiên thu.

Tịnh xá thuộc hệ phái Tăng già Khất sĩ do Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập. Theo sách Tiểu sử Danh tăng Việt Nam thế kỷ XX (Thích Đồng Bổn chủ biên, TP. Hồ Chí Minh, 1996), Ngài thế danh là Nguyễn Thành Đạt, sinh ngày 26 – 9 năm Quý Hợi (1923) tại làng Phú Hậu (Vĩnh Long). Sau nhiều năm nghiên cứu kinh tạng và đường lối y bát chơn truyền của đức Phật, năm 1944, Ngài đã ngộ chứng được lối đạo dung hòa kết hợp truyền thống cao đẹp của hai hệ phái Bắc tông và Nam tông để lập nên phái Khất sĩ mang riêng bản sắc Việt Nam.

“Nối truyền Thích Ca chánh pháp
Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam ”

Lễ cung đón Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Phái đoàn Phật giáo Quốc Tế thuộc Tăng thân Làng Mai (Pháp)




Lễ tiếp Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại chánh điện


Lễ cung thỉnh Thiền sư Thích Nhất Hạnh lên chánh điện



Thiền sư Thích Nhất Hạnh đang thuyết giảng


Chư Tăng Ni và Phật tử nghe giảng pháp


Chư Tăng Ni nghe giảng pháp






Lễ cung đón Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Trong hàng đệ tử ban đầu của Ngài, có nhiều vị đã lập những đoàn du tăng hành đạo khắp miền Trung và miền Nam như các Ngài: Giác Tánh, Giác Chánh, Giác Nhu, Giác Tịnh, Giác An, Giác Nhiên, Giác Lý, Giác Đức… Bên Ni giới có Ni trưởng Huỳnh Liên, Bạch Liên, Thanh Liên, Kim Liên, Ngân Liên, Chơn Liên…

Cho đến nay, hệ phái Khất sĩ đã có khoảng 500 tịnh xá, tịnh thất từ Quảng Trị đến Minh Hải. Tịnh xá Trung Tâm nguyên là trụ sở trung ương của Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam từ năm 1966 đến năm 1981. 

Tịnh xá ngày nay là một danh lam ở thành phố, thường xuyên đón tiếp đông đảo Tăng, Ni, Phật tử, du khách trong nước, nước ngoài đến tham quan, chiêm bái.


Chư Tăng Ni nghe giảng pháp


Phật tử nghe giảng pháp


TT Thích Giác Toàn phát biểu





Lễ Phật

Tặng quà lưu niệm

Tặng quà lưu niệm

Tặng quà lưu niệm

Lễ cung thỉnh Thiền sư Thích Nhất Hạnh vào giảng đường


Thiền sư Thích Nhất Hạnh và TT Thích Giác Toàn

Thiền sư Thích Nhất Hạnh thăm thư viện

Lưu ảnh kỉ niệm tai Tịnh Xá Trung Tâm ngày 01-02-Giáp Thân (2004)

Phòng triển lãm

Học viên trường nghiệp vụ Du lịch thăm tịnh xá

Tọa thiền

Đức Trưởng Lão Nhị Tổ Giác Chánh

Cây bồ đề

Cây sa la

Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét