Ngôi chùa Tây Tạng độc nhất tại Hà Nội
Chùa Long Quang theo trường phái Mật tông Kim cương thừa, giống với các ngôi chùa thường gặp ở Tây Tạng, Nepal, Bhutan..
Chùa Long Quang toạ lạc trên vùng đất thôn Vực thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì nên còn được gọi theo địa danh là chùa Vực. Chùa có tuổi đời hơn 600 năm, hướng nhìn ra ngã ba sông Tô Lịch. Năm 2011, ngôi tam bảo xuống cấp không đảm bảo an toàn để phục vụ tín ngưỡng bà con Phật tử nên chùa được trùng tu để có được vẻ khang trang như hiện tại.
Phái Mật tông theo tiếng Phạn là "Mantra", nghĩa là những lời nói chân thật. Đây là pháp môn kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa. Cụ thể, chùa Long Quang theo pháp môn Mật tông Kim cường thừa, phổ biến tại Nepal, Bhutan và Tây Tạng.
Sau khi được trùng tu, chùa có diện tích 7.000 m², khuôn viên rộng rãi. Theo trụ trì, chùa được xây dựng theo kiến trúc mandala (vòng tròn, trung tâm của tinh tuý, cốt lõi cuộc sống) để nguyện cầu cho quốc thái dân an, thế giới được hoà bình, nhân dân được an lạc.
Du khách đến chùa vừa lễ Phật, vừa tìm hiểu pháp môn Mật tông Kim cương thừa. Trần nhà được trang trí điển hình theo kiểu Kim cương thừa. Các hoạ tiết được làm tỉ mỉ, tinh xảo với các vòng tròn mandala, biểu tượng quan trọng trong Phật giáo Mật tông Kim cương thừa.
Trong chùa có 2 gian, bên ngoài là ngôi tam bảo, bên trong là nhà tổ. Mùi đàn hương phảng phất, tạo nên không khí tĩnh mịch, uy nghiêm.
Du khách có thể lên nóc chùa để tham quan nơi đặt bảo tháp Kim cương thừa. Đây cũng là nét kiến trúc độc đáo giúp ngôi chùa trở nên độc nhất tại Hà Nội. Nhìn từ bên ngoài đường Kim Giang, du khách có thể thấy rõ sự bề thế của bảo tháp.
Bảo tháp nằm giữa chốn đô thị, tạo nên điểm nhấn khi từ đây có thể nhìn ra các toà chung cư cao tầng. Bên trong là tượng Phật ngồi.
Cách trang trí cờ nhiều màu sắc thường thấy ở các quốc gia như Nepal, Bhutan... Những lá cờ này trong tiếng Tây Tạng nghĩa là "ngựa gió". Đây là biểu tượng cho sự chuyển hoá của cái ác thành thiện, những điều không may thành cát tường. Ngoài ra, có thể hiểu 5 màu sắc tượng trưng cho 5 trí tuệ của Phật.
Khuôn viên chùa trồng nhiều cây bưởi sum suê trái.
Hoa bưởi nở thành từng chùm, toả hương thơm dịu, làm nhẹ lòng du khách đến tham quan.
Ngoài ra chùa còn có nhiều tiểu cảnh, đặc biệt là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát ngự trên bể cá koi. Ngày thường, chùa mở cửa sáng từ 6h30 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h30. Ngày tuần rằm, chùa mở cửa từ 5h đến 21h. Thời gian tụng kinh hằng ngày từ 19h30 đến 20h30. Du khách có thể đến chùa du xuân, thưởng thức nét kiến trúc độc đáo và cầu bình an.
Trung Nghĩa - Khánh Ly
VnExpress Du lịch - 03/02/2022
Chiêm ngưỡng ngôi chùa với kiến trúc Tây Tạng độc đáo tại Hà Nội
Gây ấn tượng với nét kiến trúc độc đáo vùng Tây Tạng, ngôi chùa theo trường phái Mật tông Kim cương thừa ở Hà Nội trở thành điểm du xuân thu hút đông đảo phật tử tới tham quan, chiêm bái dịp đầu năm.
Nằm trên đường Kim Giang (thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội), chùa Long Quang là điểm đến tâm linh được đông đảo phật tử ở Hà Nội và các khu vực lân cận tới tham quan, chiêm bái suốt nhiều năm nay.
Trước đây, chùa được gọi tên theo địa danh là chùa Vực (vì tọa lạc trên vùng đất thôn Vực).
Vào những năm dưới thời Pháp đô hộ, ngôi chùa cổ kính đã bị phá hủy để xây đồn, dựng bốt, sau này được tận dụng làm nhà kho, sân phơi cho xã viên trong thôn.
Đến năm 2000, chùa được xây dựng lại Tam quan theo nền móng cũ. Tuy nhiên, chỉ một năm sau, ngôi tam bảo xuống cấp, không còn đủ an toàn để phục vụ tín ngưỡng của bà con Phật tử nên chùa được trùng tu lại, tạo nên một không gian tín ngưỡng độc đáo bậc nhất ở Thủ đô hiện nay.
Sau khi được trùng tu, chùa Long Quang mang diện mạo khang trang, rộng rãi với diện tích 7.000 m². Chùa được xây dựng theo kiến trúc mandala (vòng tròn, trung tâm của tinh túy, cốt lõi cuộc sống) với hy vọng nguyện cầu cho quốc thái dân an, thế giới được hòa bình, nhân dân được an lạc.
Phái Mật Tông theo tiếng Phạn là "Mantra", nghĩa là những lời nói chân thật. Đây là pháp môn kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa.
Chùa Long Quang theo pháp môn Mật tông Kim cương thừa - đặc trưng thường thấy ở các ngôi chùa tại Nepal, Bhutan và Tây Tạng.
Bởi vậy, khi tới đây, du khách không khỏi ấn tượng với cách bài trí độc đáo với nhiều tông màu rực rỡ và cảm giác như đang lạc bước tới vùng đất của các quốc gia Nam Á xa xôi.
Bước vào điện thờ bên trong, ngước lên trên, du khách sẽ thấy trần nhà được trang trí theo phong cách Kim cương thừa điển hình. Còn các họa tiết được thiết kế tỉ mỉ, tinh xảo với những vòng tròn mandala - biểu tượng quan trọng trong pháp môn Mật tông Kim cương thừa.
Bên cạnh đó, những dải cờ nhiều màu sặc sỡ được giăng khắp nơi không chỉ tô điểm phong cách kiến trúc khác lạ cho ngôi chùa này mà còn làm du khách gợi nhớ đến hình ảnh thường thấy ở những ngôi chùa Tây Tạng hay Nepal, Bhutan,…
Những lá cờ này trong tiếng Tây Tạng nghĩa là "ngựa gió", biểu tượng cho sự chuyển hóa của cái ác thành thiện, những điều không may thành cát tường. Ngoài ra, lá cờ có 5 màu, tượng trưng cho 5 trí tuệ của Phật.
Trong chùa có 2 gian, bên ngoài là ngôi tam bảo, bên trong là nhà tổ. Trên tầng hai là ngôi đại hùng bửu điện, nổi bật với những bức tường rực rỡ sắc đỏ - cam - trắng cùng những hoa văn, hình họa xung quanh các gian thờ.
Bên trong khu vực này được trang trí ấn tượng bằng nhiều tranh, tượng các vị Bồ Tát cũng như thần linh khác nhau. Đây một đặc điểm nổi bật thường thấy ở những ngôi chùa truyền thống tại Bhutan, Nepal và Tây Tạng.
Du khách có thể lên nóc chùa để tận mắt chiêm ngưỡng bảo tháp Kim cương thừa. Đây cũng là điểm nhấn kiến trúc độc đáo giúp ngôi chùa này càng trở nên độc nhất tại Hà Nội.
Tuy khác biệt về kiến trúc và trường phái nhưng chùa Long Quang cũng như mọi ngôi chùa khác đều đem lại cảm giác an yên cho bất kỳ ai ghé thăm nhờ không gian thanh tịnh, hòa cùng mùi gỗ đàn hương phảng phất khắp nơi.
Xung quanh chùa trồng nhiều cây xanh, trong đó có những cây bưởi sai trĩu quả, mang lại cho du khách cảm giác thân thuộc, bình yên.
Ngày thường, buổi sáng, chùa Long Quang mở cửa từ 6h30 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h30. Riêng tuần rằm, mùng một, chùa mở cửa từ 5h sáng đến 9h tối.
Thời gian tụng kinh hàng ngày từ 19h30 đến 20h30.
Không chỉ ngày thường, tuần rằm, dịp đầu xuân năm mới, chùa Long Quang cũng trở thành điểm đến tâm linh của nhiều người dân, phật tử Thủ đô và các tỉnh thành lân cận.
Nằm trên đường Kim Giang (thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội), chùa Long Quang là điểm đến tâm linh được đông đảo phật tử ở Hà Nội và các khu vực lân cận tới tham quan, chiêm bái suốt nhiều năm nay.
Trước đây, chùa được gọi tên theo địa danh là chùa Vực (vì tọa lạc trên vùng đất thôn Vực).
Chùa Long Quang (Hà Nội) được xây dựng theo lối kiến trúc Kim cương thừa như nhiều ngôi chùa truyền thống ở Nepal, Bhutan hay Tây Tạng.
Vào những năm dưới thời Pháp đô hộ, ngôi chùa cổ kính đã bị phá hủy để xây đồn, dựng bốt, sau này được tận dụng làm nhà kho, sân phơi cho xã viên trong thôn.
Đến năm 2000, chùa được xây dựng lại Tam quan theo nền móng cũ. Tuy nhiên, chỉ một năm sau, ngôi tam bảo xuống cấp, không còn đủ an toàn để phục vụ tín ngưỡng của bà con Phật tử nên chùa được trùng tu lại, tạo nên một không gian tín ngưỡng độc đáo bậc nhất ở Thủ đô hiện nay.
Sau khi được trùng tu, chùa Long Quang mang diện mạo khang trang, rộng rãi với diện tích 7.000 m². Chùa được xây dựng theo kiến trúc mandala (vòng tròn, trung tâm của tinh túy, cốt lõi cuộc sống) với hy vọng nguyện cầu cho quốc thái dân an, thế giới được hòa bình, nhân dân được an lạc.
Phái Mật Tông theo tiếng Phạn là "Mantra", nghĩa là những lời nói chân thật. Đây là pháp môn kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa.
Chùa Long Quang theo pháp môn Mật tông Kim cương thừa - đặc trưng thường thấy ở các ngôi chùa tại Nepal, Bhutan và Tây Tạng.
Bởi vậy, khi tới đây, du khách không khỏi ấn tượng với cách bài trí độc đáo với nhiều tông màu rực rỡ và cảm giác như đang lạc bước tới vùng đất của các quốc gia Nam Á xa xôi.
Bước vào điện thờ bên trong, ngước lên trên, du khách sẽ thấy trần nhà được trang trí theo phong cách Kim cương thừa điển hình. Còn các họa tiết được thiết kế tỉ mỉ, tinh xảo với những vòng tròn mandala - biểu tượng quan trọng trong pháp môn Mật tông Kim cương thừa.
Bên cạnh đó, những dải cờ nhiều màu sặc sỡ được giăng khắp nơi không chỉ tô điểm phong cách kiến trúc khác lạ cho ngôi chùa này mà còn làm du khách gợi nhớ đến hình ảnh thường thấy ở những ngôi chùa Tây Tạng hay Nepal, Bhutan,…
Những lá cờ này trong tiếng Tây Tạng nghĩa là "ngựa gió", biểu tượng cho sự chuyển hóa của cái ác thành thiện, những điều không may thành cát tường. Ngoài ra, lá cờ có 5 màu, tượng trưng cho 5 trí tuệ của Phật.
Nóc bảo tháp Kim cương thừa và năm sắc màu Phật giáo trắng - đỏ - lục - vàng - lam trên những dây cờ Lungta uốn lượn theo chiều gió.
Trong chùa có 2 gian, bên ngoài là ngôi tam bảo, bên trong là nhà tổ. Trên tầng hai là ngôi đại hùng bửu điện, nổi bật với những bức tường rực rỡ sắc đỏ - cam - trắng cùng những hoa văn, hình họa xung quanh các gian thờ.
Bên trong khu vực này được trang trí ấn tượng bằng nhiều tranh, tượng các vị Bồ Tát cũng như thần linh khác nhau. Đây một đặc điểm nổi bật thường thấy ở những ngôi chùa truyền thống tại Bhutan, Nepal và Tây Tạng.
Du khách có thể lên nóc chùa để tận mắt chiêm ngưỡng bảo tháp Kim cương thừa. Đây cũng là điểm nhấn kiến trúc độc đáo giúp ngôi chùa này càng trở nên độc nhất tại Hà Nội.
Tuy khác biệt về kiến trúc và trường phái nhưng chùa Long Quang cũng như mọi ngôi chùa khác đều đem lại cảm giác an yên cho bất kỳ ai ghé thăm nhờ không gian thanh tịnh, hòa cùng mùi gỗ đàn hương phảng phất khắp nơi.
Khuôn viên chùa được bài trí nhiều tiểu cảnh, đặc biệt là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát ngự trên bể cá Koi.
Xung quanh chùa trồng nhiều cây xanh, trong đó có những cây bưởi sai trĩu quả, mang lại cho du khách cảm giác thân thuộc, bình yên.
Ngày thường, buổi sáng, chùa Long Quang mở cửa từ 6h30 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h30. Riêng tuần rằm, mùng một, chùa mở cửa từ 5h sáng đến 9h tối.
Thời gian tụng kinh hàng ngày từ 19h30 đến 20h30.
Không chỉ ngày thường, tuần rằm, dịp đầu xuân năm mới, chùa Long Quang cũng trở thành điểm đến tâm linh của nhiều người dân, phật tử Thủ đô và các tỉnh thành lân cận.
Khải Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét