18 tháng 9, 2021

Chùa Phước Hải

Tên thường gọi: Chùa Ngọc Hoàng

Chùa tọa lạc tại số 73 đường Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, quận 1, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8203102. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông (người Hoa).

Một góc mái chùa

Chùa Phước Hải (điện Ngọc Hoàng)

Chùa Phước Hải (điện Ngọc Hoàng)

Chùa có nhiều tên gọi: chùa Ngọc Hoàng, điện Ngọc Hoàng, chùa ĐaKao. Tên chùa Phước Hải được đổi vào năm 1982.

Chùa do Lão sư Lưu Đạo Nguyên tạo dựng vào năm 1896.

Chư vị trụ trì tiền nhiệm là: Thiền sư Thích Huệ Ân, Thiền sư Thích Tự Quảng, Hòa thượng Thích Vĩnh Khương. Quản trị chùa hiện nay là Đại đức Thích Minh Thông.

Chùa đã trải qua 4 lần trùng tu vào các năm 1943, 1958, 1985 và 1986.

Bàn thờ chư Phật, Bồ Tát

Bàn thờ Tổ sư Đạt Ma

Điện Phật

Điện Phật

Điện Phật

Điện thờ Ngọc Hoàng

Điện thờ Ngọc Hoàng

Điện thờ thần Thành Hoàng

Tử Tiêu Điện thờ tượng Ngọc Hoàng, cao khoảng 3m, ngự trên bệ cao, hầu hai bên có Tiên Đồng, Tiên Cô, Nam Tào, Bắc Đẩu và sáu vị Thiên Thần. Tượng Ngọc Hoàng được làm bằng giấy bồi, bên ngoài sơn thếp vàng, kỹ thuật tinh xảo.

Bên phải Tử Tiêu Điện là Thủy Nguyệt Cung thờ Bồ tát Chuẩn Đề. Bên trái Tử Tiêu Điện là Ngọc Hư Cung thờ Huyền Thiên Thượng Đế, một vị thần hóa thân của Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Tượng thần Thanh Long

Tượng thần Bạch Hổ

Tượng Bạch Lão gia

Ở thượng điện có tôn trí một pho tượng đức Phật Dược Sư bằng gỗ trầm. Tầng lầu thờ chư Phật, Bồ tát.

Chùa có khá nhiều điện thờ các tượng của Tam giáo: Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo, như tượng Thái Bạch Kim Tinh, tượng Tứ Trị Công Tào, thần Thành Hoàng, thần Thái Tuế, Thập Điện Minh Vương, tượng Bồ tát Quán Thế Âm, Kim Hoa Thánh Mẫu...

Ngày lễ lớn hàng năm ở chùa là ngày vía Trời, tức vía Ngọc Hoàng Thượng Đế vào mồng 9 tháng giêng (âm lịch) và ngày vía Đất vào 10 tháng giêng (âm lịch). 

Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.


Phù điêu Bồ tát Quan Âm


Phù điêu Thập điện Minh Vương

Phù điêu Thập điện Minh Vương

Tượng Kim Hoa Thánh mẫu và Thập nhị Hoa Bà

Bàn thờ Ông Đá

Rùa

Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Tản mạn nơi Điện Ngọc Hoàng

Điện Ngọc Hoàng ở nơi nao?

Điện Ngọc Hoàng không phải ở trên trời, mà ở tại... số 73, đường Mai thị Lựu, phường Đa Kao, TP. Hồ Chí Minh. Dân Sài Gòn gọi đây là chùa Ngọc Hoàng.

Mặt trước điện Ngọc Hoàng

Thật ra đây đâu phải là chùa! Vì chùa thì phải thờ Phật, mà nơi đây thờ... Ngọc Hoàng thượng đế cùng các thần tiên của ông ta. Và chính người Hoa, những người dựng xây nên nơi này đã gọi tên là Điện Ngọc Hoàng! (nếu gọi là đạo thì nơi đây nhuốm mùi đạo Lão hơn là đạo Phật).

Điện Ngọc Hoàng đã được công nhận Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia

Sao gọi điện là chùa?

Điện của người ta có từ cuối thế kỷ 19, nhưng sau giải phóng Nhà nước ta tiếp quản và... gọi đấy là chùa, lại đặt cho cái tên mới là chùa Phước Hải. Vậy gọi đúng tên trong văn bản thì đây là chùa Phước Hải, còn gọi đúng tên khai sinh (và đúng cả chức năng) thì đây là điện Ngọc Hoàng. Không có cái tên nào là chùa Ngọc Hoàng cả, nhưng mà thôi, dân gian đã gọi chùa Ngọc Hoàng thì... đó là chùa Ngọc Hoàng!

Ai đến với Ngọc Hoàng?

Điện Ngọc Hoàng nổi tiếng với người tứ phương hơn cả đối với người Sài Gòn. Là bởi điện có tên trong sách du lịch Việt Nam (Non nước Việt Nam), và đặc biệt là sách du lịch quốc tế Lonely Planet.

Như đã nói, điện Ngọc Hoàng là của người Hoa, nên khách đến đây đa số là người Hoa và người nước ngoài - những người đọc giới thiệu về điện ở Lonely Planet. Người Việt chỉ một ít thôi.

Chầu Trời (Ngọc Hoàng) để làm chi?

Đi chùa là để lễ Phật, nhưng như đã nói, đây không hẳn là chùa, nên bên trong không có Phật để mà lễ! (Có một bức tượng nhỏ Bồ đề Đạt Ma - tổ thứ 1 Phật giáo Trung Hoa ở trên lầu thôi). Vậy đến điện Ngọc Hoàng để làm gì?


Bàn thờ Đạt Ma sư tổ khá khiêm tốn

Nhận xét những người đến chùa (điện), thì thấy có 1 trong 2 mục đích chính:
  • Tham quan du lịch
  • Cầu khấn các đấng thần linh.
Một nơi rất đáng để tham quan

Quả không hổ danh là một di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia (được công nhận ngày 15/10/1994) và một điểm đến chọn lọc được Lonely Planet giới thiệu, điện Ngọc Hoàng rất xứng đáng để các bạn đến tham quan.

Khuôn viên điện khoảng 2.300 m², phía trước là khoảng sân rộng với vòm cây che mát và một giếng nước. Bên trong là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và staff của Ngài, bao gồm các thiên binh, thiên tướng và đủ các thần linh theo tín ngưỡng của người Hoa, như Thiên Lôi, Thần Tài, Lỗ Ban, Kim Hoa thánh mẫu,...

Sắp bị Đại tướng quân Thanh Long chém đầu!

Các tượng thờ, tranh thờ, liễn đối, bao lam, hương án... đều là những tác phẩm điêu khắc gỗ xưa, đẹp, mang đậm bản sắc Trung Hoa. Tất cả các chữ đều là chữ Hán, ngoại trừ vài tấm bảng nhỏ mới làm viết bằng tiếng Việt để chú thích.

Điều đặc sắc nữa là các tượng thờ được bố trí 2 bên  Ngọc Hoàng theo chiều dọc, rất sâu, tạo nên ấn tượng... 3D rất rõ nét (so với các nơi thờ tự khác, các tượng phụ bố trí theo chiều ngang).


Thiên binh thiên tướng xếp hàng dọc 2 bên Ngọc Hoàng

Giữa hương khói mờ mờ, giữa những bức tượng sống động, những bức liễn cổ kính sẫm màu thời gian, bạn như sống trong không gian huyền ảo của một cõi linh thiêng nào đó. À, cõi thiên đình của Ngọc Hoàng Thượng đế chứ cõi gì nữa!

Bạn muốn cầu duyên, cầu con hay cầu tài?

Nghe nói rằng chùa Ngọc Hoàng rất linh thiêng nên người ta thường đến cầu khấn. Đặc biệt là cầu duyên và cầu con.

Sảnh bên phải của chùa (theo hướng từ trong chùa nhìn ra) có một gian thờ Kim Hoa thánh mẫu, ông Tơ bà Nguyệt và 12 bà mụ. Người ta cầu duyên, cầu con ở đây. Người của điện (chùa) hướng dẫn khách khấn cầu.

Khi tôi đang đứng xem thì có một cô gái trẻ đẹp đến. Người trực hỏi: Cầu gì? Cô gái bẽn lẽn nói: Cầu duyên. Ông hướng dẫn cô gái rót dầu vào ly, thắp nhang rồi... nhắc tuồng: Đọc đi, kính bẩm Kim Hoa thánh mẫu, con là abc...

Kim Hoa thánh mẫu ở giữa, xếp hàng dọc 2 bên là 12 bà mụ. Người quản gian thờ (áo ca rô) đang lên đèn. Cô gái cầu duyên bên tay phải.

Mỗi bên là 6 bà mụ. Ông Tơ ở bên trái Kim Hoa thánh mẫu.

Xong, ông bảo cô gái trèo lên ghế, cột sợi chỉ vào tay tượng ông Tơ trên bàn thờ. Cột xong, ông bảo: Lấy 2 tay vuốt má ổng, rồi vuốt lên má mình. Cô gái lúng túng làm theo.

Tôi đứng xem... quên cả chụp hình, tự nhủ: Leo trèo lên đó chi cho mệt vậy, vuốt má tui đây có phải tiện hông?

Ờ ngoài cổng chùa có một thanh niên đang mua... rùa. Rùa nhỏ bằng nửa bàn tay, giá 100 đến 150 ngàn một con. Mua xong, người bán viết tên và tuổi anh ta lên mai rùa, rồi anh ta mang rùa đến thả xuống giếng! Nghe nói là để cầu tài, cầu an, hay khấn nguyện điều gì đó...

Thảo nào, ở dưới giếng có nhiều rùa thế! Tôi chợt phát hiện ra một điều: những con rùa dưới giếng ấy sẽ lại được vớt lên, chùi sạch chữ viết trên mai, rồi... đem ra bán tiếp! Ai chà, cái business này coi bộ cũng khá ngon đấy chứ!

Từ trong điện nhìn ra là một khoảng trời rợp bóng cây xanh

Điện Ngọc Hoàng - một nơi đến mang lại nhiều cảm xúc như thế đó! Ở ngay trung tâm Sài Gòn thôi mà, đâu có xa xôi. Bạn đã đến đó chưa?

Phạm Hoài Nhân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét