Cù lao Rùa là một cù lao có hình dạng con rùa đang bơi trên sông Đồng Nai, hiện nay theo tên gọi hành chánh nó là xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Thế nhưng ngày xưa Cù lao Rùa thuộc địa phận tỉnh Biên Hòa, và điều này phù hợp với truyền thuyết của ông bà ta ngày xưa, rằng Đồng Nai là vùng đất tứ linh Long - Lân - Quy - Phụng, với Long là dòng sông Đồng Nai (tên cũ là Phước Long giang, con rồng mang phước), đầu rồng là núi Long Ẩn (Bửu Long), còn Quy chính là cù lao Rùa, còn gọi là Cồn Quy. Từ Long (Bửu Long) qua Quy (cù lao Rùa) chỉ mất vài phút với một chuyến đò ngang.
Ở Cù lao Rùa, có một gò đất cao 15 met (cao nhất nơi đây) được coi như mu rùa. Chính tại nơi này đã phát hiện một di tích khảo cổ, có niên đại cách nay 3.500 - 3.000 năm, cho thấy cộng đồng dân cư người Việt đã tồn tại ở đây hơn 3.000 năm trong tiến trình mở cõi của mình. Vì thế Cù lao Rùa đã được công nhận Di tích Khảo cổ cấp Quốc gia. Cũng trên mu rùa này có một ngôi chùa cổ, ngày xưa có tên là chùa Gò Rùa, còn tên chính thức của chùa là Chùa Khánh Sơn.
Ở Cù lao Rùa, có một gò đất cao 15 met (cao nhất nơi đây) được coi như mu rùa. Chính tại nơi này đã phát hiện một di tích khảo cổ, có niên đại cách nay 3.500 - 3.000 năm, cho thấy cộng đồng dân cư người Việt đã tồn tại ở đây hơn 3.000 năm trong tiến trình mở cõi của mình. Vì thế Cù lao Rùa đã được công nhận Di tích Khảo cổ cấp Quốc gia. Cũng trên mu rùa này có một ngôi chùa cổ, ngày xưa có tên là chùa Gò Rùa, còn tên chính thức của chùa là Chùa Khánh Sơn.
Đường lên chùa Khánh Sơn
Đây là Di tích Quốc gia, nhưng là Di tích Khảo cổ Cù lao Rùa chứ không phải Di tích chùa Khánh Sơn
Người ta chỉ biết đây là một ngôi chùa xưa chớ chưa ai xác định được năm tạo lập chùa. Theo các vị bô lão ở đây thì chùa được xây dựng khoảng năm 1850 (tức cách đây 168 năm). Đến nay, không ai biết tên tuổi, pháp danh, năm viên tịch của các thủ tự hay của các trụ trì đầu tiên. Mãi đến năm 1940, một vị sư không rõ pháp danh (dân làng thường gọi là Thầy Cự) về trùng tu lại chùa và ở lại trụ trì. Sau một thời gian ngắn, thầy viên tịch. Kế thế trụ trì là thầy Tư Nói (không rõ pháp danh), con ruột của thầy Cự.
Kháng chiến chống Pháp, rồi thời kỳ trước 1975, chùa Khánh Sơn là cơ sở hoạt động cách mạng tại địa phương. Năm 1975 đến 1987, do các tăng ni trong chùa về quê cũ làm ruộng nên chùa không có người trụ trì, dân làng phải cử người trông coi việc hương khói. Năm 1987, người dân địa phương cung thỉnh Thượng tọa Thích Thiện Duyên về trụ trì và năm 1988, Ni cô Diệu Nhân (thế danh Võ thị Bích Phượng) được cử làm giám tự, phụ giúp Thượng tọa Thiện Duyên giữ gìn ngôi tam bảo. Từ năm 1990 đến 1994 chùa Khánh Sơn được sự trợ giúp của cô Nguyễn Thị Trang hiến cúng tiền bạc nên đã được trùng tu khang trang như ngày nay.
Kháng chiến chống Pháp, rồi thời kỳ trước 1975, chùa Khánh Sơn là cơ sở hoạt động cách mạng tại địa phương. Năm 1975 đến 1987, do các tăng ni trong chùa về quê cũ làm ruộng nên chùa không có người trụ trì, dân làng phải cử người trông coi việc hương khói. Năm 1987, người dân địa phương cung thỉnh Thượng tọa Thích Thiện Duyên về trụ trì và năm 1988, Ni cô Diệu Nhân (thế danh Võ thị Bích Phượng) được cử làm giám tự, phụ giúp Thượng tọa Thiện Duyên giữ gìn ngôi tam bảo. Từ năm 1990 đến 1994 chùa Khánh Sơn được sự trợ giúp của cô Nguyễn Thị Trang hiến cúng tiền bạc nên đã được trùng tu khang trang như ngày nay.
Các cụm tượng trong chùa được thiết kế mỹ thuật và bố trí hài hòa trong khuôn viên vườn cây xanh mát của chùa.
Tọa lạc trên một ngọn đồi cao với khuôn viên trên 1.000 m², chùa Khánh Sơn được đại trùng tu theo lối kiến trúc mới, xung quanh chánh điện là vườn cây ăn trái lâu năm và các cụm tượng theo điển tích Phật giáo đẹp mắt và bố trí hài hòa. Đặc biệt cấu trúc gò này nhiều đá ong nên các tảng đá ong được điêu khắc khéo léo tạo nên các hình dáng độc đáo. Sát bên gò là dòng sông Đồng Nai lặng lờ trôi, đứng ở những vị trí cao và thoáng trên đồi có thể nhìn thấy toàn cảnh Bửu Long phía Biên Hòa.
Các khối đá ong được sắp xếp khéo léo tạo thành những hình dạng đặc sắc
Chính điện chùa
Ngay trước chánh điện là hồ sen, cùng cây lá, hoa cảnh tạo nên cảm giác nhẹ nhàng, thanh tịnh
Bản thân Cù lao Rùa đã là một chốn yên tịnh, gần gũi với thiên nhiên rồi. Sang đây, lên Gò Rùa ngắm cảnh chùa, ngắm trời mây sông nước lại càng khiến ta cảm thấy... phiêu bồng.
Phạm Hoài Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét