Chùa Cổ Sơn người dân thập phương quen gọi là Chùa Nổi, tọa lạc tại ấp Cả Bản xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An. Chùa Nổi không lớn, kiến trúc đơn giản nhưng luôn đông khách thập phương vì nơi đây được xem là chốn thuần khiết cho đời sống tín ngưỡng, tâm linh và mang đậm nét văn hóa cổ xưa.
Du lịch Long An, muốn đến thăm chùa Nổi, xuất phát từ TP.Tân An, tỉnh Long An đi dọc theo Quốc lộ 62, rẽ trái sang Đường tỉnh 831 đến địa phận xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng sẽ thấy biển chỉ dẫn vào Cổ Sơn tự (còn gọi là chùa Nổi). Ngôi cổ tự trầm mặc soi mình bên dòng Vàm Cỏ Tây, bình yên dưới những tán cây cổ thụ.
Cổng chùa
Theo nhiều tài liệu, chùa được xây dựng cách đây gần 200 năm, ban đầu có tên Bửu Sơn, sau đó đổi tên thành Cổ Sơn tự. Các sư thầy cho biết việc đổi tên này có nguyên nhân là gò đất – nơi chùa đang tọa lạc giống như ngọn núi thiêng, chứa đầy yếu tố tâm linh, huyền bí. Tuy nằm trong vùng rốn lũ Đồng Tháp Mười nhưng dù đỉnh lũ có cao đến đâu thì ngôi chùa này vẫn “nổi” trên mặt nước.
Chánh điện
Giai thoại xưa kể rằng, chùa Nổi trước đây chỉ là một gò đất nhô cao hơn so với những vùng đất xung quanh, cây cối mọc um tùm rất hoang sơ. Hàng năm, khi lũ về, khắp nơi đều chìm trong biển nước, duy chỉ có nơi này là không bao giờ bị ngập. Chính vì thế mà đám trẻ đi chăn trâu, cắt cỏ thường tụ tập tại đây. Lúc rảnh rỗi, chúng thường nghịch đất rồi nặn thành những bức tượng. Sợ con ham chơi quên mất việc chăn trâu, những bậc phụ huynh ném những bức tượng bằng đất xuống sông. Điều kỳ lạ là những bức tượng này không bị chìm mà vẫn nổi trên sông. Nhận thấy có điều khác lạ, người dân trong vùng đoán rằng đây là vùng đất linh thiêng, nơi Phật ngự nên mọi người vớt các bức tượng lên rồi lập thành một cái am nhỏ để thờ cúng, cầu mong mưa thuận gió hòa, vạn sự bình an. Ít lâu sau, câu chuyện kỳ lạ đó được lan truyền rộng rãi. Vậy là, không ai bảo ai, người góp công, người góp của chung tay xây dựng ngôi chùa.
Gian thờ bên trong chánh điện
Bên cạnh những giai thoại xưa là câu chuyện được kể từ đời thường. Theo lời kể của người dân địa phương, có những năm nước dâng cao đến đỉnh điểm, người dân trong vùng phải chạy lũ. Dù ngôi chùa nằm sát mé sông nhưng chưa bao giờ bị nước lũ nhấn chìm. Vậy là, người dân thường tìm đến đây để tránh lũ.
Sau nhiều lần bị xuống cấp, hư hỏng và chiến tranh tàn phá, trải qua nhiều đợt trùng tu nhưng ngôi chùa vẫn giữ được tổng thể hài hòa, trang nghiêm, cổ kính với một gian chính điện và nhiều gian thờ nằm bên ngoài.
Khuôn viên thoáng mát nhiều cây xanh
Bước vào cổng chùa, chúng ta sẽ gặp ngay cây trôm gần 200 tuổi đang tỏa bóng. Đường kính thân đến 2 người ôm. Trong khuôn viên sân chùa rợp mát dưới hàng dầu cổ thụ cùng nhau tỏa bóng. Năm 2019, cây trôm 100 tuổi và cụm 5 cây dầu trong khuôn viên chùa Nổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.
Cây trôm 100 tuổi và cụm 5 cây dầu trong khuôn viên chùa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.
Trước mặt chánh điện uy nghiêm với đôi rồng chầu, dọc theo hành lang là những hoa văn sen đúc nổi. Ngày đôi lần dưới tán cây, tiếng mõ công phu làm không gian thêm phần bình yên, an lạc.
Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát
Tấm biển nhỏ đề nghị phật tử, người viếng chùa không đốt nhang trong chánh điện đặt ở nơi dễ thấy. Người đến viếng chùa bằng cái tâm muốn tìm về chốn thinh lặng, bình yên, không nhất thiết phải nhang trầm nghi ngút khói, vừa lãng phí, vừa ảnh hưởng đến bầu không khí trong lành vốn có dưới những cội cây già. Có thể thấy, đó là một thông báo hết sức hợp lý, khoa học.
Không chỉ là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Long An, chùa Nổi còn là di tích khảo cổ học. Nhiều hiện vật liên quan đến kiến trúc cổ của nền văn hóa Óc Eo được tìm thấy tại đây: Gốm, gạch xây dựng, búp sen, công cụ bằng xương,…
Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ, chùa Nổi là cơ sở cách mạng tin cậy của ta, góp phần xứng đáng vào thành tích anh hùng của xã Tuyên Bình. Hiện nay, trong khuôn viên chùa vẫn còn tấm bia ghi công của chùa.
Về Vĩnh Hưng thăm Chùa Nổi
Về với vùng sông nước Đồng Tháp Mười, có một ngôi chùa với lịch sử hàng trăm năm khuất sau hàng cây cổ thụ soi bóng bên dòng sông hiền hòa, xanh mát. Đó là Chùa Cổ Sơn, tọa lạc ấp Cả Bản, xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, hay được người dân địa phương gọi với cái tên quen thuộc là “Chùa Nổi”.
Chùa Cổ Sơn được xây dựng vào thời vua Gia Long. Trải qua hàng trăm năm lịch sử với sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh nhưng ngôi chùa vẫn tồn tại, chứng kiến bao đổi thay của thời cuộc.
Khi được hỏi tại sao Chùa Cổ Sơn còn được biết đến với tên gọi “Chùa Nổi” thì trụ trì Thích An Phát kể rằng, vào mùa lũ, đặc biệt trong những năm 1978, 1986 và 2000, nước lũ dâng cao, nhà cửa trong vùng đều bị ngập, chỉ riêng ngôi chùa này thì nước chỉ “mấp mé” đến mép cổng nên nhân dân đổ về đây tránh lũ. Cứ như vậy, qua nhiều năm, ngôi chùa được gọi là Chùa Nổi.
Với diện tích khoảng 1,6 ha, từ năm 2013 - 2016, chùa chính thức được trùng tu toàn bộ, xây dựng kiên cố hơn so với những lần sửa chữa trước đây.
Hàng năm, vào dịp Tết Nguyên Đán hay những ngày rằm lớn của Phật giáo, hàng ngàn phật tử, du khách thập phương lại tìm đến ngôi cổ tự này để dâng hương, lễ Phật.
Chùa Nổi tại ấp Cả Bản, xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng
Chùa Cổ Sơn được xây dựng vào thời vua Gia Long. Trải qua hàng trăm năm lịch sử với sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh nhưng ngôi chùa vẫn tồn tại, chứng kiến bao đổi thay của thời cuộc.
Khi được hỏi tại sao Chùa Cổ Sơn còn được biết đến với tên gọi “Chùa Nổi” thì trụ trì Thích An Phát kể rằng, vào mùa lũ, đặc biệt trong những năm 1978, 1986 và 2000, nước lũ dâng cao, nhà cửa trong vùng đều bị ngập, chỉ riêng ngôi chùa này thì nước chỉ “mấp mé” đến mép cổng nên nhân dân đổ về đây tránh lũ. Cứ như vậy, qua nhiều năm, ngôi chùa được gọi là Chùa Nổi.
Chùa được trùng tu, tôn tạo khang trang
Với diện tích khoảng 1,6 ha, từ năm 2013 - 2016, chùa chính thức được trùng tu toàn bộ, xây dựng kiên cố hơn so với những lần sửa chữa trước đây.
Hàng năm, vào dịp Tết Nguyên Đán hay những ngày rằm lớn của Phật giáo, hàng ngàn phật tử, du khách thập phương lại tìm đến ngôi cổ tự này để dâng hương, lễ Phật.
Kim Thảo – Huệ My
Về thăm chùa Nổi
Giữa vùng bồn trũng, Gò Chùa Nổi, ấp Cả Bản, xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An nổi lên, có đường kính tối đa 100m, mặt gò cao hơn mặt ruộng xung quanh 3-4m, được bao phủ bởi những đám cây dầu cổ thụ cao vút và một số cây trôm cổ thụ lâu đời. Thời chiến tranh, hầu hết quần thể cây cổ thụ này bị hủy diệt, ngày nay, còn lại 5 cây dầu và cây trôm mõ sống cùng thời gian như một “chứng nhân” lịch sử.
Gò Chùa Nổi là di tích khảo cổ học thời tiền sử. Vì nằm trên gò đất cao giữa vùng bồn trũng nên mỗi mùa lũ, kể cả trận lũ lịch sử năm 2000, chùa Nổi vẫn không bị ngập.
Tính từ ngày ra đời đến nay, chùa Nổi trải qua gần 2 thế kỷ. Ban đầu, một tu sĩ từ xa đến, thấy gò đất nằm bên bờ sông Vàm Cỏ Tây thơ mộng, lại có khung cảnh thích hợp tu hành nên lập am để tu.
Cách đây hơn 10 năm, khi khai quật 2 hố đất trên Gò Chùa Nổi với tổng diện tích 15 m², nhà khảo cổ học Nishimura Masanari - một GS.TS, học giả người Nhật cùng các cộng sự ở Bảo tàng Long An tìm thấy khối lượng di vật lớn, đa dạng, trong đó chủ yếu là đồ gốm còn tương đối nguyên vẹn hoặc có thể phục nguyên, gồm: Nồi, chum nhỏ, tô, bình đáy tròn, chậu, mâm, bồng, cà ràng,...; một số công cụ bằng xương thú như rìu, đục,... và các khuôn đúc bằng đất nung.
Điều thú vị là di tích này có niên đại hơn 3.500 năm nhưng lại có rất nhiều vỏ trấu trong đồ gốm và nhiều dấu tích của các tấm chiếu đan bằng lá và dọi xe chỉ dùng để dệt vải,... Điều này cho thấy, từ xa xưa, chủ nhân của vùng đất này đã biết dệt chiếu, dệt vải.
Ngoài ra, qua một số di cốt chứng tỏ, người tiền sử biết thuần dưỡng nhiều loài động vật như heo, chó, trâu,... Tất cả tạo nên một nền văn hóa Óc Eo rực rỡ.
Gò Chùa Nổi còn là di tích lịch sử cách mạng. Tại đây, các vị sư ở chùa tham gia cách mạng, nuôi giấu và làm tai mắt cho cán bộ cách mạng. Chính vì vậy, hàng chục lần, địch bắn ngôi chùa. Khi chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, Gò Chùa Nổi được xem là pháo đài của ta đánh quân Pôn Pốt. Qua bao lần bị bom đạn hủy hoại, chùa được tín đồ Phật giáo gần, xa và người dân địa phương đóng góp trùng tu.
Năm 2016, chùa Nổi (hay còn gọi là Cổ Sơn tự) được trùng tu toàn bộ. Diện tích hiện hữu của Gò Chùa Nổi 16.000 m². Theo trụ trì chùa Nổi - Thượng tọa Thích An Phát, trước kia, diện tích Gò Chùa Nổi rộng gấp nhiều lần so với hiện tại. Chùa đang xây bờ kè sông Vàm Cỏ Tây và xây tường rào bảo vệ.
Đứng trên chiếc cầu treo bắc qua sông Vàm Cỏ Tây, nhìn xuống toàn cảnh Gò Chùa Nổi mới thấy hết vẻ đẹp độc đáo của nơi này. Quần thể cây dầu cổ thụ bao quanh chùa càng tôn vẻ uy linh, hùng vĩ của Gò Chùa Nổi.
Qua khỏi cầu, du khách có thể dừng chân ghé lại bên những đóa sen khoe sắc vào mùa hạ, thoảng mùi hương tinh khiết trong gió để cảm nhận chút bình yên.
Bước qua cổng tam quan, gặp “cụ” trôm mõ to lớn, hùng vĩ cùng những hàng dầu cao vút như tô thêm vẻ uy nghiêm của Cổ Sơn tự. Thượng tọa Thích An Phát nói: Hàng năm, vào dịp Tết Nguyên đán, lễ Phật đản, lễ Vu lan..., khách đến đây chiêm bái rất nhiều.
Với phong cảnh hữu tình, 1 cây trôm và 5 cây dầu cổ thụ được Hội Sinh vật cảnh tỉnh chọn đăng ký Cây di sản Việt Nam, khi chùa Nổi kết nối với Làng nổi Tân Lập, khu Ramsa Láng Sen,... sẽ trở thành tour du lịch sinh thái, du lịch tâm linh hấp dẫn, thu hút du khách tìm đến.
Toàn cảnh Gò Chùa Nổi (nhìn từ cầu treo trên sông Vàm Cỏ Tây)
Gò Chùa Nổi là di tích khảo cổ học thời tiền sử. Vì nằm trên gò đất cao giữa vùng bồn trũng nên mỗi mùa lũ, kể cả trận lũ lịch sử năm 2000, chùa Nổi vẫn không bị ngập.
Tính từ ngày ra đời đến nay, chùa Nổi trải qua gần 2 thế kỷ. Ban đầu, một tu sĩ từ xa đến, thấy gò đất nằm bên bờ sông Vàm Cỏ Tây thơ mộng, lại có khung cảnh thích hợp tu hành nên lập am để tu.
Cách đây hơn 10 năm, khi khai quật 2 hố đất trên Gò Chùa Nổi với tổng diện tích 15 m², nhà khảo cổ học Nishimura Masanari - một GS.TS, học giả người Nhật cùng các cộng sự ở Bảo tàng Long An tìm thấy khối lượng di vật lớn, đa dạng, trong đó chủ yếu là đồ gốm còn tương đối nguyên vẹn hoặc có thể phục nguyên, gồm: Nồi, chum nhỏ, tô, bình đáy tròn, chậu, mâm, bồng, cà ràng,...; một số công cụ bằng xương thú như rìu, đục,... và các khuôn đúc bằng đất nung.
Điều thú vị là di tích này có niên đại hơn 3.500 năm nhưng lại có rất nhiều vỏ trấu trong đồ gốm và nhiều dấu tích của các tấm chiếu đan bằng lá và dọi xe chỉ dùng để dệt vải,... Điều này cho thấy, từ xa xưa, chủ nhân của vùng đất này đã biết dệt chiếu, dệt vải.
Ngoài ra, qua một số di cốt chứng tỏ, người tiền sử biết thuần dưỡng nhiều loài động vật như heo, chó, trâu,... Tất cả tạo nên một nền văn hóa Óc Eo rực rỡ.
Cổ thụ bên Điện Quán Thế Âm Bồ tát
Gò Chùa Nổi còn là di tích lịch sử cách mạng. Tại đây, các vị sư ở chùa tham gia cách mạng, nuôi giấu và làm tai mắt cho cán bộ cách mạng. Chính vì vậy, hàng chục lần, địch bắn ngôi chùa. Khi chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, Gò Chùa Nổi được xem là pháo đài của ta đánh quân Pôn Pốt. Qua bao lần bị bom đạn hủy hoại, chùa được tín đồ Phật giáo gần, xa và người dân địa phương đóng góp trùng tu.
Năm 2016, chùa Nổi (hay còn gọi là Cổ Sơn tự) được trùng tu toàn bộ. Diện tích hiện hữu của Gò Chùa Nổi 16.000 m². Theo trụ trì chùa Nổi - Thượng tọa Thích An Phát, trước kia, diện tích Gò Chùa Nổi rộng gấp nhiều lần so với hiện tại. Chùa đang xây bờ kè sông Vàm Cỏ Tây và xây tường rào bảo vệ.
Cổ thụ bên tượng Phật Di Lặc
Đứng trên chiếc cầu treo bắc qua sông Vàm Cỏ Tây, nhìn xuống toàn cảnh Gò Chùa Nổi mới thấy hết vẻ đẹp độc đáo của nơi này. Quần thể cây dầu cổ thụ bao quanh chùa càng tôn vẻ uy linh, hùng vĩ của Gò Chùa Nổi.
Qua khỏi cầu, du khách có thể dừng chân ghé lại bên những đóa sen khoe sắc vào mùa hạ, thoảng mùi hương tinh khiết trong gió để cảm nhận chút bình yên.
Bước qua cổng tam quan, gặp “cụ” trôm mõ to lớn, hùng vĩ cùng những hàng dầu cao vút như tô thêm vẻ uy nghiêm của Cổ Sơn tự. Thượng tọa Thích An Phát nói: Hàng năm, vào dịp Tết Nguyên đán, lễ Phật đản, lễ Vu lan..., khách đến đây chiêm bái rất nhiều.
Với phong cảnh hữu tình, 1 cây trôm và 5 cây dầu cổ thụ được Hội Sinh vật cảnh tỉnh chọn đăng ký Cây di sản Việt Nam, khi chùa Nổi kết nối với Làng nổi Tân Lập, khu Ramsa Láng Sen,... sẽ trở thành tour du lịch sinh thái, du lịch tâm linh hấp dẫn, thu hút du khách tìm đến.
Q.H
Kỳ lạ ngôi chùa nổi trong mùa lũ
Nằm trên một gò cao thuộc ấp Cả Bản, xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, chùa Nổi Cổ Sơn Tự (còn gọi là chùa nổi) chưa khi nào vắng khách dù ở tận vùng sâu giáp biên giới Campuchia.
Người ta đến đây không chỉ để chiêm ngưỡng một ngôi chùa cổ có niên đại gần 200 năm mà còn để tìm hiểu về ngôi chùa với kỳ tích được lưu truyền trong dân gian, qua bao mùa lũ đỉnh cao, chùa vẫn không bao giờ bị chìm chân dưới nước.
Hàng trăm năm là nơi tránh lũ
Xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng nằm ở vùng sâu là rốn lũ của Đồng Tháp Mười, hàng năm chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt. Mùa nước nổi ở Tuyên Bình, Vĩnh Hưng thường bắt đầu vào khoảng tháng 6 và kéo dài đến tháng 11 âm lịch. Khi ấy bốn bề trắng nước. Chùa nổi Cổ Sơn Tự nằm bên sông Vàm Cỏ Tây, phía sau là cánh đồng mênh mông, trải dài tít tắp. Dừng lại hỏi người phụ nữ đi làm đồng về qua chùa , chị vui vẻ chỉ về phía cầu treo cao chót vót nói thêm: "Năm nay nước chưa dâng cao lắm, người dân còn qua chùa bằng đường bộ được. Vào những mùa lũ đỉnh cao, muốn qua chùa chỉ còn cách bắt xuồng, ngồi ghe thôi".
Chùa Nổi không lớn, kiến trúc đơn giản, với một gian chính điện và một số điện thờ nằm ở phía ngoài. Bao quanh là những tán cây cổ thụ cao vút và vô số cỏ cây, hoa lá xanh mướt. Nơi đây được coi là chốn linh thiêng của đời sống tín ngưỡng, tâm linh mang đậm nét văn hóa cổ xưa. Cùng với chùa Gò Ô ở Hưng Điền A, chùa Nổi Cổ Sơn Tự là một trong những di tích tại Long An mang đậm nét "Văn hóa Rạch Núi" của cộng đồng cư dân nông nghiệp lâu niên ở Nam bộ.
Một số tài liệu viết rằng chùa được xây dựng vào năm 1823, do thiền sư Thiện Nhiêu tạo dựng. Sư trụ trì hiện nay của chùa là sư thầy Thích An Phát cho biết: "Tính đến nay chùa đã tồn tại khoảng 250 năm. Tôi cũng không rõ chùa được dựng vào năm nào. Trải qua thời gian và hai cuộc chiến tranh ác liệt, chùa đã bị hư hỏng nặng. Ngôi chùa hiện tại được sửa chữa lại và xây dựng thêm vào năm 1985".
Chúng tôi hỏi sư thầy về câu chuyện dân gian tương truyền rằng, vào mùa nước lũ, cứ nước dâng đến đâu, ngôi chùa này lại nổi lên đến đó, không bao giờ ngập nước. Thầy Thích An Phát kể: "Tôi cũng không biết ngôi chùa này có nổi lên theo nước lũ hay không. Nhưng tôi đã tu tại chùa này khi còn là một thanh niên trẻ, tới nay đã gần 30 năm. Có những năm nước ròng lên đến đỉnh điểm, bốn bề trắng nước, thì ngôi chùa này vẫn không hề bị ngập. Khi ấy, nơi đây trở thành nơi chạy lũ của bà con quanh vùng".
Thầy trụ trì còn kể thêm một câu chuyện lưu truyền lại trong dân gian: 300 năm trước, nơi đây chỉ là một cái gò đất nổi lên giữa một bên là cánh đồng, một bên là dòng sông Vàm Cỏ Tây hoang vắng. Lũ trẻ chăn trâu thường chọn cái gò đất này làm nơi dừng chân, nô đùa cùng nhau. Chúng đào những chỗ đất ướt trên gò nhào nặn thành hình những ông tượng để chơi. Nhiều khi mải chơi quá mà bỏ quên cả bầy trâu. Cha mẹ bọn trẻ giận quá mới đem những bức tượng đất quăng hết xuống sông Vàm Cỏ Tây. Nhưng có điều lạ là những tượng đất này không chìm mà nổi trên mặt nước. Dân làng thấy vậy cho đây là chốn lạ lùng, linh thiêng mới lập nên một ngôi chùa để quanh năm thờ phụng, cầu nguyện.
Ra đến cổng, chúng tôi gặp một ông lão dừng chân tránh nắng nơi bóng cây trước cổng chùa, tên Hai Chiến. Ông Chiến kể, ông sống ở vùng này đã hơn 60 năm. Năm nào vùng này cũng trắng xóa nước vào mùa nước nổi. Những năm gần đây, cuộc sống khá hơn, một số bà con đã có điều kiện nâng nền nhà mình lên cao hơn tránh lũ. Còn những năm trở về trước, mỗi khi lũ về gần như nhà nào cũng bị ngập, phải chạy lũ cực lắm. Bà con thường tìm đến chùa này xin tránh lũ. Thật kỳ lạ, ngôi chùa này nói là cao, nhưng cũng chẳng cao hơn xung quanh bao nhiêu. Vậy mà nước lũ có lên đến đâu cũng không bao giờ dâng được vào chùa".
Quan sát thì thấy, đúng là ngôi chùa này nằm trên một cái gò chỉ cao hơn so với xung quanh chút ít. Nhất là so với cây cầu treo chót vót, cao hơn mặt sông chừng 2- 3mm, bắc ngang sông Vàm Cỏ Tây, thì đứng ở chùa chỉ có thể ngước mặt mà nhìn lên. Ấy vậy nhưng vào mùa nước nổi, người ta vẫn không qua sông bằng đường bộ được, mà chỉ có thể ngồi xuồng, ghe mà qua chùa. Bởi vì khi ấy, con đường dẫn vào chùa sát ven sông bị ngập nước không còn lối đi. Phải chăng, điều này mãi mãi là một sự huyền bí chưa có lời giải đáp của ngôi chùa nằm trên gò nổi thiêng của miền đất Phật độ?
Nơi thề nguyền kết tóc se duyên
Chùa Nổi không chỉ được biết đến là nơi cầu nguyện đức Phật độ trì, mà còn là nơi để thề nguyền trăm năm hạnh phúc của các đôi lứa yêu nhau. Dừng xe ở quán nước đầu đường quốc lộ có bảng chỉ dẫn lối vào Cổ Sơn Tự, chị chủ quán hay chuyện cười mà rằng: "Chùa Nổi này không chỉ nổi tiếng bởi cứ nước lũ lên tới đâu là nổi lên tới đó mà đó còn là nơi các đôi uyên ương tìm đến thề nguyện cùng nhau đến răng long đầu bạc". Chúng tôi hỏi sao họ lại chọn ngôi chùa Nổi này làm nơi thề nguyện, chị chủ quán cho biết: "Thì khắp vùng này ai chẳng biết chùa Nổi linh thiêng. Muốn tìm một nơi chứng giám cho tình yêu của mình, họ tìm đến đây để thề nguyền với ước nguyện trời phật sẽ độ trì cho tình yêu của họ bền vững. Lâu dần nó thành cái lệ cho những người đến sau".
Chúng tôi chào chị, rồi rẽ vào con đường rải đá theo bảng chỉ dẫn đi vào. Hai bên là cánh đồng lúa chín vàng sắp vào mùa gặt. Tới cuối đường là con sông Vàm Cỏ Tây, nhìn qua bên kia sông là ngôi chùa Nổi thấp thoáng sau bóng cây, rẽ trái là đường dẫn tới cây cầu qua bên kia sông.
Nói chuyện với thầy trụ trì Thích An Phát, khi chúng tôi hỏi về chuyện các đôi lứa yêu nhau đến đây thề nguyền, thầy cười và nói: "Phật tử đến viếng chùa rất đông, trong đó cũng có những đôi lứa yêu nhau đến thắp hương cầu nguyện. Điều này không liên quan đến chuyện linh thiêng hay không linh thiêng ở chùa. Tới chùa, chỉ cần lòng mình thành tâm thì ắt sẽ có phúc mà thôi".
Khi chúng tôi ra về, trời nổi cơn giông gió, báo hiệu một cơn mưa sắp tới. Chùa nằm kế bên sông, lại giáp cánh đồng nên gió thổi mạnh, lá cây bay từ phía. Vừa có một đoàn khách từ phương xa tới khiến chùa lại rộn lên, xôn xao tiếng nói cười và mùi hương trầm thoảng bay trong không khí. Ai đó vừa gióng lên những tiếng chuông chùa, ngân vang một khúc sông Vàm Cỏ Tây mênh mông nước.. Nhiều người đến nơi đây còn được nghe một câu nói vui: "Muốn nổi thì phải đi chùa Nổi vào mùa nước nổi". Bởi khi ấy giữa bốn bề là nước, chùa Nổi bật lên giữa những tán cây cổ thụ cao ngất, xanh rì. Muốn tới chùa, thì chỉ còn cách ngồi xuồng mà đi qua sông.
Có lịch sử từ hơn trăm năm Cổ Sơn Tự mang trong mình những điều ly kỳ, linh thiêng lưu truyền đời này qua đời khác mà không thể kiểm chứng. Chỉ có những người dân bám đất tại ấp Cả Bản, xã Tuyên Bình này vào mỗi mùa nước nổi, lại chứng kiến ngôi chùa cổ nhô cao giữa mênh mông nước như một ngọn núi, thách thức những con nước lũ dâng cao của vùng rốn lũ Đồng Tháp Mười này.
Người ta đến đây không chỉ để chiêm ngưỡng một ngôi chùa cổ có niên đại gần 200 năm mà còn để tìm hiểu về ngôi chùa với kỳ tích được lưu truyền trong dân gian, qua bao mùa lũ đỉnh cao, chùa vẫn không bao giờ bị chìm chân dưới nước.
Hàng trăm năm là nơi tránh lũ
Xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng nằm ở vùng sâu là rốn lũ của Đồng Tháp Mười, hàng năm chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt. Mùa nước nổi ở Tuyên Bình, Vĩnh Hưng thường bắt đầu vào khoảng tháng 6 và kéo dài đến tháng 11 âm lịch. Khi ấy bốn bề trắng nước. Chùa nổi Cổ Sơn Tự nằm bên sông Vàm Cỏ Tây, phía sau là cánh đồng mênh mông, trải dài tít tắp. Dừng lại hỏi người phụ nữ đi làm đồng về qua chùa , chị vui vẻ chỉ về phía cầu treo cao chót vót nói thêm: "Năm nay nước chưa dâng cao lắm, người dân còn qua chùa bằng đường bộ được. Vào những mùa lũ đỉnh cao, muốn qua chùa chỉ còn cách bắt xuồng, ngồi ghe thôi".
Toàn cảnh chùa Nổi nhìn từ bên kia sông.
Chùa Nổi không lớn, kiến trúc đơn giản, với một gian chính điện và một số điện thờ nằm ở phía ngoài. Bao quanh là những tán cây cổ thụ cao vút và vô số cỏ cây, hoa lá xanh mướt. Nơi đây được coi là chốn linh thiêng của đời sống tín ngưỡng, tâm linh mang đậm nét văn hóa cổ xưa. Cùng với chùa Gò Ô ở Hưng Điền A, chùa Nổi Cổ Sơn Tự là một trong những di tích tại Long An mang đậm nét "Văn hóa Rạch Núi" của cộng đồng cư dân nông nghiệp lâu niên ở Nam bộ.
Một số tài liệu viết rằng chùa được xây dựng vào năm 1823, do thiền sư Thiện Nhiêu tạo dựng. Sư trụ trì hiện nay của chùa là sư thầy Thích An Phát cho biết: "Tính đến nay chùa đã tồn tại khoảng 250 năm. Tôi cũng không rõ chùa được dựng vào năm nào. Trải qua thời gian và hai cuộc chiến tranh ác liệt, chùa đã bị hư hỏng nặng. Ngôi chùa hiện tại được sửa chữa lại và xây dựng thêm vào năm 1985".
Chúng tôi hỏi sư thầy về câu chuyện dân gian tương truyền rằng, vào mùa nước lũ, cứ nước dâng đến đâu, ngôi chùa này lại nổi lên đến đó, không bao giờ ngập nước. Thầy Thích An Phát kể: "Tôi cũng không biết ngôi chùa này có nổi lên theo nước lũ hay không. Nhưng tôi đã tu tại chùa này khi còn là một thanh niên trẻ, tới nay đã gần 30 năm. Có những năm nước ròng lên đến đỉnh điểm, bốn bề trắng nước, thì ngôi chùa này vẫn không hề bị ngập. Khi ấy, nơi đây trở thành nơi chạy lũ của bà con quanh vùng".
Thầy trụ trì còn kể thêm một câu chuyện lưu truyền lại trong dân gian: 300 năm trước, nơi đây chỉ là một cái gò đất nổi lên giữa một bên là cánh đồng, một bên là dòng sông Vàm Cỏ Tây hoang vắng. Lũ trẻ chăn trâu thường chọn cái gò đất này làm nơi dừng chân, nô đùa cùng nhau. Chúng đào những chỗ đất ướt trên gò nhào nặn thành hình những ông tượng để chơi. Nhiều khi mải chơi quá mà bỏ quên cả bầy trâu. Cha mẹ bọn trẻ giận quá mới đem những bức tượng đất quăng hết xuống sông Vàm Cỏ Tây. Nhưng có điều lạ là những tượng đất này không chìm mà nổi trên mặt nước. Dân làng thấy vậy cho đây là chốn lạ lùng, linh thiêng mới lập nên một ngôi chùa để quanh năm thờ phụng, cầu nguyện.
Ra đến cổng, chúng tôi gặp một ông lão dừng chân tránh nắng nơi bóng cây trước cổng chùa, tên Hai Chiến. Ông Chiến kể, ông sống ở vùng này đã hơn 60 năm. Năm nào vùng này cũng trắng xóa nước vào mùa nước nổi. Những năm gần đây, cuộc sống khá hơn, một số bà con đã có điều kiện nâng nền nhà mình lên cao hơn tránh lũ. Còn những năm trở về trước, mỗi khi lũ về gần như nhà nào cũng bị ngập, phải chạy lũ cực lắm. Bà con thường tìm đến chùa này xin tránh lũ. Thật kỳ lạ, ngôi chùa này nói là cao, nhưng cũng chẳng cao hơn xung quanh bao nhiêu. Vậy mà nước lũ có lên đến đâu cũng không bao giờ dâng được vào chùa".
Quan sát thì thấy, đúng là ngôi chùa này nằm trên một cái gò chỉ cao hơn so với xung quanh chút ít. Nhất là so với cây cầu treo chót vót, cao hơn mặt sông chừng 2- 3mm, bắc ngang sông Vàm Cỏ Tây, thì đứng ở chùa chỉ có thể ngước mặt mà nhìn lên. Ấy vậy nhưng vào mùa nước nổi, người ta vẫn không qua sông bằng đường bộ được, mà chỉ có thể ngồi xuồng, ghe mà qua chùa. Bởi vì khi ấy, con đường dẫn vào chùa sát ven sông bị ngập nước không còn lối đi. Phải chăng, điều này mãi mãi là một sự huyền bí chưa có lời giải đáp của ngôi chùa nằm trên gò nổi thiêng của miền đất Phật độ?
Nơi thề nguyền kết tóc se duyên
Chùa Nổi không chỉ được biết đến là nơi cầu nguyện đức Phật độ trì, mà còn là nơi để thề nguyền trăm năm hạnh phúc của các đôi lứa yêu nhau. Dừng xe ở quán nước đầu đường quốc lộ có bảng chỉ dẫn lối vào Cổ Sơn Tự, chị chủ quán hay chuyện cười mà rằng: "Chùa Nổi này không chỉ nổi tiếng bởi cứ nước lũ lên tới đâu là nổi lên tới đó mà đó còn là nơi các đôi uyên ương tìm đến thề nguyện cùng nhau đến răng long đầu bạc". Chúng tôi hỏi sao họ lại chọn ngôi chùa Nổi này làm nơi thề nguyện, chị chủ quán cho biết: "Thì khắp vùng này ai chẳng biết chùa Nổi linh thiêng. Muốn tìm một nơi chứng giám cho tình yêu của mình, họ tìm đến đây để thề nguyền với ước nguyện trời phật sẽ độ trì cho tình yêu của họ bền vững. Lâu dần nó thành cái lệ cho những người đến sau".
Chúng tôi chào chị, rồi rẽ vào con đường rải đá theo bảng chỉ dẫn đi vào. Hai bên là cánh đồng lúa chín vàng sắp vào mùa gặt. Tới cuối đường là con sông Vàm Cỏ Tây, nhìn qua bên kia sông là ngôi chùa Nổi thấp thoáng sau bóng cây, rẽ trái là đường dẫn tới cây cầu qua bên kia sông.
Nói chuyện với thầy trụ trì Thích An Phát, khi chúng tôi hỏi về chuyện các đôi lứa yêu nhau đến đây thề nguyền, thầy cười và nói: "Phật tử đến viếng chùa rất đông, trong đó cũng có những đôi lứa yêu nhau đến thắp hương cầu nguyện. Điều này không liên quan đến chuyện linh thiêng hay không linh thiêng ở chùa. Tới chùa, chỉ cần lòng mình thành tâm thì ắt sẽ có phúc mà thôi".
Khi chúng tôi ra về, trời nổi cơn giông gió, báo hiệu một cơn mưa sắp tới. Chùa nằm kế bên sông, lại giáp cánh đồng nên gió thổi mạnh, lá cây bay từ phía. Vừa có một đoàn khách từ phương xa tới khiến chùa lại rộn lên, xôn xao tiếng nói cười và mùi hương trầm thoảng bay trong không khí. Ai đó vừa gióng lên những tiếng chuông chùa, ngân vang một khúc sông Vàm Cỏ Tây mênh mông nước.. Nhiều người đến nơi đây còn được nghe một câu nói vui: "Muốn nổi thì phải đi chùa Nổi vào mùa nước nổi". Bởi khi ấy giữa bốn bề là nước, chùa Nổi bật lên giữa những tán cây cổ thụ cao ngất, xanh rì. Muốn tới chùa, thì chỉ còn cách ngồi xuồng mà đi qua sông.
Có lịch sử từ hơn trăm năm Cổ Sơn Tự mang trong mình những điều ly kỳ, linh thiêng lưu truyền đời này qua đời khác mà không thể kiểm chứng. Chỉ có những người dân bám đất tại ấp Cả Bản, xã Tuyên Bình này vào mỗi mùa nước nổi, lại chứng kiến ngôi chùa cổ nhô cao giữa mênh mông nước như một ngọn núi, thách thức những con nước lũ dâng cao của vùng rốn lũ Đồng Tháp Mười này.
Cổ Sơn Tự còn là di chỉ khảo cổ học bởi nhiều hiện vật thời tiền sử đã được tìm thấy tại đây. Năm 2002, những nhà khảo cổ đã thu nhặt được nhiều di vật liên quan đến kiến trúc cổ thuộc văn hóa Óc Eo như gạch xây dựng, diềm ngói, đầu ngói búp sen và nhiều mảnh gốm. Trong đó, có phần đế của một tượng Phật tham thiền bằng sa thạch, hình tròn, màu xanh lục, được phủ một lớp patine mỏng màu xám nâu, vốn rất quen thuộc trong nhiều di tích thuộc văn hóa Óc Eo. Gò Chùa Nổi được Ủy ban nhân dân tỉnh Long An công nhận là di tích lịch sử - văn hóa vào năm 2004.
Hương Lam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét