Chùa thường gọi là chùa Đức La, nằm trên một ngọn đồi thấp, sau lưng là dãy núi Cô Tiên, thuộc thôn Quốc Khánh, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Mặt tiền chùa
Chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa được dựng vào thời Trần, là một trung tâm lớn của Phật giáo Việt Nam. Chùa từng là nơi thuyết pháp của Trúc Lâm Tam Tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang) và là nơi đào tạo, định chức danh các tăng sĩ thời Trần. Ca dao cổ có câu:
Ai qua Yên Tử, Quỳnh Lâm,
Vĩnh Nghiêm chưa tới, thiền tâm chưa đành.
Ở sân chùa có một tấm bia đá lục lăng dựng trên bệ chạm cánh sen. Thân bia cao 1,18m, mỗi mặt bia rộng 0,32m, trang trí hình rồng. Bia dựng năm Hoằng Định thứ 7 (1606) ghi việc trùng tu chùa.
Đối diện với tấm bia, phía trái sân chùa có vườn tháp gồm 5 bảo tháp xây bằng gạch đặt di hài các vị sư đã trụ trì chùa.
Kiến trúc chùa ngày nay khá bề thế với diện tích khoảng 10.000 m2, nằm trên một trục dọc, hướng Đông Nam, gồm tam quan, chùa hộ, tòa thiêu hương, chùa Phật, nhà tổ, gác chuông (hai tầng mái, nền gần vuông, mỗi cạnh trên 7m) và nhà trai.
Đối diện với tấm bia, phía trái sân chùa có vườn tháp gồm 5 bảo tháp xây bằng gạch đặt di hài các vị sư đã trụ trì chùa.
Kiến trúc chùa ngày nay khá bề thế với diện tích khoảng 10.000 m2, nằm trên một trục dọc, hướng Đông Nam, gồm tam quan, chùa hộ, tòa thiêu hương, chùa Phật, nhà tổ, gác chuông (hai tầng mái, nền gần vuông, mỗi cạnh trên 7m) và nhà trai.
Điện Phật
Động thập điện
Tượng Bồ tát Quan Âm
Tương Minh Vương
Tượng Hộ pháp
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Tương Trúc Lâm Đệ Nhất Tổ Trần Nhân Tông
Tương Trúc Lâm Đệ Nhị Tổ Pháp Loa
Tương Trúc Lâm Đệ Tam Tổ Huyền Quang
Vườn tháp Tổ
Bia chùa
Đại hồng chung
Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Cây nhập nhân ở chùa Vĩnh Nghiêm
Du khách tham quan ngôi chùa Vĩnh Nghiêm nổi tiếng tại xã Trí Yên, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) thường được nghe các nhà sư, hướng dẫn viên ở đây giới thiệu về một cây hoa trong khuôn viên chùa mang cái tên độc đáo. Đó là cây nhập nhân gắn với bao điều kỳ lạ.
Cây hoa này tọa lạc trong vuông đất nhỏ ngay sau tòa tam bảo, thoáng nhìn giống loài mai tứ quý nhưng cành mảnh mai, ít lá hơn. Theo Đại đức Thích Thanh Vịnh, Phó trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm, các thế hệ nhà sư trụ trì ở đây cũng như người cao niên trong vùng vẫn truyền khẩu cây hoa này đã có khoảng 700 năm tuổi, gần bằng tuổi của ngôi chùa. Mặc dù “cụ” có tuổi khoảng 7 thế kỷ nhưng hiện nay không hề già cỗi mà vẫn xanh tươi.
Hằng năm, cây nhập nhân nở hoa vào tháng Ba, tháng Tư âm lịch, rộ nhất là khi diễn ra lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm. Hoa màu trắng, cánh mỏng hơn hoa nhài, ẩn sau vòm lá. Điều kỳ lạ là hoa chỉ tỏa hương thơm mát, dìu dịu khi có hơi người.
Cũng theo Đại đức Thích Thanh Vịnh, ngày xưa chưa có nước hoa, người ta thường lấy hoa nhập nhân cài trên tóc, mang trên mình để hoa tỏa hương thơm ngát, khiến cho tâm hồn thanh tịnh hơn khi đến lễ chùa, vì thế mới có tên cây nhập nhân.
Có lẽ bởi sự thanh tao đó mà việc chăm sóc cây nhập nhân ở đây cũng không cầu kỳ, chỉ cần tưới nước sạch, đủ ẩm là cây phát triển tốt. Vài lần, có những người không biết đã dùng nước bẩn hoặc bón phân cho cây, y như rằng mùa xuân năm sau, cây không nảy lộc, đơm hoa.
Mặc dù cây nhập nhân ở chùa Vĩnh Nghiêm luôn tươi tốt, cao hơn 2 mét nhưng có điều kỳ lạ là các đầu cành chưa bao giờ “được phép” vươn cao hơn mái tòa tam bảo liền kề. Trước đây có lần một ngọn nhập nhân “quá đà” vươn cao hơn nhưng đến mùa mưa, sét chỉ đánh gãy riêng cành đó trong khi cây vẫn xanh tươi khiến ngôi chùa thêm linh thiêng.
Lời đồn về cây nhập nhân quý lan truyền, nhiều người đã cố gắng chiết cành nhân giống về trồng nhưng chỉ được thời gian ngắn là các cây con đều bị chết. Cũng theo Đại đức Thích Thanh Vịnh, đây là loại cây quý hiếm, rất mong các nhà khoa học nghiên cứu để có cách bảo vệ, góp phần tô điểm thêm cho ngôi chùa được mệnh danh là “danh lam đứng đầu trong thiên hạ”.
Cây hoa này tọa lạc trong vuông đất nhỏ ngay sau tòa tam bảo, thoáng nhìn giống loài mai tứ quý nhưng cành mảnh mai, ít lá hơn. Theo Đại đức Thích Thanh Vịnh, Phó trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm, các thế hệ nhà sư trụ trì ở đây cũng như người cao niên trong vùng vẫn truyền khẩu cây hoa này đã có khoảng 700 năm tuổi, gần bằng tuổi của ngôi chùa. Mặc dù “cụ” có tuổi khoảng 7 thế kỷ nhưng hiện nay không hề già cỗi mà vẫn xanh tươi.
Du khách tham quan cây nhập nhân.
Hằng năm, cây nhập nhân nở hoa vào tháng Ba, tháng Tư âm lịch, rộ nhất là khi diễn ra lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm. Hoa màu trắng, cánh mỏng hơn hoa nhài, ẩn sau vòm lá. Điều kỳ lạ là hoa chỉ tỏa hương thơm mát, dìu dịu khi có hơi người.
Cũng theo Đại đức Thích Thanh Vịnh, ngày xưa chưa có nước hoa, người ta thường lấy hoa nhập nhân cài trên tóc, mang trên mình để hoa tỏa hương thơm ngát, khiến cho tâm hồn thanh tịnh hơn khi đến lễ chùa, vì thế mới có tên cây nhập nhân.
Có lẽ bởi sự thanh tao đó mà việc chăm sóc cây nhập nhân ở đây cũng không cầu kỳ, chỉ cần tưới nước sạch, đủ ẩm là cây phát triển tốt. Vài lần, có những người không biết đã dùng nước bẩn hoặc bón phân cho cây, y như rằng mùa xuân năm sau, cây không nảy lộc, đơm hoa.
Mặc dù cây nhập nhân ở chùa Vĩnh Nghiêm luôn tươi tốt, cao hơn 2 mét nhưng có điều kỳ lạ là các đầu cành chưa bao giờ “được phép” vươn cao hơn mái tòa tam bảo liền kề. Trước đây có lần một ngọn nhập nhân “quá đà” vươn cao hơn nhưng đến mùa mưa, sét chỉ đánh gãy riêng cành đó trong khi cây vẫn xanh tươi khiến ngôi chùa thêm linh thiêng.
Lời đồn về cây nhập nhân quý lan truyền, nhiều người đã cố gắng chiết cành nhân giống về trồng nhưng chỉ được thời gian ngắn là các cây con đều bị chết. Cũng theo Đại đức Thích Thanh Vịnh, đây là loại cây quý hiếm, rất mong các nhà khoa học nghiên cứu để có cách bảo vệ, góp phần tô điểm thêm cho ngôi chùa được mệnh danh là “danh lam đứng đầu trong thiên hạ”.
Cao Minh Ngọc
Chùa Vĩnh Nghiêm - Nơi lưu giữ hàng nghìn mộc bản Kinh phật quý giá
Ngoài những nét kiến trúc độc đáo, chùa Vĩnh Nghiêm còn lưu giữ 3.050 mộc bản có giá trị trên nhiều lĩnh vực.
Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc ở làng Đức La xã Trí Yên huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang, Việt Nam, còn được gọi là chùa Đức La, là một trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước, nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam, một viên ngọc sáng trong các chùa cổ Việt Nam.
Tương truyền chùa Vĩnh Nghiêm được khởi dựng vào thời Lý (thế kỷ XI), được tôn tạo và trở lên nổi tiếng vào thế kỷ XIII gắn liền với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Chùa Vĩnh Nghiêm là công trình kiến trúc có giá trị đặc biệt, đánh dấu các giai đoạn phát triển kiến trúc nghệ thuật Việt Nam
Chùa Vĩnh Nghiêm có quy mô lớn, nằm trên mảnh đất khoảng 1 ha, bao quanh khuôn viên là luỹ tre dày đặc. Chùa được kiến trúc trên một trục, hướng đông nam gồm 4 khối: Toà Thiên đường, toà Thượng điện, nhà Tổ đệ nhất, gác chuông, nhà tổ đệ nhị và một số công trình khác.
Cổng Tam quan được xây kiểu chồng diêm gồm 1 gian, 2 chái với hai tầng tám mái đao cong. Bờ nóc xây gạch phủ áo vữa, giữa đắp hình lưỡng long chầu nguyệt, bờ dải xây gạch trát vữa, khúc nguỷnh tạo hình nghê chầu, bờ guột xây gạch phủ vữa nối các đầu đao cong. Các đầu đao được đắp trang trí hình đầu rồng và con xô
Tam bảo chùa Vĩnh Nghiêm đã trải qua 14 đại trùng tu năm gần nhất là năm 2006, nhưng cơ bản vẫn bảo lưu được kiến trúc thời Lê-Nguyễn. Tam bảo như một bảo tàng nghệ thuật chạm khắc trên cấu kiện, mang đậm phong cách nghệ thuật đan xen giữa thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn
Giá trị độc đáo về mặt kiến trúc ở tòa Tam bảo thể hiện ở nội dung: Tam bảo vẫn bảo lưu được nền nhà bằng đất nện
Giá trị độc đáo về mặt bài trí tượng Phật là vẫn lưu giữ được hệ thống tượng thờ bài trí theo quy chuẩn của Phật giáo Bắc Tông
Mỗi pho tượng đều được tạc ở nhiều tư thế, dáng vẻ khác nhau nhưng toát lên tính từ bi hỷ xả của nhà Phật
Kỹ thuật tạc và chạm ở các bệ, tượng thờ đều thể hiện phong cách nghệ thuật tượng thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII-XVIII) và thời Nguyễn (thế kỷ XIX).
Nhà Tổ đệ nhất thờ Tổ Hương Vân Trần Nhân Tông. Trong toà Tổ đệ nhất hiện nay có một tượng hậu đặt ở phía ngoài, 2 gian bên. Ba tổ Trúc Lâm đặt ở hậu cung, trên có tấm hoành phi "Trúc Lâm hội Thượng".
Gác chuông cao 2 tầng 8 mái, treo một quả chuông lớn. Kiến trúc lầu chuông được kết hợp giữa cấu trúc gỗ và gạch, ở phần giữa bốn đầu bảy có treo những quả chuông đồng nhỏ (chuông gió)
Ngoài những nét kiến trúc độc đáo, chùa Vĩnh Nghiêm còn lưu giữ 3.050 mộc bản có giá trị trên nhiều lĩnh vực
Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được tổ chức UNESCO công nhận là là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào ngày 16/5/2012
Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm nhìn từ góc độ mỹ thuật truyền thống như một tác phẩm mỹ thuật đồ họa khắc gỗ độc lập, chứ không chỉ bình thường như một bản san khắc chữ khô khan theo cách thức thủ công khi phương tiện khoa học kỹ thuật thời bấy giờ chưa phát triển làm phương tiện để truyền bá Phật pháp bằng văn bản tới nhiều người.
Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được chế tác bởi những người thợ thủ công lành nghề thuộc các phường thợ ở Bắc Ninh, Bắc Giang và đặc biệt là Liễu Tràng (Hải Dương) - một làng chuyên làm nghề khắc mộc bản từ lâu đời
Các mộc bản đều được làm từ gỗ cây thị, khắc bằng chữ Hán cổ và Nôm, số ít khắc xen cài chữ Phạn. Chữ được khắc ngược trên hai mặt của mỗi ván gỗ (số ít khắc một mặt) với độ sâu từ 1 – 1,5mm
Kỹ thuật khắc chữ và hình ảnh trang trí trên mỗi tấm ván được thực hiện đúng theo qui chuẩn in của Việt Nam. Mỗi trang sách in ra sẽ có biên lan (khung viền lề sách), bản tâm (vị trí khắc tiêu đề sách), ngư vĩ (gáy sách).
Những hình ảnh, tư liệu về quá trình hình thành và bảo quản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được trưng bày.
Với những giá trị tiêu biểu, chùa Vĩnh Nghiêm đã được xếp hạng di tích quốc gia năm 1964 (Quyết định số: 29-VH/QĐ ngày 13/01/1964 của Bộ Văn hóa, nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Hà Phương
Chùa Vĩnh Nghiêm - Bắc Giang
Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP.HCM là ngôi chùa đẹp, nổi tiếng, có kiến trúc hài hòa, hiện đại, được xây dựng vào khoảng 1970. Nhưng có một ngôi chùa khác cũng có tên Vĩnh Nghiêm ở miền Bắc được xây dựng từ gần bảy thế kỷ trước. Từ Hà Nội theo Quốc lộ 1 lên phía Bắc, đi qua thành phố Bắc Giang, rẽ phải chừng 10km về huyện Yên Dũng, sẽ thấy bảng chỉ đường vào chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Đức La, xã Trí Yên. Quần thể chùa hiền hòa giữa thôn làng trù phú ven dòng Lục Nam uốn lượn.
Nhiều năm trước, mỗi khi có những trận lụt lớn ngập hết các cánh đồng, muốn vào viếng chùa có khi phải đi thuyền. Nay đã có đường bê tông dẫn vào chùa nên đi lại thuận tiện hơn.
Cổng tam quan xây sửa lại theo đúng nguyên mẫu xưa, có hình khối vuông vức đầy đặn, thật lạ mắt so với hầu hết tam quan các chùa chúng tôi từng ghé thăm. Màu gạch trần đỏ hồng và hai tầng mái với các đầu đao cong vút điển hình tạo điểm nhấn dẫn vào một khu thờ tự rộng lớn cách đó chừng 100m.
Quần thể chùa có bảy khối kiến trúc hoàn chỉnh trên diện tích 1ha, là khuôn mẫu chùa truyền thống sau này được lặp lại ở chùa Vĩnh Nghiêm (TP.HCM). Phù hợp với cảnh quan thôn làng Bắc bộ, ở đây từ tiền đường, thượng điện, nhà tổ đều là những ngôi nhà thấp, chân cột và phần quanh nền bằng đá xanh vững chãi, cho đến ngay cả gác chuông hai tầng tám mái cũng không xây cao. Hầu hết đường nét nghệ thuật trong kiến trúc chùa đều còn lại từ thời Lê-Nguyễn. Những quả chuông gió nhẹ nhàng đung đưa trên các góc đầu đao cong vút tô điểm cho khuôn viên cảm giác thanh thản nơi cửa thiền.
Chùa Vĩnh Nghiêm cũng là nơi tàng trữ các bộ ván gỗ dùng khắc in kinh Phật với số lượng khổng lồ. Hiện nay, kho mộc bản lưu giữ được 34 đầu sách với 3.050 bản khắc, mỗi bản có hai mặt, mỗi mặt hai trang sách khắc ngược (âm bản) khoảng 2.000 chữ Nôm, chữ Hán. Các bản mộc thư chủ yếu ghi chép kinh luật nhà Phật, lịch sử hình thành và phát triển thiền phái Trúc Lâm, trước tác của Tam tổ thiền sư là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang; ngoài ra còn có các tác phẩm thơ, phú, nhật ký của Mạc Đĩnh Chi và một số vị cao tăng. Đặc biệt có một số bản khắc giới thiệu cách chữa bệnh bằng thuốc Nam, cách châm cứu với sơ đồ chỉ dẫn các huyệt rõ ràng. Năm 2012, toàn bộ mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO công nhận là Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Cùng với các bộ tượng Phật, Hộ pháp, La hán, còn có các tác phẩm nghệ thuật chạm khắc hoa lá, chim muông, họa tiết tinh vi, mềm mại...
Đứng trước sân chùa Vĩnh Nghiêm có thể nhìn thấy màu xanh đậm của dãy núi Yên Tử, đường chim bay chỉ vài chục cây số. Bảy trăm năm trước, chính đức vua Trần Nhân Tông - ông tổ thiền phái Trúc Lâm - đã từ Yên Tử về đây trụ trì và cùng các thiền sư Pháp Loa, Huyền Quang mở trường thuyết pháp, đào tạo tăng đồ tại đây.
Nhiều năm trước, mỗi khi có những trận lụt lớn ngập hết các cánh đồng, muốn vào viếng chùa có khi phải đi thuyền. Nay đã có đường bê tông dẫn vào chùa nên đi lại thuận tiện hơn.
Sân chùa Vĩnh Nghiêm - Bắc Giang
Cổng tam quan xây sửa lại theo đúng nguyên mẫu xưa, có hình khối vuông vức đầy đặn, thật lạ mắt so với hầu hết tam quan các chùa chúng tôi từng ghé thăm. Màu gạch trần đỏ hồng và hai tầng mái với các đầu đao cong vút điển hình tạo điểm nhấn dẫn vào một khu thờ tự rộng lớn cách đó chừng 100m.
Quần thể chùa có bảy khối kiến trúc hoàn chỉnh trên diện tích 1ha, là khuôn mẫu chùa truyền thống sau này được lặp lại ở chùa Vĩnh Nghiêm (TP.HCM). Phù hợp với cảnh quan thôn làng Bắc bộ, ở đây từ tiền đường, thượng điện, nhà tổ đều là những ngôi nhà thấp, chân cột và phần quanh nền bằng đá xanh vững chãi, cho đến ngay cả gác chuông hai tầng tám mái cũng không xây cao. Hầu hết đường nét nghệ thuật trong kiến trúc chùa đều còn lại từ thời Lê-Nguyễn. Những quả chuông gió nhẹ nhàng đung đưa trên các góc đầu đao cong vút tô điểm cho khuôn viên cảm giác thanh thản nơi cửa thiền.
Nhà tổ và gác chuông
Chùa Vĩnh Nghiêm cũng là nơi tàng trữ các bộ ván gỗ dùng khắc in kinh Phật với số lượng khổng lồ. Hiện nay, kho mộc bản lưu giữ được 34 đầu sách với 3.050 bản khắc, mỗi bản có hai mặt, mỗi mặt hai trang sách khắc ngược (âm bản) khoảng 2.000 chữ Nôm, chữ Hán. Các bản mộc thư chủ yếu ghi chép kinh luật nhà Phật, lịch sử hình thành và phát triển thiền phái Trúc Lâm, trước tác của Tam tổ thiền sư là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang; ngoài ra còn có các tác phẩm thơ, phú, nhật ký của Mạc Đĩnh Chi và một số vị cao tăng. Đặc biệt có một số bản khắc giới thiệu cách chữa bệnh bằng thuốc Nam, cách châm cứu với sơ đồ chỉ dẫn các huyệt rõ ràng. Năm 2012, toàn bộ mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO công nhận là Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Cùng với các bộ tượng Phật, Hộ pháp, La hán, còn có các tác phẩm nghệ thuật chạm khắc hoa lá, chim muông, họa tiết tinh vi, mềm mại...
Tranh khắc cổ ( trích đoạn )
Đứng trước sân chùa Vĩnh Nghiêm có thể nhìn thấy màu xanh đậm của dãy núi Yên Tử, đường chim bay chỉ vài chục cây số. Bảy trăm năm trước, chính đức vua Trần Nhân Tông - ông tổ thiền phái Trúc Lâm - đã từ Yên Tử về đây trụ trì và cùng các thiền sư Pháp Loa, Huyền Quang mở trường thuyết pháp, đào tạo tăng đồ tại đây.
Bài & ảnh: Nguyễn Việt Bắc
Đến Bắc Giang vãn cảnh chùa Vĩnh Nghiêm
Tọa lạc ở nơi hợp lưu của sông Lục Nam và sông Thương, chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang có vị thế rất đẹp. Bao quanh chùa là một vùng núi non sông nước nên không gian nơi đây luôn tĩnh lặng và trang nghiêm.
Cả bốn khối kiến trúc trên đều theo kết cấu khung gỗ cổ truyền, nhưng từ khối nhà Tổ đệ nhất trở về sau thì có thêm một số cột gạch và tường gạch hỗ trợ chịu lực. Ngay các thành phần kiến trúc gỗ, trừ bốn cột chính nhà Thượng điện to lớn lực lưỡng bóng lộn là dấu vết thời gian của thời Lê, còn lại những cột kèo thanh thoát thời Nguyễn.
Vốn từ xưa là nơi đào luyện tăng đồ Phật giáo nên chùa Vĩnh Nghiêm cũng là nơi tàng trữ các bộ ván khắc kinh. Đó chính là kho sách cổ vô cùng quý giá mà người xưa gọi là Mộc thư khố, hiện vật minh chứng chùa Vĩnh Nghiêm từng thống lĩnh 72 chốn tùng lâm.
Một số ván in có những hoa văn và hình chạm khắc đặc biệt thể hiện triết lý Phật giáo. Mỗi ván in có hai mặt, mỗi mặt hai trang sách khắc ngược (âm bản) khoảng 2.000 chữ Hán, Nôm. Nhiều ván khắc ở đây thuộc hàng có niên đại sớm nhất, chữ chuẩn đẹp nhất trong số mộc thư còn lưu giữ được ở nước ta.
Người dân Bắc Giang hầu như ai cũng thuộc câu: Ai qua Yên Tử – Quỳnh Lâm, Vĩnh Nghiêm chưa tới thiền tâm chưa đành. Quả thật đến đây ngắm nhìn sự bề thế của những kiến trúc gỗ, những tàng cổ thụ phủ bóng xuống mái chùa rêu phong, khách phương xa cảm thấy được đắm mình trong sự uy nghiêm trầm lặng khó tả.
Được xây dựng từ thời Lý, đến thời Trần, chùa Vĩnh Nghiêm giữ vị trí đặc biệt trong lịch sử văn hóa Phật giáo khi trở thành nơi tu hành của các bậc cao tăng. Đỉnh cao nhất là ba vị Tam tổ của thiền phái Trúc Lâm là Thượng Hoàng Điều Ngự Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang đều thụ giới ở chùa Vĩnh Nghiêm, lấy nơi này làm trung tâm Phật giáo thời Trần để đào tạo tăng đồ và xếp đặt tăng chức, chỉ đạo các chùa trong cả nước.
Một góc chùa
Nhờ vai trò đặc biệt đó mà chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng với quy mô lớn. Diện tích cả khu chùa rộng khoảng 10.000 m², mở đầu là cổng Tam quan, đi vào hơn 100m là chùa Hộ (hay còn gọi là Tiền Đường).
Đường vào chùa Hộ ngày xưa được trồng rất nhiều thông, hiện tại vẫn còn một vài cây như những chứng tích của thời gian. Ngay trên sân chùa là một tấm bia lớn sáu mặt được dựng năm 1606. Đối diện với tấm bia cổ là vườn tháp mộ.
Trên bia viết rằng: “Chùa Vĩnh Nghiêm không chỉ là một ngôi chùa mà còn là một danh lam, một khu cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp của vùng Kinh Bắc. Nơi đây trang nghiêm rực rỡ, non cao ngàn dặm, trùng trùng điệp điệp vây quanh thành hình cái nong, chùa ở chỗ con sông sóng nước dạt dào mênh mông, quanh co uốn lượn chầu về như dải lụa đào. Đây là danh lam đứng đầu thiên hạ”.
Trên bia viết rằng: “Chùa Vĩnh Nghiêm không chỉ là một ngôi chùa mà còn là một danh lam, một khu cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp của vùng Kinh Bắc. Nơi đây trang nghiêm rực rỡ, non cao ngàn dặm, trùng trùng điệp điệp vây quanh thành hình cái nong, chùa ở chỗ con sông sóng nước dạt dào mênh mông, quanh co uốn lượn chầu về như dải lụa đào. Đây là danh lam đứng đầu thiên hạ”.
Sân chùa
Từ chùa Hộ trở vào, các khối kiến trúc nối tiếp nhau xây trên trục chính theo hướng đông nam và được phân cách bằng một khoảng sân hẹp. Trong chùa có bốn khối: chùa Phật (các nhà Tiền đường tức chùa Hộ, Thiêu hương và Thượng điện) hình chữ “công”, nhà tổ đệ nhất cũng hình chữ “công”, gác chuông hai tầng tám mái, nhà Tổ đệ nhị và nhà trai đường. Hai bên còn có các dãy nhà Tả vu và Hữu vu, mỗi dãy gồm 18 gian rộng rãi là nơi hằng năm các sư về an cư kiết hạ.
Cả bốn khối kiến trúc trên đều theo kết cấu khung gỗ cổ truyền, nhưng từ khối nhà Tổ đệ nhất trở về sau thì có thêm một số cột gạch và tường gạch hỗ trợ chịu lực. Ngay các thành phần kiến trúc gỗ, trừ bốn cột chính nhà Thượng điện to lớn lực lưỡng bóng lộn là dấu vết thời gian của thời Lê, còn lại những cột kèo thanh thoát thời Nguyễn.
Một bộ ván khắc kinh
Cổ vật trong chùa
Vốn từ xưa là nơi đào luyện tăng đồ Phật giáo nên chùa Vĩnh Nghiêm cũng là nơi tàng trữ các bộ ván khắc kinh. Đó chính là kho sách cổ vô cùng quý giá mà người xưa gọi là Mộc thư khố, hiện vật minh chứng chùa Vĩnh Nghiêm từng thống lĩnh 72 chốn tùng lâm.
Một số ván in có những hoa văn và hình chạm khắc đặc biệt thể hiện triết lý Phật giáo. Mỗi ván in có hai mặt, mỗi mặt hai trang sách khắc ngược (âm bản) khoảng 2.000 chữ Hán, Nôm. Nhiều ván khắc ở đây thuộc hàng có niên đại sớm nhất, chữ chuẩn đẹp nhất trong số mộc thư còn lưu giữ được ở nước ta.
Người dân Bắc Giang hầu như ai cũng thuộc câu: Ai qua Yên Tử – Quỳnh Lâm, Vĩnh Nghiêm chưa tới thiền tâm chưa đành. Quả thật đến đây ngắm nhìn sự bề thế của những kiến trúc gỗ, những tàng cổ thụ phủ bóng xuống mái chùa rêu phong, khách phương xa cảm thấy được đắm mình trong sự uy nghiêm trầm lặng khó tả.
Sông Lục Nam
XUÂN HÀ
Cận cảnh chùa Vĩnh Nghiêm – Danh lam cổ tự ở Bắc Giang
Với những giá trị lịch sử tiêu biểu, chùa Vĩnh Nghiêm ở xã Trí Yên, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) còn là nơi lưu giữ kho mộc bản được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới – khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Chùa Vĩnh Nghiêm từ lâu đã trở thành một “Đại danh lam cổ tử” nổi tiếng khắp cả nước. Chùa thuộc xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Đây là một trung tâm Phật giáo lớn của thời Trần; một chốn tổ quan trọng – nơi ba vị Trúc Lâm Lam tổ (Trần Nhân Tông – Pháp Loa- Huyền Quang) từng trụ trị và mở trường thuyết pháp.
Nơi đây được xây dựng vào thời Vua Lý Thái Tổ (1009 – 1028) với tên gọi là Chúc Thánh. Đến thời Vua Trần Nhân Tông (1278 – 1293), chùa được mở mang, trùng tu lại và đổi tên thành Vĩnh Nghiêm. Cuối thế kỷ 19, chùa thuộc địa phận thôn Đức La nên nhân dân trong vùng còn gọi là chùa La hay chùa Đức La.
Nằm trên một quả đồi thấp, sau lưng là dãy núi Cô Tiên, mặt hướng ra nơi tụ hội của sông Thương và sông Lục Nam, chùa Vĩnh Nghiêm có tổng diện tích khoảng 1ha với lối kiến trúc đăng đối, cân xứng, hài hòa, bao gồm 5 tổ hợp chính là: Tam quan, Tam bảo, Nhà Tổ đệ nhất, gác chuông và Nhà Tổ đệ nhị.
Đặc biệt, chùa Vĩnh Nghiêm là nơi lưu giữ kho mộc bản với 3.050 bản ván khắc, trong đó hầu hết là kinh, sách, luật giới nhà Phật, trước tác của Tam thế tổ và một số vị cao tăng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử (thơ, phú, nhật ký...). Chính vì vậy năm 2012, mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Các mộc bản này đều được khắc trên vật liệu là gỗ thị. Loại gỗ này được khai thác chủ yếu trong vườn chùa. Đây là loại gỗ quý với đặc tính mềm, mịn, dai, dễ khắc, ít cong vênh, khó nứt vỡ rất phù hợp với việc khắc ván in.
Kho mộc bản trong chùa Vĩnh Nghiêm được các nhà sư giữ gìn cẩn trọng. Trên các mộc bản đều được dùng bằng chữ Hán và Nôm, chữ được khắc ngược (âm bản) để khi in ra giấy sẽ trở thành chữ xuôi.
Về kinh Phật có hai bộ kinh là Đại phương quảng Phật Hoa nghiêm kinh (cả phần kinh và phần chú giải) và A Di Đà kinh. Đây là 2 bộ kinh chủ yếu dùng trong Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Về luật giới Phật có: Đại thừa chỉ quán, Tỳ khâu ni giới, Sa di ni giới kinh. Ba quyển này là giới luật tu và thiền cho các tăng ni của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Trải qua hơn 700 năm hình thành, chùa Vĩnh Nghiêm vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn, trở thành chốn văn hóa tâm linh linh thiêng ở Bắc Giang cho du khách thập phương. Năm nay, huyện Yên Dũng phấn đấu đón 125 nghìn lượt du khách tham quan, chiêm bái.
Tỉnh Bắc Giang phấn đấu đến năm 2025 sẽ hình thành 5 không gian du lịch chủ yếu, trong đó có không gian du lịch Tây Yên Tử gắn với “Con đường Hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử”; phục dựng các điểm di tích “Theo dấu chân Phật Hoàng” và không gian du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí gắn với du lịch golf. Xây dựng, phát triển “Du lịch Tây Yên Tử” thành thương hiệu du lịch của Bắc Giang.
Văn Giang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét