Từ Ngã 3 An Trạch - An Hiệp, Châu Thành dài đến Na A Tưng - Kế Sách, miên man dải đất giồng vốn được xem là một trong những vùng thủy tổ của tỉnh Sóc Trăng, nơi từng hiện hữu một bến sông lớn - Kompong Thom với thương cảng sầm uất. Vùng đất 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng đoàn kết sinh sống lâu đời, với những bản sắc vừa riêng biệt, vừa giao thoa hòa quyện để tạo nên những nét độc đáo lạ thường. Đặc biệt đi đâu trên những xóm làng rợp mát bóng tre, xòe ô thốt nốt, những tàn tích xưa cũ này, chúng ta đều dễ dàng được nghe những câu chuyện ly kỳ. Như sự tích về “ Chiếc cồng vàng” tạo âm vang từ lòng đất, bắt nguồn cho Lễ hội Thák Côn - Cúng Dừa sau này. Bà con ở ấp Giồng Chát - Phú Tâm từng đào gặp một chiếc tàu buôn lớn với nhiều cổ vật. Trên cánh đồng vắng vẻ, tháng hạn bốn bề khô cạn, nhưng ở giữa vẫn sóng sánh một dòng nước, người dân gọi là Giếng Tiên…
Và trong dòng chảy của thời gian, không gian hư hư thực thực ấy là câu chuyện của hàng trăm năm trước, khi vùng đất giồng An Trạch vẫn còn thưa thớt lắm. Một lần người dân địa phương cùng nhau vỡ đất hoang làm nơi cấy trồng đã phát hiện một pho tượng khác lạ. Chẳng phải hình hài của một vị Tiên Phật, Chư tăng, hay linh vật thường thấy mà đó là một phiến đá mang dáng dấp của một tòa tháp 5 tầng, với một điều đặc biệt là mỗi tầng đều có 4 mặt, mỗi mặt là một vị thần ngự trị. 4 tầng trên là các bức tượng ngồi, riêng tầng cuối cùng lại đứng và có vóc dáng to hơn. Nhưng tất cả đều có một điểm chung là cùng nhìn ra ngoài như muốn quan sát cả thế gian. Bà con cho là điềm lành, đấng linh thiêng nên đem dâng vào Chùa. Vị sư trụ trì - Thượng tọa Thạch Bonl kể “Và đó cũng là nguồn gốc tên gọi bổn tự của chúng tôi: chùa Bốn Mặt”.
Chùa Bốn Mặt còn có tên gọi là Chùa NeRei, Ba Rai, Buôl Pres Phek hay gọi đầy đủ là Prés on Prés Buôl Prés Phék tọa lạc tại ấp Phước Thuận, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, cách trung tâm tỉnh lỵ Sóc Trăng chừng 7km theo hướng trở ra Quốc lộ 1A, rồi đi về huyện Kế Sách. Chùa được xây dựng vào năm 1537 trên diện tích gần 7 ha.
Với hình ảnh đầu tiên vừa đem đến cảm giác tò mò thích thú vừa lạ lẫm sợ hãi khi đặt chân đến Bổn tự này là hình tượng rắn 9 đầu tạo thành hành lang dẫn vào chùa. Rắn 9 đầu hay còn gọi là rắn Thần Nagar. Theo truyền thuyết, có công che mưa cho đức Phật khi ngài ngồi thiền. Theo quan niệm của đồng bào Khmer, rắn Nagar biểu trưng cho sự thịnh vượng, xua đi tà khí, dẫn đến cõi thiên đường.
Đi qua hành lang rắn Nagar, bước vào cổng chùa là ngôi chánh điện với màu sắc khá khác lạ - một màu vàng rực rỡ sang trọng. Dù vậy, chánh điện chùa vẫn giữ được kiến trúc nguyên thủy in đậm dấu ấn Phật giáo Nam tông từ lúc ban đầu xây dựng cho đến ngày nay với kết cấu gạch, nước, cát, rơm và vôi. Kết cấu mái chùa được xây dựng theo dạng tam cấp, mái chồng lên mái có 3 lớp. Ở viền mái và các góc cạnh được trang trí và điêu khắc công phu các hình nét mô phỏng hình tượng rồng theo mô típ của loài cá Poonco.
Bên dưới tầng mái được chạm trổ công phu các hình tượng tiên nữ Keynor, mình chim có gương mặt phúc hậu mang yếu tố thẩm mỹ và các chim thần Krud, mình người có đầu, chân và hai cánh của chim. Chim thần Krud có miệng ngậm hồng ngọc, đứng bên dưới vị trí tiếp giáp của mái và các trụ cột, biểu trưng cho sức mạnh giơ tay nâng đỡ mái chùa.
Đặc biệt, một điểm nhấn rất dễ nhận diện chính là vị trí cao nhất, nổi bật nhất trên đỉnh của chùa: Đầu tượng Phật Bốn Mặt gọi là Maha Prum. Đây vừa là biểu tượng tên gọi của Bổn tự vừa tượng trưng cho đức Phật luôn ở trên cao nhìn ra 4 hướng, Đông - Tây - Nam - Bắc, thấy rõ thế gian để phổ độ chúng sinh. Ở đây không chỉ có một Maha Prum được đặt ở nơi cao nhất, mà xung quanh bổn tự, chúng ta còn nhìn thấy những tượng Phật Bốn Mặt nhỏ hơn. Và “Bốn Mặt” quý nhất chính là “Bảo tháp 5 tầng với 20 vị chư Phật nhìn ra 4 hướng” được đặt linh thiêng trong chánh điện. Và cũng theo Thượng tọa Thạch Bonl là “Pho tượng cũng kỳ bí lắm, có hôm du khách đến chụp ảnh mà “tượng không cho” là không chụp được đâu”. Có người loay hoay hoài mà máy cứ bị trục trặc cái này cái nọ, có người khi chụp được thì nhòe nhòe chẳng nhìn thấy đường nét chi hết”. Còn Ông La Thông - một thành viên trong Ban Quản trị chùa - một trong những người thường xuyên lui tới coi sóc nơi này kể: “Hồi trước có cặp vợ chồng hiếm muộn, đi chữa trị cầu khấn khắp nơi, đằng đẳng hàng chục năm trời nhưng con thì vẫn không có. Một lần đến đây, quỳ trước Bảo tháp 5 tầng thành tâm khấn nguyện, chẳng bao lâu sau họ sinh được cậu con trai thật khôi ngô”.
Theo các tài liệu nghiên cứu trước đây khoảng thế kỷ thứ V, thứ VI sau công nguyên, Đạo Bà La Môn suy tàn và Phật giáo Nam tông bắt đầu phát triển, ngày càng hưng thịnh. Tượng thần Phật Bốn Mặt hay Tháp Bốn Mặt chính là sự lưu truyền lại của Bà La Môn giáo. Nếu như vậy, thì Tháp Bốn Mặt Phật này cũng có thể có cách nay hơn 1.000 năm. Trong khi trước cổng sau ngôi chùa còn phiến đá ghi lại Tượng tháp Bốn Mặt được thấy vào năm 1537, tức là cách nay cũng gần 400 năm.
Và cũng chính ông La Thông là người dẫn tôi đến “Kỳ quan thứ 2 của Bổn tự này - Truyền thuyết Giếng Tiên”. Thay vì đi ngược ra cổng để vòng ra tỉnh lộ thì chúng tôi quyết định đi bằng cổng sau của Chùa, chính vì vậy mà còn được khám phá bao điều thú vị: Những cây Đào Hồng Nhung - mà ngay các vị sư ở đây cũng không xác định chính xác là có nguồn gốc từ đâu? Ai trồng? Trồng tự khi nào? Chỉ biết rằng quanh năm xanh mát sân chùa, đến khi cuối hè thì cho trái đỏ nâu, cơm mềm, mùi thơm dịu và có vị ngọt thanh rất hấp dẫn. Theo một số tài liệu Đào Hồng Nhung hay Hồng Nhung là một loại cây gỗ họ Thị, với tên khoa học là Diospyros Phillippensis, nhiều người Việt gọi là Thị Phillippines. Đây là một loại đặc hữu của Phillippines, phân bố tự nhiên ở các khu rừng nguyên sinh, vùng thấp của các đảo với tên gọi bản địa phổ biến là Batobankilang. Ở Việt Nam loại cây này vẫn còn khá hiếm, nhưng tại chùa Bốn Mặt - Châu Thành, Sóc Trăng hiện đã có trên trăm cây và những cây đầu tiên đã trên trăm tuổi.
Quanh những gốc Hồng Nhung hay dưới mái vòm cổ tự chúng ta còn được chiêm ngưỡng những công trình điêu khắc, chạm trổ gỗ hết sức độc đáo của các vị sư và các nghệ nhân trong vùng.
Và khi những tán Hồng Nhung vừa khuất dạng sau những bước chân trên đường cát, chúng tôi vẫn còn chưa hết ngẩn ngơ trước nét tinh vi độc đáo được tạo hình từ những thớ gỗ thì một cảnh tượng lạ thường khác lại hiện ra trước mắt. Một cánh đồng gần như trơ trọi, xung quanh chỉ có những bờ cây dại, tất cả đều khô cạn nhưng chính giữa vẫn tồn tại một mương nước chạy dài, người dân trong vùng gọi đó là “Giếng Tiên” hay cụ thể hơn là “Giếng Tiên Bà”. Có khá nhiều truyền thuyết, câu chuyện được kể về sự tích này. Sau đây là một tương truyền được ghi trong địa chí Sóc Trăng, xuất bản năm 2012.
“Tương truyền, ngày xưa ở vùng Vũng Thơm không có nước ngọt, dân sống nghèo nàn, lạc hậu, cơ cực vì đất không sinh sôi nảy nở được gì. Dân chúng ngày đêm van nài trời Phật xin cầu giúp cho một mạch nước trong lành.
Lời khẩn cầu thấu đến Ngọc Hoàng, Ngài đang nghĩ cách giúp đỡ, thì vị tiên Nam Tào vào tâu rằng: Tiên Ông chăn trâu và Tiên Bà giặt lụa hiềm khích nhau. Tiên Ông cho rằng Tiên Bà giặt lụa làm nước dơ, trâu uống không được. Tiên Bà bảo Tiên Ông lùa trâu xuống nước làm đục nước không giặt lụa được.
Nghe xong, Ngọc Hoàng truyền rằng:
Để biết ai phải ai quấy, truyền cho Tiên Ông và Tiên Bà, nội trong đêm rằm mỗi bên phải đào một cái giếng trữ nước ngọt cho vùng Vũng Thơm. Bên nào đào sâu, nước nhiều sẽ thắng kiện.
Trăng vừa ló dạng thì hai toán Tiên Ông và Tiên Bà cưỡi mây hạ phàm lặng lẽ chọn nơi và bắt đầu đào.
Trời khuya dần, các Tiên Ông lo ngại, không biết giếng của Tiên Bà có lớn và sâu hơn giếng của mình không? Vị Tiên chỉ huy sai một vị sang bên kia xem. Bên này, các Tiên Bà lo đào mải miết, mồ hôi nhễ nhại, phải cởi xiêm y cho đỡ nực và đỡ vướng víu, vô tình khiến ông Tiên đi dò xét thấy thích thú, trố mắt nhìn quên đi cả phận sự.
Các vị Tiên chờ mãi không thấy vị Tiên đi dò xét về, nghi có điều bất trắc, nên vội phái một vị Tiên nữa đi tìm. Thế là lại mất hút thêm một vị nữa. Lần lượt vị nào đi tìm cũng quên trở về, khiến công việc đào giếng không làm được bao nhiêu.
Thời giờ trôi qua, gà gáy sáng vang trong xóm, các vị Tiên không thể ở lâu dưới trần gian, phải thu xếp để trở về thượng giới. Sự thắng thua đã rõ ràng: giếng Tiên Ông nhỏ và cạn, giếng Tiên Bà rộng và sâu.
Nhờ hai giếng ấy, người dân Vũng Thơm trồng trọt hoa màu tươi tốt, cuộc sống từ ấy sung túc hơn.
Ngoài ra còn một số giả thuyết, truyền thuyết không kém phần ly kỳ về sự tích Giếng Tiên.
Truyền thuyết không tránh khỏi thực hư - nhiều khi chỉ là sản phẩm từ trí tưởng tượng phong phú của con người, nhưng lại lý giải nhiều điều về cuộc sống thực tại. Chẳng hạn Tiên Ông đào Giếng thua Tiên Bà, cùng lời thách đố về cưới hỏi nên dẫn đến tục lệ con trai phải đến cầu hôn con gái. Đạo Mẫu - đề cao công đức người Mẹ… Đặc biệt là tư tưởng xem trọng nguồn nước của đồng bào Khmer.
Ông La Thông kể thêm: “Mấy năm trước, bà con xung quanh còn tận dụng để trồng sen khi mưa về nhiều nước. Còn giờ thì gần như quanh năm trơ trọi, ít người lui tới. Đấy là Giếng Tiên Bà, còn Giếng Tiên Ông - từ thuở ban đầu đã nhỏ và cạn hơn nên giờ càng khó lần ra dấu tích”. Vật đổi sao dời, tuy nhiên câu chuyện về hàng trăm năm trước - khi nơi đây là nguồn nước nuôi sống cả làng cũng như cuộc chiến của Tiên Ông - Tiên Bà để tạo nên Giếng Tiên… vẫn luôn được đồng bào lưu truyền, như một sự tưởng nhớ công ơn tổ tiên, những người đi tìm nguồn sống cho con cháu hôm nay. Nhưng truyền thuyết thì vẫn văng vẳng trong dân gian và du khách đến đây sẽ ít nhiều cảm nhận những điều khác lạ, một cái gì đó khá huyền bí từ lối vào đến cảnh vật xung quanh.
Bên cạnh những câu chuyện “Nhuốm màu cổ tích”, thì quanh Bổn tự này còn bao điều thú vị. Đó là làng nghề vẽ tranh trên kiếng độc đáo của bà con Khmer tại ấp Phước Thuận. Trải dài dưới những lũy tre là những gia đình làm nghề đan đát, những đôi tay thoăn thoắt, khéo léo, điệu nghệ với những cọng nan mỏng manh từ tre trúc để tạo nên các sản phẩm thủ công sắc sảo. Đặc biệt, nếu đến đây đúng vào dịp bà con địa phương chuẩn bị đón Lễ Ooc om boc cổ truyền, du khách còn được ghé thăm làng nghề đâm cốm dẹp ở ấp Phước Quới. Biết thêm về cách thức trồng lúa nếp và lựa chọn nguyên liệu, cách rang, cách giã để cho ra những hạt cốm nồng ấm, thơm lừng mùi hương đồng nội. Tiếng chày giã cốm hòa lẫn với tiếng réo gọi “Hầy dơ” của hàng trăm trai tráng là vận động viên ghe Ngo đang ôn lại các bài kỹ chiến thuật, rèn luyện sức bền ngay trong khuôn viên bổn tự, chờ ngày hội đua chung vui so tài với bè bạn.
Thực - Hư, tất cả cùng hòa quyện sẽ đem đến cho du khách những ấn tượng khó quên khi đến với chùa Bốn Mặt - Châu Thành - Sóc Trăng.
Tài liệu tham khảo:
[1]. Địa chí tỉnh Sóc Trăng 2012.
[2]. Lời kể của Trụ trì và các vị sư, Ban quản trị Chùa Bốn Mặt.
[3]. Tham thảo một số bài viết của Anh, Chị đồng nghiệp trên mạng Internet.
Chánh điện chùa Bốn Mặt; Ảnh: Lý Thị Phương
Và trong dòng chảy của thời gian, không gian hư hư thực thực ấy là câu chuyện của hàng trăm năm trước, khi vùng đất giồng An Trạch vẫn còn thưa thớt lắm. Một lần người dân địa phương cùng nhau vỡ đất hoang làm nơi cấy trồng đã phát hiện một pho tượng khác lạ. Chẳng phải hình hài của một vị Tiên Phật, Chư tăng, hay linh vật thường thấy mà đó là một phiến đá mang dáng dấp của một tòa tháp 5 tầng, với một điều đặc biệt là mỗi tầng đều có 4 mặt, mỗi mặt là một vị thần ngự trị. 4 tầng trên là các bức tượng ngồi, riêng tầng cuối cùng lại đứng và có vóc dáng to hơn. Nhưng tất cả đều có một điểm chung là cùng nhìn ra ngoài như muốn quan sát cả thế gian. Bà con cho là điềm lành, đấng linh thiêng nên đem dâng vào Chùa. Vị sư trụ trì - Thượng tọa Thạch Bonl kể “Và đó cũng là nguồn gốc tên gọi bổn tự của chúng tôi: chùa Bốn Mặt”.
Tượng Phật Bốn Mặt Maha Prum. Ảnh: Thanh Tú
Chùa Bốn Mặt còn có tên gọi là Chùa NeRei, Ba Rai, Buôl Pres Phek hay gọi đầy đủ là Prés on Prés Buôl Prés Phék tọa lạc tại ấp Phước Thuận, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, cách trung tâm tỉnh lỵ Sóc Trăng chừng 7km theo hướng trở ra Quốc lộ 1A, rồi đi về huyện Kế Sách. Chùa được xây dựng vào năm 1537 trên diện tích gần 7 ha.
Với hình ảnh đầu tiên vừa đem đến cảm giác tò mò thích thú vừa lạ lẫm sợ hãi khi đặt chân đến Bổn tự này là hình tượng rắn 9 đầu tạo thành hành lang dẫn vào chùa. Rắn 9 đầu hay còn gọi là rắn Thần Nagar. Theo truyền thuyết, có công che mưa cho đức Phật khi ngài ngồi thiền. Theo quan niệm của đồng bào Khmer, rắn Nagar biểu trưng cho sự thịnh vượng, xua đi tà khí, dẫn đến cõi thiên đường.
“Báu vật” của Chùa Bốn Mặt - Bảo Tháp 5 tầng. Ảnh: Nguyễn Dũng
Đi qua hành lang rắn Nagar, bước vào cổng chùa là ngôi chánh điện với màu sắc khá khác lạ - một màu vàng rực rỡ sang trọng. Dù vậy, chánh điện chùa vẫn giữ được kiến trúc nguyên thủy in đậm dấu ấn Phật giáo Nam tông từ lúc ban đầu xây dựng cho đến ngày nay với kết cấu gạch, nước, cát, rơm và vôi. Kết cấu mái chùa được xây dựng theo dạng tam cấp, mái chồng lên mái có 3 lớp. Ở viền mái và các góc cạnh được trang trí và điêu khắc công phu các hình nét mô phỏng hình tượng rồng theo mô típ của loài cá Poonco.
Bên dưới tầng mái được chạm trổ công phu các hình tượng tiên nữ Keynor, mình chim có gương mặt phúc hậu mang yếu tố thẩm mỹ và các chim thần Krud, mình người có đầu, chân và hai cánh của chim. Chim thần Krud có miệng ngậm hồng ngọc, đứng bên dưới vị trí tiếp giáp của mái và các trụ cột, biểu trưng cho sức mạnh giơ tay nâng đỡ mái chùa.
Những ngày mưa “Giếng Tiên Bà” trở thành nơi vui đùa của những chú mục đồng - trẻ chăn trâu
Đặc biệt, một điểm nhấn rất dễ nhận diện chính là vị trí cao nhất, nổi bật nhất trên đỉnh của chùa: Đầu tượng Phật Bốn Mặt gọi là Maha Prum. Đây vừa là biểu tượng tên gọi của Bổn tự vừa tượng trưng cho đức Phật luôn ở trên cao nhìn ra 4 hướng, Đông - Tây - Nam - Bắc, thấy rõ thế gian để phổ độ chúng sinh. Ở đây không chỉ có một Maha Prum được đặt ở nơi cao nhất, mà xung quanh bổn tự, chúng ta còn nhìn thấy những tượng Phật Bốn Mặt nhỏ hơn. Và “Bốn Mặt” quý nhất chính là “Bảo tháp 5 tầng với 20 vị chư Phật nhìn ra 4 hướng” được đặt linh thiêng trong chánh điện. Và cũng theo Thượng tọa Thạch Bonl là “Pho tượng cũng kỳ bí lắm, có hôm du khách đến chụp ảnh mà “tượng không cho” là không chụp được đâu”. Có người loay hoay hoài mà máy cứ bị trục trặc cái này cái nọ, có người khi chụp được thì nhòe nhòe chẳng nhìn thấy đường nét chi hết”. Còn Ông La Thông - một thành viên trong Ban Quản trị chùa - một trong những người thường xuyên lui tới coi sóc nơi này kể: “Hồi trước có cặp vợ chồng hiếm muộn, đi chữa trị cầu khấn khắp nơi, đằng đẳng hàng chục năm trời nhưng con thì vẫn không có. Một lần đến đây, quỳ trước Bảo tháp 5 tầng thành tâm khấn nguyện, chẳng bao lâu sau họ sinh được cậu con trai thật khôi ngô”.
Theo các tài liệu nghiên cứu trước đây khoảng thế kỷ thứ V, thứ VI sau công nguyên, Đạo Bà La Môn suy tàn và Phật giáo Nam tông bắt đầu phát triển, ngày càng hưng thịnh. Tượng thần Phật Bốn Mặt hay Tháp Bốn Mặt chính là sự lưu truyền lại của Bà La Môn giáo. Nếu như vậy, thì Tháp Bốn Mặt Phật này cũng có thể có cách nay hơn 1.000 năm. Trong khi trước cổng sau ngôi chùa còn phiến đá ghi lại Tượng tháp Bốn Mặt được thấy vào năm 1537, tức là cách nay cũng gần 400 năm.
Và cũng chính ông La Thông là người dẫn tôi đến “Kỳ quan thứ 2 của Bổn tự này - Truyền thuyết Giếng Tiên”. Thay vì đi ngược ra cổng để vòng ra tỉnh lộ thì chúng tôi quyết định đi bằng cổng sau của Chùa, chính vì vậy mà còn được khám phá bao điều thú vị: Những cây Đào Hồng Nhung - mà ngay các vị sư ở đây cũng không xác định chính xác là có nguồn gốc từ đâu? Ai trồng? Trồng tự khi nào? Chỉ biết rằng quanh năm xanh mát sân chùa, đến khi cuối hè thì cho trái đỏ nâu, cơm mềm, mùi thơm dịu và có vị ngọt thanh rất hấp dẫn. Theo một số tài liệu Đào Hồng Nhung hay Hồng Nhung là một loại cây gỗ họ Thị, với tên khoa học là Diospyros Phillippensis, nhiều người Việt gọi là Thị Phillippines. Đây là một loại đặc hữu của Phillippines, phân bố tự nhiên ở các khu rừng nguyên sinh, vùng thấp của các đảo với tên gọi bản địa phổ biến là Batobankilang. Ở Việt Nam loại cây này vẫn còn khá hiếm, nhưng tại chùa Bốn Mặt - Châu Thành, Sóc Trăng hiện đã có trên trăm cây và những cây đầu tiên đã trên trăm tuổi.
Quanh những gốc Hồng Nhung hay dưới mái vòm cổ tự chúng ta còn được chiêm ngưỡng những công trình điêu khắc, chạm trổ gỗ hết sức độc đáo của các vị sư và các nghệ nhân trong vùng.
Và khi những tán Hồng Nhung vừa khuất dạng sau những bước chân trên đường cát, chúng tôi vẫn còn chưa hết ngẩn ngơ trước nét tinh vi độc đáo được tạo hình từ những thớ gỗ thì một cảnh tượng lạ thường khác lại hiện ra trước mắt. Một cánh đồng gần như trơ trọi, xung quanh chỉ có những bờ cây dại, tất cả đều khô cạn nhưng chính giữa vẫn tồn tại một mương nước chạy dài, người dân trong vùng gọi đó là “Giếng Tiên” hay cụ thể hơn là “Giếng Tiên Bà”. Có khá nhiều truyền thuyết, câu chuyện được kể về sự tích này. Sau đây là một tương truyền được ghi trong địa chí Sóc Trăng, xuất bản năm 2012.
“Tương truyền, ngày xưa ở vùng Vũng Thơm không có nước ngọt, dân sống nghèo nàn, lạc hậu, cơ cực vì đất không sinh sôi nảy nở được gì. Dân chúng ngày đêm van nài trời Phật xin cầu giúp cho một mạch nước trong lành.
Lời khẩn cầu thấu đến Ngọc Hoàng, Ngài đang nghĩ cách giúp đỡ, thì vị tiên Nam Tào vào tâu rằng: Tiên Ông chăn trâu và Tiên Bà giặt lụa hiềm khích nhau. Tiên Ông cho rằng Tiên Bà giặt lụa làm nước dơ, trâu uống không được. Tiên Bà bảo Tiên Ông lùa trâu xuống nước làm đục nước không giặt lụa được.
Nghe xong, Ngọc Hoàng truyền rằng:
Để biết ai phải ai quấy, truyền cho Tiên Ông và Tiên Bà, nội trong đêm rằm mỗi bên phải đào một cái giếng trữ nước ngọt cho vùng Vũng Thơm. Bên nào đào sâu, nước nhiều sẽ thắng kiện.
Trăng vừa ló dạng thì hai toán Tiên Ông và Tiên Bà cưỡi mây hạ phàm lặng lẽ chọn nơi và bắt đầu đào.
Trời khuya dần, các Tiên Ông lo ngại, không biết giếng của Tiên Bà có lớn và sâu hơn giếng của mình không? Vị Tiên chỉ huy sai một vị sang bên kia xem. Bên này, các Tiên Bà lo đào mải miết, mồ hôi nhễ nhại, phải cởi xiêm y cho đỡ nực và đỡ vướng víu, vô tình khiến ông Tiên đi dò xét thấy thích thú, trố mắt nhìn quên đi cả phận sự.
Các vị Tiên chờ mãi không thấy vị Tiên đi dò xét về, nghi có điều bất trắc, nên vội phái một vị Tiên nữa đi tìm. Thế là lại mất hút thêm một vị nữa. Lần lượt vị nào đi tìm cũng quên trở về, khiến công việc đào giếng không làm được bao nhiêu.
Thời giờ trôi qua, gà gáy sáng vang trong xóm, các vị Tiên không thể ở lâu dưới trần gian, phải thu xếp để trở về thượng giới. Sự thắng thua đã rõ ràng: giếng Tiên Ông nhỏ và cạn, giếng Tiên Bà rộng và sâu.
Nhờ hai giếng ấy, người dân Vũng Thơm trồng trọt hoa màu tươi tốt, cuộc sống từ ấy sung túc hơn.
Ngoài ra còn một số giả thuyết, truyền thuyết không kém phần ly kỳ về sự tích Giếng Tiên.
Truyền thuyết không tránh khỏi thực hư - nhiều khi chỉ là sản phẩm từ trí tưởng tượng phong phú của con người, nhưng lại lý giải nhiều điều về cuộc sống thực tại. Chẳng hạn Tiên Ông đào Giếng thua Tiên Bà, cùng lời thách đố về cưới hỏi nên dẫn đến tục lệ con trai phải đến cầu hôn con gái. Đạo Mẫu - đề cao công đức người Mẹ… Đặc biệt là tư tưởng xem trọng nguồn nước của đồng bào Khmer.
Ông La Thông kể thêm: “Mấy năm trước, bà con xung quanh còn tận dụng để trồng sen khi mưa về nhiều nước. Còn giờ thì gần như quanh năm trơ trọi, ít người lui tới. Đấy là Giếng Tiên Bà, còn Giếng Tiên Ông - từ thuở ban đầu đã nhỏ và cạn hơn nên giờ càng khó lần ra dấu tích”. Vật đổi sao dời, tuy nhiên câu chuyện về hàng trăm năm trước - khi nơi đây là nguồn nước nuôi sống cả làng cũng như cuộc chiến của Tiên Ông - Tiên Bà để tạo nên Giếng Tiên… vẫn luôn được đồng bào lưu truyền, như một sự tưởng nhớ công ơn tổ tiên, những người đi tìm nguồn sống cho con cháu hôm nay. Nhưng truyền thuyết thì vẫn văng vẳng trong dân gian và du khách đến đây sẽ ít nhiều cảm nhận những điều khác lạ, một cái gì đó khá huyền bí từ lối vào đến cảnh vật xung quanh.
Bên cạnh những câu chuyện “Nhuốm màu cổ tích”, thì quanh Bổn tự này còn bao điều thú vị. Đó là làng nghề vẽ tranh trên kiếng độc đáo của bà con Khmer tại ấp Phước Thuận. Trải dài dưới những lũy tre là những gia đình làm nghề đan đát, những đôi tay thoăn thoắt, khéo léo, điệu nghệ với những cọng nan mỏng manh từ tre trúc để tạo nên các sản phẩm thủ công sắc sảo. Đặc biệt, nếu đến đây đúng vào dịp bà con địa phương chuẩn bị đón Lễ Ooc om boc cổ truyền, du khách còn được ghé thăm làng nghề đâm cốm dẹp ở ấp Phước Quới. Biết thêm về cách thức trồng lúa nếp và lựa chọn nguyên liệu, cách rang, cách giã để cho ra những hạt cốm nồng ấm, thơm lừng mùi hương đồng nội. Tiếng chày giã cốm hòa lẫn với tiếng réo gọi “Hầy dơ” của hàng trăm trai tráng là vận động viên ghe Ngo đang ôn lại các bài kỹ chiến thuật, rèn luyện sức bền ngay trong khuôn viên bổn tự, chờ ngày hội đua chung vui so tài với bè bạn.
Thực - Hư, tất cả cùng hòa quyện sẽ đem đến cho du khách những ấn tượng khó quên khi đến với chùa Bốn Mặt - Châu Thành - Sóc Trăng.
Tài liệu tham khảo:
[1]. Địa chí tỉnh Sóc Trăng 2012.
[2]. Lời kể của Trụ trì và các vị sư, Ban quản trị Chùa Bốn Mặt.
[3]. Tham thảo một số bài viết của Anh, Chị đồng nghiệp trên mạng Internet.
Quốc Khởi
Trái hồng nhung ở chùa Bốn Mặt
Trái hồng nhung có dạng hình trứng tròn, vỏ có lớp lông bao phủ, khi trái non, lớp lông có màu xanh, lúc trái lớn lớp lông này chuyển dần từ màu vàng sang đỏ nâu. Khi trái hồng nhung chín có cơm mềm, mùi thơm dịu và vị ngọt thanh rất hấp dẫn.
Tại Việt Nam, cây hồng nhung ít được biết đến và nơi có số lượng cây hồng nhung lớn là tại chùa Bốn Mặt (xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) với hơn 100 cây và có tên gọi tại địa phương là đào hồng nhung.
Cũng theo ông Thông, ở những khu vực lân cận tại địa phương và một số tỉnh miền Tây cũng có trồng loại cây này nhưng có số lượng rất ít và đa số đều lấy giống từ chùa Bốn Mặt. Cây hồng nhung có tán cây rộng, lá to nên được mọi người chọn làm cây cảnh.
Hình ảnh về trái hồng nhung tại chùa Bốn Mặt:
Theo một số tài liệu, hồng nhung là một loài cây gỗ thường xanh thuộc họ thị, với tên khoa học là Diospyros Philippensis, nhiều người Việt gọi là thị Philippines. Đây là loài đặc hữu của Philippines, phân bố tự nhiên ở các khu rừng nguyên sinh ở vùng thấp của các đảo với tên gọi bản địa phổ biến là Batobankilang. Hiện nay, cây được trồng rộng rãi làm cây cảnh quan ở nhiều nước Châu Á.
Tại Việt Nam, cây hồng nhung ít được biết đến và nơi có số lượng cây hồng nhung lớn là tại chùa Bốn Mặt (xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) với hơn 100 cây và có tên gọi tại địa phương là đào hồng nhung.
Trái hồng nhung có dạng hình trứng tròn, vỏ có lớp lông bao phủ, khi trái non, lớp lông có màu xanh, lúc trái trưởng thành lớp lông này chuyển sang màu vàng, rồi vàng cam và đỏ nâu khi trái chín.
Ông La Thông - thư ký Ban Quản trị chùa Bốn Mặt cho biết: “Không ai biết chính xác cây đào hồng nhung được đem về đây trồng khi nào, chỉ biết khi có chùa là đã thấy có 2 cây được trồng. Hiện nay toàn chùa có hơn 100 cây đào hồng nhung có tuổi thọ khác nhau, cây lớn nhất là khoảng 100 tuổi”.
Lớp lông nhung trên vỏ là một đặc điểm gây ấn tượng cho nhiều người. Vì thế, tên gọi phổ thông của cây đã được nhiều nơi gọi theo đặc điểm này.
Cũng theo ông Thông, ở những khu vực lân cận tại địa phương và một số tỉnh miền Tây cũng có trồng loại cây này nhưng có số lượng rất ít và đa số đều lấy giống từ chùa Bốn Mặt. Cây hồng nhung có tán cây rộng, lá to nên được mọi người chọn làm cây cảnh.
Hình ảnh về trái hồng nhung tại chùa Bốn Mặt:
Trái non phủ đầy lông nhung.
Lớp lông nhung trên trái hồng nhung gây ngứa khi chạm vào da nên trước khi ăn phải chà sạch lớp lông này, gọt bỏ lớp vỏ mỏng bên ngoài. Trong ảnh: Một trái hồng nhung sau khi được chà sạch lớp lông nhung có màu đỏ hồng đẹp mắt.
Thịt trái hồng nhung mềm, dẻo và có mùi thơm nhẹ, vị ngọt pha lẫn chát.
1 trong 2 cây hồng nhung đầu tiên tại chùa Bốn Mặt với tuổi thọ hơn 100 năm.
Những chùm hồng nhung đẹp mắt trong chùa Bốn Mặt.
Cây mang hoa đơn tính cùng gốc, hoa đực mọc thành cụm hay chùm 3 – 7 hoa, có mùi thơm, phủ đầy lông, cánh hoa màu trắng.
Cây hồng nhung được sử dụng như cây cảnh, che bóng mát chứ ít khi sử dụng trái mặc dù trái hồng nhung rất ngon.
Theo một số tài liệu, hồng nhung là một loài cây gỗ thường xanh thuộc họ thị, với tên khoa học là Diospyros Philippensis, nhiều người Việt gọi là thị Philippines. Đây là loài đặc hữu của Philippines, phân bố tự nhiên ở các khu rừng nguyên sinh ở vùng thấp của các đảo với tên gọi bản địa phổ biến là Batobankilang. Hiện nay, cây được trồng rộng rãi làm cây cảnh quan ở nhiều nước Châu Á.
Chúc Ly
Chùa Prés on Prés Buôl Prés Phék
Chùa Prés on Prés Buôl Prés Phék hay còn được gọi là chùa Bốn Mặt, tọa lạc tại xã Phú Tân, huyện Châu Thành, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 7km theo hướng Quốc lộ 1A đến ngã 3 An Trạch, rẽ phải đi về huyện Kế Sách.
Theo một số tư liệu lưu lại, chùa được xây dựng vào năm 1537, có diện tích 65.000 m². Tổng thể kiến trúc ngôi chùa bao gồm: chánh điện, sala, đường nội bộ, sân, thư viện, trại để ghe ngo, nhà ở cho các vị sư, tháp để tro cốt người chết và lò hỏa táng,... Hơn 470 năm hình thành và phát triển, Chùa Bốn Mặt đã trải qua 20 đời trụ trì và hiện nay trụ trì chùa là Thượng tọa Thạch Boene.
Trong quá trình trụ trì mỗi vị hòa thượng đều có công lao to lớn trong việc vận động đồng bào Phật tử để xây dựng và trùng tu ngôi chùa tạo thành nơi lý tưởng về đời sống tinh thần để đồng bào Phật tử gửi gấm niềm tin, tu dưỡng đạo đức và gìn giữ mối quan hệ đoàn kết cộng đồng ba dân tộc Kinh – Khmer – Hoa.
Cổng chùa Bốn Mặt là một công trình kiến trúc được xây dựng bằng bê tông màu xanh nhạt, được thiết kế tinh xảo với 03 ngọn tháp tròn 5 tầng được đắp nổi hình tượng các nhân vật trong văn hóa Khmer như: rắn Nagar, thần gió Reahu, chim thần Krud. Bên dưới tháp có ghi tên chùa Prés on Prés Buôl Prés Phék bằng tiếng Khmer với nét chữ màu vàng được đắp nổi trông rất đẹp mắt.
Chánh điện chùa quay mặt về hướng Đông, theo quan niệm của người Khmer, Phật ở phương Tây quay mặt sang hướng Đông để ban phước cho dân nên chùa phải xây theo hướng Đông để hợp với hướng thờ Phật Thích Ca trong chánh điện.
Ngôi chánh điện của chùa Bốn Mặt hiện nay đã trãi qua 3 lần trùng tu, gần đây nhất là vào năm 2011, chùa được sơn lại màu với màu vàng trông rất rực rỡ và sang trọng. Tuy nhiên, điều đặc biệt là sau nhiều lần trùng tu nhưng chánh điện vẫn còn giữ được kiến trúc nguyên thủy từ lúc ban đầu xây dựng với kết cấu gạch cộng với nước, cát, rơm, vôi để tạo thành một hổn hợp kết dính bền chặt cho đến ngày nay. Chánh điện xây dựng trên hai cấp nền cao hơn hẳn các công trình khác trong khuôn viên chùa. Quanh cấp nền của chánh điện đều có hàng rào bao bọc và có lối cầu thang đi lên nơi thờ Phật ở mỗi cạnh của chánh điện. Kết cấu mái ngôi chánh điện cũng giống như những ngôi chùa Khmer khác, được xây dựng theo dạng tam cấp, tức là có 3 nếp, nếp dưới cùng lớn nhất và nhỏ dần lên trên, trung tâm có đỉnh nhọn cao vút được đắp nổi hình tượng thần Mahaprum quay mặt về bốn hướng. Ở mỗi cấp mái đều được trang trí hình rồng cách điệu trong văn hóa Khmer.
Bên trong chánh điện, ngoài tượng Phật Thích Ca như các ngôi chùa Khmer khác và các hình họa mô tả về các tích của đức Phật Thích Ca từ lúc sinh ra cho đến khi nhập cõi niết bàn, chùa còn thờ một tượng Phật bốn mặt có nguồn gốc lâu đời. Theo lời kể của Thượng tọa Thạch Boene, vùng đất này xưa kia chỉ là vùng đất hoang vu, cây cối rậm rạp, trong khi khai hoang đồng bào Khmer đã đào được một pho tượng Phật vào năm 1537, có bốn mặt quay về bốn hướng, mỗi hướng có 5 vị phật. Người dân cho đây là điềm lành nên xây dựng ngôi chùa tại đây và rước tượng Phật vào chùa để thờ. Hiện nay, phía trước ngôi chánh điện có bảng lưu niệm với nội dung kể về nguồn gốc ngôi chùa: “Quá khứ qua đi, ở Sroc Ba Rai, vùng đất chiến thắng tất cả các kẻ thù, mới có hiện tượng lạ xuất hiện, tượng Phật bằng đá kim cương bảy màu nổi lên ở nơi này vào năm 1537 – PL 2081, mới đặt tên là Prés on Prés Buôl Prés Phék, cứ nối tiếp nhau gọi tên này từ đó cho đến nay”. Ngoài ra, chung quanh việc phát hiện tượng Phật Bốn mặt được lưu truyền, còn nhiều truyền thuyết với lời kể hết sức huyền bí và hấp dẫn. Có thể nói tượng Phật Bốn mặt tại chùa là tượng Phật Bốn mặt duy nhất tại Việt Nam.
Đi trong khuôn viên rợp bóng cây xanh mát của ngôi chùa, chúng ta bắt gặp con đường dẫn đến Giếng Tiên, nơi có một truyền thuyết dân gian về tạo hóa ưu ái cho vùng đất này vẫn còn sống mãi cho đến ngày nay. “Tương truyền ngày xưa dân chúng cơ cực, không có nước ngọt sinh sống, đất đai thì khô cằn, cuộc sống của người dân rất khó khăn, nhân dân ngày đêm cầu nguyện, khấn vái sự giúp đỡ của trời, đất. Rồi lời than vãn thấu tai Ngọc Hoàng, người bèn cho 2 vị Tiên Ông và Tiên Bà hạ phàm tại vùng đất này đào giếng nước ngọt để cứu dân chúng nơi đây. Cũng do các Tiên Bà đào giếng tích cực, các Tiên Ông thì lo mãi mê ngắm Tiên Bà nên chậm trễ thời gian, kết quả Giếng Tiên ông tuy to nhưng cạn hơn, còn Giếng Tiên bà nhỏ hơn nhưng sâu và nhiều nước ngọt hơn. Từ đó về sau người dân nơi đây vẫn dùng nguồn nước ngọt này sinh sống và tưới tiêu cho hoa màu”.
Theo thời gian, Giếng Tiên đã được bồi đắp thành đất liền chỉ còn dấu vết là một con kênh nhỏ chạy dài. Hiện nay, huyện Châu Thành đã có đề án khôi phục Giếng Tiên để khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch với tổng diện tích khoảng 30.000 m². Riêng nhà chùa đã cho xây dựng đàn tế thiên ở 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc với mục đích cầu nguyện an lành, hạnh phúc cho nhân dân trong vùng.
Bên cạnh đó, một điều thú vị của chùa Bốn Mặt là trong khuôn viên chùa được trồng rất nhiều cây đào Hồng Nhung với số lượng trên 100 cây, có nguồn gốc từ Campuchia với tuổi thọ trung bình mỗi cây từ 20 đến 100 năm. Đặc tính của loài cây này là có trái quanh năm, nhất là vào mùa mưa trái rất nhiều. Khi trái chín có màu đỏ đậm và tỏa ra mùi thơm rất đặc trưng so với các loại trái cây khác, bên trong thịt màu trắng, khi ăn vào có vị bùi, ngọt rất ngon.
Ngoài ra, chùa còn là nơi diễn ra các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer như: Dolta, Ooc – Om – Booc; Chôl – Chnăm – Thmây, đám làm phước, lễ dâng y,... và thường xuyên tổ chức các buổi văn nghệ truyền thống do đoàn nghệ thuật Khmer xã Phú Tân biểu diễn, nơi để các em học sinh trường cấp I, II Phú Tân B tập thể dục.
Chùa Bốn Mặt là một công trình nghệ thuật kiến trúc tôn giáo có giá trị mang đậm sắc thái, thể hiện vốn đặc trưng văn hoá truyền thống Khmer Nam bộ nói chung và Sóc Trăng nói riêng. Ngôi chùa là sự tập hợp toàn vẹn các yếu tố tạo hình kết hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau trong một thể thống nhất. Chùa vừa là trung tâm giáo dục văn hóa của đồng bào Khmer, vừa là điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng của cư dân địa phương nơi đây. Nếu được tổ chức quy hoạch tốt, chùa có thể là điểm đến du lịch lý tưởng, kết hợp với một số làng nghề, chùa khác trong vùng xây dựng thành tuyến du lịch tâm linh – tín ngưỡng – làng nghề rất hấp dẫn.
* Tài liệu tham khảo:
1/ Thượng tọa Thạch Boene - Trụ trì chùa Bốn Mặt.
2/ Ông Ngô Sương (80 tuổi) - người dân sinh sống bên cạnh chùa.
3/ Các điểm tham quan du lịch tỉnh Sóc Trăng - Trung tâm TTXTDL tỉnh Sóc Trăng.
Tượng Phật Bốn mặt
Theo một số tư liệu lưu lại, chùa được xây dựng vào năm 1537, có diện tích 65.000 m². Tổng thể kiến trúc ngôi chùa bao gồm: chánh điện, sala, đường nội bộ, sân, thư viện, trại để ghe ngo, nhà ở cho các vị sư, tháp để tro cốt người chết và lò hỏa táng,... Hơn 470 năm hình thành và phát triển, Chùa Bốn Mặt đã trải qua 20 đời trụ trì và hiện nay trụ trì chùa là Thượng tọa Thạch Boene.
Trong quá trình trụ trì mỗi vị hòa thượng đều có công lao to lớn trong việc vận động đồng bào Phật tử để xây dựng và trùng tu ngôi chùa tạo thành nơi lý tưởng về đời sống tinh thần để đồng bào Phật tử gửi gấm niềm tin, tu dưỡng đạo đức và gìn giữ mối quan hệ đoàn kết cộng đồng ba dân tộc Kinh – Khmer – Hoa.
Cổng chùa Bốn Mặt là một công trình kiến trúc được xây dựng bằng bê tông màu xanh nhạt, được thiết kế tinh xảo với 03 ngọn tháp tròn 5 tầng được đắp nổi hình tượng các nhân vật trong văn hóa Khmer như: rắn Nagar, thần gió Reahu, chim thần Krud. Bên dưới tháp có ghi tên chùa Prés on Prés Buôl Prés Phék bằng tiếng Khmer với nét chữ màu vàng được đắp nổi trông rất đẹp mắt.
Chánh điện chùa quay mặt về hướng Đông, theo quan niệm của người Khmer, Phật ở phương Tây quay mặt sang hướng Đông để ban phước cho dân nên chùa phải xây theo hướng Đông để hợp với hướng thờ Phật Thích Ca trong chánh điện.
Ngôi chánh điện của chùa Bốn Mặt hiện nay đã trãi qua 3 lần trùng tu, gần đây nhất là vào năm 2011, chùa được sơn lại màu với màu vàng trông rất rực rỡ và sang trọng. Tuy nhiên, điều đặc biệt là sau nhiều lần trùng tu nhưng chánh điện vẫn còn giữ được kiến trúc nguyên thủy từ lúc ban đầu xây dựng với kết cấu gạch cộng với nước, cát, rơm, vôi để tạo thành một hổn hợp kết dính bền chặt cho đến ngày nay. Chánh điện xây dựng trên hai cấp nền cao hơn hẳn các công trình khác trong khuôn viên chùa. Quanh cấp nền của chánh điện đều có hàng rào bao bọc và có lối cầu thang đi lên nơi thờ Phật ở mỗi cạnh của chánh điện. Kết cấu mái ngôi chánh điện cũng giống như những ngôi chùa Khmer khác, được xây dựng theo dạng tam cấp, tức là có 3 nếp, nếp dưới cùng lớn nhất và nhỏ dần lên trên, trung tâm có đỉnh nhọn cao vút được đắp nổi hình tượng thần Mahaprum quay mặt về bốn hướng. Ở mỗi cấp mái đều được trang trí hình rồng cách điệu trong văn hóa Khmer.
Bên trong chánh điện, ngoài tượng Phật Thích Ca như các ngôi chùa Khmer khác và các hình họa mô tả về các tích của đức Phật Thích Ca từ lúc sinh ra cho đến khi nhập cõi niết bàn, chùa còn thờ một tượng Phật bốn mặt có nguồn gốc lâu đời. Theo lời kể của Thượng tọa Thạch Boene, vùng đất này xưa kia chỉ là vùng đất hoang vu, cây cối rậm rạp, trong khi khai hoang đồng bào Khmer đã đào được một pho tượng Phật vào năm 1537, có bốn mặt quay về bốn hướng, mỗi hướng có 5 vị phật. Người dân cho đây là điềm lành nên xây dựng ngôi chùa tại đây và rước tượng Phật vào chùa để thờ. Hiện nay, phía trước ngôi chánh điện có bảng lưu niệm với nội dung kể về nguồn gốc ngôi chùa: “Quá khứ qua đi, ở Sroc Ba Rai, vùng đất chiến thắng tất cả các kẻ thù, mới có hiện tượng lạ xuất hiện, tượng Phật bằng đá kim cương bảy màu nổi lên ở nơi này vào năm 1537 – PL 2081, mới đặt tên là Prés on Prés Buôl Prés Phék, cứ nối tiếp nhau gọi tên này từ đó cho đến nay”. Ngoài ra, chung quanh việc phát hiện tượng Phật Bốn mặt được lưu truyền, còn nhiều truyền thuyết với lời kể hết sức huyền bí và hấp dẫn. Có thể nói tượng Phật Bốn mặt tại chùa là tượng Phật Bốn mặt duy nhất tại Việt Nam.
Thượng tọa Thạch Boene bên gốc đào Hồng Nhung trên 100 năm
Đi trong khuôn viên rợp bóng cây xanh mát của ngôi chùa, chúng ta bắt gặp con đường dẫn đến Giếng Tiên, nơi có một truyền thuyết dân gian về tạo hóa ưu ái cho vùng đất này vẫn còn sống mãi cho đến ngày nay. “Tương truyền ngày xưa dân chúng cơ cực, không có nước ngọt sinh sống, đất đai thì khô cằn, cuộc sống của người dân rất khó khăn, nhân dân ngày đêm cầu nguyện, khấn vái sự giúp đỡ của trời, đất. Rồi lời than vãn thấu tai Ngọc Hoàng, người bèn cho 2 vị Tiên Ông và Tiên Bà hạ phàm tại vùng đất này đào giếng nước ngọt để cứu dân chúng nơi đây. Cũng do các Tiên Bà đào giếng tích cực, các Tiên Ông thì lo mãi mê ngắm Tiên Bà nên chậm trễ thời gian, kết quả Giếng Tiên ông tuy to nhưng cạn hơn, còn Giếng Tiên bà nhỏ hơn nhưng sâu và nhiều nước ngọt hơn. Từ đó về sau người dân nơi đây vẫn dùng nguồn nước ngọt này sinh sống và tưới tiêu cho hoa màu”.
Theo thời gian, Giếng Tiên đã được bồi đắp thành đất liền chỉ còn dấu vết là một con kênh nhỏ chạy dài. Hiện nay, huyện Châu Thành đã có đề án khôi phục Giếng Tiên để khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch với tổng diện tích khoảng 30.000 m². Riêng nhà chùa đã cho xây dựng đàn tế thiên ở 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc với mục đích cầu nguyện an lành, hạnh phúc cho nhân dân trong vùng.
Bên cạnh đó, một điều thú vị của chùa Bốn Mặt là trong khuôn viên chùa được trồng rất nhiều cây đào Hồng Nhung với số lượng trên 100 cây, có nguồn gốc từ Campuchia với tuổi thọ trung bình mỗi cây từ 20 đến 100 năm. Đặc tính của loài cây này là có trái quanh năm, nhất là vào mùa mưa trái rất nhiều. Khi trái chín có màu đỏ đậm và tỏa ra mùi thơm rất đặc trưng so với các loại trái cây khác, bên trong thịt màu trắng, khi ăn vào có vị bùi, ngọt rất ngon.
Ngoài ra, chùa còn là nơi diễn ra các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer như: Dolta, Ooc – Om – Booc; Chôl – Chnăm – Thmây, đám làm phước, lễ dâng y,... và thường xuyên tổ chức các buổi văn nghệ truyền thống do đoàn nghệ thuật Khmer xã Phú Tân biểu diễn, nơi để các em học sinh trường cấp I, II Phú Tân B tập thể dục.
Chùa Bốn Mặt là một công trình nghệ thuật kiến trúc tôn giáo có giá trị mang đậm sắc thái, thể hiện vốn đặc trưng văn hoá truyền thống Khmer Nam bộ nói chung và Sóc Trăng nói riêng. Ngôi chùa là sự tập hợp toàn vẹn các yếu tố tạo hình kết hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau trong một thể thống nhất. Chùa vừa là trung tâm giáo dục văn hóa của đồng bào Khmer, vừa là điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng của cư dân địa phương nơi đây. Nếu được tổ chức quy hoạch tốt, chùa có thể là điểm đến du lịch lý tưởng, kết hợp với một số làng nghề, chùa khác trong vùng xây dựng thành tuyến du lịch tâm linh – tín ngưỡng – làng nghề rất hấp dẫn.
Nguyễn Dũng
1/ Thượng tọa Thạch Boene - Trụ trì chùa Bốn Mặt.
2/ Ông Ngô Sương (80 tuổi) - người dân sinh sống bên cạnh chùa.
3/ Các điểm tham quan du lịch tỉnh Sóc Trăng - Trung tâm TTXTDL tỉnh Sóc Trăng.
Buôl Pres Phek - chùa Bốn Mặt độc đáo gần 500 năm tuổi ở Sóc Trăng
Chùa Buôl Pres Phek hay còn gọi là chùa Bốn Mặt với gần 500 năm tuổi, là công trình kiến trúc độc đáo, có giá trị văn hóa tiêu biểu mang đặc trưng của đồng bào Khmer Nam Bộ ở Sóc Trăng.
Sala ten Thác Kon, nơi đánh dấu điểm rơi của chiếc cồng vàng 8 núm trong cổ tích "Chiếc ghe chìm" làm nên huyền thoại về vùng đất "Vũng Thơm, Chùa Bốn Mặt". Ảnh: Cao Long
Chùa Bốn Mặt được xây dựng trên diện tích 6,5ha, tọa lạc tại ấp Phước Thuận, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.
Tổng thể kiến trúc chùa gồm các công trình: Chính điện, sala, lò hỏa táng, tháp để cốt người quá cố, nhà ở của các vị sư, nhà tiếp khách...
Điểm đặc biệt nhất của ngôi chùa này là tượng phật có bốn mặt quay về bốn hướng, mỗi hướng có 5 vị phật được đồng bào Khmer tìm thấy trong quá trình khai phá đất hoang...
Tượng phật Bốn Mặt đang được thờ tại chính điện của chùa. Đây là một hiện vật thuộc di chỉ văn hoá Óc Eo mà xa xưa, trải dài suốt dọc Hậu Giang-Tiền Giang.
Cận cảnh tượng “Phật nổi” ở chùa Bốn Mặt
Các nhà sư và nghi lễ "đặt bát" trong lễ hội Thac Kon (lễ Cúng Dừa). Nghi lễ cầu an của người Khmer lớn nhất ĐBSCL được tổ chức trước Tết Chon Chơ Nam Thơ Mây.
Cao Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét