10 tháng 9, 2021

Chùa Long Sơn

Tên thường gọi: Chùa Long Sơn

Chùa tọa lạc dưới chân núi Trại Thủy, số 20 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. ĐT: 058.822558, 058.816919. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.



Toàn cảnh chùa

Vườn chùa

Chùa Long Sơn


Mặt tiền chùa

Chùa do Hòa thượng Thích Ngộ Chí dựng trên núi Trại Thủy (xưa còn có tên là núi con Dơi) vào năm 1886, tên là chùa Đăng Long. Hòa thượng tên Nguyễn Tâm Văn Nghi, sinh năm 1856, người làng Vinh Điềm, huyện Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hòa. Ngài viên tịch năm 1935.

Năm 1900, sau một trận bão lớn, chùa bị hư hỏng và dời trên núi xuống địa điểm hiện nay.

Năm 1936, chùa được Hội Phật học Khánh Hòa chọn đặt trụ sở Hội Phật học. Năm 1940, chùa được Hội trưởng Tôn Thất Quyền và Cư sĩ Võ Đình Thụy vận động tổ chức trùng tu. Đến năm 1968, chùa lại bị hư hỏng. Từ năm 1971 đến năm 1975, Thượng tọa Thích Thiện Bình đứng ra lo việc trùng tu chùa. Việc trùng tu mới thực hiện được 60% theo bản vẽ của kiến trúc sư Võ Đình Diệp.




Điện Phật

Bàn thờ đức Phật Thích Ca

Bàn thờ Tổ

Bàn thờ Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn

Bàn thờ Bồ tát Quan Âm thiên thủ thiên nhãn

Tượng đức Phật A di đà

Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Án chính thờ đức Phật Thích Ca, hai bên có phù điêu Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí.

Bên hông trái của chùa có đường lên núi Trại Thủy. Nơi đây, có tôn trí pho tượng đức Phật Thích Ca do Thượng tọa Thích Đức Minh, bấy giờ là Hội trưởng Hội Phật học tỉnh Khánh Hòa, và điêu khắc gia Phúc Điền – Bùi Văn Thêm thực hiện vào hai năm 1964 – 1965. Phật đài cao 24m, đường kính đài sen 10m, phần tượng Kim thân Phật tổ cao 14m, tư thế tọa thiền, uy nghi giữa bầu trời. Chung quanh đế Phật đài có hình 7 vị Thánh tử đạo.

Người dân Nha Trang có câu:

Ai về viếng cảnh Khánh Hòa
Long Sơn nên ghé, Tháp Bà đừng quên
Kim thân Phật tổ nhớ lên
Nhìn ông Phật trắng ngồi trên lưng trời.

Tháp chuông

Bản tượng đức Phật Thích Ca

Trường trung cấp Phật học Khánh Hòa

Thích Ca Phật đài

Tượng đức Phật Thích Ca

Tượng Bồ tát Quan Âm

Chùa đã qua các đời trụ trì như sau: Hòa thượng Thích Ngộ Chí (từ 1886 đến 1935), Thượng tọa Thích Chánh Hóa (từ 1936 đến 1957), Thượng tọa Thích Chí Tín (từ 1957 về sau).

Chùa hiện đặt văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Khánh Hòa, Trường Trung cấp Phật học tỉnh Khánh Hòa. Hằng ngày, chùa đón tiếp đông đảo Phật tử, du khách trong nưóc, nước ngoài đến sinh hoạt, tham quan, chiêm bái. Chùa Long Sơn là một trong những thắng tích bậc nhất ở miền Trung.


Tượng đức Phật nhập Niết Bàn

Phù điêu Bồ tát Quan Âm

Phù điêu Bồ tát Đại Thế Chí



Tụng kinh

Phật tử thọ trai

Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Ngôi chùa có tượng Phật giữ kỷ lục Việt Nam ở Nha Trang

Chùa Long Sơn có tuổi đời hơn trăm năm, sở hữu bức tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam. 

Chùa Long Sơn hay còn gọi là Phật trắng, Đằng Long Tự (đường 23/10, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa) nằm dưới chân đồi Trại Thủy. Được xây dựng năm 1886, chùa trải qua nhiều lần trùng tu, hiện là điểm tham quan nổi tiếng, rộng hơn 3.000 
Kiến trúc chùa đậm chất Á Đông, với nhiều cây cối xung quanh. Chánh điện không quá nguy nga, nằm ở vị trí trung tâm. 

Bậc tam cấp lên chánh điện đặt hai tượng rồng bằng đá. 

Chánh điện rộng hơn 1.500 m2. Nhà chùa quy định, du khách phải mặc quần dài mới được tham quan chánh điện, nhằm giữ nét uy nghiêm nơi cửa Phật. 

Bên trong chánh điện còn đặt một tượng Phật bằng đồng ngồi thuyết pháp, cao 1,6 m, nặng 700 kg. 

Để lên đồi thăm những bức tượng Phật, du khách phải leo 193 bậc tam cấp. 

Bậc tam cấp thứ 44, chùa đặt tượng Phật Tổ nhập Niết Bàn dài 17 m, cao 5 m, xây dựng năm 2003. Đằng sau tượng là bức phù điêu mô tả cảnh 49 đệ tử túc trực niệm Phật. 

Trên đỉnh đồi Trại Thủy, pho tượng Kim Thân Phật tổ (tức tượng Phật trắng) ngồi thuyết pháp, cao 24 m, xây năm 1963. Sách kỷ lục Guinness Việt Nam công nhận đây là "tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam". 
Khi mới xây dựng, tượng Phật ở chùa vào top lớn nhất miền Trung. Khách đi đường sắt, đường bộ đều nhìn thấy tượng uy nghi trên đỉnh đồi. 

Xung quanh đài sen đặt tượng Kim Thân Phật tổ tạc chân dung hòa thượng Thích Quảng Đức và 6 vị hòa thượng khác đã tự thiêu để phản đối sự đàn áp Phật giáo của Ngô Đình Diệm năm 1963. 

Sau lưng bức tượng Kim Thân Phật tổ có lối vào, hai bên cửa tạc tượng hai vị thần hộ pháp. 

Không gian bên trong đài sen nhỏ, xung quanh điêu khắc nhiều tượng Phật. Công trình này được xây dựng sau năm 1975, khi bức tượng Kim Thân Phật tổ hoàn thành. 

Từ đỉnh đồi, du khách còn nhìn thấy toàn cảnh thành phố Nha Trang. 

Chùa Long Sơn thường nằm trong lịch trình du lịch của khách khi đến Khánh Hòa. Người dân trong vùng có bài ca dao ca ngợi danh thắng này: "Ai về viếng cảnh Khánh Hoà/ Long Sơn nên ghé, Tháp Bà đừng quên/ Kim thân Phật tổ nhớ lên/Nhìn ông Phật trắng ngồi trên lưng trời".

Quỳnh Trần
Viếng ngôi chùa nổi tiếng nhất Nha Trang

Những ngày mùng 1 hay rằm, du khách đến Nha Trang sau khi tham quan cảnh đẹp thường tìm đến chùa Long Sơn thắp hương và thưởng thức các món chay. Từ trên chùa nhìn xuống, có thể ngắm thành phố Nha Trang trải rộng ra đến biển.


Chùa Long Sơn còn có những tên gọi khác như Chùa Phật trắng (Phật lớn), Kim Thân Phật tổ, Đăng Long tự… Đây là ngôi chùa nổi tiếng, nằm trong danh sách tham quan của một số tour du lịch đến Nha Trang. Có những Phật tử từ nhỏ đến lớn chỉ đi mỗi chùa Long Sơn vào ngày rằm, mùng một. Với dân Nha Trang, chùa Long Sơn còn là nơi hẹn hò, vãn cảnh và thưởng thức các món ăn chay. 

Du khách đến Nha Trang thường tìm đến chùa Long Sơn thắp hương 

Tọa lạc trên đồi Trại Thủy, khu Mã Vòng đường 23 tháng 10, chùa khai sơn vào cuối thế kỷ 19 và được xây dựng mới vào năm 1940 với nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời hiện đại. Theo các tài liệu, chùa Long Sơn được dựng trên núi vào năm 1886 do Hòa thượng Thích Ngộ Chí (1856 - 1935), người huyện Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hòa trụ trì. 

Khuôn viên chùa khá rộng lại nằm giữa vườn cây nên không khí thoáng mát 

Năm Canh Tý (1900), sau một trận bão lớn, chùa phải dời từ trên núi xuống vị trí hiện nay. Từ cổng vào, những cột đá và bức phù điêu bố trí ngay chính điện. Chùa dựa vào thế núi vững chãi phía sau, tạo cảnh sắc chung hài hòa.

Quanh chùa cây cối xanh um, khuôn viên chùa khá rộng lại nằm giữa vườn cây nên không khí thoáng mát, trong lành. Mái chùa theo kiểu chùa truyền thống Việt Nam, nhiều chi tiết tinh xảo, đẹp. 

Từ xa có thể nhìn thấy tượng Kim Thân Phật Tổ uy nghi trên núi 

Thời Nha Trang chưa “bê tông hóa” nhà ở như bây giờ, đến Nha Trang, ở vị trí nào cũng nhìn thấy được tượng Phật trắng, như một biểu tượng đặc trưng cho Nha Trang. Du khách từ Bắc vào hay từ Nam ra, đi trên đường ô tô hay đường xe lửa, đều có thể nhìn thấy tượng Kim Thân Phật Tổ uy nghi trên núi.

Khuôn viên chùa có chiều rộng 44,5m, chiều dài hơn 72m. Chính điện rộng 1.670 m², có một tượng Phật Tổ bằng đồng đang ngồi thuyết pháp, cao 1,6 m, nặng 700kg.

Từ chùa lên Kim Thân Phật tổ trên đỉnh đồi Trại Thủy phải lên 150 bậc cấp. Trên đường đi, có tượng Phật Tổ nhập Niết Bàn dài 17m, cao 5m, phía sau tượng có bức phù điêu mô tả cảnh 49 đệ tử túc trực niệm Phật. Tượng được xây dựng năm 2003. Đi lên tiếp nữa đến tháp chuông với quả đại hồng chung cao 2,2m, nặng 1.500kg do Phật tử tại Huế tặng năm 2002. 

Từ chùa lên Kim Thân Phật tổ phải lên 150 bậc cấp 

Trên đường đi, du khách có thể chiêm ngưỡng tượng Phật Tổ nhập Niết Bàn dài 17m, cao 5m 

Tượng Kim Thân Phật tổ cao 24m từ đài sen lên đến đỉnh, phần tượng cao 14m, đường kính đài sen 10m. Tượng đúc năm 1963-1964 do sự đóng góp của tăng ni phật tử các vùng lân cận với ý nghĩa là cầu nguyện cho hòa bình. Xung quanh đài sen là chân dung bảy vị hòa thượng, đại đức đã tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 năm 1963.

Trước Phật đài có cặp rồng, chiều dài 7,2m. Dưới chân đài sen có bức tường chia thành những ngăn nhỏ để chứa hài cốt do các gia đình Phật tử gửi. Hiện nay, có đường lớn từ dưới lên chùa và lên đến đỉnh đồi có pho tượng Kim Thân Phật Tổ. 

Đại hồng chung cao 2,2m, nặng 1.500kg do Phật tử tại Huế tặng năm 2002 

Chùa Long Sơn không chỉ là điểm tham quan du lịch mà còn là nơi hành hương, vãn cảnh yêu thích của người địa phương cũng như khách thập phương. Từ trên đồi nhìn xuống, có thể ngắm thành phố Nha Trang trải rộng ra đến biển. Chếch về hướng Bắc là Tháp Bà ẩn hiển giữa vùng cây xanh như tựa vào núi. Tiếng chuông chiều vang lên, khách thập phương thấy lòng thanh thản, bình yên. 


Từ trên đồi nhìn xuống, có thể ngắm thành phố Nha Trang trải rộng ra đến biển 

Thật là thiếu sót nếu bỏ qua việc dùng bữa chay tại nhà hàng ở khu vực phía ngoài. Có đủ các món ăn chay cho khách lựa chọn với cách trình bày đẹp mắt, ngon, lạ miệng.

BÌNH AN
Bình yên chùa Long Sơn

Giữa thành phố Nha Trang sầm uất bỗng có một khoảng không gian riêng mở ra thanh bình dưới chân núi Trại Thủy (phường Phương Sơn), nơi có ngôi chùa Long Sơn hơn trăm năm tuổi.

Toàn cảnh chùa Long Sơn nhìn từ bên ngoài vào

Chùa còn được gọi là chùa Phật Trắng hoặc Đăng Long tự. Đây là điểm đến hành hương, vãn cảnh yêu thích của người địa phương cũng như khách thập phương và là ngôi chùa nổi tiếng nhất thành phố Nha Trang bởi lịch sử lâu đời với bức tượng Kim Thân Phật tổ nằm trên đỉnh núi x
ây dựng từ năm 1963, đã đưa ngôi chùa vào danh sách kỷ lục Việt Nam: “Ngôi chùa có tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam”.

Chùa đẹp từ ngay cổng ra vào, bởi những cột đá và bức phù điêu bố trí ngay chính điện. Quanh chùa là vườn cây xanh mướt cộng thế núi vững chãi sau lưng, tạo cảnh sắc chung hài hòa và sinh động. Khuôn viên chùa khá rộng, do nằm giữa vườn cây nên không khí thoáng mát và trong lành. Mái chùa theo kiểu chùa truyền thống Việt Nam, nhiều chi tiết tinh xảo và đẹp mắt.

Chính điện thoáng và rộng đến 1.670 m², đủ cho hàng trăm phật tử và khách hành hương đến hành lễ. Đặc biệt có một bức tượng Phật tổ bằng đồng đang ngồi thuyết pháp, cao 1,6m, nặng 700kg.


Mái chùa theo kiến trúc chùa truyền thống Việt, uốn cong với nhiều chi tiết tinh xảo

Chính điện chùa khá rộng, nơi phật tử khắp nơi đến để niệm Phật và cầu bình an

Ngoài hiên chùa là gần 200 bậc thang dẫn lên núi Trại Thủy, để khách hành hương vừa chiêm bái vừa vãn cảnh chùa thanh tịnh ngay giữa thành phố sầm uất Nha Trang. Đến bậc thứ 44, du khách sẽ dừng lại để chiêm ngưỡng bức tượng Phật nhập niết bàn giả đá hoa cương tuyệt đẹp. Phía sau bức tượng là một bức phù điêu lớn mô tả cảnh 49 đệ tử của Đức Phật ngày đêm niệm Phật.

Tuy mới xây dựng trong thời gian gần đây, khoảng năm 2003, nhưng bức tượng tuyệt đẹp này đã trở nên quen thuộc với phật tử khắp nơi, thu hút rất nhiều người đến chiêm bái hằng ngày.

Tiếp tục rảo bước lên những bậc tam cấp, du khách còn được chiêm ngưỡng một đại hồng chung cao đến 5,5m do phật tử ở Huế tặng chùa năm 2002.

Và khi lên đến đỉnh đồi Trại Thủy, ai cũng có cảm giác thanh thản bình an khi nhìn thấy bức tượng Phật trang nghiêm ngồi thuyết pháp hiện lên giữa trời xanh mây trắng và một không gian khoáng đạt mênh mông. Bức tượng cao 21m, bên dưới là đài sen cao 7m. Xung quanh đài sen là chân dung bảy vị hòa thượng và đại đức đã tự thiêu để chống lại chế độ đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Được xây dựng từ năm 1963 bởi sự đóng góp của phật tử trong vùng cũng như các vùng lân cận, bức tượng tuyệt đẹp và trang nghiêm đã điểm một nét đẹp cao quý và thanh tao cho ngôi chùa.

Tượng Phật ngồi thuyết pháp nằm trên đỉnh núi

Bức tượng Phật nhập niết bàn nằm ở lưng chừng núi

Từ nơi này nhìn xuống cảnh vật xung quanh, có thể chiêm ngưỡng thành phố Nha Trang xinh đẹp hiền hòa bên dưới, quả là một chuyến vãn chùa thú vị, mang đến cảm giác an nhiên trong tận tâm hồn. 

HUỲNH THU DUNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét