29 tháng 8, 2021

Chùa Tường Long

Tên thường gọi: Chùa Tường Long

Chùa tọa lạc trên núi Ngọc Sơn, thuộc phường Vạn Sơn, thị xã Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 20 km. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Cảnh thị xã Đồ Sơn (nhìn từ chùa Tường Long)

Chùa Tường Long

Mặt tiền chùa Tường Long

Tháp Tường Long được xây dựng vào năm 1058, đời Vua Lý Thánh Tông, có 9 tầng trên một nền ba cấp. Các tài liệu ngày nay cho biết vào tháng 9 năm 1058, Vua Lý Thánh Tông ngự ra cửa biển Ba Lộ, có đến thăm chỗ xây tháp. Năm sau, vua ban tên hiệu là tháp Tường Long. Tháp được tôn tạo vào đời Trần và Hậu Lê. Tháp bị đổ nát từ cuối thế kỷ XVIII.

Chùa Tường Long được xây vào tháng 9 năm 1990 trên nền tháp ngày xưa. Chùa hiện còn giữ mấy mảnh chạm khắc trên đá, trên gạch của ngôi tháp cổ.

Hiện nay, phía sau chùa, ngành Văn hóa & Thông tin đã phát hiện nền tháp Tường Long và cho xây khu bảo tồn hiện vật lịch sử quý này. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Điện Phật


Tượng Bồ tát Quan Âm



Nền móng tháp Tường Long thời Lý





Di vật tháp cổ Tường Long

Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Chùa tháp Tường Long- Rồng vàng trên đỉnh Long Sơn

Hải Phòng vốn nổi tiếng với những bãi biển trong xanh và phong cảnh hữu tình. Nhưng ít người biết rằng trên đỉnh Long Sơn (phường Ngọc Xuyên),TP. Hải Phòng, là ngọn núi đầu tiên trong 9 ngọn chạy dọc bán đảo Đồ Sơn còn có một di tích văn hóa lịch sử với cả nghìn năm tuổi - đó là chùa tháp Tường Long.

Toàn cảnh Chùa Tháp Tường Long (ảnh sưu tầm) 

Các tài liệu ngày nay cho biết vào tháng 9 năm 1058, Vua Lý Thánh Tông ngự ra cửa biển Ba Lộ, đến thăm và cho xây tháp. Năm sau, vua ban tên hiệu là tháp Tường Long. Tháp được tôn tạo vào đời Trần và Hậu Lê. Theo sách "Đại Việt sử lược" thì năm Mậu Tuất 1058, vua Lý Thánh Tông sau khi ngự giá qua biển Ba Lộ đã dừng chân ghé lại nơi đây xây tháp. Sau ngài nằm mộng thấy rồng vàng bèn ban cho ngọn tháp cái tên Tường Long, nghĩa là "Thấy rồng vàng hiện lên" để ghi nhớ điềm lành. 


Chùa Tháp Tường Long thuộc hệ phái Bắc tông, đã nhiều lần được tu tạo và khôi phục trong triều Trần và triều Lê, nhưng đến năm Gia Long thứ 3 (1804), triều đình nhà Nguyễn đã cho phá tháp để lấy gạch xây thành Hải Dương.

Trải qua thời gian hàng nghìn năm, ngày nay tháp Tường Long tồn tại dưới dạng di tích khảo cổ học. Phế tích tháp chỉ là nền móng tháp hình vuông, lòng tháp rỗng; những viên gạch được tìm thấy đều có hàng chữ nổi bằng tiếng Hán: “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo”.

Chuông cổ hiện còn lưu giữ 

Năm 1990, người dân Đồ Sơn đã tự ý xây dựng một ngôi chùa ngay trên nền tháp cũ. Đây là điều gây khó khăn cho việc tôn tạo di tích sau này. Từ vị trí tháp Tường Long có thể thấy biển với những con tàu ra khơi, làng mạc, đồng ruộng, lại hiểu người xưa sao khéo chọn địa điểm xây tháp. 

Đế tháp bằng đá được điêu khắc tỉ mỉ là dấu tích còn lại. 

Tháp Tường Long (còn gọi là tháp Đồ Sơn) xây thời Lý Thánh Tông. Công trình kiến trúc Phật giáo này đuợc xây trên bãi đất rộng khoảng 2.000
 m², thuộc địa phận phường Vạn Sơn, thị xã Đồ Sơn. Bốn góc tháp đều nghiêng vào tâm 19º


Chùa hiện còn giữ mấy mảnh chạm khắc trên đá, trên gạch của ngôi tháp cổ. Phía sau chùa, ngành Văn hóa và thông tin đã phát hiện nền tháp Tường Long và cho xây khu bảo tồn hiện vật lịch sử. Chùa đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. 


Du khách đến Chùa Tháp Tường Long, hòa mình trong tiếng nhạc du dương, du khách không chỉ được tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc của quần thể cụm tháp đầy linh thiêng, được chiêm ngưỡng pho tượng Phật A Di Đà được phỏng dựng bằng đá ngọc thạc nguyên khối đặt trong tầng một của tòa tháp mà còn có cơ hội được gửi gắm tâm tư của mình lên “cây điều ước” được đặt ngay chân tháp, là những ước nguyện, cầu mong bình an và may mắn đến bản thân và gia đình.

Đồng Hoa (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét