Chùa Giác Hoa hay còn gọi là chùa cô Hai Ngó tọa lạc tại ấp Xóm Lớn, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi. Có dịp du lịch Bạc Liêu, đến vãnh cảnh chùa, thoạt đầu nhìn vào ai cũng ngỡ là ngôi nhà cổ hoặc một công thự thời thuộc địa ở Nam Kỳ. Chính điều này đã tạo nên sự mới lạ, đặc sắc trong kiến trúc của ngôi chùa.
Cổng chùa
Chùa được xây dựng từ năm 1919 do bà Huỳnh Thị Ngó, sinh ra trong một gia đình điền chủ giàu có tiếng ở Bạc Liêu vào cuối thế kỷ XIX hiến tiền, đất để dựng nên dân gian thường gọi là Chùa Cô Hai Ngó.
Đầu năm 1914, bà lập gia đình. Sau đám cưới, vợ chồng bà được ra riêng. Cuộc sống gia đình lúc đầu rất hạnh phúc nhưng đột nhiên tai ương ập đến. Chồng bà Hai Ngó bị đám cướp xông vào nhà khi đêm đã khuya, một mình chống trả, ông bị thương rất nặng và qua đời ngay trong đêm, tang chồng chưa nguôi ngoai, khoảng 6 tháng sau, đứa con trai duy nhất của gia đình lâm bệnh nặng rồi cũng rời bà mà đi. Tang chồng, tang con liền trong năm, bà suy sụp nặng tưởng chừng khộng chịu đựng nổi. Bà tìm nguôi ngoai trong Phật Pháp, thấy cái khổ của dân tình chung quanh bà phát tâm trợ giúp tài cũng như vật cho bá tánh gần xa. Năm 1915 Bà quy-y với Hòa thượng Chí Thành lấy Pháp danh là Diệu Ngọc.
Khi vùng Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, bị lũ lụt, dân tình khốn khổ, đích thân bà chỡ hàng chục tấn gạo trợ giúp dân những vùng trên. Tháng 3/1919, bà xin phép cất chùa. Vào ngày 10/3/1919 chính quyền phê chuẩn cho phép bà cất chùa.
Tháng 10/1920 chùa hoàn thành sau 18 tháng thi công. Chùa Giác Hoa là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu nhất ở Bạc Liêu lúc bấy giờ. Sau khi xây dựng chùa xong, cô Hai Ngó luôn tham gia và thực hiện các công việc lợi ích xã hội như dạy học, giúp đỡ người nghèo…
Chùa là tổng thể các công trình kiến trúc lớn nhỏ, được bố trí chặt chẽ, cân đối theo lối “nội công, ngoại quốc”, kết hợp hài hoà kiến trúc Đông – Tây. Phía trước là Chánh điện, phía sau là sân Thiên tịnh và ngôi nhà Hậu tổ (thờ gia tiên và cô Hai Ngó, người sáng lập ra ngôi chùa).
Chính điện cơ bản giống một công thự thời thuộc địa, ngự trên nền rất cao, kiên cố, màu vàng trầm mặc, mái ngói, nền gạch thẫm màu.. như một kiệt tác nghệ thuật.
Chánh điện
Các khối công trình còn lại trung thành với mảng kiến trúc chung chủ đạo Đông – Tây, đậm dấu ấn Pháp, điểm xuyến bởi chút mái cong và những dòng ký tự Đông Phương ở phía trước, nối kết các công trình và trong không gian nội bộ từng công trình là các hành lang mát mẻ, bố trí khoa học, toàn bộ không gian Giác Hoa tự nhịp nhàng cứ như một bản nhạc hài hòa. Có thể nói, riêng về không gian sinh thái, thẩm mỹ, kiến trúc và sự cổ kính, Giác Hoa tự đạt mức độ khá cao.
Chùa được xây dựng theo lối kết hợp hài hoà kiến trúc Đông – Tây
Vào bên trong chánh điện là một không gian trang nhã, thanh tịnh, thoáng mát, được thiết kế và xây dựng hoàn toàn bằng gỗ quý. Với kết cấu 20 cột gỗ tròn có đường kính 45 cm được chạm khắc rồng, phượng và nhiều họa tiết rất tinh xảo chia làm 5 hàng ngang, chống đỡ mái ngói. Những bức tượng Phật, các vật trang trí phía trong cũng được làm bằng gỗ tốt.
Bên trong chánh điện
Trong khuôn viên ngôi chùa còn có những công trình kiến trúc độc đáo như tượng bán thân Phật Quan Âm trên núi, thầy trò Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh, thác nước, tượng 12 con giáp, … tạo thêm nét đặc sắc cho ngôi chùa.
Tượng bán thân Phật Quan Âm trên núi
Với những vườn cây xanh tươi, không khí trong lành, khi đến chùa ngoài cúng viếng Phật, khách thập phương còn có thể tìm được cảm giác tĩnh lặng, thư thái sau những ngày xô bồ, mưu sinh với công việc đời thường.
Vườn cây xanh tươi, không khí trong lành
Đóng góp của địa thế vào nét thẩm mỹ của Giác Hoa tự là những dòng kênh uốn khúc được phủ bởi những cụm lục bình, thấp thoáng những cây cầu khép ba mặt Giác Hoa trong môi trường mát mẻ, tường gạch công phu bao bọc…
Tượng Phật uy nghiêm trong khuôn viên
Đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến Chùa Giác Hoa là cơ sở cách mạng, nuôi chứa nhiều chiến sĩ, cán bộ. Năm 1945 hưởng ứng lời kêu gọi “Hủ gạo nuôi quân” của Hồ Chủ Tịch, cô Hai Ngó đã ủng hộ cho cách mạng 2.000 giạ lúa. Với những giá trị đó, chùa đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2001.
Tượng địa tạng lớn
Ngôi chùa còn là nơi truyền dạy Phật học, mở lớp “an cư kiết hạ” đầu tiên cho hàng trăm tăng ni đến học miễn phí. Hiện nay, ngôi chùa còn có Trường trung cấp Phật học của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu quản lý, cái nôi của giáo dục ni giới Nam Bộ.
Chùa Giác Hoa ngày nay đẹp uy nghi, lộng lẫy, trở thành điểm du lịch tâm linh Bạc Liêu nổi tiếng đón tiếp hàng trăm ngàn khách thập phương mỗi năm.
Ngôi chùa độc đáo có liên quan đến gia tộc Công tử Bạc Liêu
Chùa Giác Hoa được bà Huỳnh Thị Ngó (còn gọi cô Hai Ngó) hiến tiền, đất xây dựng vào năm 1919, tức cách đây hơn 100 năm. Có thể nói ngôi chùa là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu nhất ở Bạc Liêu lúc bấy giờ.
Chùa Giác Hoa có tuổi đời hơn 100 năm. Khuôn viên chùa được xây dựng nhiều tiểu cảnh rực rỡ sắc màu, đẹp như "chốn thần tiên", gây ấn tượng với khách thập phương.
Chùa có kiến trúc nghệ thuật giữa phương Đông và phương Tây, phía trước là chánh điện, phía sau là sân thiên tịnh và ngôi nhà hậu tổ. Ngôi chùa quay về hướng Bắc, mái lợp ngói âm dương.
Chùa Giác Hoa tọa lạc tại xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi (huyện cửa ngõ của tỉnh Bạc Liêu), cách trung tâm TP Bạc Liêu khoảng 6 km. Xung quanh ngôi chùa được bao bọc bởi dòng sông Châu Hưng. Từ Quốc lộ 1 đi vào vài trăm mét, du khách phải qua một cây cầu mới đến được chùa.
Theo sư cô Nghiêm Thành (trụ trì chùa), tên Giác Hoa là do cô Hai Ngó - người sáng lập chùa đặt ra. Tên chùa có thể hiểu "Giác" là giác ngộ, còn "Hoa" chỉ hoa sen, một trong những hình tượng nổi bật trong Phật giáo. Năm 2001, UBND tỉnh Bạc Liêu đã xếp hạng chùa Giác Hoa là di tích lịch sử cấp tỉnh.
Chùa Giác Hoa hiện có một công trình nổi bật có thể nhìn thấy từ xa đó là tượng Đức Phật Dược Sư cao 33 m (tính riêng bức tượng) và cao 44 m tính từ mặt đất lên (cả khối nhà thờ).
Sư cô trụ trì chùa cho biết, để hoàn thành công trình tượng này phải mất hơn 2 năm và bức tượng Phật Dược Sư có chiều cao như vậy được xem là rất ít ở Việt Nam.
Trong khuôn viên chùa ngay trước tượng Đức Phật Dược Sư, còn có rất nhiều cụm tượng Phật rực rỡ sắc màu.
Bên trong khuôn viên chùa chúng ta còn bắt gặp hình ảnh của Quan Âm Bồ Tát và 4 thầy trò Đường Tăng gắn liền với bộ phim Tây Du Ký.
Ngoài ra, còn có hình ảnh một số loài động vật như voi, gấu trúc, khỉ, hươu, chim két, cò... tạo nên một khung cảnh hội tụ vừa tĩnh, vừa động.
Tọa lạc tại cửa ngõ của tỉnh, được xây dựng vào năm 1919 với quy mô đồ sộ, chùa Giác Hoa (xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi) từng là ngôi chùa thờ Phật Thích Ca lớn nhất Bạc Liêu, được xem là trung tâm tín ngưỡng Phật giáo ở địa phương đầu thế kỷ 20.
Bạc Liêu vào những năm đầu thế kỷ 20, ngoài một số trụ sở của chính quyền thuộc địa thì đây là ngôi chùa đồ sộ nhất. Các chùa chiền còn lại thời bấy giờ đều có quy mô nhỏ được làm bằng cây lá địa phương. Mãi đến 1938, Bạc Liêu mới có ngôi miếu khá lớn tại chợ Bạc Liêu, do các chủ tiệm buôn bán ở chợ Bạc Liêu đóng góp xây dựng, đó là miếu Quan Đế, dân gian thường gọi là chùa Ông (nhưng ngôi chùa này lúc bấy giờ chỉ có quy mô bằng 1/3 chùa Giác Hoa).
Chùa Giác Hoa do cô Hai Ngó, cô của Công tử Bạc Liêu Trần Trình Huy chủ công xây dựng trong 18 tháng, trên diện tích hơn 700 m², kết cấu bằng gỗ, mái lợp ngói, được thiết kế theo lối kiến trúc phương Đông với cửa sổ mái vòm, phía trên trang trí phù điêu, dây leo uốn lượn rất mềm mại kết hợp với nhiều chỉ viền nổi và hồ lô men ngọc. Ngay sau cửa tam quan là chánh điện được kết cấu thành 3 gian rõ rệt, mái được lợp ngói. Trên các góc mái của chánh điện đều trang trí hoa văn dây leo, cuộn tròn cách điệu hình rồng cuộn rất mềm mại và thanh thoát.
Chùa Giác Hoa ngoài kiến trúc gỗ độc đáo - có thể gọi là độc nhất vô nhị ở Nam Bộ, bên trong còn chứa đựng nhiều hiện vật cổ có giá trị mỹ thuật cao, có niên đại từ năm 1919 trở về trước. Điển hình là bức hoành phi (nặng khoảng 800 kg) trên bàn thờ Phật ở Chánh điện được chạm nổi song long và hoa văn dây leo sơn son thếp vàng rất tinh tế. Trên bàn thờ chính của chánh điện còn có nhiều tượng, đặc biệt nhất là bức tượng đồng đúc lộng bộ Cửu Long (chín con rồng) với đường nét sắc sảo. Phía dưới bức tượng này là năm bức tranh phù điêu gốm thể hiện năm vị Bồ Tát đang cưỡi các linh vật. Trong chánh điện, ngoài bàn thờ Phật ở giữa, hai bên còn có bàn thờ các vị Bồ Tát. Phía sau các bàn thờ này trang trí 6 bộ tranh thiên thủ thiên nhãn vẽ ngược trên kiếng rất có giá trị - có thể nói đây là bộ tranh cổ duy nhất của Nam Bộ. Mỗi bộ gồm 9 bức thể hiện nhiều tư thế của các vị Bồ Tát với đường nét thanh thoát, màu sắc hài hòa. Ở nhà hậu tổ cũng có nhiều cổ vật giá trị, nổi bật nhất là tấm hoành phi khắc lộng bộ Ngũ long sơn son thếp vàng và chiếc khánh thờ chạm lộng năm lớp với đường nét tinh vi, sắc sảo.
Vào những năm giữa thế kỷ 20, chùa Giác Hoa đã là nơi đông đảo phật tử đến chiêm bái và hành hương, nơi đây cũng là trụ sở trường Phật học tăng ni lớn nhất ở Nam Bộ lúc bấy giờ. Và hiện vật đặc biệt liên quan đến sự kiện này là bộ mộc bản dùng để in sách bằng tiếng Hán còn lưu giữ nơi đây. Vào khoảng năm 2006, Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu đến khảo sát và phát hiện ra các mộc bản bằng tiếng Hán này. Cho đến nay, đây là mộc bản in sách về vấn đề gì, lịch sử địa phương, hay kinh Phật, có giá trị ra sao vẫn chưa được khẳng định.
Để làm rõ được giá trị lịch sử văn hóa của bộ mộc bản và các cổ vật ở chùa Giác Hoa, thiết nghĩ Bảo tàng tỉnh cần kết hợp với các chuyên gia ở Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ), Hội Phật giáo Bạc Liêu đầu tư nghiên cứu. Làm rõ giá trị của bộ mộc bản và các hiện vật cổ nơi đây là việc làm rất cần thiết nhằm bảo tồn giá trị lịch sử - văn hóa của Bạc Liêu, đây cũng là việc làm có ý nghĩa để phát huy giá trị của chùa Giác Hoa trong phục vụ du lịch tín ngưỡng - một mảng du lịch khá quan trọng ở Bạc Liêu.
Chùa Giác Hoa, mà người dân Bạc Liêu gọi là chùa Cô Hai Ngó, có kiến trúc độc đáo. Ảnh: Nhật Hồ
Chùa Giác Hoa có tuổi đời hơn 100 năm. Khuôn viên chùa được xây dựng nhiều tiểu cảnh rực rỡ sắc màu, đẹp như "chốn thần tiên", gây ấn tượng với khách thập phương.
Chùa có kiến trúc nghệ thuật giữa phương Đông và phương Tây, phía trước là chánh điện, phía sau là sân thiên tịnh và ngôi nhà hậu tổ. Ngôi chùa quay về hướng Bắc, mái lợp ngói âm dương.
Chùa Giác Hoa tọa lạc tại xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi (huyện cửa ngõ của tỉnh Bạc Liêu), cách trung tâm TP Bạc Liêu khoảng 6 km. Xung quanh ngôi chùa được bao bọc bởi dòng sông Châu Hưng. Từ Quốc lộ 1 đi vào vài trăm mét, du khách phải qua một cây cầu mới đến được chùa.
Chùa Giác Hoa hiện có một công trình nổi bật có thể nhìn thấy từ xa đó là tượng Đức Phật Dược Sư cao 33m (tính riêng bức tượng) và cao 44m tính từ mặt đất lên (cả khối nhà thờ). Ảnh: Nhật Hồ
Theo sư cô Nghiêm Thành (trụ trì chùa), tên Giác Hoa là do cô Hai Ngó - người sáng lập chùa đặt ra. Tên chùa có thể hiểu "Giác" là giác ngộ, còn "Hoa" chỉ hoa sen, một trong những hình tượng nổi bật trong Phật giáo. Năm 2001, UBND tỉnh Bạc Liêu đã xếp hạng chùa Giác Hoa là di tích lịch sử cấp tỉnh.
Chùa Giác Hoa hiện có một công trình nổi bật có thể nhìn thấy từ xa đó là tượng Đức Phật Dược Sư cao 33 m (tính riêng bức tượng) và cao 44 m tính từ mặt đất lên (cả khối nhà thờ).
Sư cô trụ trì chùa cho biết, để hoàn thành công trình tượng này phải mất hơn 2 năm và bức tượng Phật Dược Sư có chiều cao như vậy được xem là rất ít ở Việt Nam.
Trong khuôn viên chùa ngay trước tượng Đức Phật Dược Sư, còn có rất nhiều cụm tượng Phật rực rỡ sắc màu.
Trong khuôn viên chùa ngay trước tượng Đức Phật Dược Sư, còn có rất nhiều cụm tượng Phật rực rỡ sắc màu. Ảnh: Nhật Hồ
Bên trong khuôn viên chùa chúng ta còn bắt gặp hình ảnh của Quan Âm Bồ Tát và 4 thầy trò Đường Tăng gắn liền với bộ phim Tây Du Ký.
Ngoài ra, còn có hình ảnh một số loài động vật như voi, gấu trúc, khỉ, hươu, chim két, cò... tạo nên một khung cảnh hội tụ vừa tĩnh, vừa động.
Tọa lạc tại cửa ngõ của tỉnh, được xây dựng vào năm 1919 với quy mô đồ sộ, chùa Giác Hoa (xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi) từng là ngôi chùa thờ Phật Thích Ca lớn nhất Bạc Liêu, được xem là trung tâm tín ngưỡng Phật giáo ở địa phương đầu thế kỷ 20.
Có thể nói, ngôi chùa là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu nhất ở Bạc Liêu lúc bấy giờ.
Bạc Liêu vào những năm đầu thế kỷ 20, ngoài một số trụ sở của chính quyền thuộc địa thì đây là ngôi chùa đồ sộ nhất. Các chùa chiền còn lại thời bấy giờ đều có quy mô nhỏ được làm bằng cây lá địa phương. Mãi đến 1938, Bạc Liêu mới có ngôi miếu khá lớn tại chợ Bạc Liêu, do các chủ tiệm buôn bán ở chợ Bạc Liêu đóng góp xây dựng, đó là miếu Quan Đế, dân gian thường gọi là chùa Ông (nhưng ngôi chùa này lúc bấy giờ chỉ có quy mô bằng 1/3 chùa Giác Hoa).
Chùa Giác Hoa do cô Hai Ngó, cô của Công tử Bạc Liêu Trần Trình Huy chủ công xây dựng trong 18 tháng, trên diện tích hơn 700 m², kết cấu bằng gỗ, mái lợp ngói, được thiết kế theo lối kiến trúc phương Đông với cửa sổ mái vòm, phía trên trang trí phù điêu, dây leo uốn lượn rất mềm mại kết hợp với nhiều chỉ viền nổi và hồ lô men ngọc. Ngay sau cửa tam quan là chánh điện được kết cấu thành 3 gian rõ rệt, mái được lợp ngói. Trên các góc mái của chánh điện đều trang trí hoa văn dây leo, cuộn tròn cách điệu hình rồng cuộn rất mềm mại và thanh thoát.
Chùa Giác Hoa do cô Hai Ngó chủ công xây dựng trong 18 tháng, trên diện tích hơn 700 m², kết cấu bằng gỗ, mái lợp ngói, được thiết kế theo lối kiến trúc phương Đông với cửa sổ mái vòm, phía trên trang trí phù điêu, dây leo uốn lượn rất mềm mại kết hợp với nhiều chỉ viền nổi và hồ lô men ngọc.
Chùa Giác Hoa ngoài kiến trúc gỗ độc đáo - có thể gọi là độc nhất vô nhị ở Nam Bộ, bên trong còn chứa đựng nhiều hiện vật cổ có giá trị mỹ thuật cao, có niên đại từ năm 1919 trở về trước. Điển hình là bức hoành phi (nặng khoảng 800 kg) trên bàn thờ Phật ở Chánh điện được chạm nổi song long và hoa văn dây leo sơn son thếp vàng rất tinh tế. Trên bàn thờ chính của chánh điện còn có nhiều tượng, đặc biệt nhất là bức tượng đồng đúc lộng bộ Cửu Long (chín con rồng) với đường nét sắc sảo. Phía dưới bức tượng này là năm bức tranh phù điêu gốm thể hiện năm vị Bồ Tát đang cưỡi các linh vật. Trong chánh điện, ngoài bàn thờ Phật ở giữa, hai bên còn có bàn thờ các vị Bồ Tát. Phía sau các bàn thờ này trang trí 6 bộ tranh thiên thủ thiên nhãn vẽ ngược trên kiếng rất có giá trị - có thể nói đây là bộ tranh cổ duy nhất của Nam Bộ. Mỗi bộ gồm 9 bức thể hiện nhiều tư thế của các vị Bồ Tát với đường nét thanh thoát, màu sắc hài hòa. Ở nhà hậu tổ cũng có nhiều cổ vật giá trị, nổi bật nhất là tấm hoành phi khắc lộng bộ Ngũ long sơn son thếp vàng và chiếc khánh thờ chạm lộng năm lớp với đường nét tinh vi, sắc sảo.
Vào những năm giữa thế kỷ 20, chùa Giác Hoa đã là nơi đông đảo phật tử đến chiêm bái và hành hương, nơi đây cũng là trụ sở trường Phật học tăng ni lớn nhất ở Nam Bộ lúc bấy giờ. Và hiện vật đặc biệt liên quan đến sự kiện này là bộ mộc bản dùng để in sách bằng tiếng Hán còn lưu giữ nơi đây. Vào khoảng năm 2006, Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu đến khảo sát và phát hiện ra các mộc bản bằng tiếng Hán này. Cho đến nay, đây là mộc bản in sách về vấn đề gì, lịch sử địa phương, hay kinh Phật, có giá trị ra sao vẫn chưa được khẳng định.
Để làm rõ được giá trị lịch sử văn hóa của bộ mộc bản và các cổ vật ở chùa Giác Hoa, thiết nghĩ Bảo tàng tỉnh cần kết hợp với các chuyên gia ở Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ), Hội Phật giáo Bạc Liêu đầu tư nghiên cứu. Làm rõ giá trị của bộ mộc bản và các hiện vật cổ nơi đây là việc làm rất cần thiết nhằm bảo tồn giá trị lịch sử - văn hóa của Bạc Liêu, đây cũng là việc làm có ý nghĩa để phát huy giá trị của chùa Giác Hoa trong phục vụ du lịch tín ngưỡng - một mảng du lịch khá quan trọng ở Bạc Liêu.
Nhật Hồ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét